Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải pháp để khai thác cơ hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.22 KB, 33 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thế giới hiện nay, xu hướng khu vực hóa, tồn cầu hóa là một xu hướng
khách quan, là sự phát triển tất yếu, có tính biện chứng của các nền kinh tế cá thể, đơn
lẻ đã phát triển đến một trình độ nhất định. Xu thế này là khơng thể tránh khỏi và cũng
không nên né tránh.
Quan hệ kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế ngày càng có vai trị quan trọng.
Đối với Việt Nam, câu hỏi có nên hội nhập không? Hội nhập ở mức độ nào giờ đây đã
khơng cịn mang tính thời sự nữa. Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay là khi
hội nhập, khi tham gia thương mại quốc tế, Việt Nam sẽ đối mặt với những cơ hội và
thách thức gì? Và giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đảm bảo phát
triển bền vững ra sao?
Xuất phát từ ý tưởng đó, cộng với sự tìm hiểu thực tiễn sinh động bằng các
phương pháp khoa học, tác giả bài viết đã lựa chọn đề tài :
“Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải
pháp để khai thác cơ hội”.
Với mục đích của nghiên cứu của tác giả, phạm vi đề tài chỉ giới hạn trong việc
tìm hiểu cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (chủ yếu là xuất khẩu) của Việt
Nam, trong đó tập trung vào những ngành hàng mà theo tác giả là có lợi thế của Việt
Nam so với các nước khác trong tương quan thương mại quốc tế.
Kết cấu của đề tài, ngồi Lời nói đầu, Kết luận, nội dung chính của đề tài bao
gồm:
Chương I: Lý thuyết về hoạt động thương mại quốc tế và cơ hội trong hoạt
động thưong mại quốc tế.
Chương II: Hoạt động thương mại quốc tế và cơ hội của Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu khai thác cơ hội trong hoạt động thương
mại quốc tế của Việt Nam.
Do trình độ nghiên cứu hạn chế, đề tài này chắc chắn cịn nhiều vấn đề cần phải
góp ý, sửa đổi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để đề tài được


hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cám ơn thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng đã
giúp tác giả hoàn thành đề tài này.

1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG II
LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

I.THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
1. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế xuất hiện từ hàng ngàn năm nay do yêu cầu tất yếu của
việc giao lưu quốc tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất vượt ra ngoài phạm vi
biên giới của một quốc gia. Việc hình thành và phát triển của thương mại quốc tế dựa
trên những cơ sở lý thuyết và thực tiễn nhất định. Ban đầu, chủ yếu và trước hết là do
thực tiễn đòi hỏi, người ta tổ chức và triển khai các quan hệ thương mại quốc tế một
cách tự phát. Càng về sau này, việc phát triển các quan hệ thương mại quốc tế đòi hỏi
một cơ sở lý luận vững chắc với sự chứng minh về những lợi ích đem lại từ thương
mại quốc tế cũng như các hoạt động kinh tế quốc tế khác. Các học thuyết quốc tế đề
cập đến nguồn gốc thương mại quốc tế bao gồm chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết về
lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lý thuyết lợi thế tương đối của Davi Ricardo, lý
thuyết về sự cân bằng giữa các yếu tố sản xuất của Heckscher – Ohlin, các lý thuyết
hiện đại về chu kì sống quốc tế của sản phẩm, về hiệu suất theo quy mơ, về làn sóng
cơng nghệ...
Thương mại quốc tế ra đời là một tất yếu khách quan của thực tiễn phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia trong hệ thống phân công lao động quốc tế:

- Ban đầu, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia như đất đai,
khi hậu, khống sản... đưa đến tình trạng mỗi quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất
một số loại sản phẩm nào đó và họ phải trao đổi cho nhau nhằm cân bằng phần dư thừa
về sản phẩm này với sự thiếu hụt về loại sản phẩm khác.
- Tiếp theo, do sự phát triển không đồng đều về kinh tế và khoa học - kỹ thuật
giữa các quốc gia đưa đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa chúng, thí dụ
khác nhau về nguồn vốn, về trình độ kỹ thuật, về bí quyết cơng nghệ, về nguồn nhân
lực và cả trình độ quản lý... Điều đó địi hỏi các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao
đổi quốc tế sang các yếu tố nói trên: di chuyển về vốn, về sức lao động, về công nghệ...
Khi ấy đối tượng tham gia vào việc trao đổi quốc tế được mở rộng hơn nhiều.
- Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến phân công lao động. Sự phân cơng
này dần dần vượt ra ngồi biên giới quốc gia, đưa đến sự chun mơn hóa và sự hợp
tác hóa lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Điều đó càng làm mở

2


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

rộng đối tượng và phạm vi trao đổi quốc tế sang các bán thành phẩm, nguyên liệu, chi
tiết sản phẩm.
- Đặc biệt, xuất hiện một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chun mơn
hóa giữa các quốc gia nhằm đạt tới quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất. Điều này
có nghĩa là, khơng phải mỗi nước đều tự mình sản xuất mọi thứ hàng hóa để đáp ứng
cho nhu cầu của mình kể cả trường hợp họ có đầy đủ nguồn lực để làm điều đó. Trái
lại, chính dung lượng của thị trường thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia phải biết tập trung
vào một số ngành và sản phẩm nhất định mà họ có lợi thế để đạt tới quy mơ sản xuất
tối ưu. Thí dụ như ngành chế tạo máy bay chở khách đòi hỏi và cho phép chỉ nên tập
trung chun mơn hóa một số hãng nhất định, không thể dàn trải ra nhiều quốc gia
được. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để thương mại quốc tế ngày càng phát triển

về bề sâu.
- Sự đa dạng hóa trong nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia là một cơ sở quan
trọng của việc phát triển các quan hệ thương mại quốc tế. Khi đời sống kinh tế ngày
càng phong phú thì người tiêu dùng tìm đến các mặt hàng phù hợp với thị hiếu và khả
năng thanh tốn của họ. Chính điều này giải thích nguồn gốc về quy mơ trao đổi
thương mại hết sức lớn giữa các nước công nghiệp phát triển (khoảng 70% tổng kim
ngạch thương mại quốc tế).
Như vậy cơ sở của sự phát triển thương mại quốc tế không chỉ là sự khác biệt
về điều kiện tự nhiên, về trình độ phát triển, về các nguồn lực sẵn có giữa các quốc gia
mà cịn ở sự đa dạng hóa về nhu cầu, ở sự ưu việt về chun mơn hóa, hợp tác hóa và
ưu thế của quy mơ tối ưu trong sự phân công lao động quốc tế.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các hoạt động kinh tế
diễn ra với quy mô ngày càng lớn, phạm vi các quan hệ kinh tế ngày càng rộng, tính
chất của chúng ngày càng phức tạp, trình độ phát triển của chúng ngày càng cao; quan
hệ giữa các quốc gia ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phân công
lao động diễn ra ở tầm quốc tế, các doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị trường ra bên
ngồi, trên cơ sở đó đưa thương mại quốc tế lên một tầm cao mới.
2. Thương mại quốc tế:
2.1. Khái niệm
Có nhiều cách tiếp cận thuật ngữ “thương mại quốc tế”:
Luật Thương mại (1995) CHXHCNVN: “Hoạt động thương mại là việc thực
hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục
đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội”.

3


Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Luật Thương mại (Điều 3, khoản 1) năm 2005 đưa khái niệm: “Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác”.
Theo UNCITRAL “Khái niệm thương mại cần phải được giải thích theo nghĩa
rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù có
hợp đồng hay khơng có hợp đồng. Quan hệ có bản chất thương mại bao hàm nhưng
không chỉ giới hàn đối với các giao dịch sau đây: bất kỳ giao dịch buôn bán nào nhằm
cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hay dịch vụ, hợp đồng phân phối, đại diện thương mại
hay đại lý, các cơng việc sản xuất, th máy móc thiết bị, xây dựng, tư vấn thiết kế cơ
khí, li-xăng, đầu tư, nhân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp đồng khai thác hoặc
chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh
doanh, vận tải hàng hóa hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt
hoặc đường bộ”.
Các khái niệm khác: “Thương mại là hoạt động mua bán các hàng hóa hữu hình
và vơ hình”.
Nhìn chung, các khái niệm tuy có khác nhau về phạm vi nội dung nhưng đều
nêu được bản chất thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, trong đó khái
niệm của UNITRAL là cụ thể và đầy đủ nhất.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi, mua bán hàng hố và dịch vụ giữa các chủ
thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra ngoài
phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi
giới theo nguyên tắc ngang giá.
Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc
tế và ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ
thương mại quốc tế có vai trị quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh
tế quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ
hàng hóa - tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên giác độ một
quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao

gồm:
- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (ngun vật liệu, máy móc thiết bị,
lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng...). Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Xuất và nhập khẩu hàng hóa vơ hình (các bí quyết cơng nghệ, bằng sáng chế
phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết bị kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị

4


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

máy móc, dịch vụ du lịch và nhiều loại hình dịch vụ khác...). Đây là bộ phận có tỷ
trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ
và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
- Gia công thuê cho nước ngồi và th nước ngồi gia cơng: Gia cơng quốc tế
là một hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và
do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Nó được phân chia thành
hai loại hình chủ yếu tuỳ theo vai trị của bên đặt hàng và bên nhận gia cơng. Khi trình
độ phát triển của một quốc gia cịn thấp, thiếu vốn, thiếu cơng nghệ, thiếu thị trường
thì các doanh nghiệp thường ở vào vị trí nhận gia cơng th cho nước ngồi. Nhưng
khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức th nước ngồi gia
cơng cho mình. Hoạt động gia cơng mang tính chất cơng nghiệp nhưng chu kì gia cơng
thường rất ngắn, đầu vào và đầu ra của nó gắn liền với thị trường nước ngồi nên nó
được coi là một bộ phận trong hoạt động ngoại thương.
- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến
hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngồi vào, sau đó lại tiến hành nhập khẩu
sang một nước thứ ba. Như vậy ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức
rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Cịn trong hoạt động chuyển khẩu khơng có
hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho lưu

bãi, bảo quản...
- Xuất khẩu tại chỗ: Trong trường hợp này hàng hóa và dịch vụ có thể chưa
vượt ra ngồi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động
xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đồn ngoại giao, cho
khách du lịch quốc tế... Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do
giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi
vốn nhanh, trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ.
2.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế:
Việc làm rõ những đặc điểm cơ bản của thương mại quốc tế giúp cho việc xác
định rõ hơn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thương mại quốc tế.
Một là, thương mại quốc tế là các mối quan hệ thoả thuận, tự nguyện giữa các
quốc gia độc lập, giữa các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Nó chỉ có thể phát
triển trên cơ sở giữ vững chủ quyền, thực hiện ngun tắc bình đẳng và các bên cùng
có lợi thông qua các hợp đồng kinh tế với sự chấp nhận của các bên. Có thể phát triển
thương mại quốc tế giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau nếu biết
đáp ứng và khai thác nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhau, đảm bảo sự cân bằng lợi
ích và giữ vững chủ quyền của các bên.

5


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Hai là, thương mại quốc tế diễn ra theo yêu cầu của các quy luật kinh tế cho nên
cần tôn trọng và vận dụng thành thạo các quy luật này ( ví dụ quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh.. ) để phát triển thương mại quốc tế. Quyền lợi quốc gia
và quyền lợi dân tộc chỉ có thể được xử lý một cách hài hòa và phù hợp trên cơ sở vận
dụng đúng đắn yêu cầu của các quy luật thị trường.
Ba là, thương mại quốc tế chịu sự tác động của các hệ thống quản lý khác nhau,
của các chính sách, luật pháp, thể chế của từng quốc gia cũng như của các điều ước

quốc tế. Khi tổ chức các hoạt động thương mại quốc tế, tất yếu diễn ra sự gặp gỡ, va
chạm giữa các hệ thống quản lý cũng như giữa các chính sách, luật pháp và thể chế của
từng quốc gia. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là một mặt phải thực hiện đúng các
yêu cầu của luật pháp và chính sách trong nước, mặt khác cũng phải biết tôn trọng và
vận dụng phù hợp với yêu cầu của luật pháp và chính sách của các quốc gia có liên
quan. Chính vì vậy, việc am hiểu luật pháp của nước mình và cả của quốc gia có liên
quan là hết sức cần thiết, đồng thời cần phải từng bước nâng cao tính tương thích giữa
hệ thống luật pháp trong nước với luật pháp và thơng lệ quốc tế. Việc tích cực đóng
góp vào xây dựng các điều ước quốc tế là một yêu cầu quan trọng trong việc phát triển
các quan hệ thương mại quốc tế.
Bốn là, thương mại quốc tế được vận hành gắn liền với sự gặp gỡ và chuyển đổi
giữa các loại đồng tiền. Sự phát triển của các quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong một quốc
gia được mở rộng ra phạm vi quốc tế. Quan hệ tiền tệ quốc tế vừa là phương tiện phục
vụ cho việc phát triển các quan hệ thương mại quốc tế nói chung, vừa tuân theo quy
luật vận động riêng của thị trường tiền tệ quốc tế. Bởi vậy, vấn đề tỷ giá hối đoái, cán
cân thanh toán quốc tế và việc quản lý ngoại hối trở thành những nội dung quan trọng
trong quá trình phát triển các quan hệ thương mại quốc tế. Trong điều kiện quốc tế hóa
mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính - tiền tệ trở thành vấn đề đáng
quan tâm trong chính sách của các chính phủ cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế.
Năm là, các khoảng cách về không gian - địa lý tác động trực tiếp đến quá trình
phát triển các quan hệ thương mại quốc tế vì nó ảnh hưởng đến thời gian và chi phí vận
tải. Những điều này ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động
thương mại quốc tế, từ khâu nghiên cứu thử nghiệm đến khâu sản xuất và tiêu thụ. Bởi
vậy, vấn đề về khoảng cách không gian - địa lý cần phải được chú ý thoả đáng khi
tham gia vào phân công lao động quốc tế, tiến hành chun mơn hóa và hợp tác hóa, tổ
chức hoạt động đầu tư cũng như xâm nhập thị trường.
Trong điều kiện hiện nay, thương mại quốc tế cịn có thêm một số đặc điểm
mang tính chất thời sự sau:

6



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Một là, quy mô thương mại mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu (Tổng kim
ngạch của thế giới về hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng 10.000 tỷ USD (2004), số lượng,
chủng loại mặt hàng, dịch vụ đa dạng, thương mại điện tử phát triển mạnh).
Hai là, phạm vi thương mại được mở rộng trên toàn cầu với khoang 6 tỷ người
(WTO chiếm 95% thương mại toàn cầu), tạo lợi thế theo quy mơ và có khả năng thu
lợi rất lớn.
Ba là, cạnh tranh thương mại diễn ra gay gắt (giá cả, chất lượng, dịch vụ, kiểu
dáng, hậu mãi...), bảo hộ thương mại tinh vi (rào cản kỹ thuật, thương hiệu, chống bán
phá giá, tìn báo kinh doanh, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ...)
Bốn là, tự do hóa thương mại là xu hướng vận động cơ bản của thương mại thể
hiện ở quá trình giảm thiểu và nới lỏng dần các rào cản thương mại để đạt tới một nền
thương mại tự do, minh bạch và công bằng.
Năm là, các nguyên tắc tự do hóa thương mại (WTO) trở nên hết sức chặt chẽ.
Như vậy, việc xem xét và nghiên cứu những đặc điểm trên, nhất là năm đặc
điểm sau cùng là rất quan trọng, có ý nghĩa sống cịn, quyết định thành bại trong hoạt
động thương mại quốc tế của các quốc gia và các tổ chức kinh tế.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế:
- Điều kiện tự nhiên.
- Trình độ phát triển kinh tế.
- Hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế, tập quán và cam kết quốc tế.
- Hệ thống chính trị.
- Lợi thế so sánh quốc gia.
- Các nguồn lực phát triển.
- Chính sách tài chính - tiền tệ.
- Trình độ nghiệp vụ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ.
- Tình trạng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh quốc gia...

2.4.Vai trò của thương mại quốc tế:
- Đem lai sự thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng mềm dẻo, linh hoạt nhưng vẫn
hiệu quả. Qua đó nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng khối lượng. số lượng, tỷ trọng
những ngành sản xuất các mặt hàng mà quốc gia có ưu thế, giảm các ngành khơng có
ưu thế. Qua đó đẩy mạnh q trình chun mơn hóa, giúp cho việc phân bổ và sử dụng
các nguồn lực của đất nước một cách tối ưu nhất.

7


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

- Đem lại nguồn thu đáng kể cho đất nước từ xuất khẩu và các dịch vụ thương
mại, cho ngân sách Nhà nước từ thuế, cho các bộ phận dân cư tham gia vào hoạt động
thương mại quốc tế.
- Nâng cao năng lực kinh doanh của các cơng ty. Hình thành nên một thế hệ
doanh nhân cũng như một thế hệ nguời lao động mới với những phẩm chất vượt trội
đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
- Tiếp thu được những thành tựu kinh tế, khoa học - công nghệ của thế giới,
giúp cho q trình đi tắt đón đầu, phát triển kinh tế đất nước.
- Làm thị trường hàng hóa trong nước phong phú, giá cả cạnh tranh đem lại lợi
ích to lớn cho người tiêu dùng và xã hội.
....
II. CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG M ẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm cơ hội:
Cơ hội có thể được hiểu tương đương như thuật ngữ “khả năng tốt” trong triết học.
Do vậy có thể hiểu cơ hội là cái “tốt đẹp” (tốt đẹp theo cách hiểu, theo mong muốn của
chủ thể tiếp nhận) hiện chưa xảy ra, nhưng sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp. Điều

kiện thích hợp ở đây bao gồm điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan.
Tuy nhiên, trong hoạt động thực tế, cơ hội khơng chỉ hồn tồn là khả năng tốt.
Nó chỉ là khả năng tốt khi ta biết tận dụng và biến nó thành hiện thực, nếu để các đối
thủ khác tận dụng được thì nó lại trở thành khả năng xấu.
Để có thể nhận biết được cơ hội, chúng ta phải nhận thức được bản chất và
những mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chúng ta có thể phán đoán được sự
vật, hiện tượng sẽ biến đổi theo hướng nào, nghĩa là chúng ta có thể nhận thức được
đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng. Điều này có ý
nghĩa phương pháp luận rất lớn trong việc tìm ra những cơ hội trong thương mại quốc
tế. Muốn thấy được cơ hội trong thương mại quốc tế, phải hiểu được bản chất của
thương mại quốc tế cũng như phải nhận thức được vị trí, khả năng của mình trong hệ
thống thương mại đó. Một trong những cơ sở giúp cho việc nhận thức là các lý thuyết
thương mại quốc tế.
2. Các lý thuyết thương mại quốc tế:
2.1. Lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế:
* Chủ nghĩa trọng thương: Quan điểm cơ bản là coi sự giàu có của một quốc
gia thể hiện ở khối lượng vàng và kim khí tích lũy được. Một quốc gia nên coi trọng
xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Chính phủ cần đóng vai trị quan trọng để đạt được

8


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

các mục tiêu bằng các rào cản, biện pháp và quy định. Quan điểm này có ưu điểm là
sớm nhận thức được tầm quan trọng của thương mại và vai trò của Nhà nước trong
điều tiết hoạt động thương mại. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng rất nhiều hạn chế, chẳng
hạn việc coi vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của các quốc gia, đánh đồng mức
cung ứng tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia, nhìn nhận thương mại quốc tế
như một trị chơi có tổng lợi ích bằng khơng (tức là chỉ một bên có lợi mà thơi), là

những quan điểm hồn tồn sai lầm.
* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Adam Smith cho rằng thương mại
tự do có lợi cho tất cả các quốc gia, và chính phủ nên thực hiện chính sách “khơng can
thiệp” vào hoạt động thương mại quốc tế nói riêng, và các hoạt động kinh tế nói chung.
Ơng cho rằng thương mại tự do sẽ giúp cho việc phân bổ và sử dụng nguồn lực thế giới
có hiệu quả hơn, từ đó tạo ra lợi ích cho từng nước tham gia vào hoạt động buôn bán ;
một quốc gia nên xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối (chi phí sản xuất thấp
hơn tuyệt đối so với quốc gia khác, chi phí sản xuất được tính bằng hao phí lao động,
chưa tính vốn, khoa học – cơng nghệ, thương hiệu...)
* Lý thuyết lợi thế so sánh của Davi Ricardo: Tư tưởng chính của lý thuyết này
là một quốc gia khơng có lợi thế tuyệt đối vẫn có thể tham gia vào thương mại nếu dựa
vào lợi thế so sánh. Mặt hàng có lợi thế so sánh là mặt hàng có chi phí sản xuất thấp
hơn tương đối so với các mặt hàng khác.
Nhìn chung, có thể thấy các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối
đều nhấn mạnh yếu tố cung, coi quá trình sản xuất trong mỗi nước là yếu tố quy định
thương mại quốc tế. Trong các lý thuyết này giá cả từng mặt hàng không được biểu thị
bằng tiền, mà được tính bằng số lượng hàng hóa khác, và thương mại giữa các nước
được thực hiện theo phương thức hàng đổi hàng. Những giả định này khiến cho sự
phân tích trở nên đơn giản hơn nhưng đồng thời vẫn giúp chỉ ra được nguồn gốc sâu xa
của thương mại quốc tế. Về mặt chính sách, các học giả cổ điển cho rằng thương mại
tự do là công cụ để mỗi nước cũng như thế giới nói chung, gia tăng sự thịnh vượng. Sự
can thiệp của Nhà nước chỉ dẫn đến làm giảm lợi ích tiềm năng từ thương mại. Q
trình chun mơn hóa sản xuất và trao đổi chỉ có thể đem lại lợi ích tối đa nếu như
nguồn lực được di chuyển trong phạm vi quốc gia
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hạn chế cơ bản nhất của lý thuyết cổ điển về
thương mại quốc tế là ở chỗ nó được xây dựng trên cơ sở học thuyết về giá trị lao
động, theo đó lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và đồng nhất trong tất cả các ngành
sản xuất. Do tính chất phi thực tế của học thuyết về giá trị lao động cho nên lý thuyết
lợi thế so sánh có nguy cơ bị bác bỏ. Tuy nhiên, vào năm 1936, G. Haberler đã trình
bày lại lý thuyết này trên cơ sở vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội.


9


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

* Lý thuyết chi phí cơ hội: Theo Haberler, chi phí cơ hội của mặt hàng X là số
lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X. Trong
hai quốc gia thì quốc gia nào có chi phí cơ hội của X thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh
về mặt hàng này. Về thực chất chi phí cơ hội chỉ là cách phát biểu khác của giá cả hàng
hóa tương quan.
* Lý thuyết Heckscher-Ohlin: Định lý H-O phát biểu “Một quốc gia sẽ xuất
khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu
tố sản xuất dồi dào ở quốc gia đó. Dựa trên lý thuyết H-O thì có thể hình dung rằng
những nước giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ là những nước xuất khẩu chúng trên thị
trường. Chẳng hạn như Việt Nam xuất khẩu dầu thơ, nơng sản, các mặt hàng sử dụng
nhiều lao động...
Ngồi định lý H-O, lý thuyết H-O cịn có một số mệnh đề bổ sung khác liên
quan đến mối liên hệ giữa mức độ trang bị các yếu tố, thương mại quốc tế, giá cả hàng
hóa và giá cả các yếu tố, tác động của sự gia tăng mức cung các yếu tố, và vấn đề phân
phối thu nhập:
- Định lý cân bằng các yếu tố sản xuất: Thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các
yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng, và nếu hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả
hai mặt hàng (tức thực hiện chun mơn hóa khơng hồn tồn) thì giá cả các yếu tố sẽ
thực sự trở nên cân bằng.
- Định lý Rybezynski: Tại mức giá hàng hóa tương quan khơng đổi thì sự gia
tăng mức cung của một yếu tố sản xuất sẽ làm tăng sản lượng mặt hàng sử dụng nhiều
yếu tố đó, và làm giảm sản lượng mặt hàng kia.
- Định lý Stolper – Samuelson: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó
tăng lên thì giá tương quan của yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản

xuất ra mặt hàng đó sẽ tăng lên, còn giá tương quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống.
2.2. Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế
* Thương mại dựa trên tính kinh tế theo quy mơ: Sản xuất được coi là có hiệu
quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ
nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn.
* Lý thuyết về khoảng cách cơng nghệ: Một quốc gia sẽ có lợi thế tuyệt đối tạm
thời mặt hàng mà minh phát minh, sáng chế ra. Lý thuyết này có thể giải thích cho hai
dạng thương mại. Thứ nhất, cả hai quốc gia có tiềm năng công nghệ như nhau nhưng
mỗi nước tiên phong trong một lĩnh vực thì vẫn có thể hình thành quan hệ thương mại.
Thứ hai, nếu một nước tỏ ra năng động hơn về công nghệ so với nước kia thì thương

10


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

mại quốc tế sẽ diễn ra theo chiều hướng nước thứ nhất thường xuất khẩu những mặt
hàng mới và phức tạp để đổi lấy những mặt hàng đã được chuẩn hóa từ nước thứ hai.
* Lý thuyết vòng đời sản phẩm: Các nhân tố cần thiết cho việc sản xuất một sản
phẩm mới sẽ thay đổi tuỳ theo vòng đời của sản phẩm đó.
Ngồi ra cịn một số lý thuyết khác như lý thuyết thương mại liên quan đến cầu,
lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Rostow, lý thuyết về cú hch lớn từ
bên ngồi, lý thuyết vịng luẩn quẩn, lý thuyết thương mại mới, lý thuyết về khả năng
cạnh tranh quốc gia, lý thuyết không gian tiền tệ tối ưu...
Tóm lại, việc nghiên cứu những lý thuyết trên là tiền đề, định hướng cho sự
nhận thức đúng đắn thực tiễn sinh động của thương mại quốc tế, nếu biết đánh giá
đúng khả năng của quốc gia mình thì sẽ chọn được cho mình những cơ hội để tham gia
thành công vào thương mại quốc tế.

11



Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM

I. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM:
1. Những nét tổng quát:
1.1. Xuất nhập khẩu của Việt Nam trước năm 2006:
Nói đến hoạt động thương mại quốc tế thì điều thu hút được sự quan tâm nhiều
nhất chính là sự lưu chuyển hàng hóa - dịch vụ của Việt Nam với phần còn lại của thế
giới. Điều này chủ yếu được thể hiện thông qua cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Một số thông tin về xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2005 trở về trước được thể
hiện trong phần Phụ lục, sau đây là một số nhận xét:
Thứ nhất, theo tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa các giai đoạn 1990-1995 (là
giai đoạn thương mại quốc tế của Việt Nam chưa phát triển), giai đoạn 1996-2000 (là
giai đoạn Việt Nam bắt đấu tham gia vào các tổ chức và diễn đàn của khu vực như
ASEAN, APEC) và giai đoạn 2001-2006 (thương mại quốc tế đã có sự khởi sắc), có
thể thấy giá trị xuất nhập khẩu tăng lên qua từng năm, càng về sau tăng càng mạnh.
Mức tăng này gắn liền với mức độ tham gia hoạt động thương mại quốc tế của Việt
Nam, điều này cho thấy được tầm quan trọng của thương mại quốc tế.
Thứ hai, số lượng các mặt hàng ngày càng nhiều, các hàng khơng chỉ tăng về số
lượng mà cịn tăng cả về mặt giá trị.
Thứ ba, trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thì xuất khẩu vào
thị trường APEC là lớn nhất, tiếp đến là thị trường ASEAN, tiếp đến là EU, OPEC và
các thị trường khác. Điều này được lý giải là do Việt Nam đã gia nhập ASEAN và
APEC trước, có được sự thông hiểu trong thương mại quốc tế đối với các thị trường
này ; hai đối tác lớn nhất của Việt Nam và cũng là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là

Hoa Kỳ và Nhật là thành viên của APEC ; thêm vào đó, do thuận lợi về các yếu tố khu
vực nên mức độ tự do mậu dịch của các thị trường này cũng cao hơn.
Thứ tư, trong cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam theo
danh mục tiêu chuẩn ngoại thương thì xuất khẩu chủ yếu là hàng thô hoặc mới qua sơ
chế, nhập khẩu thì ngược lại, chủ yếu là hàng chế biến hoặc đã qua tinh chế.
Thứ năm, trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện đất nước, Việt Nam đã có một số sản phẩm phát triển mạnh, chiếm
vị trí trong nhóm xuất khẩu hàng đầu thế giới. Những mặt hàng này đa phần là những
mặt hàng tận dụng được lợi thế của Việt Nam về điều kiện tự nhiên (khống sản; nơng,
12


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

thuỷ sản), về giá lao động (giày da, dệt may) và về vị trí trong việc tham gia chuỗi giá
trị tồn cầu (gia cơng, lắp ghép, sản xuất máy móc nhỏ, phụ tùng...)
Thứ sáu, nhờ thương mại quốc tế, Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế phù hợp, tập trung, chun mơn hóa vào một số ngành có lợi thế để sản xuất sản
phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Tỷ trọng của các ngành này trong nền kinh
tế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã lựa chọn những mặt hàng bất lợi
thế để nhập khẩu (chủ yếu là hàng tiêu dùng). Điều này giúp cho Việt Nam sử dụng
hiệu quả hơn các nguồn lực của đất nước.
Thứ bảy, qua hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam đã thu hút được rất
nhiều vốn đầu tư nước ngồi. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường là khu vực
hoạt động hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đóng góp
khơng nhỏ vào giá trị xuất khẩu của đất nước. Tỷ trọng của khu vực này trong nền kinh
tế Việt Nam ngày càng tăng cả về chất và lượng.
Thứ tám, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP (%) ngày càng
tăng, điều đó chứng tỏ quá trình tham gia thương mại quốc tế của Việt Nam khơng chỉ
tăng về lượng mà cịn biến đổi cả về chất.

Thứ chín, qua hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam đã học được rất nhiều
kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh, tiếp thu được những thành tựu khoa học - công
nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất, điều đó thể hiện ở giá trị gia tăng trong sản
phẩm xuất khẩu ngày càng tăng.

1.2. Xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2006
1.2.1. Xuất khẩu
Trong 10 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 24,2%,
đây là một điểm sáng của nền kinh tế, là kết quả của những nỗ lực rất lớn của các
doanh nghiệp và qua đó có thể khẳng định, nền sản xuất hàng hóa đang phát triển và
nâng cao được khả năng cạnh tranh, tạo đà cho những bước đi vững chắc trong năm
tới, khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Mười tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may, một trong những sản
phẩm xuất khẩu chủ lực, đã đạt 4,969 tỷ USD, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm
ngoái. Kim ngạch dệt may đã đạt hơn 90% kế hoạch xuất khẩu của cả năm và có khả
năng đạt kim ngạch 5,8-5,9 tỷ USD nếu khai thác tốt hạn ngạch dệt may còn lại vào thị
trường Hoa Kỳ trong 2 tháng cuối năm.
Trái với dự đốn khó khăn của ngành da giày khi Liên minh châu Âu (EC) điều
tra và áp đặt thuế bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da vào thị trường này, kim
ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành da
13


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

giày và EU cũng là thị trường chủ lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đã
nhanh chóng chuyển hướng mặt hàng giày thể thao mũ da sang các thị trường khác,
đặc biệt là thị trường châu Mỹ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay đã có 8 ngành xuất khẩu đạt trên 1
tỷ USD. Ngồi hai ngành nói trên, xuất khẩu dầu thô đạt 7,114 tỷ USD, thủy sản: 2,753

tỷ USD, sản phẩm gỗ: 1,531 tỷ USD, sản phẩm điện tử-vi tính: 1,414 tỷ USD, gạo:
1,21 tỷ USD, cao su: 1,09 tỷ USD ; 4 mặt hàng xuất khẩu trên 500 triệu USD như dây
điện, hàng thủ công mỹ nghệ, than đá, cà phê. Trong đó, kim ngạch cà phê có khả năng
đạt trên 1 tỷ USD trong năm nay (đến nay đã đạt 880 triệu USD) nhờ cà phê Việt Nam
đang vào thời vụ thu hoạch và giá xuất khẩu cà phê thế giới đang ở mức cao.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đã đạt 32,872 tỷ USD, tăng 24,2%
(cùng kỳ năm ngoái tăng 21,9%), bằng 87,1% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Trong đó có
2 mặt hàng đã đạt và vượt kế hoạch là than đá và chè.
Ngành công nghiệp của cả nước trong 10 tháng qua cũng tăng khá ấn tượng, tạo
khối lượng sản phẩm trị giá 411.627 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ và cũng là
mức tăng cao so với mấy năm gần đây. Với tốc độ tăng trưởng này, chỉ tiêu còn lại
trong hai tháng cuối năm là 5,48 tỷ USD khơng q khó khăn để hồn thành.
Trong các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thì Mỹ đang là thị
trường xuất khẩu số 1; xu hướng này càng trở nên rõ rệt hơn khi Việt Nam trở thành
thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tình hình này hàm chứa cả yếu tố
thuận và nghịch, cả lợi thế so sánh lẫn khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp Việt
Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2006, hàng
Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt tổng kim ngạch khoảng 3 tỷ USD, bằng gần nửa tổng
kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cả năm 2005, hay chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, trong khi, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2,104 tỷ USD, sang
Trung Quốc đạt 1,19 tỷ USD, sang Australia đạt 1,12 tỷ USD… Đây khơng phải là
hiện tượng mới, mà đã hình thành một cách vững chắc từ năm 2003 đến nay. Chẳng
hạn, năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 5 tỷ USD, thì với thị trường thứ
2 là Nhật Bản đạt hơn 3,5 tỷ USD; tương tự, năm 2005, hai con số này là 5,931 tỷ USD
và 4,411 tỷ USD, chênh lệch giữa 2 thị trường số 1 và số 2 vẫn ở mức khoảng 1,5 tỷ
USD.
Bộ Thương mại dự báo, với kết quả xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm cộng với
kết quả xuất khẩu quý IV thường đạt cao nên xuất khẩu năm 2006 có thể vượt mục tiêu
đề ra (38,44 tỷ USD). Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nước là
32,872 tỷ USD, tăng 24,2% (cùng kỳ năm ngoái tăng 21,9%), bằng 87,1% kế hoạch


14


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

xuất khẩu cả năm. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân hằng tháng trong 10 tháng
đầu năm nay đạt 3,2872 tỷ USD/tháng.
Bộ Thương mại dự đoán, nếu xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm đạt bình quân
như mức 10 tháng đầu năm, thì kim ngạch xuất khẩu cả năm 2006 đạt trên 39 tỷ, vượt
mục tiêu đặt ra tại Hội nghị Thương mại toàn quốc năm 2006 là 38,44 tỷ USD. Tuy
nhiên, các chuyên gia của Bộ nhận định, kết quả xuất khẩu những năm qua cho thấy,
kim ngạch xuất khẩu bình quân tháng của quý IV thường cao hơn các quý đầu năm,
nên xuất khẩu năm 2006 có thể cịn cao hơn dự kiến. Như vậy, xuất khẩu của cả nước
năm 2006 đạt 40 tỷ USD không phải không khả quan.
1.2.2. Nhập khẩu
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu trong 10 tháng đạt 36,869 tỷ USD, tăng
20,7% so với cùng kỳ. Không chỉ tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đang
tăng cao hơn kim ngạch nhập khẩu (24,2%/20,7%), mà nhiều mặt hàng nhập khẩu là
hàng tiêu dùng và linh kiện phụ tùng cũng giảm như ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô,
linh kiện xe máy, xăng dầu, phối thép, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và giày
dép…
Như vậy, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng đầu
năm 2006 vẫn không vượt khỏi xu hướng chung là tăng mạnh xuất khẩu những mặt
hàng có lợi thế, nhập khẩu những mặt hàng bất lợi thế như đã phân tích ở trên.
2. Tham gia thương mại quốc tế của một số ngành hàng Việt Nam có lợi thế thực trạng và cơ hội
2.1. Nơng sản
Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong xuất khẩu nông sản. Từ chỗ
20 năm trở về trước, Việt Nam hầu như không xuất khẩu nông sản, cho tới nay, Việt
Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và cà phê đứng thứ hai trên thế giới và cũng là

nước đứng trong nhóm quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản và nhiều sản phẩm
nhiệt đới khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè.
Nhìn vào bảng 1 ta thấy các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều có
xu hướng tăng lên, trong đó, về khối lượng tăng nhiều nhất là gạo, tiếp đến là cao su,
cà phê ; về tỷ lệ tăng nhiều nhất là hạt điều, tiếp đến là hồ tiêu và cao su. Đóng góp vào
tổng giá trị xuất khẩu nơng sản, đứng đầu là gạo, tiếp đến là cà phê, rau quả, hồ tiêu,
cao su và hạt điều nhân.
Bảng 1: Xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2000-2005

15


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Đơn vị
Hàng rau, hoa, quả
Hồ tiêu
Cà phê
Cao su
Gạo
Hạt điều nhân
Lạc nhân
Thịt đông lạnh và chế biến
Thực phẩm chế biến
từ tinh bột & bột ngũ cốc
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa
Đường
Chè
Dầu, mỡ động, thực vật
Tổng


giá trị

"
"
"
Nghìn tấn
Triệu USD
Triệu USD

2001
344.3
57.0
931.1
308.1
3720.7
43.6
78.2
41.7

2002
221.2
78.4
722.2
454.8
3236.2
61.9
106.1
27.3


2003
151.5
73.9
749.4
432.3
3810
82.2
82.4
21.1

2004
177.7
110.5
976.2
513.4
4063.1
104.6
46
39.9

59.7

Triệu USD
Nghìn tấn
"
"
"
"
"
Triệu USD


2000
213.1
36.4
733.9
273.4
3476.7
34.2
76.1
25.6

98.4

91.4

82.5

100.9

80.4
28.9
55.7
0
2563.3

191.5
32.4
67.9
30.1
2421.3


85.9
9.4
77.0
23.5
2396.6

67.2
10.7
58.6
22.1
2672.0

34.3
0.5
104.3
36.1
3383.6

Hình 1: Giá trị xuất khẩu nơng sản của Việt Nam giai đoạn1995-2005
Nhìn trên hình 1 ta thấy giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng đều qua
các năm, riêng trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 có sự tăng lên vượt trội, điều đó được
lý giải bởi sự được giá của các mặt hàng nông sản hơn là sự tăng lên về lượng xuất
khẩu, đó là sự biến đổi về chất. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì có 5 mặt

16

2005
235.5
109

892.4
587.1
5250.3
108.8
54.5

89.6
0.3
87.9
16.2
4866.6


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

hàng Việt Nam được đánh giá cao khi tham gia thương mại quốc tế, đó là gạo, cà phê,
hạt điều, hồ tiêu và rau quả.
2.1.1. Gạo
Gạo là một mặt hàng có lợi thế tuyệt đối của Việt Nam so với thế giới. Trong
những năm gần đây, Việt Nam luôn ở trong top 2 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu
gạo. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là tuy Việt Nam xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế
giới, nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 xét về giá trị xuất khẩu. Việt Nam phải bán gạo rẻ vì
hệ thống chế biến và tiếp thị yếu. Mặt khác, tuy nông dân Việt Nam đã đạt mức kỷ lục
về năng suất, sản lượng lúa và lợi nhuận, song do hầu hết nông dân đều trồng lúa trên
diện tích nhỏ nên khơng thể thốt nghèo - nếu chỉ trồng lúa. Một khâu yếu khác, cho
đến nay trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu hoặc nhãn hiệu gạo nổi tiếng
đặc trưng cho gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2006 được dự báo sẽ sôi động hơn năm 2005.
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, gạo chắc chắn sẽ là mặt hàng “nóng”
trong năm nay. Nhu cầu gạo trong năm 2006 của thế giới lên tới 412 triệu tấn, trong

khi nguồn cung chỉ vào khoảng 406 triệu tấn. Bên cạnh đó, cùng với những dự báo về
thời tiết sẽ khơng thuận lợi cũng ảnh hưởng đến thị trường gạo khi nhu cầu nhập khẩu
tăng lên. Đó sẽ là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam.
Trong những năm tới, cơ hội mở ra cho xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn,
ngoài việc tiếp cận với những thị trường mới như Iraq, Iran, Hàn Quốc và một số nước
châu Phi, với những thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Indonesia và
Philippines việc chú trọng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu mang một ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với nâng cao khối lượng và giá trị xuất khẩu
2.1.2. Hồ tiêu:
Hồ tiêu cũng là một mặt hàng có lợi thế tuyệt đối của Việt Nam so với thế giới.
Hồ tiêu Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay đang chiếm vị thế số 1 thế giới. Đây là
một điều đáng tự hào và cũng là cơ hội rất lớn của Việt Nam khi tham gia thương mại
quốc tế.
Hiện nay, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm tới 50% lượng hồ
tiêu xuất khẩu của cả thế giới. Tỷ lệ này có khả năng sẽ cịn tăng trong những năm tới.
Khơng những thế, Việt Nam đang được đánh giá là nhà cung ứng hồ tiêu lý tưởng nhất
trên thế giới với giá cả và chất lượng cạnh tranh. Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt
Nam (VPA), cũng như theo thống kê của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cho
biết, tính đến trung tuần tháng 9/2006, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 101.000 tấn
hồ tiêu, đạt kim ngạch 148 triệu USD, gần bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2005.

17


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Hiện tại, giá xuất khẩu hồ tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt từ mức
1.959USD/tấn - 2.000USD/tấn, tăng hơn 500USD/tấn so với thời điểm tháng 7/2006.
Trong nước, các doanh nghiệp thu mua cho nông dân với giá 31.500 đồng/kg tiêu đen,
cao gần gấp đơi so với giá bình qn năm 2005. Với giá thu mua trong nước và xuất

khẩu như trên, hồ tiêu Việt Nam đang có một năm đạt hiệu quả rất cao cả về sản xuất
lẫn kinh doanh. Sự tăng giá mạnh này không phải là nhất thời, bởi trừ Việt Nam, hầu
hết các nước xuất khẩu hồ tiêu đều đang bị giảm mạnh. Để sản lượng phục hồi cũng
phải mất ít nhất 3 năm. Điều này khiến cho cán cân cung - cầu trên thị trường thế giới
đã đổi chiều theo hướng có lợi cho nhà sản xuất. Dự kiến, mức giá cao hiện nay, không
những sẽ duy trì đến hết năm mà cịn kéo dài sang những năm tới và có thể cịn tăng
lên nữa. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp ngành hồ tiêu tiếp tục có được sự thống nhất
trong việc tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo VSATTP, thu mua và xuất khẩu… thì kim
ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2007 hồn tồn có thể tăng mạnh và
đạt tới 200 triệu USD.
Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Mỹ đến
33% tổng nhu cầu tiêu thụ; EU trên 40%… Đây là những thị trường lớn, có tính ổn
định lâu dài. Song song đó, các doanh nghiệp trong nước đã bán hàng trực tiếp cho nhà
nhập khẩu, hạn chế được xuất qua trung gian. Điều này làm cho giá xuất tăng, sản
lượng xuất khẩu tăng và tránh được tình trạng bị “ép” giá. Hiện tại, hồ tiêu Việt có mặt
ở 73 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu chiểm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất
khẩu tồn cầu, khẳng định vị trí số 1 trên thị trường. Tại hội nghị thường niên ngành
hồ tiêu quốc tế vừa được tổ chức ở Sri Lanka hồi đầu tháng 9, Việt Nam được bầu giữ
chức Chủ tịch trong năm 2007.
Thuận lợi của ngành hồ tiêu, trước hết là, năm nay, sản lượng hồ tiêu của các
nước Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… đều giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên
thế giới tăng mạnh. Mỹ là nước nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Các nước đông
dân như Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu cũng tăng cao. Cung
thấp hơn cầu, đã đẩy giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh và giá trong nước
cũng tăng theo. Mặt khác, chất lượng hồ tiêu trong nước gần đây cải thiện đáng kể từ
khẩu sản xuất, thu hoạch, đến chế biến… Nhiều nhà máy tích cực đầu tư cơng nghệ
chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, tạo được “thương hiệu” cho hồ tiêu
Việt trên thương trường quốc tế. Đặc biệt giá tiêu xuất khẩu của ta vừa phải, hợp lý
nên được khách hàng nhiều nước ưa chuộng.
Lợi thế mà hồ tiêu Việt Nam đang có, ngồi ngun nhân khách quan từ cung cầu thế giới, cịn có ngun nhân là ngành hàng hồ tiêu đã kiên trì giữ vững sự ổn định

trong sản xuất, sự phát triển trong kinh doanh suốt những năm khó khăn vừa rồi. Vì

18


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

thế, khi sản lượng hồ tiêu các nước khác suy giảm mạnh, thì hồ tiêu Việt Nam ngày
càng khẳng định được vị thế số 1 trên thị trường thế giới. Tại những hội nghị quốc tế
mới đây, hồ tiêu Việt Nam đều được khách hàng quốc tế đánh giá rất cao. Tại Hội nghị
các thị trường nguồn do IPC tổ chức, Việt Nam cũng được đánh giá là có vai trị quyết
định trong việc phối hợp với các nước thành viên IPC để giữ giá tiêu ổn định ở mức
cao. Sắp tới, với việc một số doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc đã vào Việt Nam
đầu tư xây dựng nhà máy để thu mua hạt tiêu, chế biến đưa về nước tiêu thụ trong
nước họ, hồ tiêu Việt Nam cũng sẽ lần đầu tiên đột phá được vào hai thị trường khó
tính này.
Dù giá đang cao, nhưng theo khuyến cáo của Cộng đồng hồ tiêu quốc tế, khơng
nên mở rộng diện tích trồng tiêu để tranh xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, khiến
cho giá tiêu lại rớt xuống thấp như cũ. Để ngành Hồ tiêu Việt Nam phát triển bền
vững, VAP đã khuyến cáo người dân không nên phát triển ồ ạt diện tích trồng tiêu. Kế
hoạch của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn là ổn định diện tích hồ tiêu cả
nước khoảng 50.000 ha và sản lượng ở mức 100.000 tấn/năm. Đẩy mạnh mơ hình “liên
kết 4 nhà” (Nhà nước, doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học) để đầu tư chuyển giao
công nghệ chế biến hồ tiêu cho nông dân, nâng cao năng suất và chất lượng nhằm tạo
ra những sản phẩm có giá cả cạnh tranh.
2.1.3. Rau quả
Hiện nay, rau quả Việt Nam có mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt
khoảng 136 triệu USD, tăng trên 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn cho biết, sản phẩm rau quả Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia và

lãnh thổ, trong đó các thị trường chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Mục tiêu của
ngành rau quả Việt Nam là đạt kim ngạch 280 triệu USD vào cuối năm, tăng trên 19%
so với năm ngối. Điều này khơng phải là khơng có sơ sở, vì cơ hội mở ra cịn rất
nhiều cho Việt Nam. Hiện nay, do cịn có một số hạn chế về khối lượng, chất lượng
đầu vào, kỹ thuật thu hái, lựa chọn, bảo quản, chế biến ; khả năng tiếp thị tạo thương
hiệu sản phẩm... nên Việt Nam chưa tận dụng được các cơ hội. Trong những năm tới,
với thị trường rộng lớn, nếu Việt Nam khắc phục được những hạn chế nêu trên thì cơ
hội cất cánh cho rau quả Việt Nam là rất khả thi.
2.1.4. Cà phê
Việt Nam hiện là một trong hai nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, có
thời gian Việt Nam đã vượt qua Brazil, vươn lên là nước dẫn đầu.

19


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Cà phê Việt Nam được thế giới đánh giá cao về chất lượng, tuy nhiên Việt Nam
mới chỉ xuất khẩu cà phê sơ chế, gần như chưa xuất khẩu được cà phê đã qua chế biến
nên chưa tạo được thương hiệu đối với người tiêu dùng trực tiếp. Điều này đồng nghĩa
với việc giá trị gia tăng trong cà phê của Việt Nam chưa cao, Việt Nam đang bán lợi
thế về điều kiện tự nhiên và lao động. Đây là thách thức và cũng là cơ hội của Việt
Nam khi tham gia thương mại quốc tế.
Trong các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay, Bỉ là thị trường
lớn nhất, tiếp đến là Mỹ, EU, Trung đông. Thời gian tới, thị trường đáng được quan
tâm nhất của Việt Nam chính là Mỹ vì đây là thị trường tiêu thụ và cũng là thị trường
nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới với khoảng 1,2 triệu tấn cà phê nhập khẩu, trị giá 3
tỷ USD mỗi năm.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê vối (robusta) vào Mỹ từ
năm 1994 và ngay năm đầu đã đạt 32 triệu USD. Năm sau đó (1995) xuất khẩu tăng

vọt lên 145,2 triệu USD. Dự kiến trong 10 năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Mỹ
tiếp tục tăng khoảng 10%/năm. Trong 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Mỹ hiện
nay có tới 8 nước Mỹ La tinh. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam bởi các nước này cùng với lợi thế về địa lý đã có thời gian dài thâm nhập thị
trường này nên nắm vững thói quen, thị hiếu và đã thiết lập được các kênh thâm nhập
hiệu quả. Bên cạnh đó, người Mỹ vẫn ưa chuộng sản phẩm cà phê chè (arabica) vốn
xuất xứ từ Mỹ La tinh hơn so với cà phê vối từ Đông Nam Á. Nhưng đây cũng là một
cơ hội đối với Việt Nam nếu có các chính sách xúc tiến thương mại tốt, tuy chưa thể có
được vị trí khả quan trên thị trường song việc tăng khối lượng xuất khẩu cà phê vào thị
trường Mỹ khơng phải là khơng có khả năng.
2.2. Khống sản
Bảng 2: Xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam giai đoạn 1998-2005
1998

Đơn vị
Crơm
Dầu thơ
Than đá
Thiếc

Triệu USD
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Tấn

1999

2000

2001


2002

2003

2004

2005

12145.0
3162.0
2389.0

14881.9
3259.0
2357.0

4.5
15423.5
3251.2
3301.0

3.4
16731.6
4291.6
2233.0

2.9
16876.0
6047.3

1668.0

8.1
17142.5
7261.9
1953.0

9
19500.6
11636.1
1843.0

17966.6
17986.5
1883.0

Khống sản Việt Nam là mặt hàng có lợi thế tuyệt đối. Trong cơ cấu các khoáng
sản xuất khẩu của Việt Nam đáng chú ý nhất là dầu thô và than đá. Đây là 2 tài nguyên
mà Việt Nam có trữ lượng tương đối phong phú, trong đó cịn có những nguồn hiện
nay Việt Nam chưa đủ điều kiện khai thác. Trên thị trường thế giới, nhu cầu về 2 mặt
hàng này chưa bao giờ đủ, chỉ lo cung không đủ cầu. Xét trong ngắn hạn, đây là một

20


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

lợi thế rất lớn của Việt Nam, nếu Việt Nam chủ động, ổn định được nguồn hàng và
nắm bắt khả năng biến động giá cả của thế giới thì sẽ thu được nguồn lợi rất nhiều từ
việc bán hàng giá cao (trong 6 tháng đầu năm 2006, nhờ giá cao, Việt Nam đã xuất

khẩu được 4,14 tỷ USD dầu thô). Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn thì việc xuất khẩu dầu
thơ là bán rẻ tài nguyên của đất nước vì khi ta bán dầu thô đi lại phải nhập các sản
phẩm chế biến từ dầu thô về để phục vụ nhu cầu trong nước, sự chênh lệch giá cả
không phải là nhỏ. Đây là một vấn đề vừa tạo cơ hội, vừa đặt ra thách thức đối với Việt
Nam.
2.3. Thuỷ hải sản:
Bảng 3: Xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam giai đoạn 1997-2005
Đơn vị

1997

Tơm đơng
Cá đơng
Mực đơng

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Triệu USD


782.0

858.0

973.6

1478.5

1816.4

2021.7

2199.6

2408.3

2738.7

"
"
"

Hàng thủy sản
Trong đó

1998

367.7
89.9

89.6

431.7
69.7
60.8

415.5
112.3
107.3

631.4
172.4
76.8

846.2
248.8
139.7

715.7
337.5
83.7

943.6
333.7
136.3

1084.5
491.5
62.5


Hình 2: Xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam giai đoạn 1998-2005
Giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam tăng đều qua các năm với tốc độ
tăng trưởng khá cao, trung bình là 17,79%, thấp nhất là năm 1998 với 9,72%, cao nhất
là năm 2000 với 51,86%. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản cụ thể của
các năm từ 1998 đến 2005 cụ thể như sau:
Năm

1997

199
8

1999

2000

21

2001

2002

2003

2004

2005


Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Tốc độ (%) 11,23 9,72 13,47 51,86 22,87 11,30
9,87
9,49 13,72
Về giá trị, tăng nhiều nhất là tôm đông lạnh (từ năm 1997 đến 2004 tăng 716.8
triệu USD), về tốc độ, tăng nhiều nhất là cá đơng (từ 1997 đến 2004 tăng 546,72%).
Nhìn chung các mặt hàng đều tăng qua các năm cả về số lượng và giá trị, riêng mặt
hàng mực đông dao động hình sin, do thiếu thơng tin nên tác giả khơng bình luận.
Đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam là mặt hàng
tôm đơng. Sau đây là tỷ lệ đóng góp cụ thể qua các năm:
Năm
1997
Tỷ lệ (%) 47,02

1998
50,31

1999
42,68

2000
42,71

2001
46,59

2002
35,40

2003

42,90

2004
45,03

Thị trường xuất khẩu hàng thuỷ hải sản chủ yếu của Việt Nam là Mỹ, với sự
tăng trưởng đột biến được đánh dấu ở 2 giai đoạn: năm 1006 sau khi bình thường hóa
quan hệ ngoại giao và sau ngày 10-12-2001, khi Hiệp định Thương mại song phương
Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực ; tiếp đến là thị trường EU, Nhật... Một điều đáng chú
ý là thuỷ hải sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu mới ở dạng sơ chế, chất lượng sản
phẩm chưa đồng đều, công tác kiểm định chưa được coi trọng, cịn thiếu một lộ trình
khoa học từ ni trồng đến xuất khẩu nên bị động bởi thị trường nên khi thị trường có
biến động xấu thì thường bị thiệt hại lớn, giá rẻ nên thường bị kiện phá giá... Nếu khắc
phục được những điều này thì cơ hội giành cho xuất khẩu của thuỷ hải sản Việt Nam là
rất lớn, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngoài việc các thị trường truyền
thống nới rộng hạn ngạch xuất khẩu, được luật pháp quốc tế bảo vệ trong các tranh
chấp thương mại, Việt Nam cịn có điều kiện tiếp xúc thêm với các thị trường mới (ví
dụ như thị trường Hàn Quốc)
2.4. Các mặt hàng cơng nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động
Bảng 4: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2000-2005
Đơn vị
Hàng điện tử, máy tính và linh kiện
Sản phẩm từ plastic
Dây điện và cáp điện
Xe đạp và phụ tùng
Ba lơ, túi, cặp, ví
Giày, dép
Hàng dệt, may
Hàng mây tre, cói, lá, thảm

Hàng gốm sứ
Hàng sơn mài, mỹ nghệ
Hàng thêu

2000
Triệu USD
"
"
"
"
"
"
"
"
"
"

22

2001

2002

2003

2004

788.6
95.5
129.5

66.6
0.0
1471.7
1891.9
92.5
108.4
36.2
50.5

709.5
119.6
181.0
129.4
183.3
1587.4
1975.4
103.1
117.1
34.0
54.7

605.4
143.4
187.7
122.7
237.2
1875.2
2732.0
113.2
123.5

51.0
52.7

854.7
170.2
291.7
155.4
243.3
2260.5
3609.1
141.2
135.9
59.6
60.6

1062.4
239.2
389.7
235.2
382.1
2691.1
4429.8
171.7
154.6
90.5
91.6

2005
1427.4
349.7

523.3
148.8
470.9
3039.6
4838.4
180.2
255.3


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Tổng giá trị

4731.4

5194.5

6244.0

7982.2

9937.9

11233.6

Hình 4: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2000-2005
Ta thấy giá trị xuất khẩu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam tăng
khá đều qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao là 19,07%, cao nhất là
năm 2003 với 27,84%, thấp nhất là năm 2000 với 9,79%. Đóng góp của các mặt hàng

tiểu thủ cơng nghiệp vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các năm là rất cao,
điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Đơn vị
Tổng giá trị XKHH của
VN (triệu USD)
Giá trị XK các mặt
hàng CN nhẹ (tr USD)

Tỷ số (%)

2000

2001

2002

2003

2004

2005

14482.7

15029.2

16706.1

20149.3


26485.0

32441.0

4731.4

5194.5

6244.0

7982.2

9937.9

11233.6

32.67

34.56

37.38

39.62

37.52

34.63

Điều này chứng tỏ những ngành hàng sử dụng nhiều lao động là một lợi thế rất
lớn của Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế.

Trong các mặt hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu của Việt Nam, có ba ngành
hàng thể hiện ưu thế nổi trội về cả giá trị xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, trong đó có hai mặt hàng truyền thống là giày dép, hàng dệt may và
một mặt hàng mới chỉ có từ năm 2000 nhưng bước đầu đã thu được một số thành tựu
khả quan, đó là hàng điện tử, máy tính và linh kiện.

23


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Thị trường lớn nhất của giày da Việt Nam là EU (chiếm khoảng 70% thị trường
xuất khẩu). Đối với hàng dệt may của Việt Nam thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ
(chiếm hơn 50% xuất khẩu dệt may của cả nước).
Một thực trạng tồn tại hiện nay đối với cả hàng dệt may và giày, dép của Việt
Nam là chủ yếu vẫn làm gia công, chưa phát triển được thương hiệu, mẫu mã riêng của
mình ; thêm vào đó giày, dép Việt Nam đang mắc phải rất nhiều vụ kiện bán phá giá
trên thị trường EU. Trong thời gian tới, khi đã đã là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ
được bãi bỏ hạn ngạch dệt may, giày dép ; các rào cản và tranh chấp thương mại sẽ
được xử lý theo luật lệ WTO.., tuy nhiên Mỹ và EU sẽ theo dõi sát sao và sẵn sàng áp
đặt các biện pháp tự vệ, hoặc áp đặt trở lại hạn ngạch nếu các công ty tại các thị trường
này khiếu kiện. Đây là một cơ hội mở ra thị trường xuất khẩu lớn cho dệt may, giày
dép nếu Việt Nam biết tận dụng.
Các mặt hàng gốm sứ, mây tre, mỹ nghệ, trang sức, quà tặng, đồ kim khí, dụng
cụ cơ khí cầm tay, đồ nhựa, vật liệu xây dựng, đồ dùng và trang trí trong nhà, trong
bếp, ngồi vườn, văn phịng phẩm... nhờ mở rộng mặt hàng và có những sản phẩm độc
đáo nên kim ngạch đã tăng đáng kể, tuy nhiên chưa tạo được mặt hàng chủ lực. Các
sản phẩm này cần được đầu tư để sản xuất công nghiệp, giảm mức độ thủ cơng để có
sản phẩm đồng đều và giá thành hạ.
....

II. CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thương mại quốc tế đem lại cho Việt Nam một số cơ hội chủ yếu sau:
1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi tham gia thương mại quốc tế, mà cụ thể nhất là gia nhập WTO, theo nguyên
tắc tối huệ quốc, Việt Nam sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm
phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hố của nước ta vì vậy
sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường
quốc tế.
Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số
ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO
rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Chẳng
hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt
hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng
lợi ích này nếu có mối quan hệ thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành
viên WTO. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang

24


Website: Email : Tel (: 0918.775.368

đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan,
từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam.
2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tham gia thương mại quốc tế, dưới sức ép phải phù hợp với thị trường để có cơ
hội phát triển, sẽ giúp chúng ta tự sửa đổi để có được một mơi trường pháp lý hồn
chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Sự kiện gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của
nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra,
cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh

bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút
vốn đầu tư của nước ngồi.
3. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến
môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép
cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ
phải vươn lên để tự hồn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho tồn
bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp
các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ
hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc
tế.
4. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp do các điều lệ quốc tế quy định
Môi trường thương mại quốc tế đã trở lên thơng thống hơn. Tuy nhiên, khi tiến
ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều rào
cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các cơng cụ được
quốc tế cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là
điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía Việt Nam, bởi Việt Nam là nước
nhỏ. Việc tham gia sâu rộng vào thương mại quốc tế bằng cách tham gia vào các tổ
chức, diễn đàn, hội... sẽ giúp Việt Nam sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của
các tổ chức này, qua đó có thêm cơng cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự
bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ
việc sử dụng cơ chế này.
5. Lợi thế do khoảng cách công nghệ đem lại

25


×