Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty bách hoá hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.54 KB, 22 trang )

I. Tổng quan về công ty bách hoá Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
-

Tên doanh nghiệp: Công ty bách hoá Hà Nội

-

Mã số thuế

-

Năm bắt đầu hoạt động: 1954

-

Địa chỉ

: 45 Hàng Bồ- Hoàn Kiếm- Hà Nội

-

Số điện thoại

: 04.8256518

-

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước

: 0100106761



Công ty Bách hoá Hà Nội được thành lập ngày 28/09/1954 với tên gọi
ban đầu là Công ty mậu dịch bách hoá Hà Nội. Ở buổi đầu thành lập, với đội
ngũ cán bộ công nhân viên ít ỏi là 20 người cùng cơ sở vật chất thiếu thốn,
công ty đã từng bước khắc phục và trưởng thành cùng những thay đổi của nền
kinh tế đất nước. Đây là một trong ba công ty mậu dịch đầu tiên của Hà Nội
được thành lập để chuẩn bị kịp thời ngay sau khi tiếp quản thủ đô.
Ngày 23/06/1988, công ty chính thức đổi tên thành Công ty Bách hoá
Hà Nội theo quyết định số 289/QĐUB. Bước chuyển mình này của công ty
nhằm thích ứng với nền kinh tế mới - nền kinh tế thị trường. Cho đến nay qua
hơn 50 năm hoạt động, công ty đã có đội ngũ cán bộ. nhân viên đông đảo với
tổng số là 70 người, trong đó nữ chiếm 75%.
Hiện nay, công ty Bách hoá Hà Nội có trụ sở chính tại 45 Hàng Bồ- Hà
Nội. Đây là cơ quan đầu não của công ty, duy trì mạng lưới hoạt động của
công ty.
Công ty Bách Hoá Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán
kinh tế độc lập trực thuộc sở Thương mại Hà Nội. Trước đây, trong cơ chế
bao cấp công ty Bách hoá Hà Nội hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch của


nhà nước, chuyên cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của
nhân dân thủ đô. Từ khi có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, công ty vẫn
luôn giữ vững uy tín với các cơ quan quản lý, các bạn hàng. Công ty Bách
hoá Hà Nội luôn thực hiện đầy đủ mọi chức năng của một công ty thương
mại, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. Trải qua thời kỳ dài với bao khó
khăn, thử thách công ty đã phát triển rõ rệt. Từ chỗ chỉ có vài điểm bán hàng
ở trung tâm thành phố thì đến nay mạng lưới kinh doanh của công ty đã rộng
khắp các quận nội thành gồm 14 đơn vị trực thuộc (cửa hàng), chức năng chủ
yếu là bán lẻ hàng hoá phục vụ đời sống nhân dân.
2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty

a. Hình thức hoạt động chủ yếu là kinh doanh thương mại
Công ty Bách hoá Hà Nội trong những năm qua luôn là một đơn vị dẫn
đầu của ngành thương mại, có uy tín rộng rãi đối với các cơ quan quản lý, bạn
hàng và các tổ chức trong và ngoài nước.
b. Chức năng
Là một doanh nghiệp nhà nước thuộc sở thương mại Hà Nội, công ty
Bách hoá Hà Nội luôn đảm trách mọi chức năng của một công ty thương mại
trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể đó là:
-

Tổ chức kinh doanh dịch vụ sửa chữa, lắp ráp các loại đông hồ.

-

Cho thuê địa điểm văn phòng.

-

Kinh doanh rượu, thuốc lá, đại lý mua, bán ký gửi hàng hóa…
Công ty Bách hoá Hà Nội có chức năng kinh doanh hàng công nghệ

phẩm và một số mặt hàng thực phẩm, công nghệ, có nhiệm vụ tổ chức tiếp
nhận khai thác các nguồn hàng, tổ chức bán hàng đến tận tay người tiêu dùng,
phục vụ sản xuất.
c. Nhiệm vụ


- Thực hiện mục đích kinh doanh theo quyết định thành lập doanh nghiệp và
kinh doanh theo mặt hàng đã đăng ký.
- Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo toàn và phát triển

vốn được gíao.
- Tổ chức quản lý tốt lao động và chăm lo đồi sống người lao động.
d. Phương thức kinh doanh
Bán buôn: bao gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
Bán lẻ: Bán hàng thu tiền trực tiếp và bán hàng tự chọn
e. Mặt hàng kinh doanh
Rất đa dạng và phong phú bao gồm: Văn phòng phẩm, tạp phẩm, may mặc,
dụng cụ gia đình, bánh kẹo, nước giải khát, rượu, thuốc lá và một số mặt hàng
khác.
g. Nguồn hàng chủ yếu
Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty có mối quan hệ với các bạn hàng ở
khắp nơi trên cả nước như: Công ty bánh kẹo Hải Hà, Nhà máy đường Biên
Hoà, Công ty kim khí Thăng Long… Chính nhờ có nguồn hàng phong phú
nên công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty
Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức và điều hành các hoạt động
kinh doanh của công ty Bách hoá Hà Nội đã không ngừng được hoàn thiện.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của công ty được sắp xếp như sau:


Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý và kinh doanh của công ty Bách hoá Hà Nội

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh


Phòng
tài
chính kế
toán

Cửa
hàng
bách
hoá

Trung
tâm
thương
mại

Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng
thanh
tra, bảo
vệ

Tổng
kho

Phòng y
tế


Trạm
kinh
doanh

Cơ cấu tổ chức bộ máy xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng
đã phần nào thích ứng được với tình hình biến đổi của thị trường, đáp ứng
được nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên về lâu về dài, đặc
biệt trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi để nằm bắt được
những thông tin.
3.1. Ban giám đốc
Bao gồm một giám đốc và một phó giam đốc. Họ là những người
lãnh đạo trực tiếp công tác kinh doanh đảm bảo đúng luật và có hiệu quả.
Giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty Bách hoá Hà
Nội, chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động công tác đối nội, đối
ngoại của đơn vị.


Dưới giám đốc là phó giám đốc là cánh tay phải đắc lực của giám
đốc giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý mọi hoạt động kinh doanh, phân bổ
kế hoạch kinh doanh… Mối quan hệ và lề lối làm việc phù hợp với các yêu
cầu, nhiệm vụ được giao trên nguyên tắc gọn nhẹ, linh hoạt.
Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhưng lại có
mối quan hệ mật thiết với nhau.
3.2.Hệ thông các phòng ban
a.Phòng kế hoạch kinh doanh
- Nghiên cứu tổ chức hợp lý việc quản lý nguồn hàng, xây dựng kế hoạch
kinh doanh hàng năm.
- Thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng với các bạn hàng, đánh giá thông tin trên
thị trường, xây dựng kế hoạch…

b. Phòng tài chính kế toán
- Thực hiện các chức năng tổ chức công tác quản lý tài chính kế toán của
Công ty, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, theo dõi tình hình sử dụng vốn,
tình hình chi phí và kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế để cung
cấp thông tin cho lãnh đạo.
- Báo cáo chi tiết và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tổ chức phòng tài chính kế toán: Bộ máy kế toán ở phòng kế toán được
tổ chức gọn nhẹ và khoa học. Phòng kế toán gồm một kế toán trưởng, một
phó phòng và 6 nhân viên kế toán. Mỗi thành viên trong phòng có một nhiệm
vụ khác nhau nhưng có chung một mục đích là theo dõi, kiểm tra, ghi chép,
tính toán một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh
của Công ty. Cụ thể:


-Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và cấp trên về công
tác kế toán thống nhất toàn Công ty, là người phụ trách chung, tổng hợp số
liệu và lập báo cáo định kỳ đảm bảo theo đúng luật định.
- Phó phòng kế toán: chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán vốn, tài sản,
báo cáo quyết toán thuế, quyết toán đầu tư xây dựng.
- Kế toán chi phí: thực hiện hạch toán chi tiết tổng hợp chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán thuế GTGT theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
- Kế toán vốn bằng tiền: chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi,
phiếu chi tiền mặt phát sinh ở Công ty, lập và theo dõi tài khoản lương nhân
viên của khối văn phòng, cá thể Công ty.
- Kế toán thanh toán, công nợ: tiến hành giải khoản từ các chứng từ
gốc để vào bảng kê chi tiết, nhật ký chứng từ.
- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo tài chính
của bộ phận cá thể của Công ty.
- Thủ kho kiêm thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt, kho tích liệu kế toán

Công ty. Như vậy ta thấy rằng Công ty để thủ quỹ kiểm kho là không đúng
quy định cần phải tách riêng thủ quỹ và thủ kho ra làm hai người


Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Bách hoá Hà Nội

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán

Kế toán tổng hợp

Kế toán
chi phí

Ké toán
vốn bằng
tiền

Kế toán
thanh
toán công
nợ

Thủ kho
kiêm
thủ quỹ

Kế toán ở đơn vị trực thuộc công ty


-

Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty: đây là bộ phận quan

trọng trong bộ máy hoạt động của Công ty. Hệ thống các cửa hàng bách hoá ở
Giảng võ, Thanh Xuân, phố Huế, 12 Bờ Hồ, Kim liên, Hàng gai, Đồng hồ,
Hàng Đào, Đội cấn, Cát linh, …Hiện nay, công ty hầu như không có đơn vị


làm đại lý cho mình mà chỉ có các cửa hàng bách hoá và trung tâm thương
mại kể trên mà thôi. Một số cửa hàng của công ty lúc được bàn giao ở tận sâu
trong ngõ nên không sử dụng để bán hàng được phải dùng làm kho chứa hàng
hoá, một số khác quá cũ và lạc hậu rồi nên phải sửa chữa tốn rất nhiều chi phí.
c. Phòng tổ chức hành chính
- Quản lý bộ máy hành chính, văn thư, phân bổ mạng lưới kinh doanh, trang
thiết bị cơ sở vật chất cho các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng chỉ tiêu biên chế, phân bổ sử dụng, đào tạo lao động và thực hiện
chính sách nhà nước đối với cán bộ công nhân viên.
d. Phòng thanh tra, bảo vệ
Định kì hoặc đột xuất tổ chức thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách
pháp luật đối với các phòng ban, đơn vị trực thuộc của toàn công ty, nghiên
cứu và đề xuất với giám đốc việc khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của
Giám đốc theo luật khuyến nại tố cao.
e. Phòng y tế
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng , chăm sóc sức khoẻ người lao động. Nghiên
cứu xây dựng các phương án, tuyên truyền cho người lao động kiến thức về
dân sự kế hoạch hóa gia đình, sinh sản, HIV-AIDS,…
4. Tình hình thực hiện công tác tài chính của công ty Bách Hoá Hà Nội
Do thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập nên công ty phân cấp một số
nghiệp vụ về quản lý tài chính cho cơ sở như sau:

-

Các đơn vị có cơ sở trực thuộc công ty chủ động khai thác mua và tổ

chức bán hàng hoá và tự trang trải chi phí, chấp hàng chế độ nộp thuế, tuân
thủ chế độ chi tiêu theo luật định.


-

Các đơn vị cơ sở có trách nhiệm nộp một khoảng kinh phí định mức

hàng tháng về công ty để công ty bù đắp chi phí cần thiết trong quá trình giao
dịch làm thay cho cơ sở như giao dịch vay vốn, ký kết hợp đồng,…
-

Cuối năm căn cứ vào tình hình kinh doanh và công tác hạch toán ở

từng cơ sở, kế toán sẽ kiểm tra lại và thông báo mức thuế lợi tức phải nộp của
từng đơn vị cơ sở về công ty để công ty nộp ngân sách nhà nước.
Hàng năm căn cứ vào tình hình kinh doanh và công tác hạch toán ở từng cơ
sở, công ty xây dựng mua tiêu, kế hoạch cho năm sau, trên cơ sở đó để xây
dựng kế hoạch về nguồn vốn cho năm tới như: lượng vốn vay ngân hàng là
bao nhiêu? cần huy động nguồn vốn khác nhau là bao nhiêu? xuất phát từ
quan điểm kinh doanh thành đạt thì phải đảm bảo đủ vốn và sử dụng vốn có
hiệu quả nhất. Do đó, công ty rất chú ý đến công tác kế hoạch hoá tài chính.
Trong điều kiện nước ta hiện nay hầu hết các đơn vị kinh doanh đều thiếu
vốn, Công ty Bách hoá Hà Nội cũng nằm trong tính trạng đó nên phải thường
xuyên vay vốn ngân hàng để kinh doanh, điều đó đã ảnh hưởng đến lợi nhuận
của doanh nghiệp.


II. Thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích
hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.Thực trạng về môi trường kinh doanh của công ty
1.1.Môi trường kinh doanh quốc tế
Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu
vực và thế giới. Điều này tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong
nước tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Công ty Bách hoá Hà
Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó.
1.2.Môi trường ngành


Các nhân tố thuộc môi trường ngành của công ty Bách hoá Hà Nội bao
gồm:
-

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.

-

Các nhà cung ứng: Công ty Bách hoá Hà Nội luôn duy trì tốt mối

quan hệ với các nhà cung ứng, tài chính. Do đó, khả năng đảm bảo các nguồn
hàng cung ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty rất cao như khả năng
huy động vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh, các nguồn hàng
kịp thời, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng. Đây là lợi thế tốt để
công ty phát triển hoạt động kinh doanh.
-

Các khách hàng: Khách hàng mua với số lượng lớn của công ty chủ


yếu là các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gia công, chế biến các loại hàng phục
vụ tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn có những khách hàng là người tiêu dùng
cuối cùng.
Trong những năm qua, công ty luôn tạo được sự tín nhiệm cao của khách
hàng đối với những sản phẩm hàng hoá mà công ty cung cấp.
1.3.Môi trường kinh tế quốc dân
-

Sự ổn định về đường lối chính trị, đường lối chính sách của Đảng và

nhà nước cho mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, hệ thống thuế ngày
càng hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường như việc đã
ban hành luật thương mại, luật đầu tư, luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu
nhập doanh nghiệp. Tất cả những luật này có tác dụng khuyến khích tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng
lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
-

Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô cũng có tác động tích

cực đến sự phát triển của nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của công ty. Đó là các nhân tố:


+ Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế ( GDP tăng trưởng bình quân từ
7% đến 9,5%/ năm)
+ Lạm phát được kiềm chế dưới 10%
+ Thu nhập của người dân không ngừng tăng lên
+ Quy mô của thị trường có xu hướng tăng

Đây là những nhân tố không nằm ngoài dự đoán của công ty trong những
năm qua. Sự biến động lãi xuất và tỷ giá hối đoái được dự báo và tính toán
trước nên cũng không ảnh hưởng quá lớn tới công ty.
-

Ngoài ra còn có các nhân tố thuộc môi trường văn hoá xã hội, môi

trường khoa học công nghệ, môi trường tự nhiên, phong tục tập quán tiêu
dùng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình kinh doanh…
2.Các phương thức bán hàng:
2.1.Bán buôn qua kho
-

Bán trực tiếp qua kho

tham gia quá trình này phải có mặt đại diện của ba bên:
+ Thủ kho làm nhiệm vụ giao dịch chính (Xuất hàng)
+ Nhân viên kế toán viết đơn.
+ Người mua nhận hàng và thanh toán.
Khi có khách hàng mua hàng hoá qua kho thì cán bộ phòng kinh doanh ký
hợp đồng kinh tế với khách hàng và doanh nghiệp sẽ lập giấy đề nghị xuất
hàng phải có chữ ký của trưởng phòng kinh doanh. Sau đó, nhân viên phòng
kinh doanh sẽ xuống phòng kế toán để lập hoá đơn bán hàng và phiếu xuất
kho. Sau khi lập xong kế toán giao cho nhân viên hoá đơn liên (2) và phiếu
xuất kho để nhận hàng tại kho. Tại đây thủ kho sẽ kiểm tra các chứng từ này


và xuất hàng cho các khách hàng. Trước khi nhận hàng khách hàng phải trả
tiền tại phòng kế toán, người lập phiếu thu tiền và nhận tiền là thủ quỹ.
2.2 Các nghịêp vụ bán lẻ hàng hoá:

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng thì nhân viên lập hoá đơn giá trị gia
tăng hoặc bán lẻ hàng hoá thì lên bảng kê bán lẻ hàng hoá.
Hàng hoá xuất bán lẻ được theo dõi trên phiếu xuất kho ghi làm 3 liên.
Liên 3 giao cho bộ phận sử dụng, ở đây là giao cho mậu dịch viên của quầy
bán lẻ. Mậu dịch viên mang hàng về quầy và vào số liệu hàng nhập kho quầy
trên thẻ quầy hàng.
Cuối ngày nộp tiền cho thủ quỹ theo mẫu giấy nộp tiền.
-

Bán lẻ thu tiền tập trung (Bán tự chọn, tự phục vụ)
Khách hàng vào cửa hàng xem và mua hàng. Trước khi ra về họ ra quầy

thanh toán, nhân viên sẽ kiểm tra mã vạch vào vi tính và quy ra giá thanh toán
mà người mua phải trả.
Cuối ngày nhân viên bán hàng lên doanh thu bán hàng theo nhóm thuế
suất (Ghi trình tự thời gian, số lượng, thuế giá trị gia tăng, giá thanh toán, giá
chưa có thuế), kế toán phải xác định đúng giá bán chưa thuế kế toán kiểm kê
thực tế, năm ngày lên bảng kê bán lẻ hàng hoá một lần.
-

Bán lẻ thu tiền trực tiếp
Để xuất hàng hoá từ kho ra các quầy, các thủ kho sẽ sử dụng phiếu xuất

kho kiêm vận chuyển nội bộ. phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được
lập thành 3 liên: Một liên đem lưu ở quyển, một liên đỏ giao cho khách hàng,
một liên xanh kế toán kho giữ.


3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây (20022004)


Chỉ tiêu

So sánh

So sánh

So sánh

2003/2002

2004/2003

2005/2004

Năm

Năm

Năm

Năm

Số

Số

2002

2003


2004

2005

tiền

Tỷ lệ

Số

tiền

Tỷ lệ

tiền

Tỷ lệ

36608

0.269254

20154

0.116

36608

0.269254


20154

0.116

0.05184
Tổng DTBH

129260

135961

172569

192723

6701

1
0.05184

DT thuần

129260

135961

172569

192723


6701

1
0.04412

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp

117060

122225

155634

175435

5165

3

33409

0.27334

19801

0.127

12199


13736

16935

17287

1537

0.125994

3199

0.232892

352

0.020

Tổng CPBH và
CTQL
LN từ hoạt động KD

0.13140
11773

13320

16404

17028


1547

2

3084

0.231532

624

0.03

425

415

530

258

-10

-0.02353

115

0.277108

-272


-0.51

LN từ hoạt động TC

0

0

0

Thu nhập khác

377

213

240

362

-164

-0.43501

27

0.126761

122


0.508

CP khác

280

81

21

4

-199

-0.71071

-60

-0.74074

-17

-0.80

LN khác

96

132


218

358

36

0.375

86

0.651515

140

0.642

202

0.369287

-132

-0.17

0.04789
Tổng LN trước thuế

522


547

749

617

25

3
0.04789

Thuế TNDN

167.04

175.04

209.72

172.76

8

3

34.68

0.04789
LN sau thuế


0.198126

36.96

0.44983

-

-0.17

354.96

371.96

539.28

444.24

17

3

167.32

3

95.04

-0.17


7.55

7.66

7.678

8.424

0.11

0.01457

0.018

0.00235

0.746

0.097

TN của người lđ
(năm)

(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng số liệu của 4 năm 2004 và 2005 của công ty Bách hoá Hà Nội em
có nhận xét sau:


-


Doanh thu thuần của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là tăng với

tỷ lệ tương ướng qua các năm đó là: 9,18%; 26,93%; 11,68% tương ướng với
số tiền tuyệt đối là: 6.701 triệu; 36.608 triệu; 20.154 triệu. Ta nhận thấy tốc
độ tăng của doanh thu thuần là không đồng đều qua các năm tuy năm sau vẫn
tăng hơn so với năm trước. Trong khi đó, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
qua các năm lần lượt là: 4,4%; 27,33% và 12,72% ( tương ứng với số tiền là:
5.165 triệu; 33.409 triệu; 19.801 triệu). Như vậy, mặc dù doanh thu có tăng
nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng và hầu như là lại tăng với tốc độ cao hơn.
Điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa giảm được chi phí mua hàng. Tỷ lệ giá
vốn và doanh thu thuần của công ty qua các năm lần lượt là:
-

Năm 2002 = 90,56%

-

Năm 2003 = 89,89%

-

Năm 2004 = 90,19%

-

Năm 2005 = 91,03%
Do đó có thể khẳng định rằng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh

hơn tốc độ tang của doanh thu thuần.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của 4 năm từ 2002

đến 2005 cũng luôn tăng. Cụ thể là tăng 13,14% của năm 2003 so với 2002;
23,15% của năm 2004 so với 2003 và 3,8% của năm 2005 so với năm 2004.
Như vậy, rõ ràng năm 2005 tuy chi phí này cũng tăng nhưng đã có dấu hiệu
tăng chậm hơn so với các năm trước đây. Tốc độ tăng này cũng thấp hơn tốc
độ tăng của doanh thu thuần nói lên việc công ty có chú ý đến yếu tố tiết kiệm
chi phí.
Về lợi nhuận gộp, năm 2003 giảm so với năm 2002 là 2,35% tương ứng
với khoảng 10 triệu đồng. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 27,71% tương
ứng với 115 triệu. Và năm 2005 lại giảm so với năm 2004 là 51,32% tương
ứng với 272 triệu. Như vậy, lợi nhuận gộp của năm 2005 giảm rất nhiều so


với năm 2004 và còn thấp hơn cả 3 năm trước đấy. Điều này một phần là do
các khoản chi phí và giá vốn hàng bán của năm sau luôn tăng hơn năm trước.
Hoạt động tài chính có lợi nhuận cũng khá cao và luôn tăng trưởng. Điều này
chủ yếu là vì thu nhập từ hoạt động tài chính luôn tăng (từ năm 2003 đến
2005), còn chi phí từ hoạt động này lại luôn giảm.
Các nhân tố trên dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2003
tăng hơn 2002 là 4,79%; năm 2004 tăng hơn 2003 là 36,93% và 2005 lại giảm
so với 2004 là 17,62%. Chứng tỏ rẳng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn
luôn chiếm vị trí quyết định trong tổng lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính năm sau tăng rất cao so với năm trước vế số tương đối nhưng số tuyệt
đối của sự tăng này lại rất nhỏ so với tổng lợi nhuận trước thuế. Thu nhập
khác của Công ty phần lớn là ở việc thanh lý tài sản hoặc nợ phải thu khó đòi
đã xoá nay đòi lại đựơc.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2005 giảm hơn 2004 làm
cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhà nước cũng giảm. Tuy vậy lợi
nhuận sau thuế của Công ty năm 2005 vẫn giảm so với năm 2004. Song các
năm Công ty đều làm ăn có lãi vẫn có khả năng tích luỹ.
Tuy Công ty làm ăn có lãi nhưng chưa giảm được giá vốn, chi phí quản

lý doanh nghiệp chưa tách ra khỏi chi phí bán hàng là một vấn đề cần được
quan tâm trong quản lý chi phí và hạch toán kế toán. Là một doanh nghiệp
kinh doanh là chủ yếu nên khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm thì
doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét lại trong các khẩu xem cần điều chỉnh
ở đâu và điều chỉnh như thế nào để làm tốt chức năng kinh doanh, đạt hiệu
quả cao nhất, ngày một đưa doanh nghiệp đi lên, đồng thời đảm bảo cuộc
sống cho cán bộ công nhân viên.

III. Đánh giá và đề xuất.
1.Nhận xét đánh giá hoạt động kinh doanh ở Công ty Bách hoá Hà Nội


1.1.Ưu điểm
Hệ thống quản lý nói chung, bộ phận kế toán nói riêng, trong đó đặc
biệt là khâu bán hàng không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu kinh
doanh, các nhân viên trong phòng kế toán được bố trí để đảm nhiệm từng
phần kế toán hợp lý, thuận tiện trong quan hệ với nhau, không có sự chồng
chéo giữa các công việc, đảm bảo thực hiện tốt công việc. Trong hai năm qua,
hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung là có hiệu quả. Các chỉ tiêu
tổng hợp như đã nêu đều tăng, tốc độ tăng đó là đáng khích lệ. Những kết quả
đó cho thấy sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ của toàn bộ cán bộ công nhân
viên công ty trong công tác tiêu thụ hàng hoá và nâng cao hiệu quả kinh
doanh để tìm đến cái đích là lợi nhuận không ngừng được cải thiện. Bên cạnh
đó, sự kết hợp giữa các bộ phận kế hoạch, bộ phận kế toán và kho thành
phẩm, hàng hoá luôn được thừa nhận một cách ăn khớp, nhịp nhàng đảm bảo
cho quá trình bán hàng được thông suốt.
Số lượng cán bộ công nhân viên cũng góp phần to lớn vào kết quả kinh
doanh của công ty. Với tổng số nhân viên là 750 người, tuy vấn đề ở đây
không phải là số lượng người nhiều hay ít mà là chất lượng của từng con
người đó. Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trinh độ cao,

chuyên môn giỏi, năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, luôn luôn
nắm bắt thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Như vậy,đây là nhân tố tác
động tích cực đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vậy công
ty cần biết tận dụng và phát triển những điểm mạnh, hạn chế những yếu điểm
thì mới có thể tồn tại và phát triển.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động,sáng tạo như vậy công ty
luôn lựa chọn cho mình một phương thức kinh doanh phù hợp với thị trường
để đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Công ty luôn đặt ra cho mình những


mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh cả về hiện tại và lâu dài qua việc
lựa chọn phương hướng và chiến lược kinh doanh.
Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty luôn có điều kiện thuận lợi
trong các hoạt động kinh doanh như : trong việc tiến hành các thủ tục hành
chính, trong việc vay vốn, trong hoạt động mua hàng tạo nguồn.
Trong những năm vừa qua, trước những biến động của nền kinh tế,
công ty Bách hoá Hà Nội đã gặp không ít những khó khăn trong kinh doanh,
nhưng với những nỗ lực phấn đấu cao của mình, công ty dần đứng vững và tự
khẳng định mình trên thị trường. Đây chính là thành tích đáng kể nhất bởi vì
trong nền kinh tế đổi mới có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước lam ăn thua lỗ,
phá sản thì công ty lại tự khẳng định mình, kinh doanh ngày càng có hiệu quả
hơn.
1.2.Nhược điểm
Bên cạnh những thành tích đạt được trên công ty công ty còn có những
mặt tồn tại.
Việc sử dụng tài sản kế toán chưa hợp lý. Tất cả mọi chi phí công ty
đều đưa vào tài khoản 641 mà không tách giữa chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
Việc xác định thời điểm bán hàng chưa chính xác. Trong phương thức
bán hàng qua kho theo hình thức chuyển hàng, kế toán quầy ghi doanh thu từ

ngay khi hàng được xuất tại kho, việc ghi doanh thu như vậy là chưa chính
xác vì kế toán chỉ ghi doanh thu khi hàng đã được coi là bán. Cụ thể bên
khách hàng thông báo đã nhận được hàng gửi, thông báo chấp nhận thanh
toán, trả tiền ngay.
Áp dụng hai hình thức bán hàng : bán buôn và bán lẻ trực tiếp như vậy
số lượng bán sẽ không đạt được mức tối đa vì mạng lưới bán hàng hạn chế. Vì


vậy việc bán hàng chỉ theo hai phương thức này có thể làm công tác bán hàng
của công ty chưa đạt hiệu quả.
Công ty bán với số lượng lớn hàng hóa cho các công ty thanh toán theo
dõi hình thức trả châm nên còn một số lượng tiền chưa thu được, công ty chưa
lập dự phòng phải thu khó đòi nên phải chú ý đến và lập dự phòng phải thu
khó đòi.
Do thừa hưởng một số cơ sở vật chất cũ nên một số nơi công ty sửa
chữa làm cửa hàng bách hoá bán hàng còn một số nơi do ở sâu trong ngõ nên
công ty tận dụng làm kho. Nhưng hệ thống kho này của công ty không được
quan tâm nhiều nên còn lạc hậu, làm ảnh hưởng đến việc dự trữ, bảo quản,
vận chuyển hàng hoá.
Đơn vị chưa chú trọng đến việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cơ
bản và nền tảng về kiến thức tin học.
Công ty đã bắt người lao động làm quá số ngày nhà nước quy định: 26
ngày/ 1 tháng là không đúng, cần điều chỉnh lại còn 22 ngày/ 1 tháng.
2.Một số đề xuất
Với những kiến thức đã học ở trường và qua thời gian tiếp cận với thực
tế, đi sâu nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá tại công ty Bách
hoá Hà Nội em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn hoạt động kinh
doanh ở công ty.
Thứ nhất, phải tách rời chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. Phải tách hai chi phí này ra để công ty có thể hạch toán dễ dàng hơn

và không bị nhầm lẫm các khoản mục, không bị các nhân viên hạch toán
những chi phí không phù hợp và bị thất thoát. Việc tách rời giữa hai loại chi
phí này cũng giúp công ty có các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu các loại
chi phí này.


Thứ hai, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty.
Thị trường là yếu tố quyết định của quá trình kinh doanh hàng hoá. Do đó, để
nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty nên có sách lược, chiến lược mở rộng
thị trường, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của công
ty chủ yếu tập trung ở Hà Nội. Khách hàng của công ty phần lớn là khách
hàng mua lẻ, chưa được khai thác đúng mức hàng hoá của công ty chưa được
nhiều khách hàng chú ý đến. Vì vậy đề nghị công ty nên có biện pháp giới
thiệu sản phẩm của mình thông qua chính sách quảng cáo để qua đó phát triển
thị trường tiêu thụ kinh doanh. Điều quan trọng là phải đánh giá hiệu quả kinh
tế của quảng cáo bằng cách so sánh chi phí bỏ ra với kết quả ma quảng cao
mang lại. Công ty thông qua quảng cáo nên giới thiệu công ty hiện nay có
bao nhiêu cửa hàng và trung tâm thương mại, mở ở những đâu, mở thêm
những cửa hàng bách hoá nào, có những sản phẩm gì, dịch vụ như thế nào,…
Công ty hiện nay có 12 cửa hàng bách hoá và trung tâm thương mại trên địa
bàn Hà Nội vì thế công ty cần quảng cáo sản phẩm của mình vừa bằng
chương trình truyền hình vừa bằng cách đưa sản phẩm của mình đến tận tay
người tiêu dùng thông qua các quầy hàng mở ở các chung cư lớn vì:
+ Sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng dù hàng ở đâu có thể đắt hơn ở
các nơi khác nhưng nhiều người đi làm nên rất bận rộn và không có thời gian
để đi xa mua thì cửa hàng ở đây là một sự lựa chộn rất hợp lý.
+ Chung cư lớn, nhỏ ở Hà Nội và ngoại thành rất nhiều, những nơi đó biệt lập
và xa các siêu thị và các cửa hàng.
+ Đặc biệt quan trọng đó là việc tập trung đông dân cư và thu nhập của người
dân ở đây cũng tương đối khá và ổn định.


Thứ ba,mở mạng lưới đại lý bán hàng.


Với phương châm thoả mãn tốt ọi nhu cầu của khách hàng về hàng hóa,
công ty cần tạo ra một hệ thống, các cơ sở đại lý để cung cấp hàng hoá đến
tay khách hàng một cách thuận tiện. Hiện nay công ty hầu như không có đơn
vị làm đại lý cho mình. Đây là một khó khăn đặt ra cho công ty, đặc biệt
trong điều kiện hiện tại, khi mà việc mở rộng các phương thức bán hàng cho
phù hợp không những giúp doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị
trường mà hàng hoá của công ty có thể cạnh tranh với các loại sản phẩm khác.
Mở đại lý công ty phải trả hoa hồng cho đại lý nhưng bù lại công ty không
phải trả chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi
phí dịch vụ mua ngoài, và các chi phí khác. Đó là cách làm tăng doanh thu,
tiết kiệm chi phí, tăng uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Trên
cơ sở đó, công ty nên mở rộng một số đại lý bán hàng ở những địa bàn thích
hợp, công ty sẽ không phải đầu tư thêm vốn mà có điều kiện đưa sản phẩm
của mình tới tay khách hàng bằng con đường nhanh nhất. Đồng thời nó còn
giúp công ty nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, tránh trường hợp sản phẩm
tồn kho nhiều dẫn đến tình trạng không thu hồi được vốn và việc kinh doanh
không được liên tục.
Mặt khác, công ty hiện nay đang áp dụng hai phương thức bán buôn và
bán lẻ theo phương pháp trực tiếp. Hai phương pháp bán hàng này cũng rất có
hiệu quả và có doanh thu bán hàng cao. Nhưng đặc điểm của công ty là kinh
doanh tất cả các mặt hàng kể cả đồng hồ, máy tính, quạt bàn,.. và rất nhiều
chủng loại hàng hoá thì cũng nên bán hàng theo phương thức đại lý. Mạng
lưới đại lý bán hàng càng nhiều sẽ giúp hàng hoá của công ty tiêu thụ nhiều
hơn. Tất nhiên phải chọn đại lý có nghề nghiệp bán hàng, có năng lực quy mô
và có vật tư đảm bảo không gian lận.
Thứ tư, đó là công ty nên chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho các cửa

hàng cũng như cho các nhà kho. Điều đó giúp nâng cao năng suất lao động
đồng thời tránh lãng phí trong khâu dự trữ, bảo quản và vận chuyển.


Thứ năm, tách nhân viên thủ quỹ và thủ kho ra làm hai người.


MỤC LỤC

I. Tổng quan về công ty bách hoá Hà Nội..........................................................1
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................................1
2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty........................2
a. Hình thức hoạt động chủ yếu là kinh doanh thương mại......................2
b. Chức năng................................................................................................2
c. Nhiệm vụ..................................................................................................2
d. Phương thức kinh doanh..........................................................................3
e. Mặt hàng kinh doanh...............................................................................3
g. Nguồn hàng chủ yếu................................................................................3
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty............................3
3.1. Ban giám đốc........................................................................................4
3.2.Hệ thông các phòng ban........................................................................5
a.Phòng kế hoạch kinh doanh......................................................................5
b. Phòng tài chính kế toán..........................................................................5
c. Phòng tổ chức hành chính.......................................................................8
d. Phòng thanh tra, bảo vệ...........................................................................8
e. Phòng y tế.................................................................................................8
4. Tình hình thực hiện công tác tài chính của công ty Bách Hoá Hà Nội. 8
II. Thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh
doanh của công ty.................................................................................................9
1.Thực trạng về môi trường kinh doanh của công ty......................................9

1.1.Môi trường kinh doanh quốc tế.............................................................9
1.2.Môi trường ngành..................................................................................9
1.3.Môi trường kinh tế quốc dân...............................................................10
2.Các phương thức bán hàng:........................................................................11
2.1.Bán buôn qua kho.................................................................................11
2.2 Các nghịêp vụ bán lẻ hàng hoá:.........................................................12
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây (20022004)...............................................................................................................13
III. Đánh giá và đề xuất.....................................................................................15
1.Nhận xét đánh giá hoạt động kinh doanh ở Công ty Bách hoá Hà Nội..15
1.1.Ưu điểm................................................................................................16
1.2.Nhược điểm..........................................................................................17
2.Một số đề xuất............................................................................................18



×