Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2010 - 2014
Đề tài:

VẤN ĐỀ THỰC THI KHUYẾN NGHỊ VÀ PHÁN QUYẾT
CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ
CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Thạch Huôn

Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Lắm
Mssv: 5105874
Lớp: Luật hành chính-K36

Cần Thơ, tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Thời gian trôi qua thắm thoát đã gần bốn năm tôi học dưới mái trường Đại
học Cần Thơ. Cánh cửa Đại học mở ra chào đón tôi như cho tôi một cuộc sống mới,
cuộc sống gần như tự lập,cuộc sống xa nhà và xa quê. Giờ đây, cánh cửa Đại học từ
từ khép lại lưu giữ những kỷ niệm của thời sinh viên, hành trang mang bên người là
những kiến thức và kinh nghiệm sống mà bao năm tháng qua thầy cô đã tận tình
chỉ dạy. Để có cuộc sống như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
ba mẹ người đã nuôi dạy tôi khôn lớn và luôn động viên tôi mỗi khi khó khăn nhất.


Lời cảm ơn đến Thầy cô Khoa luật – Đại học Cần thơ đã truyền đạt kiến thức quý
báo đến tôi. Xin cảm ơn đến bạn bè thân yêu đã bên cạnh tôi, chia sẻ những niềm
vui nỗi buồn trong cuộc sống.Và cuối cùng xin cảm ơn đến thầy Thạch Huôn, người
đã chỉ dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bằng tất cả
lòng thành của mình, tôi xin chúc thầy cô được nhiều sức khỏe và thành công trong
cuộc sống.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................


WTO
DSB

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tổ chức thương mại thế giới
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

DSU

Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO

GATS
GATT

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại dịch vụ

TRIPS

Các khía cạnh liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ

MFN

Nguyên tắc tối huệ quốc

SCM

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp Đối kháng

ITC

Cục thương mại quốc tế của chính phủ Hoa Kỳ

DOC
ADA

Bộ thương mại Hoa Kỳ
Hiệp định chống bán phá giá

USITC

Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ

TRIMS


Hiệp định về các biện pháp Đầu tư liên quan đến thương mại


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU:……………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP CỦA WTO VÀ THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO……………………………………………...3
1.1. Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO………..3
1.1.1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO…………………..4
1.1.2. Khái quát chung về thủ tục thi hành quyết định của cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO…………………………………………………………12
1.2. Nội dung thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp cuả
WTO……………………………………………………………………………….19
1.2.1. Việc tuân thủ ngay lập tức và khoảng thời gian hợp lý của việc thi
hành khuyến nghị và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO……19
1.2.2. Sự giám sát của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO………….20
1.2.3. Áp dụng điều 21.5 của DSU………………………………………..21
1.3. Các biện pháp chế tài được áp dụng trong việc thi hành phán quyết
của cơ quan giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO…………………….23
1.3.1 Bồi thường thương mại……………………………………………...23
1.3.2 Tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ khác hay còn gọi là
“trả đũa thương mại”……………………………………………………………….25
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ
QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CÁC BIỆN PHÁP THI HÀNH CỦA WTO……………………………29
2.1. Một số ví dụ liên quan đến việc thực thi các khuyến nghị và quyết
định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO……………………………..29
2.1.1. Hoa Kỳ - cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ xẻ

mềm nhập khẩu từ Canada (Giải quyết tranh chấp số DS277)…………………….29
2.1.2. Vụ kiện Indonesia – Một số biện pháp nhất định ảnh hưởng đến
ngành ô tô………………………………………………………………………..…33
2.1.3. Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với túi nhựa
đựng hàng bán lẻ của Thái Lan…………………………………………………….36


2.1.4. EC - Biện pháp chống bán phá giá đối với cá hồi nuôi của Na-uy (Giải
quyết tranh chấp số DS337)………………………………………………………..37
2.1.5 Nhận xét từ các vụ kiện trên…………………………………………39
2.2. Những hạn chế trong áp dụng các biện pháp chế tài trong việc thi
hành phán quyết của WTO trên thực tế……………………………………...…40
2.2.1. Biện pháp bồi thường thương mại………………………………….40
2.2.2. Biện pháp trả đũa thương mại………………………………………43
2.3. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO…………………………………………………………...…45
2.3.1. Thuận lợi……………………………………………………………45
2.3.2. Khó khăn……………………………………………………………47
2.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về việc thực thi các quyết định của
cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và một số khuyến nghị cho Việt
Nam………………………………………………………………………………...48
2.4.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về việc thực thi các quyết định của cơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO………………………………………………48
2.4.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam khi tham gia vào cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO………………………………………………………………..49
2.5. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp chế tài trong việc thi hành phán
quyết của
WTO……………………………………………………………………………….50
KẾT LUẬN:……………………………………………………………………….54



Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức thương mại thế giới (chữ viết tắt của tiếng Anh là WTO), ra đời vào
ngày 01 tháng 01 năm 1995, là tổ chức có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực
thương mại. Ngày nay, với sự hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu mở rộng thị trường là
không thể thiếu vì thế không khỏi phát sinh những tranh chấp trong quá trình hoạt
động thương mại. Để giải quyết những tranh chấp thương mại đó, một cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại ra đời đánh dấu sự phát triển và thành công của WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã hoạt động 17 năm nay và “có năng
suất hoạt động cao nhất trong tất cả các hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế”1.
Theo số liệu của WTO, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày
01/01/2012, 427 vụ tranh chấp đã được chuyển đến cơ quan giải quyết của tổ chức
này,2 vượt xa tổng số vụ tranh chấp của GATT 1947. Trong khoảng thời gian 47 năm
từ năm 1948 đến 1995, chỉ có 132 báo cáo về giải quyết tranh chấp được ban hành.3
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được sử dụng bởi các thành viên phát triển
như Hoa Kỳ, Canada hay EU và các thành viên đang phát riển như Thái Lan, Ấn
Độ… Do đó, có thể khẳng định rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đang giữ
vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ sự bất bình đẳng và thương mại không công
bằng.
Việc thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO trong giai đoạn thi hành góp phần quan trọng trong cả quá trình giải quyết tranh
chấp. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vi phạm luôn tìm cách thực hiện khuyến nghị và
phán quyết đó trong khoảng thời gian hợp lý hơn là tuân thủ ngay lập tức. Khoảng
thời gian hợp lý là cơ hội duy nhất cho việc thực thi khuyến nghị nhưng đôi khi bên vi
phạm đàm phán với bên kia mức bồi thường hay bị trả đũa thương mại khi hết thời
gian hợp lý mà chưa thực hiện xong. Mặc dù có những biện pháp mang tư cách cưỡng

chế nhưng việc thực thi khuyến nghị và phán quyết trong thời gian hợp lý vẫn chưa
thực hiện xong làm cho hiệu quả giải quyết tranh chấp bị giảm.Trong giai đoạn thực
thi vẫn còn những lổ hỏng pháp lý cản trở sự vận hành hiệu quả của cơ chế giải quyết
1

Xem: Peter Van Den Bossche, the law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and
Materials, 2nd ed, Cup 2008, 169.
2
WTO website “Chronological list of disputes”, nguồn: htpp://www.wto.ogr/English/tra top-e/dispustatus-e.htm>accessed 29 January 2012.
3
Xem: Peter Van Den Bosche, Sdd.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

1

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

tranh chấp của WTO. Vì vậy, việc tìm ra các lổ hỏng đó là vô cùng quan trọng nhằm
đề ra các giải pháp hoàn thiện các biện pháp mang tính cưỡng chế làm cho việc thực
thi có hiệu quả hơn. Từ những phân tích trên, người viết chọn đề tài “Vấn đề thực thi
khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại
thế giới - WTO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích mà người viết mong muốn hướng tới trong đề tài này là tìm hiểu việc
bên thua kiện áp dụng cách thức trong giai đoạn thực thi khuyến nghị và phán quyết

của DSB để từ đó thấy được những hạn chế của các biện pháp thực thi với tư cách là
biện pháp cưỡng chế thi hành đối với việc không thực thi phán quyết của DSB. Cuối
cùng tìm ra hướng hoàn thiện các biện pháp mang tính cưỡng chế đó nhằm làm cho
việc thực thi có hiệu quả hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức tạp,
đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu và đi vào từng lĩnh vực pháp lý riêng lẽ. Tuy nhiên,
đối với đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu việc thực thi khuyến nghị và phán
quyết của bên thua kiện khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn
khổ của WTO theo quy định của hiệp định về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh
chấp của WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này người viết áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nghiên
cứu khác nhau như: phân tích luật viết, phương pháp so sánh, thống kê tổng hợp từ
thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn
về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
-

Lời nói đầu

-

Phần nội dung gồm có hai chương:

+ Chương 1. Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và thực
thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
+ Chương 2. Thực tiễn về vấn đề thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO và giải pháp hoàn thiện các biện pháp thi hành của WTO

-

Kết luận

GVHD: Th.S Thạch Huôn

2

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ VIỆC
THỰC THI QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO
1.1 Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được
đánh giá là một thành tựu của Vòng đàm phán Uruguay năm 1994. Về điều này, học
giả Mercurio đã viết: “Sự ra đời của WTO đã định hình lại một cách cơ bản hệ thống
thương mại thế giới, không chỉ bởi việc mở rộng phạm vi điều chỉnh là Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại (GATT) mà có lẽ quan trọng hơn là việc hình
thành một hệ thống giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc dựa trên các quy tắc
và thủ tục pháp lí”.4
Khuôn khổ pháp luật quan trọng nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO là Hiệp định về quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU).
Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục
đã được đưa vào cơ chế mới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét

xử của thủ tục này cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết
tranh chấp.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt
được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các
bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”.5 Xét ở mức
độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp
thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều
nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương
mại quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp mới đã tỏ rõ ưu thế của mình trong việc giải quyết
có hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO. Hiệu quả này
đạt được chủ yếu dựa trên các qui định hết sức chặt chẽ về thủ tục được nêu tại các
văn bản (nguồn) khác nhau, cơ chế thông qua quyết định mới (cơ chế đồng thuận phủ
4

Xem: Bryan Mercurio, “Improving Dispute Settle ment in the World Trade Organization: The

Dispute Settlement Understanding Review - Making it Work?’ 2004 38(5) J.W.T. 795. )
5

Điều 3.7 của Thỏa thuận DSU

GVHD: Th.S Thạch Huôn

3

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức

thương mại thế giới - WTO

quyết), các cơ quan chuyên môn độc lập với các thời hạn cụ thể. Không phải ngẫu
nhiên mà cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được coi là một trong những thành
công cơ bản của Vòng đàm phán Urugoay.
1.1.1 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO
1.1.1.1 Tham vấn
Tham vấn là việc các bên tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra
một thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết tranh chấp đó. Do đó, tham vấn song
phương giữa các bên là giai đoạn giải quyết tranh chấp chính thức đầu tiên.6
a. Mục tiêu tham vấn
Cuộc tham vấn song phương tạo cho các bên một cơ hội để thảo luận vấn đề và
tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho các bên mà không phải tranh tụng.7 Chỉ sau khi
các cuộc tham vấn bắt buộc đó không đem lại được một giải pháp thỏa đáng cho các
bên trong vòng 60 ngày thì bên khiếu kiện có thể đề nghị được xét xử thông qua Ban
hội thẩm.8 Thông thường các quốc gia đều cố gắng giải quyết các bất đồng ở giai
đoạn tham vấn nhằm hạn chế mức tối đa các thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên
đồng thời đảm bảo tính bí mật của các thông tin liên quan đến tranh chấp.
b. Cơ sở pháp lý và các yêu cầu đối với đề nghị tham vấn
Đề nghị tham vấn đem lại việc chính thức đưa một tranh chấp ra WTO và khởi
động quá trình áp dụng các quy định của DSU. Thông thường các cuộc thảo luận
không chính thức về vấn đề tranh chấp sẽ diễn ra trước khi có các cuộc tham vấn
chính thức trong WTO giữa các quan chức tại thủ đô hoặc các phái đoàn của các
thành viên liên quan. Tuy nhiên, ngay cả khi đã diễn ra các cuộc tham vấn trước thì
bên khiếu kiện vẫn cần phải tuân theo các trình tự tham vấn quy định trong DSU như
là một điều kiện tiên quyết để tiến hành các bước của quy trình tiếp theo trong WTO.
Thành viên khiếu kiện đưa ra đề nghị tham vấn với thành viên bị kiện nhưng
cũng phải thông báo đề nghị này tới DSB, các Hội đồng và Ủy ban giám sát Hiệp
định liên quan. Các thành viên chỉ phải gửi một văn bản thông báo tới Ban Thư ký
nêu rõ các Hội đồng và Ủy ban liên quan khác. Sau đó, Ban Thư ký sẽ phân phát các

văn bản tới các cơ quan liên quan cụ thể. Đề nghị tham vấn sẽ thông báo cho toàn thể
các thành viên của WTO và công chúng về sự khởi đầu của một tranh chấp.
6

Khoản 2 điều 4 của Thỏa thuận DSU
Điều 4.5 của Thỏa thuận DSU
8
Điều 4.7 của Thỏa thuận DSU
7

GVHD: Th.S Thạch Huôn

4

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

Một đề nghị tham vấn phải được đệ trình bằng văn bản và phải đưa ra các lý do
đề nghị. Đề nghị này phải xác định các vấn đề gây tranh cãi và chỉ ra các cơ sở pháp
lý của bên khiếu kiện.9 Trong thực tế, các đề nghị tham vấn này rất ngắn gọn: không
dài quá một hoặc hai trang nhưng phải đầy đủ, chính xác, bởi vì các đề nghị tham vấn
này sẽ là tài liệu chính thức đầu tiên của WTO phát sinh từ một tranh chấp và mỗi
tranh chấp sẽ được đánh mã số tài liệu riêng.
c. Hệ quả của việc khởi kiện
Trước khi khởi động các cuộc tham vấn, thành viên có nghĩa vụ tiến hành đánh
giá xem liệu việc khởi kiện theo hệ thống giải quyết tranh chấp có hiệu quả hay
không. Mục tiêu của cơ chế giải quyết tranh chấp là bảo đảm một giải pháp tích cực

để giải quyết tranh chấp và theo Điều 3.7 của DSU thì các thành viên của WTO có
trách nhiệm tự đánh giá trong việc quyết định liệu có hiệu quả hay không khi khởi
kiện một vụ kiện Bên bị khiếu kiện (bên được đề nghị tham vấn) có nghĩa vụ chấp
thuận xem xét một cách thiện chí đề nghị tham vấn cũng như cố gắng tạo cơ hội để
tham vấn .10
Các cuộc tham vấn thường diễn ra trong các phòng kín và nội dung của các
cuộc tham vấn này không được tiết lộ cho bất cứ một Ban hội thẩm nào mà sau đó
được giao trách nhiệm giải quyết vấn đề. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị
khiếu kiện phải trả lời đề nghị tham vấn trong vòng 10 ngày và phải bước vào tham
vấn với thiện chí trong khoảng thời gian không quá 30 ngày sau ngày nhận được đề
nghị tham vấn. Nếu bên bị khiếu kiện không đáp ứng các thời hạn trên, bên khiếu kiện
ngay lập tức có thể tiến hành các bước để có thể xét xử giải quyết tranh chấp và đề
nghị thành lập một Ban hội thẩm. Nếu bên bị khiếu kiện cam kết tham vấn thì bên
khiếu kiện vẫn có thể tiến hành đề nghị thành lập một Ban hội thẩm trong khoảng thời
gian sớm nhất là 60 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham vấn, với điều kiện là vẫn
chưa tìm được một giải pháp thỏa đáng nào trong quá trình tham vấn. Tuy nhiên, bước
tham vấn có thể kết thúc sớm hơn nếu các bên cùng cân nhắc thấy rằng các cuộc tham
vấn không giải quyết được tranh chấp.
d. Bên thứ ba trong các cuộc tham vấn
Một thành viên của WTO không phải là bên khiếu kiện cũng không phải là bên
bị khiếu kiện có thể quan tâm đến vấn đề mà các bên tranh chấp đang thảo luận trong
9

Điều 4.4 của thỏa thuận DSU
Điều 4.2 của thỏa thuận DSU

10

GVHD: Th.S Thạch Huôn


5

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

các cuộc tham vấn của họ. Có thể do họ có lợi ích thương mại nên cảm thấy bị ảnh
hưởng tương tự do các biện pháp bị kiện hoặc ngược lại. Thành viên quan tâm cũng
có thể có mặt tại các buổi thảo luận về bất kỳ một giải pháp thỏa hiệp nào vì thỏa
thuận như vậy có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
Thành viên quan tâm có thể đề nghị tham dự vào các cuộc tham vấn nếu họ có
lợi ích thương mại đáng kể trong vấn đề đang được thảo luận. Đề nghị đó phải được
gửi tới các thành viên tham vấn và DSB trong vòng 10 ngày kể từ khi đề nghị tham
vấn đầu tiên được gửi tới các thành viên. Thành viên bị kiện cũng phải đồng ý là ý
kiến về việc có lợi ích thương mại đáng kể là có căn cứ. Nếu bên bị khiếu kiện không
đồng ý về vấn đề này thì thành viên quan tâm không thể có mặt tại các cuộc tham vấn
cho dù lợi ích thương mại đáng kể được viện dẫn có chính đáng như thế nào đi nữa.
Tuy nhiên, thành viên quan tâm luôn có thể đề nghị tham vấn trực tiếp với bên bị
khiếu kiện, và điều này có thể mở ra một quá trình giải quyết tranh chấp riêng mới.
Tuy nhiên, các quy định về tham vấn trong WTO cũng bộc lộ một số hạn chế
nhất định như: làm thế nào để định lượng hoặc kiểm nghiệm được việc thực hiện
nghĩa vụ “tham vấn một cách thông cảm” của bên được yêu cầu tham vấn; trường hợp
tham vấn đạt được một thoả thuận thì thông báo về kết quả cần phải chi tiết đến mức
nào để các thành viên khác của WTO và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra được tính
hợp pháp của thoả thuận tham vấn (tránh hiện tượng thoả thuận đạt được đơn thuần
chỉ là sự thoả hiệp về lợi ích giữa các bên mà không dựa trên các quy định của WTO
và thực tế vi phạm vẫn tồn tại….)
1.1.1.2 Xét xử

Thủ tục xét xử là giai đoạn thứ hai sau thủ tục tham vấn của quá trình giải
quyết tranh chấp của WTO. Thủ tục xét xử được lập ra khi tham vấn không giải quyết
được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được tham vấn, nguyên đơn có
thể yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong trường hợp khẩn cấp, kể cả trong trường
hợp liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng, nếu việc tham vấn không giải quyết được
tranh chấp trong thời hạn 20 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, bên nguyên đơn có
thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Thủ tục xét xử được tiến hành ở hai giai đoạn:
Giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm và giai đoạn xét xử phúc thẩm.
a. Giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm
Giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm được tiến hành qua 6 bước:
Bước 1: Trước phiên họp đầu tiên

GVHD: Th.S Thạch Huôn

6

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

Ban hội thẩm yêu cầu các bên tranh chấp phải gửi văn bản cho Ban hội thẩm
trình bày ý kiến của mình đối với vụ tranh chấp và các chứng cứ có liên quan. Ban hội
thẩm căn cứ vào điều 7 của DSU đối chiếu với các điều khoản tham chiếu để xem xét
kiểm tra, theo tinh thần của điều khoản có liên quan, tên của các hiệp định do các bên
tranh chấp trích dẫn, vấn đề được đưa ra DSB bởi (tên của một bên) trong văn bản.
Việc xử lý như vậy giúp cho DSB đưa ra được các khuyến nghị hoặc các phán quyết
được quy định trong các hiệp định có liên quan điều chỉnh vấn đề đó. Nghĩa là Ban hội
thẩm phải xác định toàn bộ các hiệp định điều khoản liên quan tham chiếu trong quá

trình xét xử.
Bước 2: Các phiên xét xử
Ban hội thẩm tổ chức các phiên họp với các bên tranh chấp và bên thứ ba có
lợi ích thương mại liên quan, qua đó xác định vấn đề và kết luận vụ việc tranh chấp.
Sau khi các bên tranh chấp chuyển cho Ban hội thẩm văn bản đệ trình trong đó
trình bày tình tiết vụ kiện và lập luận của mình, ban hội thẩm tiến hành đi vào nội
dung cuộc họp đầu tiên với các bên tranh chấp. Cuộc họp này không công khai, chỉ có
các bên tranh chấp, và những bên có quan tâm, chỉ có mặt tại buổi họp khi được Ban
hội thẩm mời tham dự. Tại phiên họp này, các bên chỉ được trình bày quan điểm của
mình đối với vấn đề tranh chấp, chứ không được đưa ra ý kiến phản bác, đối chất. Sau
khi bên nguyên đơn trình bày vụ kiện của mình, bên bị đơn trình bày quan điểm của
mình. Các bên thứ ba đã có thông báo quan tâm đến vụ tranh chấp cho DSB phải
được mời bằng văn bản trình bày quan điểm của mình và bên thứ ba phải có mặt trong
suốt phiên làm việc đó. Các bên thứ ba được Ban hội thẩm tổ chức riêng cho mục này
chứ không tổ chức cùng lúc với nguyên đơn và bị đơn.
Phiên họp thứ hai: Bị đơn và nguyên đơn sẽ đối chất trực tiếp với nhau. Bị đơn
có quyền phát biểu ý kiến trước, sau đó tới nguyên đơn. Ban hội thẩm sẽ dành cho họ
một thời gian hợp lý để các bên tranh chấp đưa ra các ý kiến phản bác, bảo vệ quan
điểm của mình trước Ban hội thẩm cũng như phản bác ý kiến của phía bên kia. Các ý
kiến phản bác này phải được gửi tới bằng văn bản cho Ban hội thẩm trước khi cuộc
họp đó diễn ra.
Nếu bên thứ ba có lợi ích thương mại liên quan đề nghị Ban hội thẩm phải tổ
chức buổi họp riêng để nghe họ trình bày những lợi ích thương mại của mình bị xâm

GVHD: Th.S Thạch Huôn

7

SVTH: Ngô Thị Lắm



Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

hại do việc kiện tụng thì Ban hội thẩm tổ chức một cuộc họp thứ ba với bên thứ ba
đó.11
Bước 3: Tham khảo ý kiến của chuyên gia
Trong quá trình xét xử, nếu cần thiết Ban hội thẩm có quyền tìm kiếm thông
tin và tư vấn kỹ thuật từ bất cứ cá nhân hoặc cơ quan nào mà ban hội thẩm coi là phù
hợp. Quyền này được trao cho Ban hội thẩm với điều kiện Ban hội thẩm phải thông
báo cho các cơ quan có thẩm quyền nằm trong phạm vi quyền hạn của một Thành
viên đó. 12 Theo đó các nhóm chuyên gia tư vấn được thành lập và đặt dưới sự quản lý
của Ban hội thẩm, làm việc theo các thủ tục do Ban hội thẩm đưa ra và chịu trách
nhiệm báo cáo lên Ban hội thẩm về công việc của mình. Nhóm chuyên gia tư vấn
gồm những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đang xảy ra
tranh chấp. Công dân, các quan chức chính phủ của các bên tham gia tranh chấp
không được tham gia vào nhóm chuyên gia. Quy định này đảm bảo tính khách quan
trong quá trình Ban hội thẩm xét xử khi nhóm chuyên gia tư vấn không phải là chính
phủ của công dân của nước tham gia vào tranh chấp. Chính phủ của các bên tranh
chấp một phần nào đó sẽ bảo vệ chính công dân của nước mình bằng những lập luận
hay những điều luật trong nước của chính nước mình để tư vấn nếu được tham gia tư
vấn. Đây cũng là một quy định tạo tính khách quan và mức độ tin cậy đáng kể vào
quá trình giải quyết tranh chấp của WTO.
Thành viên trong nhóm chuyên gia làm việc theo tư cách cá nhân và không đại
diện cho bất kì một chính phủ hay tổ chức nào. Để đảm bảo tính trung lập của chuyên
gia tư vấn thì chính phủ hay những tổ chức quốc tế không được chỉ thị cho các
chuyên gia này về tiếp cận với các bên cũng như tiềm kiếm những nguồn thông tin
cần thiết. Báo cáo của nhóm chuyên gia được đệ trình đến ban hội thẩm trước khi gửi
đến các bên tranh chấp. Bản báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia rà soát chỉ có giá
trị tư vấn.

Bước 4: Nghị án và quá trình chuẩn bị báo cáo của ban hội thẩm
Sau khi các phiên xét xử miệng kết thúc, Ban hội thẩm đi vào nghị án nội bộ,
xem xét lại vấn đề và đi đến các kết luận về kết quả của vụ tranh chấp, các lập luận hỗ
trợ cho kết quả đó. Ban hội thẩm phải đưa ra một đánh giá khách quan về vấn đề pháp
11
12

Điều 10 của thỏa thuận DSU
Khoản 1 điều 13 của Thỏa thuận DSU

GVHD: Th.S Thạch Huôn

8

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

lý và tình tiết thực tế của vụ án đang tranh chấp để đánh giá mức độ phù hợp của biện
pháp gây tranh cãi so với các hiệp định có liên quan do bên nguyên đơn viện dẫn.
Thẩm quyền của Ban hội thẩm là áp dụng luật hiện hành của WTO chứ không phải
đưa ra luật. Theo quy định tại khoản 2 điều 19 DSU nhấn mạnh rằng:” Ban hội thẩm
không được bổ sung hoặc làm giảm quyền và nghĩa vụ nêu trong các hiệp định có liên
quan”.
Việc nghị án của Ban hội thẩm phải được giữ bí mật và báo cáo của Ban hội
thẩm phải được dự thảo với sự vắng mặt của các bên. Báo cáo của Ban hội thẩm chia
thành hai phần chính: phần mô tả và phần ý kiến đánh giá, kết luận. Phần mô tả bao
gồm lời giới thiệu, các khía cạnh tình tiết thực tế và khiếu kiện của các bên, tóm tắt

lập luận và tình tiết pháp lý của các bên và bên thứ ba. Theo khoản 1 điều 15 DSU,
ban hội thẩm sẽ gửi dự thảo báo cáo mô tả cho các bên để lấy ý kiến đóng góp. Các
bên được mời đóng góp ý kiến vào bản dự thảo mô tả trong vòng hai tuần (theo khung
thời gian làm việc trong phụ lục 3 của DSU). Điều này tạo cơ hội cho các bên bảo
đảm rằng tất cả các lập luận chủ chốt của họ được phản ánh trong phần mô tả và
những sai sót, những điểm không chính xác về nhận thức sẽ được sửa chữa. Phần ý
kiến đánh giá, kiến nghị là phần nêu ra trong lập luận của Ban hội thẩm để hỗ trợ cho
các kết luận cuối cùng. Việc thảo luận này là một cuộc thảo luận toàn diện về luật áp
dụng theo hướng những tình tiết thực tế được Ban hội thẩm xác định trên cơ sở những
chứng cứ được trình ra và lập luận của các bên. Các ý kiến cá nhân hội thẩm viên
được trình bày trong báo cáo của ban hội thẩm phải không được ghi tên người phát
biểu ý kiến đó.13
Sau khi hết thời hạn tiếp nhận ý kiến của các bên tranh chấp về mô tả, báo cáo,
Ban hội thẩm sẽ đưa ra một bản báo cáo giữa kì cho các bên. Nếu sau một tuần, các
bên không có yêu cầu về việc rà soát lại các phần của báo cáo thì báo cáo sơ bộ này
được coi là báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm. Báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm
phải tham chiếu những lập luận do các bên nêu ra trong giai đoạn rà soát giữa kì. Điều
này đã trở thành một mục riêng biệt của báo cáo mà trong đó ban hội thẩm thảo luận
về mức độ đúng sai của các ý kiến đóng góp của các bên trong giai đoạn rà soát giữa
kỳ.
Bước 5: Thông qua báo cáo cuối cùng

13

Khoản 3 điều 14 Thỏa thuận DSU

GVHD: Th.S Thạch Huôn

9


SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

Ban hội thẩm phải gửi báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp trong vòng
hai tuần sau khi kết thúc rà soát giữa kỳ. Một khi báo cáo được dịch ra các ngôn ngữ
chính thức (Anh, Pháp, Tây Ban Nha) của WTO14 thì báo cáo sẽ được gửi tới các
thành viên của WTO và trở thành tài liệu công khai.
Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo
của ban hội thẩm, các quan điểm và ý kiến của họ được ghi lại đầy đủ. Đây là dịp các
bên tranh chấp trình bày lại vụ việc thẩm tra sự giải thích của Ban hội thẩm liên quan
đến các chi tiết thực tế, cũng như các phát hiện và kết luận của Ban hội thẩm. Quy
trình thông qua báo cáo của Ban hội thẩm được coi như là một quy trình mang tính
chất tự động. Đây là một trong những tiến bộ quan trọng của hệ thống giải quyết tranh
chấp của WTO. Nó nhằm ngăn chặn tình trạng một bên có thể cản trở việc thông qua
báo cáo và thi hành phán quyết của ban hội thẩm.
Thủ tục thông qua báo cáo tự động bao gồm: trong vòng 60 ngày kể từ ngày
chuyển báo cáo cho các thành viên, báo cáo này sẽ được tự động thông qua tại phiên
họp của DSB,15 trừ xảy ra hai khả năng:
+ Một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo
của mình.
+ DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận thông qua báo cáo này.
Báo cáo của Ban hội thẩm có giá trị khi được DSB thông qua. Báo cáo đã được thông
qua này được coi là phán quyết của DSB và có hiệu lực ràng buộc các bên phải thi
hành.
b. Xét xử phúc thẩm
Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lí trong báo cáo của ban hội
thẩm (yêu cầu phúc thẩm) và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm. 16

Trong quá trình làm việc của cơ quan phúc thẩm, các bên tranh chấp và bên thứ ba
có quyền đệ trình ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ quan
này. Hoạt động của cơ quan phúc thẩm được giữ bí mật. Việc đưa ra xem xét và báo
cáo phải được thực hiện và tham gia của các bên tranh chấp.

14

Xem: General Information on Recruitment in the World Trade Organization, World Trade
Organization
15
Khoản 4 điều 16 Thỏa thuận DSU
16
Khoản 6 điều 17 Thỏa thuận DSU

GVHD: Th.S Thạch Huôn

10

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

Thủ tục phúc thẩm được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày một bên tranh
chấp chính thức gửi kháng cáo bằng văn bản tới Cơ quan phúc thẩm. Khoảng thời
gian này có thể gia hạn mức tối đa là 90 ngày, khi cơ quan phúc thẩm nhận thấy mình
không thể cung cấp kháng cáo trong vòng 60 ngày và cơ quan này đã thông báo bằng
văn bản cho DSB về lí do trì hoãn cùng với tham dự ý kiến đệ trình báo cáo. Việc quy
định như vậy để tránh bất cứ sự cố trì hoãn quá trình giải quyết trình chấp.

Trong quá trình xem xét các kháng cáo chỉ có bên tranh chấp và bên thứ ba đã
tham gia vào quá trình của ban hội thẩm mới được tham gia và trình bày ý kiến của
mình cũng như tranh luận tại cơ quan phúc thẩm. Quy trình này nhằm hạn chế số
lượng chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng phúc thẩm cũng như mở rộng phạm vi
vụ việc tranh chấp trong quá trình tố tụng phúc thẩm.
Thủ tục phúc thẩm sẽ được cơ quan phúc thẩm soạn thảo, với sự tham vấn của chủ
tịch DSB và tổng giám đốc WTO, sau đó được thông báo cho các thành viên. Quá
trình tố tụng phúc thẩm được giữ kín, các báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được soạn
thảo, không có mặt của các bên tranh chấp và theo tinh thần thông tin được cung cấp
và các tuyên bố được lập: các ý kiến của cá nhân, làm việc tại cơ quan phúc thẩm
được trình bày báo cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ không được ghi tên các nhân đó.
Kết quả của quá trình phúc thẩm có thể là việc giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ
các kết luận pháp lý và phán quyết của Ban hội thẩm. Kết quả kháng cáo được xem
xét được thể hiện bằng một báo cáo của cơ quan phúc thẩm. Báo cáo của ban hội
thẩm được DSB thông qua và được các bên tranh chấp vô điều kiện, trừ khi DSB
quyết định trên cơ sở đồng thuận không qua báo cáo của cơ quan phúc thẩm trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày báo cáo đó được gửi tới các thành viên. Thủ tục thông
qua không làm phương hại đến quyền của các thành viên thể hiện quan niệm, của
mình trong báo cáo này.

17

Khi đã được DSB thông qua thì bản báo cáo của cơ quan

phúc thẩm trở thành phán quyết của DSB và các bên tranh chấp buộc phải thi hành.
Không có bên nào có quyền kháng cáo bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm và phán
quyết cuối cùng của DSB.
1.1.1.3 Thi hành phán quyết:
Trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp thì giai đoạn thi hành nói
lên kết quả của các giai đoạn trước.Thủ tục thi hành đề ra nghĩa vụ và quyền lợi của


17

Điều 17 của thỏa thuận DSU

GVHD: Th.S Thạch Huôn

11

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Quyền của bên này tương ứng
với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Một vụ kiện thương mại xảy ra được giải quyết
theo trình tự thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận và cơ
quan giải quyết tranh chấp dựa vào quy định đó xác định bên thắng và bên thua kiện.
Khi đó, bên thua kiện phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên thắng kiện theo
phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Bên thắng kiện có quyền áp dụng
quyền của mình theo quy định cho phép nếu bên thua kiện không thực hiện nghĩa vụ
đối với mình. Theo quy định của hiệp định thỏa thuận những nguyên tắc và thủ tục
giải quyết tranh chấp của DSU thì bên thua kiện phải: Thông báo ý định về việc thi
hành khuyến nghị tại buổi họp của DSB triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ ngày
thông qua báo cáo. Nếu không thực hiện được ngay, bên đó có thể được gia hạn thực
hiện trong một khoảng thời gian hợp lý (thời hạn này do DSB quyết định trên cơ sở đề
nghị của các bên; hoặc do các bên tranh chấp thỏa thuận trong thời hạn 45 ngày kể từ
ngày thông qua khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng tài tiến hành trong vòng 90
ngày kể từ ngày thông qua khuyến nghị).

Việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB sẽ do chính DSB giám
sát. Bất kì một thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề thực hiện khuyến nghị hoặc
phán quyết tại DSB vào bất cứ thời điểm nào. Vấn đề này sẽ được đưa vào chương
trình nghị sự tại cuộc họp của DSB sau 6 tháng kể từ ngày ấn định khoảng thời gian
hợp lý và sẽ nằm trong chương trình nghị sự của DSB cho tới khi vấn đề được giải
quyết. Ít nhất là 10 ngày trước mỗi cuộc họp của DSB, thành viên thi hành phải cung
cấp cho DSB văn bản báo cáo tình hình tiến triển vụ việc thực hiện các khuyến nghị
hoặc phán quyết này.
Đối với tranh chấp do một thành viên đang phát triển khởi xướng vụ việc thì
DSB sẽ có những biện pháp thích hợp để thực hiện chế độ ưu đãi đối với các thành
viên đó. DSB sẽ chú ý hành vi thương mại của biện pháp bị khiếu nại cũng như ảnh
hưởng của biện pháp đó đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển.
1.1.2 Khái quát chung về thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp
WTO
1.1.2.1 Khái niệm về thi hành và thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh
chấp WTO
a) Khái niệm thi hành

GVHD: Th.S Thạch Huôn

12

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

Cụm từ thi hành xuất hiện nhiều trong các bản án hay văn bản pháp luật và
nó luôn gắn liền với một việc cụ thể do cơ quan, tổ chức, cá nhân bắt buộc đối tượng

nào đó thực hiện hoặc không thực hiện công việc đó khi vấn đề ban ra được mọi
người công nhận. Cụm từ thi hành có thể đi kèm các từ ngữ khác như: thi hành án dân
sự, thi hành quyết định. Một điều khoản chính thức được công nhận muốn cho điều
khoản ấy trở nên có hiệu lực (được thực hiện trên thực tế) thì phải thi hành việc làm
mà điều khoản ấy đưa ra. 18
b) Khái niệm về thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO
Thi hành quyết định cuả cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hiện nay
chỉ có hiệp định thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO
(DSU) chứ chưa có hiệp định hay công ước riêng biệt cho vấn đề thi hành quyết định
của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Do vậy, khái niệm thi hành quyết định
của cơ quan giải quyết tranh chấp có thể rút ra thông qua khái niệm thi hành án và thi
hành án dân sự từ các quan điểm sau:
 Thi hành án19
Thi hành án có thể được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của Tòa án trên
thực tế. Bản án, quyết định của Tòa án được hiểu là là văn bản pháp lý của Tòa án
nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên tòa, giải quyết về các vấn đề trong vụ án hình sự,
dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính. Việc thực hiện bản án,
quyết định của Tòa án có hiệu quả, một mặt bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của
Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội và công dân đối với phán quyết của cơ
quan nhân danh Nhà nước là Tòa án, mặt khác nó là biện pháp hữu hiệu để khôi phục
các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân bị xâm hại. Hiện nay,
xung quanh bản chất pháp lý của khái niệm thi hành án, còn có nhiều ý kiến khác
nhau:
Quan điểm thứ nhất của TS. Phan Hữu Thư cho rằng, thi hành án là một giai
đoạn tố tụng: "Bởi nếu tách ra thì sẽ không thực hiện được mục tiêu chung của toàn
bộ quá trình tố tụng. Khi chân lý được làm sáng tỏ thể hiện trong bản án, quyết định
của Tòa án, thì mới dừng lại ở việc làm rõ đúng hay sai, phải hay trái trên văn bản
18


Trung tâm Từ điển học Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2000,tr. 209, 510.

19

Htpp://www.kilobook.com

GVHD: Th.S Thạch Huôn

13

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

giấy tờ. Muốn nó được thực hiện trên thực tế, cần phải chờ ở hiệu quả của công tác thi
hành án. Vì vậy, thi hành án là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử. Ở giai đoạn
này, cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp được pháp luật quy định để đưa chân
lý trở thành hiện thực trong đời sống thực tế". ThS. Nguyễn Công Bình cũng cho
rằng, thi hành án là một giai đoạn tố tụng bởi lẽ: Hoạt động thi hành án gắn liền với
quá trình xét xử, tiếp theo quá trình xét xử. Thi hành án là hoạt động bảo vệ pháp luật
khác về bản chất với các hoạt động hành chính là tổ chức và quản lý. Thi hành án là
nhằm mục đích thực thi các phán quyết của Tòa án, đảm bảo các phán quyết của Tòa
án được thi hành và thi hành có hiệu quả trên thực tế. Hoạt động thi hành án này gắn
liền với quá trình xét xử, chịu sự chi phối của quá trình xét xử.
Quan điểm thứ hai của PGS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng, thi hành án là một
giai đoạn mang tính hành chính – tư pháp: Không thể đồng nhất hoạt động thi hành án
với hoạt động tố tụng, bởi lẽ hoạt động thi hành án có tính chất chính trị, pháp lý, xã
hội của nó. Nghiên cứu hoạt động thi hành án hiện nay cần đặt trong vấn đề xây dựng

nhà nước pháp quyền.
 Thi hành án dân sự: 20
Mặc dù không còn mới mẻ và xuất hiện tương đối phổ biến trong nhiều hình
thức văn bản khác nhau, trên nhiều diễn đàn khoa học, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn
nhiều quan điểm rất khác nhau về khái niệm thi hành án dân sự. Tựu chung lại những
ý kiến đó đều thể hiện rõ ở hai quan niệm cơ bản: (1) coi thi hành án dân sự là một
giai đoạn của tố tụng dân sự; (2) coi thi hành án dân sự là dạng hoạt động hành chính
– tư pháp.
Quan niệm thứ nhất cho rằng, thi hành án dân sự là một giai đoạn của tố tụng
dân sự, vì có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên những cơ sở của công
tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợi ích của
đương sự. quan điểm này thừa nhận không phải mọi hoạt động trong quá trình thi
hành án và quyết định của tòa án đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố
tụng dân sự… nhưng lại cho rằng thi hành án dân sự thực chất là hoạt động tố tụng
của tòa án, của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản án và
quyết định của tòa án được thi hành một cách chính xác, kịp thời.

20

Xem: Đặng Thành Vinh, chuyên đề pháp luật thi hành án dân sự, Viện khoa học xét xử Tòa án nhân
dân tối cao, số 1- 2009, tr 3.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

14

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức

thương mại thế giới - WTO

Quan niệm thứ hai lại cho rằng, thi hành án dân sự là dạng hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước. theo quan niệm này thì tố tụng là quá trình tiến hành giải
quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải qua nhiều giai đoạn
nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong thể thống nhất và xét xử là
giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng cho nên bản án, quyết định của Tòa án là kết
quả cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tố tụng.
Từ những khái niệm trên, người viết có thể định nghĩa thi hành quyết định
của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO như sau: Thi hành quyết định của cơ quan
giải quyết tranh chấp của WTO là giai đoạn cuối cùng của thủ tục giải quyết tranh
chấp theo quy định của WTO bắt buộc bên vi phạm các hiệp định thương mại liên
quan tuân thủ khuyến nghị và phán quyết ngay lập tức hoặc trong khoảng thời gian
hợp lý. Nếu hết khoảng thời gian hợp lý mà bên vi phạm không thực hiện khuyến nghị
và phán quyết của DSB thì buộc phải cưỡng chế thi hành bằng biện pháp bồi thường
hoặc trả đũa thương mại nhưng không làm chấm dứt nghĩa vụ của bên vi phạm đối
với bên bị thiệt hại khi chưa thực hiện xong khuyến nghị và phán quyết đó.
1.1.2.2 Phân loại cách thực hiện thi hành quyết định
Quyết định của DSB trên thực tế chỉ liên quan đến các bên tranh chấp, trong
đó bên vi phạm trong việc thi hành quyết định ấy phải thực hiện những hành vi nhất
định mà bên vi phạm không mong muốn trước khi đưa ra tranh chấp. Bên vi phạm là
bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết thương mại theo quy
định của các hiệp định thương mại trong quá trình hoạt động thương mại gây ảnh
hưởng đến lợi ích của phía bên kia. Theo quy định của DSU thì bên vi phạm có thể thi
hành quyết định của DSB trong hai cách sau:
Thứ nhất, bên thua kiện tuân thủ ngay lập tức của việc thi hành quyết định
của DSB đảm bảo lợi ích của các bên.
Thứ hai, nếu bên thua kiện không tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và
quyết định của DSB thì WTO cho phép thành viên vi phạm khoảng thời gian hợp lý
để thực thi quyết định trong những trường hợp cụ thể do thành viên thực hiện biện

pháp vi phạm có thể gặp cản trở do khó khăn về kinh tế hoặc quy trình xây dụng pháp
luật trong nước.
a. Tuân thủ ngay lập tức quyết định của DSB
Quyết định của DSB đưa ra được áp dụng cho các bên tranh chấp và bên thứ
ba có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mối quan hệ hợp tác thương mại giữa các bên.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

15

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

Quyết định đó dựa trên những lí luận, thực tiễn của vụ tranh chấp và dựa trên các quy
định của các hiệp định liên quan tạo ra khuôn khổ áp dụng cho bên vi phạm. Bên vi
phạm phải tuân thủ quyết định của DSB và làm nó trở thành có hiệu lực trên thực tế
bằng việc thực hiện các khuyến nghị và quyết định đó ngay khi có quyết định của
DSB.
Tuân thủ có nghĩa là chấp hành và thực hiện. Ngay lập tức là nhanh chóng,
không phải đợi thêm thời gian nào nữa cả mà từ khi có quyết định phải thực hiện.
Tuân thủ ngay lập tức nghĩa là chấp hành và thực hiện một công việc gì đó kể từ lúc
công việc đó được ban ra hay yêu cầu thực hiện đến một khoảng thời gian được ấn
định. Tuân thủ ngay lập tức không làm mất nhiều thời gian cho việc thực hiện thi hành
khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO và bên chịu thiệt hại cũng được
kết quả thỏa đáng từ phía bên vi phạm. Mọi nghĩa vụ mà bên vi phạm chấm dứt đối
với bên chịu thiệt hại khi bên vi phạm đã hoàn thành việc thực hiện khuyến nghị và
phán quyết của cơ quan giải quết tranh chấp WTO đưa ra.

b. Một khoảng thời gian hợp lí của việc thi hành quyết định của DSB
Khoảng thời gian hợp lý áp dụng trong trường hợp các khuyến nghị và quyết
định
của DSB không được thành viên vi phạm thực hiện ngay lập tức vì một lí do gì đó.
Chẳng hạn: khủng hoảng kinh tế, quy trình xây dựng luật trong nước… Khoảng thời
gian hợp lý tạo cho thành viên vi phạm một cơ hội khi việc tuân thủ ngay lập tức
không thể thực hiện thay vào đó là yêu cầu cần khoảng thời gian hợp lý để thực hiện
xong nghĩa vụ của mình đối với bên tranh chấp còn lại và bên thứ ba.
Thời gian hợp lý không nên hiểu là giai đoạn trong đó thành viên liên quan hành
động theo các nghĩa vụ của họ trong Hiệp định WTO. Điều này đã được nêu rõ trong
các báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đã được thông qua. Không
những thế, thời gian hợp lý là một ân hạn cho thành viên liên quan, trong giai đoạn đó
thành viên tiếp tục áp dụng các biện pháp không phù hợp với WTO, để sau đó đưa ra
các biện pháp này vào tuân thủ. Trong giai đoạn này, thành viên liên quan sẽ không
phải đối mặt với các hậu quả được DSU dự kiến trong trường hợp không thực hiện
nghĩa vụ.
Khái niệm “khoảng thời gian hợp lý” dành cho thành viên thực hiện biện pháp
vi phạm được giải thích rõ hơn trong vụ “Canada – bảo vệ bằng sáng chế sản phẩm
dược” như sau: “Rõ ràng hơn, một khoảng thời gian hợp lý” sẽ được cấp vô điều kiện.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

16

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO


Theo quy định của WTO thì khoảng thời gian hợp lí chỉ được cung cấp cho việc thực
hiện quyết định, “nếu việc tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và quyết định của cơ
quan giải quyết tranh chấp (DSB) là không thể thực hiện được”.
Thông thường, các thành viên vi phạm phải thực hiện ngay lập tức các khuyến
nghị và quyết định của DSB.Theo đó, “khoảng thời gian hợp lý” là một khoảng thời
gian trong trường hợp được ngầm hiểu là không phải là trường hợp thông thường và là
trường hợp không thể thực hiện ngay lập tức…”. 21
1.1.2.3 Chủ thể thi hành quyết định
Thi hành quyết định là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Giai đoạn này có thể quyết định hiệu quả làm việc cũng như việc đem lại
lợi ích công bằng cho các bên tranh chấp. Với việc các báo cáo của Ban hội thẩm và
Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua, DSB ra một “khuyến nghị và phán quyết”
cho bên thua để bên đó tuân thủ luật lệ của WTO hoặc để tìm kiếm một sự điều chỉnh
thỏa mãn các bên.
Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bên “thua kiện” là thông báo cho DSB tại cuộc
họp trong vòng 30 ngày sau khi các báo cáo được thông qua về dự định thực hiện các
khuyến nghị và phán quyết của DSB. Thông thường tại cùng cuộc họp này, thành viên
liên quan 22 công bố khả năng tuân thủ ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết.
Nếu việc tuân thủ ngay không thể thực hiện được thì thành viên hữu trách có một
“khoảng thời gian hợp lý” để hoàn thành việc tuân thủ. Trên thực tế, các thành viên
WTO thường khẳng định rằng họ không thể tuân thủ ngay các khuyến nghị và phán
quyết của DSB, do bởi thực tế là các thành viên liên quan đến tranh chấp thường bị
yêu cầu sửa đổi luật trong nước của mình để hoàn thành việc thực hiện khuyến nghị
và phán quyết vì cần phải có thời gian để sửa đổi luật pháp.
Khác với quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể tham gia vào quá trình
tranh chấp. Đối tượng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của Việt Nam có
thể là cá nhân, tổ chức hoặc tập thể. Trong khi đó, các bên tham gia vào tranh chấp tại
WTO lại là một quốc gia này với một quốc gia khác chứ không phải là một cá nhân
hay tập thể. Có sự khác biệt đó là do WTO là một tổ chức thương mại quốc tế gồm
21


Xem: Phán quyết của trọng tài viên, Canada- patent Protection of Pharmaceutical Products –
Arbitration under Article 21.3 (c) of the DSU (WT/DS114/13), para.45
22
Thành viên liên quan là các bên tranh chấp mà các khuyến nghị của ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc
thẩm nhằm vào

GVHD: Th.S Thạch Huôn

17

SVTH: Ngô Thị Lắm


Vấn đề thực thi khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
thương mại thế giới - WTO

nhiều quốc gia gia nhập vào một tổ chức nhằm tìm tiếng nói chung trong hoạt động
thương mại còn Việt Nam chỉ là một nước. Quy định pháp luật của mỗi nước tùy
thuộc vào những yếu tố khách quan (tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội..) mà
có những nét dặc thù riêng. Tổ chức thương mại thế giới hội tụ những quốc gia có
những đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội khác nhau cùng tham gia vào một hoạt động
thương mại cần có một văn bản thống nhất áp dụng chung cho các nước thành viên.
Văn bản hay hiệp định liên quan đến tổ chức điều chỉnh vấn đề thương mại là sự đóng
góp ý kiến, sự thỏa thuận của các bên tham gia để tìm ra một sự thống nhất.
1.1.2.4 Bản chất của việc thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh
chấp
Thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp là giai đoạn cuối
cùng trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Giai đoạn thi hành có thể đánh giá
được hiệu quả hoạt động của quá trình giải quyết tranh chấp và ý thức chấp hành của

bên vi phạm trong tranh chấp. Chủ thể thi hành quyết định của cơ quan giải quyết
tranh chấp WTO khi các khuyến nghị và phán quyết được thông qua trên nguyên tắc
đồng thuận phủ quyết. Trong quá trình thi hành khuyến nghị và phán quyết của cơ
quan giải quyết tranh chấp người viết có thể rút ra bản chất của giai đoạn thi hành
quyết định như sau:
- Thi hành quyết định được tiến hành theo một trình tự thủ tục chặt chẽ theo
quy định của WTO từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, trên cơ sở pháp lí đầy đủ, rõ ràng,
đảm bảo sự công bằng trong khi thực hiện các biện pháp thi hành phán quyết của cơ
quan giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm lợi ích của các bên tranh chấp.
- Thể hiện ý thức chấp hành của bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ với bên không
vi phạm nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả và hướng đến quyền lợi
cho các bên trong tranh chấp. Đồng thời tạo ra mối quan hệ hợp tác thương mại lành
mạnh, lâu dài cả hai cùng có lợi.
- Thi hành quyết định được thực hiện càng nhanh thì hiệu quả giải quyết càng
cao. Hạn chế được các tình trạng mâu thuẫn kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hợp tác
hữu nghị giữa các bên trong kinh doanh thương mại.
- Trong quá trình ra quyết định thi hành, cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra
khuyến nghị và phán quyết đồng thời giám sát việc thi hành khuyến nghị và phán
quyết của mình đối với chủ thể thi hành quyết định đó.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

18

SVTH: Ngô Thị Lắm


×