Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.09 KB, 33 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................. 1
Lời nói đầu.............................................................................................. 3
I/ Tỷ giá hối đoái và sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt
động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam...........................................5
1. Tỷ giá hối đoái......................................................................................5
1.1 khái niệm........................................................................................5
1.2 Các phương pháp niêm yết tỷ giá..................................................6
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.....................................6
2. Rủi ro tỷ giá và sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tỷ giá..........................7
2.1. Khái quát chung về rủi ro tỷ giá...................................................7
2.2 Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tỷ giá...........................................9
II / Tỷ giá hối đoái với hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian qua...........................................................................10
1. Khái quát chung tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam qua các thời
kỳ.............................................................................................................10
1.1.Giai đoạn thả nổi tỷ giá: 1989-1993 ...........................................11
1.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 1993 - 1996: ......................................12
1.3. Quá trình đi tới một chính sách tỷ giá hối đoái tự chủ theo cơ chế
thị trường (1992 - 1997) ...................................................................14
1.4 Giai đoạn điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước
từ năm 1997 đến nay. ......................................................................16
2. Thực trang rủi ro tỷ giá với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt
Nam hiện nay..........................................................................................18
III. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá .............................................24
1. Những giải pháp mang tính vĩ mô.......................................................24
2. Những giải pháp cụ thể với doanh nghiệp nhập khẩu.........................27
2.1. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá ....................................27
2.2. Lựa chọn ngoại tệ thanh toán ....................................................28
Website: Email : Tel : 0918.775.368


2.3. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành ............................29
2.4. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá ............................................29
2.5. Sử dụng thị trường tiền tệ ..........................................................29
IV. Kết luận ...............................................................................................32
Tài liệu tham khảo ...............................................................................33
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời nói đầu
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các
phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực, có hiệu
quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng
thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Đã bao
thời nay, loài người đã và đang tiếp tục đứng trước một vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong tìm ra một nhận thức đúng
đắn để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái
phù hợp, nhằm biến nó trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh
tế ở mỗi nước.
Tỷ giá hối đoái, như các nhà kinh tế thường gọi là một loại "giá của giá",
bị chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó nhận thức, xuất phát từ tính trừu tượng
vốn có của bản thân nó. Tỷ giá hối đoái không phải chỉ là cái gì đó để ngắm
mà trái lại, là cái mà con người cần phải tiếp cận hàng ngày, hàng giờ, sử
dụng nó trong mọi quan hệ giao dịch quốc tế, trong việc sử lý những vấn đề
cụ thể liên quan đến các chính sách kinh tế trong nước và quốc tế. Và do vậy,
nhận thức một cách đúng đắn và sử lý một cách phù hợp một cách tỷ giá hối
đoái là một nghệ thuật.
Trong khi công cụ tỷ giá luôn được các quốc gia trên thế giới đề cao thì
ở Việt Nam, tỷ giá dường như chưa được hiểu theo đúng nghĩa của
nó.Khoảng thời gian mười năm trước,người ta dường như hờ hững với mọi
biến động của tỷ giá và cho rằng vấn đề tỷ giá là mảng đề tài cổ lỗ, rằng
trong mối tương quan với hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ giá không có ảnh
hưởng gì mấy. Tuy nhiên, thời gian gần đây,s ự can thiệp của Nhà nước vào

tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy giảm và dường như đang theo một cơ chế
truyền động có chủ đích để tiến tới bước đi cuối cùng là xóa bỏ tỷ giá bình
quân liên ngân hàng. Đây có lẽ chính là điểm khởi sự đầu tiên cho một chính
sách tỷ giá thả nổi có quản lý một cách thực chất, theo hướng tỷ giá phải linh
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoạt hơn nữa theo khuyến cáo của IMF và phù hợp với việc Việt Nam là
thành viên của WTO. Khi cơ chế tỷ giá linh hoạt, thì rủi ro tỷ giá sẽ xẩy ra
thường xuyên hơn, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
lớn hơn. Thời gian gần đây trên báo chí những tiêu đề như “ảnh hưởng của
biến động tỷ giá” hay “khó khăn về tỷ giá”, “thiệt đơn thiệt kép vì USD”...
xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của biến động tỷ
giá đã bắt đầu được các doanh nghiệp quan tâm. Nhằm đảm bảo hiệu quả
sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các ngân hàng và các thành viên tham gia thị
trường ngoại hối phải nâng cao khả năng phòng ngừa biến động tỷ giá.
Xuất phát từ những lý do trên đây, Em chọn đề tài của mình là "Hạn chế
rủi ro tỷ giá trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam”.Với sự
quan tâm hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Huy đã
giúp em hoàn thành đề tài này.Em xin cảm ơn thầy rất nhiều. Dưới đây em
xin trình bầy nội dung đề án của mình.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I/ Tỷ giá hối đoái và sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt
động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
1. Tỷ giá hối đoái
1.1 khái niệm.
Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm quốc gia liên kết (như liên minh
Châu Âu) đều có đồng tiền riêng của mình. Việt nam có tiền đồng (VNĐ)
Trung quốc có Nhân dân tệ (CNY), Mỹ có Dollar (USD).
Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước hết
là quan hệ mua bán trao đổi đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng tiền
của các nước khác nhau với nhau, đông tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó

nảy sinh khái niệm “ tỷ giá hối đoái”:
“tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằn
tiền tệ của một nước khác”, hay được coi là “ hằng số chuyển đổi” đồng tiền
của nước này sang đồng tiền của nước khác.
Thông thường, thuật ngữ "Tỷ giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng
đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ, tuy nhiên ở Mỹ và
Anh được sử dụng theo nghĩa ngược lại: số lượng đơn vị ngoại tệ cần thiết để
mua một đồng USD hoặc đồng bảng Anh; ví dụ: ở Mỹ 0,8 xu/USD.
Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ giá hối đoái:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (en): đây là tỷ giá hôí đoái được biết đến
nhiều nhất do ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng hàng ngày.
- Tỷ giá hối đoái thực tế (er) được xác định er = en * Pn/Pf
Pn: chỉ số giá trong nước
Pf: chỉ số giá nước ngoài
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chênh lệch lạm
phát giữa các nước và phản ánh đúng sức mua và sức cạnh tranh của một
nước.
1.2 Các phương pháp niêm yết tỷ giá
1.2.1 phương pháp yết giá trực tiếp
 Một số lượng cố định ngoại tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến
đổi nội tệ
 Đồng tiền yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ
 Đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồng USD là
đồng tiền yết giá
1.2.2 phương pháp yết giá giản tiếp
 Một số lượng cố định nội tệ được biểu hiện bằng một số lượng biến đổi ngoại tệ
 Đồng tiền yết giá là nội tệ, đồng tiền định giá là ngoại tệ
 England (GBP), Autraylia (AUD), New zealand (NZD), (IEP), SDR và EUR sử dụng phương

pháp gián tiếp, và USD là đồng tiền định giá
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
1.3.1 Cán cân thương mại:
Trong các điều kiện khác không đổi nếu nhập khẩu của một nước tăng
thì đường cung về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển về phía bên phải, tỷ giá
hối đoái giảm xuống; nếu xuất khẩu tăng thì đường cầu về tiền của nước ấy sẽ
dịch chuyển sang trái tỷ giá hối đoái tăng lên.
1.3.2. Tỷ giá lạm phát tương đối:
Nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn tỷ lệ lạm phát của một nước
khác thì nước đó sẽ cần nhiêù tiền hơn để mua một lượng tiền nhất định của
nước kia. Điều này làm cho cung tiền dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đoái
giảm xuống.
1.3.3.Sự vận động của vốn:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khi người nước ngoài mua tài sản tài chính, lãi suất có ảnh hưởng mạnh.
Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác thì
các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước
ngoài muốn mua tài sản ấy. Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó
dịch chuyển sang phải và làm tăng tỷ giá hối đoái của nó. Đây là một trong
những ảnh hưởng quan trọng nhất tới tỷ giá ở các nước phát triển cao.
1.3.4. Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ:
Tất cả đều có thể làm dịch chuyển đường cung và cầu tiền tệ. Đầu cơ có
thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên
lạc hiện đại và công nghệ máy tính hiện đại có thể trao ddổi hàng tỷ USD giá
trị tiền tệ mỗi ngày. Trên đây là 4 nguyên nhân cơ bản gây lên sự dịch chuyển
đường cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Sự dịch chuyển này đến lượt nó
sẽ gây ra những dao động của tỷ giá hối đoái, và như vậy phản ứng dây
chuyền, những biến động của tỷ giá hối đoái lại tác động đến nền kinh tế
trong nước.
2. Rủi ro tỷ giá và sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tỷ giá

2.1. Khái quát chung về rủi ro tỷ giá
2.1.1 khái niệm:
“Rùi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giác làm ảnh
hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai.”
 Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát sinh bằng một loại đồng
tiền trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều
chứa nguy cơ rủi ro tỷ giá.
2.2.2 Các loại rủi ro tỷ giá thường gặp:
Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu của doanh
nghiệp là : hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty
đa quốc gia hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa
dạng hoá trên bình diện quốc tế. Lý do là vốn đầu tư và doanh thu được tính
bằng các loại đồng tiền khác nhau.
Ví dụ: một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất nước giải khát tại Việt
Nam có vốn bỏ ra bằng ngoại tệ để thiết lập nhà máy và nhập khẩu nguyên
vật liệu để sản xuất, như vậy phần lớn các chi phí của công ty này đều phát
sinh từ ngoại tệ. Hàng hoá sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong
nước, do đó doanh thu lại chủ yếu bằng VND. Nếu tỷ giá tăng thì chi phí sản
xuất gia tăng tương đối so với doanh thu làm cho lợi nhuận giảm đi thậm
chí còn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh.
- Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là loại rủi ro tỷ giá thường
xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất
nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị
kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu
quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể.
Ví dụ: tổng công ty may 10 ký hợp đồng xuất nhập khẩu trị giá 500.000
USD ngày 08/05/20007, hợp đồng được thanh toán sau 6 tháng kể từ ngày ký
–08/11/2007. tại thời điểm ký kết tỷ giá USD/VND= 16.200. Vào ngày thanh

toán tỷ giá USD/VND= 16.000. như vậy, cứ mỗi USD xuất khẩu công ty bị
thiệt 200VND. toàn bộ hợp đồng trị giá 500.000VND, công ty sẽ bị mất 10
triệu VND. khoản tiền này không phải là lớn với 1 hợp đồng nhưng nếu tính
chung cho hoạt động xuất khẩu của công ty với ba trăm hợp đồng thì đó là
một con số không nhỏ.
- Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng bằng ngoại tệ cũng chứa đựng
rủi ro tỷ giá rất lớn. Khoản nợ có thể trở nên trầm trọng hơn khi tỷ giá biến
động
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ví dụ: công ty ABC xin vay vốn ngân hàng VP Bank với số tiền 2 triệu
USD, lãi suất vay là 5,5 %/ năm trong thời hạn 1 năm. Như vậy sau 1 năm số
tiền mà công ty phải trả nhà băng là 2(1 + 0,055)= 2,1 triệu USD, tại thời
điểm hiện tại với tỷ giá USD/VND= 16.000, tương đương 33.600 triệu.
Nhưng nếu 1 năm sau tỷ giá USD/VND= 16.200 thì khoản tiền phải trả tương
đương 34.020 triệu VND. Như vậy công ty phải trả thêm 420 triệu so với dự
tính ban đầu.
Như vậy, mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào biến động tỷ giá nhiều hay
ít, giá trị hợp đồng hay giá trị khoản thu chi lớn hay nhỏ.
2.2 Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tỷ giá
Để phục vụ cho mục tiêu vĩ mô, trong một thời gian dài qua, tỷ giá hối
đoái được nhà nước giữ ở mức ổn định tương đối, biến động tỷ giá không ảnh
hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh, khiến các doanh nghiệp chưa
quan tâm nhiều đến rủi ro tỷ giá. Nhưng tình hình đã thay đổi khi nền kinh tế
Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với những cải cách
mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Để ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa,
hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều chính sách đã được đề ra trong đó có
việc Ngân hàng nhà nước liên tục nới rộng biên độ tỷ giá. Cơ chế này cùng
với sự biên động chung của kinh tế toàn cầu đã khiến cho tỷ giá biến động
tương đối trong khoảng 2 năm gần đây. Cơ chế càng linh hoạt thì rủi ro tỷ giá
càng lớn và hiện tại rủi ro tỉ giá đang được đanh giá là một trong 5 áp lực

chính mà doanh nghiệp phải đối mặt trong kinh doanh bên cạnh chính sách
thuế,môi trường cạnh tranh,năng lực vốn, biến động thị trường. Do đó công
tác quản lý rủi ro tỷ giá được đặt ra như là một nhu cầu cần thiết tất yếu đối
với các doanh nghiệp có hoạt động thu chi bằng ngoại tệ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II / Tỷ giá hối đoái với hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian qua.
1. Khái quát chung tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam qua các thời kỳ
Trong quan hệ với các nước thuộc khối XHCN trước đây, tỷ giá của Việt
nam được tính theo đồng Rúp clearing(sau này đổi là rúp chuyển khoản
transferableruble) đồng tiền ghi sổ dùng trong thanh toán mậu dịch giữa các
nước thuộc khối XHCN tự quy định với nhau để làm sao cho tài khoản các
bên, sau khi trao đổi ngoại thương theo khối lượng đã được quy định trong
hiệp định ký kết vào đầu năm thì cuối năm không còn số dư. Đặc trưng của
chế độ tỷ giá Việt nam trong thời kỳ này là cố định, đã bộc lộ nhiều mặt bất
hợp lý, nó không những không thể hiện vai trò điều tiết tỷ giá hối đoái trong
việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản xuất mà còn kìm hãm các
hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta là nghuyên nhân dẫn đến tình trạng trì
trệ kinh tế trong một thời gian dài.
Từ năm 1989 trở về sau cho đến nay, nhà nước ta đã có những chủ
trương và giải pháp đổi mới trong quan hệ đối ngoại, và chính sách tỷ giá đã
từng bước xoá bỏ cơ chế độc quyềnngoại thương, cho phép các tổ chức kinh
tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Số lượng cáccông ty
được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, cùng với
việc mở rộng ngoại thương chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản;
chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới bản thân cơ chế điều hành tỷ giá hối
đoái đã được nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh thực tế.
Từ một cơ chế đa tỷ giá, mang nặng tính chủ quan bao cấp, xa rời với thị
trường; tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh theo các quan hệ và điều kiện của
các quy luật kinh tế thị trường. Cơ chế một tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của

nhà nước đã phát huy được vai trò vừa là một phạm trù kinh tế vận động theo
quy luật cung cầu của nền kinh tế vừa là một công cụ điều tiết vĩ mô quan
trọng của nhà nước. Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quản lý của nhà nước nhưng việc điều hành của nhà nước trong từng năm có
khác nhau, ta có thể chia ra 3 giai đoạn:
1.1.Giai đoạn thả nổi tỷ giá: 1989-1993
Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái VND/USD thể hiện qua bảng 1 dưới
đây:
Bảng 1: Tỷ giá và lạm phát của Việt nam qua các năm 1989-1993
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tỷ giá VND/USD qua các năm có
biến động lên xuống. Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này,
tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với
giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan
hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi tỷ giá
đã:
+ Kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ, nhằm mục đích hưởng chênh lệch
giá.
+ Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên
những cơn sốc USD làm mất ổn ddịnh nền kinh tế.
+ Quản lý ngoại tệ của chính phủ không đạt được kết quả như mong
muốn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
Tình trạng leo thang của giá đồng Đôla đã kích thích tâm lý dự trữ Đôla.
Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập
khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng
quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết
định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới
công bố. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.

1.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 1993 - 1996:
Bảng 2: Lạm phát và tỷ giá Việt nam qua các năm 1993-1996
(số liệu lấy từ tập san khoa học ngân hàng tháng 7/1995 đến tháng
12/1995 và từ số 1/1996 đến tháng 12/1996 và từ tháng 1/1997 đến tháng
12/1997)
Do tỷ giá chính thức của nhà nước và tỷ giá thị trường tự do trong thời
gian này không chênh lệch nhiêù nên chúng ta chọn tỷ giá chính thức của nhà
nước làm cơ sở tính toán. qua bảng số liệu (bảng2), chúng ta thấy tốc độ tăng
tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc đọ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào quan hệ
cung cầu ngoại tệ, vào cụm các nhân tố đối ngoại.
Việc duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài (1993 - 1996_ đã không
khuyến khích được xuất khẩu đã làm cho ngoại thương kém phát triển biểu
hiện cụ thể qua bảng 3 sau đây:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 3: Số liệu xuất nhập khẩu qua các năm (đơn vị tính: triệu USD)
(số liệu lấy từ nguồn thời báo kinh tế Sài gòn của UBND Thành phố
HCM qua các năm 1996-1997-1998)
Tình trạng nhập siêu liên tục trong giai đoạn này đã tác động xấu đến
xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, gây thâm hụt cán cân thương mại dẫn
tới tình trạng hặc phải tiêu giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, hặc phải vay nợ
nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán. Tuy cơ cấu nhập khẩu có thay đổi,
tỷ trọng nhập máy móc thiết bị công nghệ này càng tăng, nhưng nhập siêu vẫn
kéo dài làm đất nước lún sâu vào nợ nần, khó khăn cho nền tài chính quốc
gia.
Trở lại bảng 2, ta thấy qua 4 năm phát triển kinh tế đất nước (1993 -
1996) tốc độ lạm phát tăng tổng cộng là 36,8% trong khi tỷ giá VND so với
USD chỉ tăng 2% đưa đến thực tế giá bán hàng nội địa đã tăng trên 30% so
với hàng nhập ngoại.
Hàng nhập ngoại đã trở nên rẻ hơn và được nhập vào thị trường nước ta
với số lượng lớn cạnh tranh với hàng nội địa, thể hiện qua sự gia tăng thâm

hụt cán thương mại quốc tế của nước ta trong những năm 1993-1996 từ nhập
siêu 939 triệu USD năm 1993 lên 1,7 tỷ USD năm 1994 lên 2,7 tỷ USD năm
1995 lên 3,8 tỷ USD năm 1996 .
Đứng trước tình hình đó, ngay từ năm 1997 cho đén nay nhà nước đã có
những chỉ đạo:

×