Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Gdcd con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.39 KB, 7 trang )

GDCD:

CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,
LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi
của xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật
khách quan.
- Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm.
2. Về kỹ năng:
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ
sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta
đối với sự phát triển toàn diện của con người.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động
hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm:
- Tiết 1: Phân tích rõ được Con người là chủ thể của lịch sử.
- Tiết 2: Làm rõ: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức:
Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu
học tập.


V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ: (nhắc lại kiến thức đã học)
Giới thiệu bài mới.
- GV giới thiệu bài: Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà
triết học duy tâm cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển
của lịch sử loài người. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học
khác, triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người, còn
người và xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu
phát triển của xã hội.
+ Giới thiệu nội dung cần nghiên cứu trong tiết 1.



C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1:
Chứng minh: Con người tự sáng tạo ra lịch
sử của chính mình.
- Mục tiêu: HS hiểu được chính con người
tạo ra lịch sử của chính mình.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS thảo luận về Vai trò
của lao động đối với sự phát triển của lịch sử.
+ HD học sinh nghiên cứu sgk, đọc tư liệu
tham khảo -> thảo luận.
Câu hỏi:
GV: Người tối cổ, người tinh khôn đã chế
tạo ra những công cụ lao động nào?
GV: Việc thay đổi công cụ lao động có ý

nghĩa gì đối với sự chuyển hoá từ vượn cổ
thành người ?
GV: Những công cụ lao động có ý nghĩa gì
đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử
xã hội ?
+ HS: Cả lớp trao đổi
+ GV: ghi nhanh ý kiến của HS lên góc bảng
phụ
+ GV: Nhận xét, kết luận: Lịch sử loài người
hình thành từ khi con người biết lao động sản
xuất. Nhờ chế tạo và sử dụng cclđ, con người
đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật để
chuyển sang thế giới loài người.

Nội dung kiến thức cơ bản
1- Con người là chủ thể của lịch sử.
a) Con người tự sáng tạo ra lịch sử
của mình.

* Hoạt động 2: Chứng minh con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh
thần cho xã hội, là động lực của các cuộc
cách mạng xã hội.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn học
sinh thảo luận theo nhóm
(phát phiếu học tập)
Nhóm 1: Lấy ví dụ chứng minh con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất cho xã


* Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật
chất:
- Để tồn tại và phát triển con người phải
lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất
để nuôi sống xã hội.
- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc
trưng chỉ có ở con người.
- Là kết quả quá trình lao động và sáng
tạo của con người.
Ví dụ:+Lương thực, thực phẩm

* Quá trình phát triển của con người:
- Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá,
cành cây làm công cụ lao động.
- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng
công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng
đồ kim loại.
* Quá trình phát triển của xã hội.
- Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong
hang động, núi đá, sau biết dựng lều.
- Người tinh khôn: Sống từng nhóm
nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình
thành thị tộc, bộ lạc.
=> xã hội loài người ra đời.
* Việc chế tạo ra công cụ lao động đã
làm cho xã hội ngày một phát triển.
* Tóm lại: Như vậy thông qua quá trình
lao động và chế tạo công cụ lao động đã
giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử
của chính mình.

b- Con người là chủ thể sáng tạo nên
các giá trị vật chất và tinh thần của xã
hội.


hội ?
Nhóm 2: Lấy ví dụ chứng minh con người là
chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh thần cho
xã hội ?
Nhóm 3: Chứng minh con người là động lực
của các cuộc cách mạng xã hội ?
- HS thảo luận theo nhóm, liệt kê các ý kiến
ra phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Lịch sử loài người hình thành khi con người
biết chế tạo công cụ lao động, xét cho cùng
đó là lịch sử phát triển của các PTSX mà
trong đó con người là lực lượng chính. Vì
vậy con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử,
con người cần biết tônbtrọng các quy luật
khách quan, biết vận dụng quy luật khách
quan trong các hoạt động thực tiễn của mình.

+ Tư liệu sinh hoạt
* Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
- Đời sống lao động của con người là
nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn
hoá, tinh thần

- Con người là tác giả của các công
trình văn hoá nghệ thuật
Ví dụ:+ Các kỳ quan thế giới
+ VN: Cung đình Huế, cồng
chiêng Tây Nguyên
c- Con người là động lực của các cuộc
cách mạng xã hội.
- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là
động lực thúc đẩy con người không
ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi
cuộc cách mạng xã hội đều do con
người tạo ra.
Ví dụ: Từ CXNT -> CHNL -> PK ->
TBCN - > XHCN
Kết luận: Con người là chủ thể của lịch
sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình
đó, con người luôn ton trọng và biết vận
dụng quy luật khách quan để phục vụ
cuộc sống của mình.

D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài.
- Con người sáng tạo ra lịch sử của mình ntn ? Cho ví dụ ?
Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị
vật chất tinh thần cho xã hội ntn? Cho ví dụ
E- DẶN DÒ :
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi số 1 trong sgk trang 59.
- Đọc trước nội dung mục 2 và phần
- Tư liệu tham khảo – sgk trang 60



Tuần…………tiết………..
Ngày soạn:……………….
Ngày dạy:………………..
Bài 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,
LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi
của xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật
khách quan.
- Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm.
2. Về kỹ năng:
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ
sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta
đối với sự phát triển toàn diện của con người.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động
hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm:
- Tiết 2: Làm rõ: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức:

Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu
học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
B- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gv: Nêu câu hỏi
Câu hỏi: Chứng minh: Con người là chủ thể của lịch sử ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, cho điểm
- GV nêu yêu cầu của bài học, trọng tâm của tiết 2.


C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Chứng minh: Con người là
mục tiệu sự phát triển của xã hội.
* Cách tiến hành:
1- Đặt vấn đề: GV ghi câu hỏi ra bảng phụ
cho học sinh thảo luận lớp:
Câu hỏi: Thông qua các hình tượng: Thần trụ
trời, Sơn Tinh, Đăm San hay Prômêtê trong
thần thoại Hy Lạp đã thể hiện khát vọng của
con người ngay từ buổi đầu lịch sử như thế
nào ?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân
- GV: Cho HS thảo luận, nhận xét và rút ra
kết luận.
2- HD phân tích:
- GV chia học sinh thành 3 nhóm, hướng dẫn

thảo luận.

Nội dung kiến thức cơ bản
2- Con người là mục tiêu sự phát
triển xã hội.
a- Vì sao con người là mục tiêu phát
triển xã hội.

- Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới
động vật, con người đã luôn khát khao
vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và
luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó
được thực hiện.

+ Nhóm 1: Em ước mong được sống trong
một xã hội như thế nào ?
- Trong quá trình phát triển của lịch sử,
những thành tựu KHKT đem lại cho
+ Nhóm 2: Hãy nêu những vấn đề lớn mà con người cuộc sống ngày càng tiến bộ
nhân loại cùng quan tâm hiện nay ?
hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn
đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe doạ
+ Nhóm 3: Theo em chúng ta cần làm gì để cuộc sống con người.
khắc phục các tình trạng đó ?
VD: + Vấn đề tài nguyên, môi trường,
- HS: Thảo luận theo nhóm, cử 1 đại diện bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố
trình bày.
- GV: Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung các ý
kiến.
- GV: nêu vấn đề chung: Vậy vì sao nói

con người là mục tiêu phát triển của xã Tóm lại:
hội ?
Con người là chủ thể của lịch sử nên
- HS phát biểu ý kiến cá nhân.
con người phải được coi trọng, mục tiêu
- GV nhận xét, kết luận
phát triển của xã hội phải là mục tiêu
nhằm phục vụ con người, đảm bảo các
quyền và lợi ích chính đáng và phải vì
hạnh phúc của con người.
* Hoạt động 2: Chứng minh: CNXH với sự 2- Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển
phát triển toàn diện cho con người.
toàn diện con người.


* So sánh các chế độ xã hội:
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Lịch sử xã hội loài người
đã trải qua những hình thái xã hội nào ?
- HS trả lời cá nhân
- GV ghi nội dung trả lời lên bảng phụ.
- GV HDHS so sánh: Hãy so sánh các chế độ
xã hội và nhận xét về sự đáp ứng mục tiêu
phát triển của các xã hội.
XH CXNT:…………………………..
XH CHNL:…………………………..
XH PK:………………………………
XH TBCN:…………………………..
XH XHCN:………………………….
GV: Qua so sánh em rút ra kết luận gì về

mục tiêu phát triển của các chế độ xã hội?
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.

CXNT: Mức sống thấp, con người
phụ thuộc tự nhiên
CHNL: Cuộc sống khó khăn, con
người bị áp bức, bóc lột
PK: Cuộc sống có phát triển nhưng
chậm, ý thức DT,TG, con người bị áp
bức, bóc lột.
TBCN: Kinh tế phát triển, đời sống
được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp
bức, bóc lột
XHCN: Kinh tế phát triển, chế độ công
hữu, con người được tự do phát triển
* Nhận xét: Xã hội loài người trải qua
5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ
XHCN mới thực sự coi con người là
mục tiêu phát triển của xã hội và mục
tiêu cao cả của CNXH là vì tự do, hạnh
phúc cho con người.

D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP:
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm toàn bài.
- Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
- Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người :
E- DẶN DÒ:
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong sgk, đọc
phần tư liệu tham khảo sgk trang 59.




×