Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Gdcd khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.04 KB, 6 trang )

GDCD:

KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
I- Mục tiêu bài học:
Học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng. Từ đó phê phán được
những biểu hiển của quan điểm phủ định siêu hình.
- Nhận biết được khuynh hướng phát triển chung của sự vật hiện tượng là cái mới
luôn thay thế cái cũ.
2. Về kỹ năng:
- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Mô
tả được hình “xoắn ốc” của sự phát triển.
- Nêu được ví dụ và phân tích được một số hiện tượng tiêu biểu cho sự ra đời của
cái mới trong xã hội ta hiện nay.
3. Về thái độ:
- Ủng hộ cái mới và làm theo cái mới.
- Tránh thái độ phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa một cách thiếu chọn lọc các giá trị
văn hoá nhân loại và truyền thống dân tộc.
II- Nội dung trọng tâm:
Học sinh hiểu rõ đặc điểm của phủ định biên chứng và khuynh hướng phát triển
của sự vật hiện tượng.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và động não.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; Sơ đồ về khuynh hướng phát triển
của sự vật hiện tượng, một số bảng so sánh giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu


hình và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu những điểm khác nhau giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi
về chất ? Cho ví dụ ?
Câu 2: Sử dụng câu 3 sgk trang 33.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài mới.


- GV nhận xét và dẫn dắt. Trong bài 4, bài 5 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu được
nguồn gốc, cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng
vận động, phát triển theo khuynh hướng như thế nào ? Nội dung bài 6 sẽ cho chúng ta
hiểu rõ được điều đó…
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Phủ định 1- Phủ định biện chứng và phủ định
là gì ?
siêu hình .
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát các sự vật hiện Phủ định là gì ?
tượng và nhận xét các ví dụ: Đốt rừng, chặt
cây, Hạt lúa xay thành gạo, quả trứng nở
thành gà con…
Câu hỏi: Các sự vật hiện tượng trên có một
đặc điểm chung là gì ?

- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật
hiện tượng nào đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phủ định biện chứng a) Phủ định siêu hình :
và Phủ định siêu hình.
* Mục tiêu: HS hiểu rõ và phân biệt được
khái niệm PĐBC và PĐSH.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm; phát phiếu học
tập và HD các nhóm thảo luận theo yêu cầu.
Nhóm 1: Cho các ví du:
- Gió bão làm đỏ cây
Là sự phủ định được diễn ra do sự can
- Động đất đổ sập nhà
thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở
- Ngắt một bông hoa
hoặc xoá bỏ sự tồn tại, phát triển của sự
- Giết chết một con sâu.
vật hiện tượng (chấm dứt sự phát triển)
Câu hỏi:
b) Phủ định biện chứng:
1, Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện
tượng trên ?
2, Nguyên nhân của nó là gì ?
3, Thế nào là Phủ định siêu hình ?
Nhóm 2: Cho các ví dụ:
- Hạt thóc mọc thành cây lúa.
- Quả trứng nở thành gà con
- Xã hội PK -> Xã hội TBCN

- NaOH + HCl = NaCl + H2O
Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển
Câu hỏi:
của bản thân sự vật hiện tượng, có kế
1, Nhận xét về kết quả của những sự vật hiện thừa những yếu tố tích cực của sự vật
tượng trên ?
hiện tượng cũ để phát triển svht mới.


2, Nguyên nhân của nó là gì ?
3, Thế nào là Phủ định biện chứng ?
Nhóm 3 và nhóm 4:
1, Hãy so sánh sự khác nhau giữa phủ định
biện chứng và phủ định siêu hình.
2, Đặc điểm của phủ định biện chứng là gì ?
Cho ví dụ minh hoạ ?
- Học sinh thảo luận theo nhóm, chuẩn bị nội
dung, cử đại diện trình bày.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét, phấn tích
và bổ sung thêm
- Rút ra kết luận.
- Củng cố: Phân biệt PĐBC và PĐSH
+ Con gà ->Quả trứng; Cái kén-> con tằm
+ Bão đổ cây cối; XHPK -> XHTBCN
+ Học tập: cấp 1-> cấp 2 -> cấp 3.

* Đặc điểm của Phủ định biện chứng.
Đặc điểm 1: Tính khách quan.
- PĐBC mang tính tất yếu, khách quan,
nguyên nhân sự phủ định nằm ngay

trong bản thân svht- đó là sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập. PĐBC tạo điều
kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.
Đặc điểm 2: Tính kế thừa.
- Tính kế thừa là tất yếu khách quan,
đảm bảo sự vật hiện tượng giữa lại yếu
tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu
cực, lạc hậu để sự vật hiện tượng phát
triển liên tục, không ngừng

D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
E- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập 5 tr.38
- Ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
VI- Gợi ý kiểm tra, đánh giá:
- Phương pháp kiểm tra: có 70% câu hỏi tự luận và 30% câu hỏi trắc nghiệm.


Tuần…………tiết………..
Ngày soạn:……………….
Ngày dạy:………………..

Bài 6

KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
I- Mục tiêu bài học: (Đã nêu ở tiết trước)
1. Về kiến thức:
2. Về kỹ năng:

3. Về thái độ:
II- Nội dung trọng tâm:
Học sinh hiểu rõ khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
1. Phương pháp:
Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và động não.
2. Hình thức tổ chức:
Đàm thoại kết hợp thảo luận lớp, thảo luận nhóm.
IV- Phương tiện dạy học:
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; Sơ đồ về khuynh hướng phát triển
của sự vật hiện tượng, một số bảng so sánh giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu
hình và phiếu học tập để củng cố bài học.
V- Tiến trình bài học:
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Nêu câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu những điểm khác nhau giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi
về chất ? Cho ví dụ ?
Câu 2: Sử dụng câu 3 sgk trang 33.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài mới.
- GV nhận xét và dẫn dắt. Trong bài 4, bài 5 phép biện chứng duy vật đã cho ta hiểu được
nguồn gốc, cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nhưng sự vật hiện tượng
vận động, phát triển theo khuynh hướng như thế nào ? Nội dung bài 6 sẽ cho chúng ta
hiểu rõ được điều đó…
C- DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 3: Tìm hiểu khuynh hướng sự 2- Khuynh hướng phát triển của sự

phát triển
vật hiện tượng .
* Mục tiêu: Học sinh hiểu rõ khuynh hướng
sự phát triển.


* Cách tiến hành:
- GV giảng giải: Mọi svht đều được sinh ra
cùng với khả năng phủ định của chính bản
thân nó. Những cái đang tồn tại đều là kết
quả phủ định cái đã tồn tại trước nó và đến
lượt nó, sẽ bị phủ định bằng những cái khác
mới hơn. Đó là phủ định của phủ định.
- GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS phân tích ví
dụ và thảo luận.
Ví dụ:
- Hạt thóc -> cây lúa -> hạt thóc ->…
- Con tằm -> cái kén -> con tằm…
- XH CHNL->XHPK->XHTBC->…
Câu hỏi:
GV: Xác định sự phủ định trong các ví dụ
trên: đâu là PĐ lần 1, PĐ lần 2 ?
GV: Phủ định lần 2 có ý nghĩa gì ?
GV: Đâu là sự vật tồn tại, sự vật mới, sự
vật mới hơn ?
- HS: Trả lời
- GV: Liệt kê các ý kiến, cho HS nhận xét và
tổng kết.
+ Cái mới hơn ra đời tiến bộ hơn, phát triển
hơn cả về lượng và chất. Như vậy sự phủ

định biện chứng diễn ra liên tục tạo ra
khuynh hướng tất yếu của sự phát triển, cái
mới luôn xuất hiện thay thế cái cũ. Khuynh
hướng sự phát triển là luôn vươn tới cái mới.
+ Khuynh hướng sự phát triển theo đường
xoáy trôn ốc.
Hoạt động 4: Rút ra bài học trong thực tiễn.
* Cách tiến hành:
- GV nêu ví dụ hướng dẫn HS phân tích và
rút ra kết luận về bài học cho bản thân.
GV: Bằng kiến thức đã học qua bài, hãy
giải thích những ví dụ sau và rút ra bài
học gì cho bản thân ?
Ví dụ:
1- Con gà phủ định quả trứng.
2- Cây mạ non phủ định hạt thóc
3- Xã hội TBCN phủ định xã hội Phong kiến.
4- Trình độ nhận thức của HS lớp 10 phủ
định trình độ nhận thức HS lớp 9.

a) Phủ định của phủ định.

- Trong quá trình vận động và phát triển
của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện
phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn
phủ định. Triết học đó là sự phủ định
của phủ định.
b) Khuynh hướng phát triển của sự vật
hiện tượng.
- Khuynh hướng phát triển của sự vật và

hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra
đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở
trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện
hơn.
c) Bài học:

- Nhận thức cái mới, ủng hộ và làm theo
cái mới.
- Tôn trọng quá khứ


- Cả lớp trao đổi
- Tránh bảo thủ cái cũ hoặc phủ định
- GV gợi ý, giải thích, khắc sâu kiến thức đã
học, rút ra bài học.
D- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
- GV khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- GV: Em hãy cho biết ý kiến đúng khi nói đến các quan điểm về “ Cái mới” theo ý
nghĩa Triết học trong những quan điểm sau:
a) Cái mới lạ hơn cái cũ.
b) Cái ra đời sau so với cái trước.
c) Cái phức tạp hơn so với cái trước.
d) Đó là những cái ra đời sau, tiến bộ hơn và hoàn thiện hơn.
E- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi sgk, làm bài tập 5 tr.38
- Ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
VI- Gợi ý kiểm tra, đánh giá:
- Trọng tâm: Bài 5, Bài 6.
- Phương pháp kiểm tra: có 70% câu hỏi tự luận và 30% câu hỏi trắc nghiệm.




×