Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

từ ngữ xưng hô trong ca dao dân ca nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 78 trang )

Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

HỒ HẢI KIỀU
MSSV: 6116182

TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG "CA DAO DÂN CA NAM BỘ"

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, 2014

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 1

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


3. Phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích yêu cầu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm về xưng hô và từ xưng hô
1.2. Vấn đề phân loại từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
1.2.1. Phân loại từ ngữ xưng hô về nguồn gốc và phạm vi giao tiếp
1.2.2. Phân loại từ ngữ xưng hô theo cương vị ngôi giao tiếp
1.2.3. Các phương tiện xưng hô
1.2. Một số vấn đề về ca dao và ca dao Nam Bộ
1.2.1. Khái niệm ca dao và ca dao Nam Bộ
1.2.2. Đặc điểm nội dung
1.2.3. Đặc điểm hình thức (đặc điểm nghệ thuật)

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CA
DAO DÂN CA NAM BỘ
2.1. Các từ ngữ xưng hô trong ca dao dân ca Nam Bộ
2.1.1. Từ ngữ xưng hô trong phạm vi thân tộc
2.1.2. Các từ ngữ xưng hô ngoài xã hội
2.1.2.1. Từ ngữ xưng hô trong quan hệ tình yêu
2.2.1.2. Từ ngữ xưng hô trong các mối quan hệ xã hội khác
2.2. Về hình thức cấu tạo
2.2.1. Từ ngữ xưng hô có cấu tạo là từ đơn
2.2.2. Từ ngữ xưng hô có cấu tạo là từ ghép

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 2


SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

2.2.3. Từ ngữ xưng hô có cấu tạo là tổ hợp từ (ngữ)
2.3. Về chức năng
2.3.1. Nhóm từ ngữ xưng hô chuyên dụng (từ ngữ xưng hô chính danh)
2.3.2. Nhóm từ ngữ xưng hô lâm thời

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG CA
DAO
3.1. Từ ngữ xưng hô biểu hiện các mối quan hệ liên cá nhân
3.1.1. Xưng hô Nam Bộ thể hiện quan hệ vị thế xã hội
3.1.2. Từ ngữ xưng hô thể hiện mức độ quan hệ tình cảm của các đối ngôn
(quan hệ khoảng cách)
3.2. Từ ngữ xưng hô thể hiện màu sắc văn hóa Nam Bộ

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 3

SVTH: Hồ Hải Kiều



Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Tiên học lễ, hậu học văn"
(Trước tiên phải học lễ phép rồi sau đó mới học về văn hóa)
Đây là bài học đường đời đầu tiên mà tôi nhớ mãi. Bài học này chính là hành
trang tôi mang theo khi chập chững bước vào đời.
Tôi vẫn nhớ hoài một bài hát thiếu nhi mà khi còn nhỏ tôi đã được học. Lời
bài hát thế này:
"Có con chim vành khuyên nhỏ,
Dáng trông thật ngoan ngoãn quá,
Gọi dạ, bảo vâng.
Lễ phép ngoan nhất nhà.
Chim gặp bác chào mào: Chào bác,
Chim gặp cô sơn ca: Chào cô,
Chim gặp anh chích chòe: Chào anh,
Chim gặp chị sáo nâu: Chào chị...."
Vâng, bài hát đó đã dạy tôi rất nhiều về cách xưng hô, cả trong gia đình và
ngoài xã hội. Và mãi cho đến giờ tôi vẫn nằm lòng những câu hát tuổi thơ đó. "Gọi
dạ, bảo vâng" hay "đi thưa về trình" đó chính là những bài học về sự lễ phép mà các
bậc cha mẹ luôn giáo dục con cái mình. Để gọi và thưa một cách lễ phép phải học
cách xưng hô, xưng hô phải có trên có dưới, theo tôn ti trật tự, theo vai vế. Dù đã
được cha mẹ giáo dục về cách xưng hô từ khi còn nhỏ, thế nhưng, phải thú nhận
thật rằng cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thật sự hiểu rõ hết về vấn đề xưng hô, vẫn
còn lúng túng khi xưng hô với những người trong gia đình và những người khác ở
ngoài xã hội. Có một lần mẹ bảo tôi qua nhà anh chị họ của tôi mời anh chị qua nhà
tôi dùng bữa cơm gia đình, tôi qua đó chẳng hiểu lúng túng thế nào mà tự xưng là
"cháu" và gọi "anh chị". Thật là xấu hổ hết mức! Biết mình xưng hô như thế là
không đúng nhưng biết làm sao! Bởi vậy, với tôi xưng hô không phải là một vấn đề

đơn giản dù tôi đã được học nó từ khi còn nhỏ. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó, khi
có thời gian tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này nhiều hơn. Thời cơ đã đến.
Trong số các đề tài luận văn giáo viên gợi ý, tôi thấy một cái gì đó quen thuộc trong

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 4

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

kí ức mình: "xưng hô", và không ngần ngại tôi chọn ngay đề tài quen thuộc đó "Từ
ngữ xưng hô trong ca dao dân ca Nam Bộ".
Lí do thứ hai mà tôi chọn đề tài này là vì Nam Bộ là một vùng đất với những
nét văn hóa đa dạng và hết sức độc đáo, nhất là cách xưng hô ở vùng đất mới này
rất đặc biệt, nó khác những vùng miền khác. Tôi muốn hiểu thêm về cách xưng hô
cũng như con người nơi mảnh đất phía Nam tổ quốc này.
Ngoài hai lí do trên đây - lí do xuất phát từ chính bản thân tôi, còn có một lí
do khách quan khiến tôi quyết định chọn đề tài này. Là một sinh viên năm cuối
ngành văn học, tôi cần nghiên cứu vấn đề nào đó liên quan tới ngành học của mình,
bài luận văn này là kết quả của những tháng ngày học tập suốt mấy năm qua. Nó
không chỉ là kết quả của sự cố gắng mà còn là kết quả đánh giá việc học của tôi, tôi
sẽ cố gắng hoàn thành đề tài này thật tốt để có thể thuận lợi ra trường tiếp tục phấn
đấu thực hiện ước mơ lớn hơn.
Đó là tất cả những lí do vì sao tôi chọn đề tài "Từ ngữ xưng hô trong ca dao
dân ca Nam Bộ" làm đề tài nghiên cứu cho mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Nam Bộ là một vùng đất mới, có nhiều vấn đề về vùng đất và con người nơi
đây mà ta chưa hiểu hết được. Chính vì thế, Nam Bộ trở thành đề tài nghiên cứu của
các nhà khoa học ở nhiều khía cạnh: từ thực tiễn, văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt,
phong tục tập quán đến những vấn đề trong văn học, trong số đó có vấn đề "Từ ngữ
xưng hô trong ca dao dân ca Nam Bộ".
Nghiên cứu về Nam Bộ, các tác giả có thể nghiên cứu về các vấn đề cụ thể
như: văn hóa dân gian Nam Bộ, tín ngưỡng thờ cúng ở Nam Bộ, văn hóa sông nước
Nam Bộ,...hay các vấn đề liên quan đến văn học, cụ thể là ca dao như: địa danh
trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh sóng đôi trong ca dao tình yêu ở Nam Bộ, những từ
chỉ thực vật trong ca dao Nam Bộ, xưng hô trong ca dao trữ tình đồng bằng sông
Cửu Long,...Trên thực tế, đã có một số sách nghiên cứu, sưu tầm về ca dao Nam Bộ.
Trong số đó có thể kể đến:
"Ca dao dân ca Nam Bộ", trong quyển này nhóm các tác giả Bảo Định Giang,
Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, đã sưu tầm và tập hợp lại những
câu ca dao ở Nam Bộ, phân loại chúng ra theo từng nhóm chủ đề cụ thể để làm tài

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 5

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

liệu cho các tác giả khác nghiên cứu về ca dao Nam Bộ, trong đó có tôi. Ngoài ra,
trong tài liệu này nhóm các tác giả này cũng có một số bài viết nói về lịch sử hình
thành, về văn hóa, về con người Nam Bộ; về nội dung của ca dao Nam Bộ và về
những đặc sắc nghệ thuật của ca dao Nam Bộ.
"Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long", đây là công trình sưu tầm,

biên soạn của tập thể các giảng viên và sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học
Cần Thơ. Đây là công trình giới thiệu về một vùng văn học dân gian quan trọng của
nước ta "Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long". Nói đến văn học dân gian
thì không thể nào thiếu ca dao, ở phần cuối trong quyển sách này, nhóm các tác giả
đã giành hơn một phần ba trang sách cho ca dao, đây là tập hợp những câu ca dao
đã sưu tầm được ở các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long và đã được biên soạn
lại cho chính xác và sắp xếp theo hệ thống.
"Cảm nhận ca dao Nam Bộ", đây là một quyển sách viết về những cảm nhận
của tác giả Trần Văn Nam khi tìm hiểu về ca dao Nam Bộ, sách được hội Văn học
nghệ thuật thành phố Cần Thơ thông qua và đã được nhà xuất bản văn nghệ thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2008. Quyển sách này gồm những bài viết của
chính tác giả về văn hóa Nam Bộ, về một số vấn đề tiêu biểu trong ca dao, về những
thành ngữ, những biểu trưng, tín ngưỡng trong ca dao và về con người Cần Thơ
dưới cái nhìn của ca dao Nam Bộ,....
Nói riêng về vấn đề xưng hô thì có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này
nhưng là ở những mặt khác như: xưng hô trong gia đình, cách xưng hô trong tiếng
Việt, cách xưng hô bằng tiếng Việt áp dụng trong gia đình, từ xưng hô và văn hóa
giao tiếp, cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô, xưng hô giữa vợ chồng trong
gia đình người Việt, xưng hô giữa anh chị em trong gia đình người Việt, xưng hô
giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt,...Rất nhiều bài viết về vấn đề xưng
hô nhưng chưa thấy bài viết, công trình nghiên cứu nào nói về từ ngữ xưng hô trong
ca dao Nam Bộ.
Từ những thập niên cuối thế kỉ XX trở lại đây, các công trình và bài viết
nghiên cứu về vấn đề xưng hô xuất hiện ngày càng nhiều. Các tác giả đã không
dừng lại ở việc nghiên cứu các từ ngữ xưng hô trong giao tiếp chung chung mà đi
sâu nghiên cứu các phạm vi cụ thể trong các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Đáng

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 6


SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

chú ý là tác giả Bùi Minh Yến với hàng loạt bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ (các năm:
1990, 1993, 1994…) như: Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt,
Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt, Xưng hô giữa ông bà và
cháu trong gia đình người Việt; và luận án "Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô
ngoài xã hội của người Việt" (2001).
Trước đó, các nhà ngôn ngữ học cũng đã nghiên cứu và đi sâu phân loại về
các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Trong đó, có thể kể đến Diệp Quang Ban với
"Ngữ pháp tiếng Việt". Trong quyển "Ngữ pháp tiếng Việt, tập một", ông cùng với
Hoàng Văn Thung đã nêu ra lí thuyết về đại từ nhân xưng và phân loại chúng theo
hệ thống. Cách phân loại đại từ nhân xưng này không thật chính xác nhưng nó đã
trở thành cơ sở để các tác giả thế hệ sau nghiên cứu lại và phát triển thêm.
Lê Biên trong quyển "Từ loại tiếng Việt hiện đại" cũng đã dựa trên cơ sở lí
thuyết về đại từ nhân xưng để phân loại và hệ thống các đại từ xưng hô trong tiếng
Việt. Dù rằng những công trình đi trước này chưa thật chính xác, chưa thật hoàn hảo
nhưng nó đã trở thành cơ sở, làm căn cứ để các tác giả sau nghiên cứu và tìm hiểu
sâu hơn.
Trong số các bài viết nghiên cứu về từ xưng hô, có một bài viết cũng khá gần
với đề tài "từ ngữ xưng hô trong ca dao dân ca Nam Bộ", đó là bài viết "xưng hô
trong ca dao trữ tình Đồng bằng sông Cửu Long".
"Xưng hô trong ca dao trữ tình Đồng bằng sông Cửu Long", đây là bài viết
của thạc sĩ Nguyễn Văn Nở về vấn đề từ và cách xưng hô của nam và nữ trong tình
yêu. Trong bài viết này, tác giả đã liệt kê ra các cặp từ xưng hô trong mảng ca dao
trữ tình ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, tác giả cũng đã làm rõ được tác
dụng và các mức độ tình cảm thể hiện qua các cặp từ xưng hô, nêu được những nét

chung trong cách xưng hô với ca dao cả nước và nêu ra những nét đặc trưng trong
cách xưng hô của ca dao vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Một công trình nghiên cứu nữa cũng khá gần với đề tài "từ ngữ xưng hô trong
ca dao dân ca Nam Bộ" nữa đó là bài viết nghiên cứu về "Qua và bậu trong văn thơ
Nam Bộ" của Phan Tấn Tài. Bài viết này tuy không đi sâu nghiên cứu về từ xưng hô
trong ca dao Nam Bộ nhưng cũng đã phần nào làm rõ được nét đặc trưng trong
xưng hô của ca dao Nam Bộ. Trong bài viết này tác giả đã làm rõ công dụng của

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 7

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

cặp từ xưng hô "qua - bậu" trong các tác phẩm văn thơ Nam Bộ, trong đó có ca dao.
Như vậy, bài viết này cũng một phần nào đó giải quyết được khía cạnh nhỏ của từ
xưng hô đặc trưng ở Nam Bộ dưới góc nhìn của ca dao.
Như vậy, ta thấy rằng nghiên cứu về từ xưng hô trong ca dao chưa được quan
tâm nhiều đến, đặc biệt là ca dao Nam Bộ. Tuy nhiên, tất cả những bài viết, những
công trình trên đều trở thành cơ sở, những vấn đề lí thuyết liên quan giúp tôi nghiên
cứu đề tài này.

3. Phạm vi nghiên cứu
Từ ngữ xưng hô trong ca dao Nam Bộ, cụ thể là trong cuốn "Ca dao dân ca
Nam Bộ" của nhóm các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh,
Bùi Mạnh Nhị.


4. Mục đích yêu cầu
Đề tài "Từ ngữ xưng hô trong ca dao dân ca Nam Bộ" nhằm tìm hiểu về cách
xưng hô của người Nam Bộ qua ca dao.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các yêu cầu: Thứ nhất,
nghiên cứu, tập hợp cơ sở lí luận về xưng hô và từ xưng hô. Thứ hai, thống kê và
phân loại các từ ngữ xưng hô trong "ca dao dân ca Nam Bộ". Thứ ba, tiến hành
phân tích các từ ngữ xưng hô về mặt cấu tạo và chức năng qua đó chỉ ra được những
đặc điểm của từ ngữ xưng hô Nam Bộ. Cuối cùng, nêu vai trò của từ ngữ xưng hô
trong ca dao và rút ra những đặc trưng trong cách xưng hô của người Nam Bộ thông
qua những gì đã nghiên cứu và phân tích.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi vận dụng một số phương pháp, thủ pháp sau:
Trước hết, tôi tìm hiểu và thu thập các tài liệu có liên quan sau đó tổng hợp
lại các thông tin cần thiết và ghi chép chúng lại và sau đó là tiến hành viết bài.
Trong quá trình viết bài tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu như:
Phương pháp thống kê, phân loại: trên cơ sở những tài liệu có được, tiến hành
thống kê, phân loại và hệ thống hóa các từ ngữ xưng hô.
Phương pháp phân tích: dựa trên bảng số liệu thống kê các từ ngữ xưng hô tôi
tiến hành phân tích chúng về mặt cấu tạo và chức năng.
Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh đặc

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 8

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"


điểm xưng hô của người Nam Bộ với đặc điểm xưng hô của các vùng miền khác
nhằm rút ra đặc trưng trong cách xưng hô của người Nam Bộ.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp giải thích, bình luận để lí giải các từ
ngữ xưng hô nhằm làm rõ đặc điểm của các từ ngữ xưng hô Nam Bộ.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 9

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm xưng hô và từ xưng hô
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp ở tất cả các
cộng đồng người.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: "Xưng là tự xưng mình là gì đó" và "hô là gọi
người nói chuyện với mình là gì đó".
Như vậy, "xưng hô" là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi trò
chuyện (giao tiếp) với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ. Xưng hô là một
bộ phận của lời nói. Nó được biểu thị qua giao tiếp giữa con người với con người
trong xã hội.
"Xưng" là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa
mình vào cuộc thoại, để người nghe biết rằng mình đang nói và chịu trách nhiệm về
lời nói của mình. Xưng ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất. Một người xưng thì thuộc
ngôi thứ nhất số ít, từ hai người trở lên là ngôi thứ nhất số nhiều. Đây chính là hành

động tự qui chiếu của người nói.
"Hô" là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người
nghe vào trong cuộc thoại. Hô còn được hiểu là tập hợp những biểu thức mà người
nói dùng để chỉ người đối thoại với mình. "Hô" ứng với ngôi nhân xưng thứ hai.
Đây là hành động qui chiếu đến người nghe.
Các nhà Việt ngữ cũng có nhiều ý kiến khác nhau khi nói về phạm trù xưng
hô.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì: “Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao
gồm những phương tiện chiếu vật, nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình
vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn.
Như thế phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang
diễn ra với điểm gốc là lời nói.” [3, trg73]. Như vậy, Đỗ Hữu Châu cho rằng xưng
hô bao gồm ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.
Theo Bùi Minh Yến, "Khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành vi
ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia giao tiếp và
tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực hiện chức
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 10

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ khởi sự tạo sự
tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định, bảo
đảm hiệu lực hành vi " [17, tr17].
Còn Nguyễn Văn Chiến lại quan niệm “Hệ thống xưng hô là những từ được
“rút ra” từ trong hệ thống ngôn ngữ, dùng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng

hô nhất định) giao tiếp xã hội.”[4, trg41].
Nguyễn Thị Trung Thành thì lại coi: “Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ
vựng được dùng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ
người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp. Còn đại từ xưng hô là một từ loại, hay
chính xác hơn là một bộ phận của từ loại đại từ được dùng để xưng hô” [14, trg3].
Như vậy, theo Nguyễn Thị Trung Thành thì từ xưng hô không chỉ bao gồm những
từ chỉ ngôi một, ngôi hai mà gồm cả ngôi ba.
TS. Nguyễn Thị Ly Kha trong một bài đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời
sống, số 6 - 2007, cho rằng: "Xưng hô là một chức năng chứ không phải là một từ
loại". Trong bài viết này, Nguyễn Thị Ly Kha đã phân biệt chức năng xưng hô với
từ loại xưng hô. Theo đó, từ loại xưng hô trong tiếng Việt đa dạng, không chỉ bao
gồm đại từ mà còn bao gồm cả danh từ chỉ họ hàng, chức danh, nghề nghiệp. Phần
này sẽ được bàn sâu hơn ở phần sau.
TS. Vũ Tiến Dũng trong bài viết "Các biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong
xưng hô" khi nói về xưng hô, cho rằng: "Xưng hô trong tiếng Việt chịu tác động của
rất nhiều yếu tố như hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ liên cá nhân và gắn với mục đích
của mỗi cá nhân trong một cuộc tương tác cụ thể" và "Xưng hô chịu áp lực mạnh
của lịch sự trong chuẩn mực, tức là xưng hô phải tuân thủ theo những định ước của
xã hội mới được đánh giá là lịch sự". Với nhận định này, Vũ Tiến Dũng cho rằng
xưng hô liên quan đến lịch sự.
Những nhận định trên đã chỉ ra được những đặc điểm của phạm trù ngôi và từ
xưng hô. Và theo Đỗ Hữu Châu thì chỉ có ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mới thực sự
là ngôi xưng hô. Ngôi thứ ba trong thực tế được dùng để chiếu vật người hay sự vật
được nói tới chứ không tham gia vào cuộc giao tiếp. Ý kiến của Đỗ Hữu Châu có
chút gì đó mâu thuẫn với ý kiến của Nguyễn Thị Trung Thành. Dù cả hai đều công
nhận từ xưng hô bao gồm những từ ở ngôi một và ngôi hai nhưng một người thì cho

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 11


SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

rằng từ xưng hô gồm cả ngôi ba còn người kia thì lại cho rằng ngôi ba không phải
từ xưng hô mà chỉ là những từ chiếu vật.
Tôi đồng tình với ý kiến của Đỗ Hữu Châu, theo tôi thì từ ngữ xưng hô chỉ
được dùng trong giao tiếp hội thoại giữa các ngôi thứ nhất (người nói) và ngôi thứ
hai (người nghe). Còn ngôi thứ ba chỉ là đối tượng được nhắc đến trong khi ngôi thứ
nhất và ngôi thứ hai nói chuyện nên không sử dụng từ xưng hô.
Ở đây, ta cần phân biệt hai khái niệm: từ xưng hô và đại từ xưng hô (đại từ
nhân xưng). Từ xưng hô hoàn toàn không đồng nhất với đại từ xưng hô. Theo
Nguyễn Thị Trung Thành thì: "Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái
niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau: đại từ dùng
để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh,
nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng
hô". [15, trg2].
Từ những khái niệm và cách hiểu về xưng hô như trên, ta có thể hiểu: từ xưng
hô bao gồm các từ, ngữ, cấu trúc ngôn ngữ dùng để trỏ người trong hoạt động giao
tiếp ngôn ngữ ở dạng nói và viết. Theo cách hiểu đó thì hệ thống từ xưng hô tiếng
Việt được chia thành hai nhóm: nhóm các từ xưng hô chuyên dùng (từ xưng hô
chính danh hay đại từ nhân xưng) và nhóm từ (ngữ) không chuyên dùng (từ, ngữ
thuộc các từ loại khác được lâm thời dùng để xưng hô). Như vậy, đúng như cách
hiểu của Nguyễn Thị Trung Thành, khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái
niệm về đại từ nhân xưng. Trong hệ thống từ xưng hô tiếng Việt không chỉ có các
đại từ nhân xưng chính danh mà còn có cả một hệ thống các lớp từ xưng hô lâm
thời phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu giao tiếp hằng ngày của con người. Ngoài
ra, từ xưng hô còn thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt.

Như vậy, khi giao tiếp tùy vào hoàn cảnh, mục đích, tình huống, đối tượng và
tùy vào vai giao tiếp mà ta lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp để giao tiếp đạt
hiệu quả. Và cũng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng cao của con người nên
hàng loạt các từ ngữ xưng hô mới xuất hiện, làm phong phú , đa dạng hơn hệ thống
từ ngữ xưng hô tiếng Việt.

1.2. Vấn đề phân loại từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
Có nhiều cách phân loại từ ngữ xưng hô, dựa vào các tiêu chí khác nhau:

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 12

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

1.2.1. Phân loại từ ngữ xưng hô về nguồn gốc và phạm vi giao tiếp (Lê
Biên)
Mỗi người có một quan điểm, một ý kiến riêng của mình khi phân loại từ ngữ
xưng hô. Khi xem xét về nguồn gốc từ loại của từ xưng hô, Lê Biên đã chia từ xưng
hô thành hai nhóm: nhóm từ xưng hô chính danh và nhóm từ được đại từ hóa làm từ
xưng hô.
Theo ông, nhóm từ xưng hô chính danh bao gồm các đại từ nhân xưng quen
thuộc như: tao, ta, mày, nó, hắn. Đây là những đại từ đích thực, nó có chức năng
duy nhất là để xưng hô, để quy chiếu người nói và người nghe trong một cuộc giao
tiếp. Những từ này được xếp vào từ loại đại từ nên nó là đại từ xưng hô chuyên biệt
(chính danh), không chuyển loại.
Ngoài các từ xưng hô chính danh kể trên, ta còn có các ngữ xưng hô chính

danh được tạo ra từ các từ xưng hô chính danh trên như: chúng tao, chúng ta, chúng
mày, chúng nó, lũ chúng tao, tất cả chúng ta, cái lũ chúng mày, cái bọn chúng mày,
lũ chúng nó,...
Nhóm từ được đại từ hóa làm từ xưng hô: các từ ngữ nhóm này thuộc nhiều
từ loại khác nhau nhưng đã được đại từ hóa dùng làm từ xưng hô như:
Những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự: tớ, mình, hoặc còn
dấu ấn danh từ khá rõ: chàng, nàng, thiếp, người, ngài, người ta,..
Những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, đó là những danh từ chỉ
người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như: cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác,
cô, dì, cậu, mợ, thím, anh, chị, em, con, cháu…(ngoại trừ những từ sau
không được xưng hô ở gia đình và ngoài xã hội: trai, gái, ruột, họ…). Hai
yếu tố nội, ngoại chỉ được dùng để xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ.
Những từ dâu, rể, vợ, chồng cũng không được dùng làm từ xưng hô.
Các danh từ: bạn, đồng chí; tính từ danh hóa: lão.
Các từ chỉ học hàm, học vị, tước hiệu: giáo sư, tiến sĩ, đại tướng…
Các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp: bác sĩ, tổ trưởng,…
Các tên riêng của người: Hồng, Hà, Hằng…
Các từ ngữ chỉ nơi chốn: ấy, đây, đấy, đằng ấy,…
Một số từ có nguồn gốc vay mượn: Từ gốc Hán: Y, thị, chúng (Đại từ - đã

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 13

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Việt hóa), huynh, đệ, đại ca, tiên sinh…(danh từ). Hoặc từ gốc Pháp: moa

(moi), toa (toi).
Ngoài các từ xưng hô được đại từ hóa làm từ xưng hô như ở trên, ta cũng có
các ngữ xưng hô tương ứng được đại từ hóa làm ngữ xưng hô như: các cụ nhà tôi,
ông nhà tôi, bà nhà tôi, cha mẹ tôi, các con tôi, cậu mợ tôi,...
Còn khi xem xét từ ngữ xưng hô ở phạm vi giao tiếp thì Lê Biên lại phân từ
ngữ xưng hô thành hai nhóm: nhóm từ xưng hô dùng trong gia tộc thân thuộc và
nhóm từ xưng hô ngoài xã hội.
Trong phạm vi gia tộc có các từ xưng hô như: ông, bà, chú, bác, cô, dì, cậu,
mợ, anh, em, chị, con, cháu,...Tương tự, ta cũng có các ngữ xưng hô tương ứng với
từng từ xưng hô như: ông / bà tôi, các cô tôi, bác chúng tôi, các anh / chị tôi, các
con của tôi, cháu nhà tôi,...hay bác Ba, cô Bảy, con Bảy, chú Năm,...
Ở phạm vi xã hội: gồm cả từ xưng hô là những đại từ nhân xưng lẫn các từ
xưng hô lâm thời đã được đại từ hóa. Và cả các ngữ xưng hô tương ứng được tạo ra:
cái lũ chúng tôi, chúng ta, anh chàng kia, cô nàng, chú kia, ông nọ, bà kia, cô ấy,...
Như vậy, khi xét về mặt từ loại của từ ngữ xưng hô, Lê Biên cho rằng: từ ngữ
xưng hô gồm nhóm từ ngữ xưng hô chính danh và nhóm từ ngữ được đại từ hóa làm
từ ngữ xưng hô. Và khi xét chúng trong phạm vi giao tiếp thì ông lại cho rằng, từ
ngữ xưng hô gồm nhóm từ ngữ xưng hô trong gia đình và nhóm từ ngữ xưng hô
ngoài xã hội. Cùng một tác giả nhưng khi xem xét từ ngữ xưng hô ở các góc độ
khác nhau thì sẽ có cách phân loại khác nhau.

1.2.2. Phân loại từ ngữ xưng hô theo cương vị ngôi giao tiếp (Diệp
Quang Ban)
Diệp Quang Ban khi xem xét từ ngữ xưng hô ở cương vị ngôi của các đối
tượng trong quan hệ giao tiếp thì lại cho rằng: từ ngữ xưng hô chia thành hai nhóm:
Thứ nhất, là nhóm đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định: có thể là ngôi
một, ngôi hai hoặc ngôi ba. Tùy theo số lượng cá thể tham gia giao tiếp, có thể chia
đại từ xưng hô ở cả ba ngôi ra hai phạm trù: số ít hoặc số nhiều. Danh sách đại từ
xưng hô có ngôi xác định được nêu trong bảng sau:


Cương vị ngôi của các đối tượng trong quan hệ giao tiếp
CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 14

Ý nghĩa số lượng
SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Ngôi 1

Ngôi 2

Ngôi 3

Người nói

Người nghe

Người, vật nói đến

Tôi, tao, tớ

Mày, mi

Nó, hắn, y

Chúng tôi


Chúng mày

Chúng nó

Chúng tao

Chúng bay

Chúng

Chúng tớ

Bay

Họ

đối tượng giao tiếp
Số ít (cá thể hay đơn
thể)
Số nhiều (tập thể
hay tổng thể)

Thứ hai, là nhóm đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt: chỉ trong
hoàn cảnh cụ thể mới có thể xác định được ngôi giao tiếp thông qua vị trí và chức
năng cú pháp của đại từ. Nhóm đại từ này gồm có:
Thứ nhất, đại từ thường dùng ở nhiều ngôi: mình.
Thứ hai, đại từ dùng chỉ gộp nhiều ngôi: ta, chúng ta, mình, chúng mình.
Thứ ba, đại từ dùng với ý nghĩa “phản thân”: mình, (tự) mình.
Thứ tư, đại từ dùng chỉ ngôi gộp “tương hỗ”: nhau.

Cuối cùng là đại từ dùng chỉ ngôi “phiếm định”: ai, ai ai.
Những từ xưng hô ở mỗi nhóm cũng sẽ có các ngữ xưng hô tương ứng được
tạo ra.
Qua cách phân loại từ ngữ xưng hô như trên, tôi nhận thấy rằng: cách phân
loại này chỉ dùng để phân loại các từ ngữ xưng hô là từ ngữ xưng hô chính danh.
Hoàn toàn không đề cập tới việc phân loại các từ ngữ xưng hô lâm thời (các từ ngữ
được đại từ hóa).
Như vậy, từ ngữ xưng hô được chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo
những tiêu chí phân loại cụ thể. Khi xem xét về nguồn gốc từ loại, ta có từ ngữ
xưng hô chính danh và từ ngữ xưng hô lâm thời. Khi xem xét về phạm vi giao tiếp
thì ta lại có từ ngữ xưng hô trong gia tộc và từ ngữ xưng hô ngoài xã hội. Và khi
xem xét chúng trong quan hệ cương vị ngôi giao tiếp thì lại có từ ngữ xưng hô ở
một ngôi và từ ngữ xưng hô ở nhiều ngôi (kiêm ngôi). Do vậy, khi xem xét từ ngữ
xưng hô ta có thể dựa vào một tiêu chí phân loại cụ thể để nghiên cứu từ ngữ xưng
hô dưới góc độ ngôn ngữ.

1.2.3. Các phương tiện xưng hô

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 15

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Trong quá trình giao tiếp, hành động xưng hô xuất hiện. Xưng hô nhằm qui
chiếu người nói và người nghe trong một cuộc giao tiếp, để xưng hô được ta cần
phải có các phương tiện để xưng hô. Từ các cách phân loại từ ngữ xưng hô như trên,

tôi nhận thấy, trong tiếng Việt có nhiều phương tiện để xưng hô như: đại từ nhân
xưng; danh từ thân tộc; danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ; họ và tên riêng. Ngoài ra
còn có một số phương tiện xưng hô khác như: các từ ngữ chỉ định (đây, đấy, đằng
ấy,...), các từ ngữ chỉ quan hệ khác ngoài gia đình (bạn, đồng chí,...) và các từ chỉ
nhóm xã hội (ủy ban, hội nghị, nhà nước,...). Các từ ngữ này chỉ có chức năng xưng
hô khi nó ở trong một ngữ cảnh nào đó, khi tách riêng ra khỏi ngữ cảnh nó không
còn là từ ngữ xưng hô nữa.
Từ những phương tiện xưng hô kể trên, tôi có thể rút ra được một số cách
xưng hô quen thuộc trong giao tiếp của người Việt. Có thể kể đến một số kiểu xưng
hô phổ biến như sau:
Thứ nhất, xưng hô bằng các từ để xưng hô (gồm đại từ nhân xưng, các danh
từ thân tộc dùng làm từ xưng hô, các từ khác dùng làm từ xưng hô).
Thứ hai, xưng hô bằng chức danh (có thể gọi bằng một trong các chức danh
hay cũng có thể gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh).
Thứ ba, xưng hô bằng họ và tên (gồm xưng hô bằng tên, bằng họ, bằng tên
đệm + tên, bằng họ + tên hay bằng họ + tên đệm + tên).
Thứ tư là cách xưng hô bằng tên của những người thân thuộc như tên chồng,
tên vợ hoặc tên con (gọi thay).
Cuối cùng là xưng hô bằng cách kết hợp (chức danh + tên, chức danh + họ
tên, từ xưng hô + tên / họ tên,....).
Trong thực tế, người Việt thường dùng các từ chỉ quan hệ gia đình, học hàm,
học vị để xưng gọi. Trong đó, phổ biến là các từ chỉ quan hệ gia đình, số lượng từ
này chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong mọi hoạt động giao tiếp của con người.
Như vậy, xu hướng "thân tộc hóa" đã trở thành cách xưng hô phổ biến trong
xã hội ngày nay.

1.2. Một số vấn đề về ca dao và ca dao Nam Bộ
1.2.1. Khái niệm ca dao và ca dao Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ là một bộ phận nằm trong bộ phận ca dao chung của cả nước.


CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 16

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Nó được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở ca dao chung của nước nhà. Vì vậy
để hiểu về ca dao của vùng đất Nam Bộ, ta sẽ phải hiểu sơ lược về sự hình thành và
phát triển của ca dao Việt Nam - một thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
Ca dao Việt Nam là một thể loại của văn học dân gian vì thế nó bắt nguồn từ
dân gian Việt Nam. Trước đây, ca dao chỉ là các hoạt động văn nghệ dân gian khác
nhau: ca, hò, ví, hát, lí, ngâm, kể,....mà chưa có tên gọi cụ thể. Mãi đến cuối thế kỉ
XVIII đến đầu thế kỉ XX, các nhà nho mới sưu tầm, biên soạn những câu hát đó.
Đầu thế kỉ XX, các từ phong dao, ca dao mới chính thức được sử dụng. Người xưa
gọi "ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa
phương, mỗi thời đại". [11, trg19].
Đến những năm 50, thuật ngữ dân ca xuất hiện và chính thức được sử dụng:
"Dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu),
phương thức diễn xướng và cả khung cảnh ca hát".[11, trg20].
Dù thuật ngữ ca dao ra đời trước nhưng ca dao được hình thành từ dân ca,
chúng có mối quan hệ đặc biệt. Cũng chính vì vậy, mà ngày nay hai thuật ngữ này
được dùng chung như một thuật ngữ duy nhất.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính thì: "Ca dao là thơ dân gian, có nội dung trữ
tình và trào phúng, bao gồm hàng loạt những lời có cơ cấu nghệ thuật hoàn chỉnh,
có mặt nội dung và mặt hình thức văn học. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm,
thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời bao gồm ngôn ngữ, nhịp
điệu, thể thơ,...Người ta có thể hát, ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca dao

đã được ghi chép lại" [11, trg23].
"Giáo trình văn học dân gian Việt Nam" định nghĩa về ca dao như sau: "Ca
dao, dân ca (thuật ngữ quốc tế là Folk song) là khái niệm mang tính lịch sử. Về khái
niệm ca dao: Ca là những câu hát có khúc điệu, có làn điệu. Dao là những câu hát
tự do, gần với lời ngâm nga hơn". "Còn dân ca xưa cũng là những câu hát nhưng
có địa chỉ, danh xưng của từng vùng, từng địa phương, dân tộc nhất định. (Dân ca
quan họ Bắc Ninh, dân ca Nghệ Tĩnh,...). ". [6, trg227]. Giáo trình này còn cho rằng:
ca dao đồng nghĩa với dân ca.
Ca dao, dân ca hiện nay được hiểu là hai khái niệm:
Ca dao: được hiểu như những câu thơ dân gian hoặc phần lời của những câu

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 17

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

hát dân gian (không có từ đệm).
Dân ca: là những câu hát dân gian được hát lên theo những làn điệu nhất định.
Năm 1966, Dương Quảng Hàm trong quyển "Việt Nam văn học sử yếu" cho
rằng: "ca dao (ca: hát, dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn
được lưu truyền trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân".
Nhận định này chưa hoàn toàn chính xác bởi trong thực tế, có nhiều bài ca dao có
chương khúc, có làn điệu và có thể hát theo nhạc.
Tài liệu "Lịch sử văn học Việt Nam" do nhiều tác giả biên soạn đã đưa ra định
nghĩa về ca dao như sau: "Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc,
sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và

diễn đạt tình cảm".
Nguyễn Xuân Kính trong "Thi pháp ca dao" thì cho rằng: "Ca dao là những
sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ,
mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao đã trở
thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian".
Còn theo "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan thì: "Ca dao
là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây
dựng thành các điệu dân ca".
Trong sách giáo khoa "Văn học 10 ban KHXH" cũng nêu ra khái niệm về ca
dao như sau: "Ca dao dân ca là những thuật ngữ tương đương dùng để chỉ chung
các thể thơ ca trữ tình dân gian".
Dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về ca dao nhưng khi nói về ca dao ta có
thể hiểu đơn giản: Ca dao, dân ca là những câu hát trữ tình dân gian, phản ánh thế
giới nội tâm của con người, những cảm xúc, tình cảm, tâm trạng của con người đối
với thế giới khách quan.
Như vậy, ca dao Việt Nam được hình thành từ thực tế đời sống và phát triển
theo dòng lịch sử cho đến ngày nay. Cũng như các bộ phận ca dao khác, Ca dao
Nam Bộ là một bộ phận của ca dao Việt Nam và do đó cũng được hình thành trên
cơ sở đó nhưng là kế thừa và phát triển từ ca dao của cả nước.
Nam Bộ là vùng đất phía Nam của Tổ quốc với một nền văn hóa phong phú,
đa dạng và độc đáo: văn hóa Dốc Chùa (sông Bé), văn hóa núi Gốm (Đồng Nai),

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 18

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"


văn hóa An Sơn (Long An), văn hóa Óc Eo - Ba Thê (Kiên Giang - An Giang),...Với
một nền văn hóa phong phú như thế nhưng vùng đất này mới chỉ được hình thành
cách nay trên dưới 300 năm, mở đầu là cuộc khẩn hoang của các Chúa Nguyễn.
Trong đó, phải kế đến công lao to lớn của Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh).
Trước đây, Nam Bộ là một vùng đất hoang sơ, cây cối rậm rạp, người thì ít mà thú
dữ thì nhiều. Đầu thế kỉ XVII - thời kì khai phá mới, đã đánh dấu sự hình thành và
phát triển của vùng đất Nam Bộ. Từ một vùng đất hoang sơ, rừng thiêng nước độc
Nam Bộ đã dần dần trở thành một vùng đất trù phú với những cánh đồng "cò bay
thẳng cánh", những vườn cây trái xum xuê và trở thành vựa lúa lớn của cả nước.
Nam Bộ có được những thành quả như ngày nay tất cả là do công lao khai
phá, chinh phục tự nhiên của những lớp người đi trước. Họ là ai? Họ là những cư
dân miền Trung, miền Bắc cơ cực, đường cùng, muốn thoát khỏi thiết chế phong
kiến, thoát khỏi cuộc chiến tranh đẫm máu Trịnh - Nguyễn. Họ là những địa chủ
giàu có đã chiêu mộ dân nghèo miền Bắc, miền Trung vào Nam để khẩn hoang theo
chính sách dinh điền của nhà Nguyễn. Họ là những lính thú, tù tội bị xô đẩy đến nơi
cùng trời cuối đất phía Nam để lập đồn điền, trấn giữ biên ải. Tất cả họ đều có
nguồn gốc khác nhau, có chí hướng và hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có chung
mục tiêu là quyết tâm cải tạo, khẩn hoang vùng đất mới này. Chính hoàn cảnh đã
tạo cho họ những tính cách ngang tàng, phóng khoáng, bộc trực, thẳng thắn, đặc
biệt họ rất năng động và sáng tạo. Chính những con người năng động, sáng tạo,
quyết không lùi bước trước những khó khăn ấy đã làm nên vùng đất Nam Bộ như
ngày nay.
Song song với quá trình hình thành đó, văn hóa dân gian Nam Bộ cũng hình
thành và phát triển theo để đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người.
Qua đó phải kể đến những truyện về địa danh, truyện về sấu, cọp, truyện Bác Ba
Phi và kể cả ca dao. Ca dao Nam Bộ đã ghi dấu lại cả quá trình con người khám phá
và chinh phục tự nhiên. Khi bước chân đến vùng đất rừng thiêng nước độc này, điều
mà con người thấy là:
"Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội như bánh canh,
Cỏ mọc thành tinh,

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 19

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Rắn đồng biết gáy"
Chính ca dao đã ghi lại toàn bộ vẻ hoang sơ vốn có của vùng đất này. Ngày
này khi đọc lại ca dao ta có thể thấy được vẻ hoang sơ, khắc nghiệt của môi trường
nơi đây. Hàng loạt câu ca dao thể hiện rõ điều này:
"Tháp Mười nước mặn đồng chua,
Nửa mùa nước cháy nửa mùa nước dâng"
Hay:
"Tháp Mười sình ngập phèn chua,
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng"
Hoặc:
"U Minh, Rạch Giá thị quá Sơn Trường,
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua"
Và:
"Cà Mau khỉ khọt trên bưng,
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um"
Lúc này con người bắt đầu cảm thấy hoang mang lo sợ:
"Tới đây xứ sở lạ lùng,
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê"

*
"Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma"
Ca dao Nam Bộ gần như đã phản ánh được hết thực tiễn đời sống của người
dân, từ việc ghi lại khung cảnh hoang sơ, khí hậu khắc nghiệt đến ghi dấu hình ảnh
người đi khai hoang:
"Trai tứ chiếng, gái giang hồ,
Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên"
Những sản vật, sự trù phú,... của vùng đất đã được khai hoang, mở rộng cả về
chiều rộng và chiều sâu.
"Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,
Xoài ngon, mít ngon, chuối thơm nghìn trùng"
*

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 20

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

"Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua"
Trên đây là bộ phận ca dao được ra đời ngay trên mảnh đất Nam Bộ vì thế nó
có nguồn gốc từ Nam Bộ nên được gọi là ca dao Nam Bộ. Bên cạnh đó, cũng có
một bộ phận ca dao có nguồn gốc từ miền Bắc và miền Trung. Khi vào Nam những
cư dân miền ngoài này đem theo cả những câu ca dao vào Nam, những khi vào đây
nó được cải biến lại cho phù hợp với hoàn cảnh, phong tục nơi đây. Dù có nguồn

gốc từ miền ngoài nhưng nó đã được cải biến lại cho phù hợp vì thế nó vẫn được
xem là ca dao Nam Bộ.
Như vậy, ca dao Nam Bộ bao gồm những bài ca dao ra đời trên mảnh đất
Nam Bộ và những bài ca dao có nguồn gốc từ miền ngoài nhưng đã được cải biến
lại.

1.2.2. Đặc điểm nội dung
Theo Nguyễn Tấn Phát trong cuốn "Ca dao dân ca Nam Bộ" thì: "Ca dao dân ca sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất với ca dao - dân ca các miền khác của đất
nước về cội nguồn. Từ một gốc đã sinh sôi thêm những cành lá, nước từ nhiều ngọn
suối chảy đến làm dòng sông đầy, ca dao - dân ca Nam Bộ đã nảy sinh và phát triển
thuận theo cùng một dòng chảy của nền văn hóa dân tộc" [5, trg25]. Chính vì thế,
nội dung của ca dao Nam Bộ cũng giống như nội dung của ca dao cả nước, cũng
chia làm các chủ đề như: tâm tình, cảm nghĩ của người dân Lục tỉnh đối với quê
hương, đất nước; quan hệ yêu đương và suy tư của nam, nữ thanh niên; tiếng ca tình
nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình; những khúc ca vui buồn của nhân
dân trong các mối quan hệ xã hội khác.
Trong các chủ đề trên của ca dao Nam Bộ thì ca dao về tình yêu đôi lứa
chiếm số lượng đáng kể hơn số với những bài ca dao thuộc các chủ đề khác.
Những cảm nghĩ về quê hương, đất nước:
"An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.
Khách về nhớ mãi trong lòng,
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang"
*

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 21

SVTH: Hồ Hải Kiều



Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

"Lịch thay địa phận Trà Ôn,
Miếu ông Điều Bát lưu tồn đến nay"
*
"Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Biển hồ lai láng mặc tình cá đua"
những bài ca dao trong mảng đề tài này đó là những cảm xúc sâu lắng của người
dân Lục tỉnh trước cảnh sắc, hình thể của sông núi, làng xóm, đồng ruộng,...; là
những suy nghĩ của con người xoay quanh những chiến công của cha ông trong lịch
sử, những thành công trong lao động, những thắng lợi trong chiến đấu, những kì
tích đạt được trong việc phát triển nền văn hóa dân tộc.
Quan hệ yêu đương và những suy tư của nam, nữ thanh niên lao động:
"Anh thương em, thương dại thương dột,
Thương lột da óc, thương tróc da đầu,
Ngủ đi thì nhớ, thức dậy thì thương,
Giục ngựa buộc cương lên đường thượng lộ,
Hỡi ông trời, mới ngộ lại xa"
*
"Đêm năm canh, ngày sáu khắc rõ ràng,
Đặt lưng xuống chiếu mơ màng nhớ anh"
*
"Em đi qua cầu qua trăm cái nhịp,
Em đi không kịp kêu bớ anh ơi,
Nghĩa tào khang sao anh vội dứt,
Đêm em nằm ấm ức, ngày lụy ứa tuôn rơi,
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời,
Xa nhau bởi tại ông trời biểu xa"

những bài ca dao tình yêu này là thể hiện của những niềm thương, nỗi nhớ, những
hờn giận, oán trách, ganh gét trong tình yêu và thể hiện tình yêu một cách bộc trực,
tự nhiên.
Tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong gia đình:
"Gạo ăn là việc kíp cần,

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 22

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Chúng ta xúm lại giã vần kẻo khuya,
Giã gạo phải có thúng nia,
Thúng thì xúc gạo, thúng kia để sàng.
Chày cối sắp đặt đàng hoàng,
Ba người xúm lại giã toàn chày ba.
Gạo trắng thì phải tuôn ra,
Đặng xúc thúng khác để mà giã thêm.
Giã rồi gần tới nửa đêm,
Chúng ta đi nghỉ cho êm giấc nồng"
*
"Ra đi anh có dặn dò,
Ruộng sâu cấy trước, ruông gò cấy sau"
*
"Người ta chưn dép, chưn giầy,
Em đây làm lụng cả ngày lấm thân"

đó là những bài ca dao chứa đựng tình cảm sâu nặng, chan chứa yêu thương; những
lo toan về nghĩa vụ và trách nhiệm của những người trong quan hệ gia đình, thân
tộc. Nó gợi lên cho mỗi người chúng ta bao kỉ niệm về người cha, người mẹ, người
chồng, người vợ...
Những cảm nghĩ của nhân dân trong những mối quan hệ xã hội khác:
"Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng khi về bủng beo"
*
"Cây cao su quý hơn người,
Mỗi khi cây bịnh, cây thời nghỉ ngay.
Lang ta có chí lang Tây,
Đêm đêm lo lắng, ngày ngày chăm nom.
Còn ta đau yếu gầy mòn,
Đau không được nghỉ, chết hòm cũng không"
*
"Làm trai đứng ở trên đời,

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 23

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta.
Ghé vai gánh đỡ sơn hà,
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu"
ở chủ đề này là những bài ca thể hiện tiếng nói của người lao động về thân phận của

họ trong xã hội cũ, sự khổ cực ê chề trong việc làm, sự nghèo khổ, thiếu thốn,
những đau ốm, bệnh tật, nỗi oan trái, uất hận, tình cảm tương thân tương ái trong
quan hệ bằng hữu, những mong ước đổi đời, niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp,...
Nội dung của ca dao Nam Bộ đa dạng về đề tài, chủ đề cũng như phong phú
về số bài, số câu trong từng đề tài chủ đề. Do đó, ca dao Nam Bộ đã đóng góp và
làm phong phú thêm nền ca dao của nước nhà, tạo thành dòng chảy liên tục trong
nền văn học dân gian của cả nước.

1.2.3. Đặc điểm hình thức (đặc điểm nghệ thuật)
Khi nói về đặc điểm nghệ thuật của ca dao - dân ca Nam Bộ, Bùi Mạnh Nhị
cho rằng: "Ca dao - dân ca Nam Bộ luôn phát triển theo một phương hướng chung,
một xu thế chung, luôn lĩnh hội và cảm thụ những truyền thống chung của ca dao dân ca toàn dân tộc, đồng thời nó cũng luôn phát huy những đặc điểm riêng gắn với
hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tâm lý, tính cách con người địa phương" [5,
trg58]. Chính vì vậy, phương diện nghệ thuật của ca dao Nam Bộ được biểu hiện cụ
thể thông qua: môi trường và hình thức diễn xướng; thể thơ và làn điệu; hình ảnh,
ngôn ngữ.
Về môi trường và hình thức diễn xướng của ca dao - dân ca Nam Bộ: ca dao
Nam Bộ có bốn môi trường và hình thức diễn xướng chủ yếu là: diễn xướng của hò
chèo ghe, diễn xướng của hò cấy, diễn xướng của hát ru, diễn xướng của lý. Trong
đó:
Diễn xướng của hò chèo ghe: gồm những điệu mang tên gọi dân gian khác
nhau: hò mái một, hò mái nhì, hò mái ba, hò mái đoản, hò mái trường,...
Diễn xướng của hò cấy: còn được gọi là hò công cấy. Hò cấy nở rộ ở Gò
Công, Mĩ Tho, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ,...
Diễn xướng của hát ru: còn được gọi là "hát ầu ơ", hát đưa em.
Diễn xướng của lý: lý có thể được hát trong nhà, trên đường hay ngoài đồng
ruộng, kênh rạch, có thể hát khi lao động, vui chơi, giải trí.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy


Trang 24

SVTH: Hồ Hải Kiều


Từ ngữ xưng hô trong "Ca dao dân ca Nam Bộ"

Về thể thơ và làn điệu của ca dao - dân ca Nam Bộ: thể thơ của ca dao Nam
Bộ chủ yếu là thể thơ lục bát và song thất lục bát. Nhưng đối với từng địa phương
thì mức độ sử dụng các thể thơ khác nhau. Ngoài việc sử dụng các thể thơ lục bát,
ca dao Nam Bộ có xu hướng chiếm lĩnh thể thơ tổng hợp. Trong hò cấy và hò chèo
ghe Nam Bộ chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát và thể thơ tổng hợp.
Hát ru thì chủ yếu chỉ sử dụng thể thơ lục bát. Còn Lý Nam Bộ thường sử dụng các
thể thơ lục bát, song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm.
Đối với làn điệu thơ: môi trường diễn xướng của hò Nam Bộ có ảnh hưởng
tới độ dài và cách ngắt nhịp các dòng thơ. Hò chèo ghe và hò cấy ở Nam Bộ mang
âm điệu êm nhẹ, quãng ngân hơi dài, lan tỏa ra mênh mông. Còn âm điệu của hát ru
thì dịu dàng tha thiết.
Về hình ảnh, ngôn ngữ trong ca dao - dân ca Nam Bộ: ca dao Nam Bộ tràn
đầy hình ảnh thiên nhiên, sử dụng những hình ảnh quen thuộc, tiêu biểu cho làng
xóm, nông thôn Việt Nam: cây đa, bến đò, mái đình, cánh đồng, con cò, con đường,
cái giếng,...các hình ảnh tiêu biểu cho miệt vườn sông nước như: cây vú sữa, mận
hồng đào, cam, xoài, chôm chôm, quít, dừa, bưởi...
"Ngọt hơn quít mật, cam sành,
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn"
Ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ gắn chặt với môi trường và cuộc sống sinh
hoạt của người dân. Bên cạnh những từ ngữ phổ biến rộng khắp cả nước còn có một
bộ phận không nhỏ là từ ngữ địa phương. Đó là những từ ngữ làm tên gọi cho một
số sự vật, sản vật; những từ ngữ biểu hiện sắc thái tình cảm khác nhau. Ca dao Nam
Bộ khai thác triệt để vốn từ ngữ địa phương, thể hiện rất đậm đặc những đặc điểm

của phương ngữ cả về từ vựng và ngữ âm.
"Bậu đừng sầu não làm chi,
Qua với bậu như nút với khuy đã rồi"
Ngoài ra, ca dao Nam Bộ còn sử dụng nhiều nhóm chữ, kiểu câu mở đầu theo
cấu trúc: "Thân em...", "Chiều chiều...", "Ai về...", "Ai lên...", "Có lên...", "Thứ
nhất...", "Thứ nhì...", "Nhất cao...", "Nhất sâu...",....
"Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau"

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 25

SVTH: Hồ Hải Kiều


×