Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................. 1
Lời mở đầu ............................................................................................. 4
Chương I/ Giới thiệu về thành phố Vinh:.............................................5
1. Lịch sử văn hoá, địa hình tự nhiên:....................................................................5
1.1. Địa hình:........................................................................................................5
1.2. Tài nguyên khí hậu:.......................................................................................5
2, Tiềm năng kinh tế:...............................................................................................6
3, Chức năng của thành phố Vinh đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ:
................................................................................................................................... 8
3.1. Chức năng của thành phố:.............................................................................8
3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:.................................8
Chương II/ Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh:........................9
1. Chính quyền địa phương:...................................................................................9
1.1. Chính sách phát triển dịch vụ........................................................................9
1.2. Chính sách phát triển mạng lưới giao thông .................................................9
1.3. Chính sách Phát triển nguồn nhân lực ........................................................10
1.4. Cải cách hành chính ...................................................................................11
1.5. Chính sách Phát triển vốn & hệ thống ngân hàng ......................................11
1.6. Chương trình, dự án định hướng ưu tiên nghiên cứu đầu tư ......................11
2. Dung lượng thị trường:.....................................................................................13
2.1. Dân số: ........................................................................................................13
2.2. Thu nhập: ....................................................................................................13
2.3. Thói quen tiêu dùng:....................................................................................13
2.4. Đặc điểm về kinh tế vùng:..........................................................................13
3. Trình độ lành nghề của nhân công:..................................................................14
4. Mức độ cạnh tranh/hợp tác của các doanh nghiệp.........................................14
4.1. Phần doanh nghiệp:.....................................................................................14
5. Ngành phụ trợ:..................................................................................................15
6. Cạnh tranh về vị trí:..........................................................................................16
Steam _ Marketing 49B
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương III/ Đối thủ cạnh tranh:.........................................................19
1. Thành phố Thanh Hóa:.....................................................................................19
1.1. Điều kiện tự nhiên – Vị trí:.........................................................................19
1.2. Dân cư: .......................................................................................................19
1.3. Kinh tế:........................................................................................................19
1.4. Kiến trúc đô thị:...........................................................................................21
2. Thành phố Hà Tĩnh:..........................................................................................21
2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí:..........................................................................21
2.2. Dân cư: .......................................................................................................22
2.3. Kinh tế: .......................................................................................................23
Chương IV/ Phân tích khách hàng mục tiêu:......................................25
1. Khách hàng trong nước:...................................................................................25
2. Khách hàng châu Âu:........................................................................................25
2.1. Nhận thức của nhà đầu tư Châu Âu đối với thị trường Việt Nam:.............25
2.2. Vốn đầu tư và khả năng phát triển dài hạn:.................................................26
2.3. Đánh giá của nhà đầu tư Châu Âu về thực trạng nguồn lao động Việt Nam:26
2.4. Đánh giá thực trạng và mong muốn của các nhà đầu tư đối với chính quyền.27
2.5. Nhóm tham khảo:.......................................................................................28
2.6. Các nhà đầu tư Châu Âu với lĩnh vực đầu tư thương mại, du lịch và vận tải.29
3. Khách hàng châu Á gồm Nhật Bản, Singapore: .............................................31
3.1. Nhật Bản......................................................................................................31
3.2. Singapore.....................................................................................................32
4. Khách hàng Mỹ:................................................................................................34
4.1 Văn hóa kinh doanh của người mỹ:.............................................................34
4.2. Vốn đầu tư:..................................................................................................35
4.3. Mục đích đầu tư:.........................................................................................35
4.4. Nhóm tham khảo:........................................................................................36
Chương V/ Đánh giá thực trạng thu hút khách hàng mục tiêu của địa
phương hiện nay:..................................................................................37
1. Các hoạt động thu hút đầu tư của địa phương:..............................................37
Steam _ Marketing 49B
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Những kết quả đạt được:..................................................................................40
Chương VI/ Chiến lược Marketing Mix:.............................................42
1. Định vị : .............................................................................................................42
2. Mục tiêu:............................................................................................................42
3. Chiến lược Marketing Mix: 6 Ps......................................................................43
Phụ lục .................................................................................................. 58
Steam _ Marketing 49B
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Ngay từ thời sơ khai của đất nước, Vinh đã là địa bàn thích hợp cho sự dừng chân
và ngụ cư của con người. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh điều đó bằng các kết quả
khai quật và nghiên cứu.
Trải qua biến thiên của lịch sử, vị trí của Vinh ngày càng quan trọng hơn, vì nó
nằm trên con đường thiên lý xuyên Việt trong quá trình mở mang bờ cõi của tổ tiên ta.
Dưới thời thuộc Pháp, người Pháp đã sớm nhận ra vị trí đắc địa của Vinh và cho xây
dựng Vinh thành một trong những đô thị công nghiệp vào loại lớn trong cả nước.
Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, Vinh được biết đến như
một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng... nổi tiếng của
người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều... Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn
công nhân. Không chỉ nổi tiếng là thành phố giàu truyền thống lịch sử và cách mạng,
Thành phố Đỏ anh hùng mà Vinh còn được biết đến là một thành phố công nghiệp và
thương mại, hơn nữa cũng là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá xứ Nghệ và sớm hình thành
những giá trị của văn hoá đô thị.
Ngày nay, Vinh được biết đến là một thành phố được quy hoạch tốt. "... Một
không gian thông thoáng, đường phố rộng với nhiều toà nhà cao tầng, là những ấn
tượng đầu tiên khi về với Vinh. Cốt cách của Vinh đã có từ xưa, một thành phố đẹp với
nhiều trường học, nhà máy, bến tàu..." Đó là nhận xét của giáo sư, nhà văn Hà Minh
Đức về thành phố Đỏ hôm nay. Trong công cuộc đổi mới Vinh đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn về kinh tế xã hội, xây dựng hạ tầng và quản lý đô thị. Vinh không những là
tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, mà còn là một đô thị loại I, một trung tâm của khu vực Bắc -
Trung bộ.
Tuy vậy, so với tiềm năng và lợi thế, Vinh vẫn chưa phát triển đúng tầm, hiện vẫn
còn nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng, Vinh luôn như một lời chào, một lời mời
mọc, không chỉ là điểm dừng chân, Vinh còn là nơi lập nghiệp. Thành phố bên dòng
sông Lam, thành phố bình minh, lộng gió và ánh sáng luôn hướng mọi người nghĩ về
phía trước, nghĩ tới tương lai.
Trước thực trạng của thành phố Vinh hiện nay, nhóm Steam xin mạnh dạn phân
tích và đưa ra một số chiến lược Marketing dưới góc nhìn Marketing địa phương với
tham vọng có thể cùng chính quyền, doanh nghiệp cũng như nhân dân thành phố xây
dựng thành Vinh ngày một phồn thịnh.
Steam _ Marketing 49B
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I/ Giới thiệu về thành phố Vinh:
1. Lịch sử văn hoá, địa hình tự nhiên:
1.1. Địa hình:
Diện tích 104,96km².
Dân số: 435.208 người (2010).
Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc
biệt.Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn
giữ.Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng Vinh mới thực sự
được quan tâm đặc biệt. Ngày 1 tháng 10 năm 1788 Hoàng đế Quang Trung đã quyết
định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - thành
phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Địa hình Thành phố
Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển
Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều
chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn
điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh
quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
Là vùng đất có núi sông bao bọc lại nằm kề cạnh biển đông, Vinh có một vị trí
đặc biệt mà bất cứ nhà chiến lược thời đại nào cũng chú ý tới.Vinh cũng là nơi hội tụ
tiềm lực nhân văn, thiên nhiên cũng như tinh hoa xứ Nghệ. Vinh là trung tâm chính trị-
kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục và du lịch của Nghệ An.
Vinh là trung tâm vùng đất giàu truyền thống lịch sử - cách mạng và là nơi hội tụ
tinh hoa văn hóa xứ Nghệ. Quê hương của các danh nhân văn hoá, lãnh tụ vĩ đại của dân
tộc Việt Nam trong đó nổi bật là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại thi hào Nguyễn Du; con
người Vinh vốn cần cù trong lao động, chịu khó trong học tập và kiên cường trong đấu
tranh chống ngoại xâm; về an ninh – chính trị, an toàn trật tự xã hội trên địa bàn luôn
được giữ vững.
1.2. Tài nguyên khí hậu:
Diện tích đất tự nhiên 6.751 km
2
trong đó đất ở 13.4%,;đất nông nghiệp 49%; đất
lâm nghiệp 1,6%; đất chuyên dùng 25.8%; đất chưa sử dụng 1,6%. Mật độ dân số 3.590
người / km
2
. Dự kiến sẽ sát nhập thêm 6 xã của huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc diện
tích sẽ tăng lên 135 km
2
.
Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến
động lớn từ mùa này sang mùa khác.
•Nhiệt độ trung bình 24
o
C
•Nhiệt độ cao tuyệt đối 42,1
o
C
•Nhiệt độ thấp tuyệt đối 4
o
C
Steam _ Marketing 49B
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
•Độ ẩm trung bình 85-90%
Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ
Keal / ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây
trồng phát triển.
Gió: có hai mùa gió đặc trưng:
•Gió tây nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9
•Gió đông bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau
2, Tiềm năng kinh tế:
Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng
Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An).
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An,
một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phía Bắc
và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía
Tây giáp huyện Hưng Nguyên.
Vinh cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400
km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 104,96 km2, quy mô dân số là 435.208
người, gồm 16 phường và 9 xã.
Trong lịch sử phát triển, trải qua nhiều triều đại trị vì đất nước, nhiều giai đoạn
lịch sử thăng trầm, Vinh luôn được xác định là một thành phố trung tâm không những
đối với tỉnh Nghệ An, mà cả khu vực Bắc Trung bộ và có tầm quốc gia trên nhiều lĩnh
vực
Vinh là trung tâm đô thị hoá vùng Bắc Trung bộ trong Quy hoạch tổng thể phát
triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, được quy hoạch tương đối bài bản và khoa học, có
thể tiếp cận một thành phố hiện đại, là đầu mối giao thông Quốc gia với đủ các loại
hình: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không; Vinh có vai trò là cửa
ngõ giao thương quốc tế ở tầm quốc gia do nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây và
vành đai kinh tế ven biển, nằm giữa hai trung tâm công nghiệp lớn: Nam Thanh -Bắc
Nghệ và Thạch Khê - Vũng áng, nằm liền kề Khu kinh tế mới Đông Nam - Nghệ An, có
nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại, dịch vụ và cung ứng hàng hoá, đào tạo
nguồn nhân lực...
Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở Vinh diễn ra nhanh chóng: địa giới hành
chính được mở mang, từ 13 phường nay tăng lên đến 16 phường, 5 xã tăng lên thành 9
xã; diện tích tự nhiên toàn thành phố từ 67.53 km2 tăng lên đến 104,96 km2 (tăng 1,6
lần) trong đó diện tích đô thị đạt gần 36 km2 . Quỹ đất cho phát triển đô thị Vinh đã
được định hướng theo Quyết định 239 của Thủ tướng Chính phủ: đến năm 2020, quy
mô diện tích toàn thành phố sẽ lên trên 250 km2, theo đó thành phố và tỉnh đang trình
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh xây dựng thành
Steam _ Marketing 49B
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phố đến năm 2025. Như vậy quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh sẽ tiếp tục diễn ra
nhanh chóng, khu vực đô thị sẽ bao gồm: đô thị Vinh hiện có, thị xã cửa lò, thị trấn
Quán Hành (thuộc huyện Nghi Lộc hiện nay) và các khu vực đô thị mới theo quy hoạch.
Vinh vừa được công nhận đô thị loại 1 tại Quyết định số 1210 ngày 5/9/2008 của Thủ
tướng Chính phủ, đánh giá sự vượt trội trong phát triển đô thị, đạt cơ bản các chỉ tiêu
theo Nghị định 72 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.
Việc mở rộng quy mô thành phố Vinh không phải chỉ dựa vào các khu vực “đất
dự phòng” phát triển bình thường, mà vùng mở rộng phát triển ở đây là các khu vực đã
có các đô thị trung tâm: thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò, nên
tiến trình đô thị hóa được “cộng hưởng”, liên kết các đô thị hiện có tạo thành các “trục
phố” trung tâm lớn, các khu vực đô thị hóa được phân bổ hợp lý, không bị dồn nén. Mặt
khác việc mở rộng thành phố với đường biên phía đông giáp biển sẽ tạo cho Vinh một
diện mạo mới, phát huy thế mạnh kinh tế vùng biển và ven biển, một khu vực giàu tiềm
năng.
Trong những năm qua, Vinh đã có bước phát triển nổi bật, thay đổi toàn diện trên
các lĩnh vực kinh tế – văn hoá: tổng đầu tư toàn xã hội tăng đáng kể theo thời gian, năm
2006: 3.065 tỷ đồng, năm 2008: trên 4.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Năm 2007 trên
địa bàn: 1.355 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 1.264 USD (20,2 triệu đồng), tăng
trưởng kinh tế 16,4%, nhịp độ tăng trưởng kinh tế 5 năm: 2003-2007: 13,7 %, tỷ lệ hộ
nghèo giảm còn 4,6 %, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao 97,3%... Đến nay, cơ sở hạ
tầng đô thị Vinh đã được cải thiện rõ nét, hệ thống giao thông đô thị được tổ chức tương
đối tốt, cơ cấu đất đai đô thị phân bổ hợp lý theo quy chuẩn xây dựng, hạ tầng kỹ thuật
tuy chưa được hoàn chỉnh, nhiều mặt chưa đồng bộ nhưng được đánh giá cao, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại dịch vụ –
du lịch và hỗ trợ tích cực cho kinh tế nông – ngư; một số lĩnh vực phát triển mạnh, đã
khẳng định vị trí trung tâm vùng như: giáo dục - đào tạo, quốc phòng – an ninh, khoa
học công nghệ, thương mại – du lịch – dịch vụ ...
Đặc biệt, trong nền kinh tế của tỉnh, các chỉ tiêu kinh tế năm 2007 cho thấy Vinh
là động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh: GDP thành phố chiếm 22%, giá trị sản xuất công
nghiệp chiếm 27,4%, du lịch dịch vụ chiếm 36,3%, thu ngân sách trên địa bàn chiếm
44,8%, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33,8%. Trong khu vực Bắc Trung bộ, Kinh tế Vinh
có sự đóng góp với tỷ trọng đáng kể.Năm 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng so
với cùng kỳ năm 2008 tăng 16,7%, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 18,5%, dịch vụ
tăng 15,6%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất so với cùng kỳ tăng 19%.
Về cơ cấu kinh tế, hiện nay ngành dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 55% lao
động của toàn thành phố. Tiếp đó là công nghiệp - xây dựng chiếm 40% và nông lâm
nghiệp chiếm phần còn lại (5%)
Steam _ Marketing 49B
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3, Chức năng của thành phố Vinh đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ:
3.1. Chức năng của thành phố:
- Chức năng đầu tầu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát
triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.
- Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công
nghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng.
- Chức năng trung tâm công nghiệp của vùng đối với sự phát triển công nghiệp
chung của vùng Bắc Trung Bộ.
- Chức năng Trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnh
trên phạm vi vùng Bắc Trung Bộ.
- Chức năng đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ,
cả nước và quốc tế.
3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:
Quan điểm chung là: phát triển thành phố Vinh văn minh, hiện đại, có tầm nhìn
xa. Giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với tỉnh
Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ. Phát triển nhanh, dựa vào lợi thế của thành phố gắn với
yêu cầu phát triển của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ, đóng góp ngày càng lớn vào
tăng trưởng kinh tế và vùng. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.
Khai thác nội lực với việc tập trung đầu tư của tỉnh, Trung ương để xây dựng các công
trình quy mô vùng và thu hút đầu tư từ các tỉnh, thành phố lớn và nước ngoài. Gắn phát
triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển cac
lĩnh vực xã hội và đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển phải trên quan điểm đổi mới mạnh
mẽ để trong thời gian ngắn có thể tạo ra các bứt phá đi lên về kinh tế, đồng thời vẫn giữ
được giá trị độc đáo về “thành phố văn hóa” có bản sắc riêng. Phát triển kinh tế song
song với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế kết hợp
với đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội làm tiêu chuẩn cao
nhất.
Steam _ Marketing 49B
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương II/ Năng lực cạnh tranh của thành phố Vinh:
1. Chính quyền địa phương:
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định lợi thế cạnh tranh của địa phương thông qua
việc ban hành và thực thi các chính sách phát triển thị trường địa phương, chính sách
đối xử với các lực lượng kinh tế và các lực lượng xã hội khác
1.1. Chính sách phát triển dịch vụ.
1.1.1. Thương mại
Xây dựng Vinh - Cửa Lò trở thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung
Bộ, là đầu mối trung chuyển hàng hóa, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất Nhập khẩu
hàng hóa cho tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Là nơi đặt các trung tâm giao dịch,
Xúc tiến thương mại, là đầu mối thực hiện các hoạt động phục vụ cho thương mại của
vùng Bắc Trung Bộ (cùng với thành phố Huế).
Xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quy mô vùng; trung tâm thương mại lớn ở
ngã tư chợ Vinh và tại Cửa Lò; các siêu thị, các siêu thị mini ở các trung tâm và ở gần
các đầu mối giao thông; xây dựng, nâng cấp mạng lưới chợ, các đường phố chuyên
doanh; xây dựng hệ thống kho bãi.
1.1.2. Du lịch
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn du lịch Vinh - Cửa Lò và
Kim Liên với du lịch vùng Bắc miền Trung, du lịch cả nước.Xây dựng Vinh trở thành
trung tâm lưu trú và trung tâm phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.
Nâng cao chất lượng các Sản phẩm du lịch. Mở rộng nhiều hình thức du lịch
nhằm thu hút ngày càng đa dạng hơn khách du lịch đến thành phố.
Tổ chức các tuyến du lịch được lồng trong cơ cấu không gian của thành phố, gắn
với cả tỉnh và khu vực Bắc Miền Trung và cả nước, các tuyến du lịch quốc tế.
Hình thành và phát triển các cụm du lịch: cụm du lịch trung tâm thành phố Vinh;
cụm du lịch núi Quyết - Bến Thủy; cụm du lịch Tây Nam Vinh; cụm du lịch phía Nam;
cụm du lịch Cửa Lò; cụm du lịch sông Cấm.
+ Các lĩnh vực dịch vụ khác
Dự kiến phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ về
các loại hình dịch vụ: vận tải, kho bãi, bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng,
khoa học - công nghệ, tư vấn - thông tin, dịch vụ lao động chất lượng cao...
1.2. Chính sách phát triển mạng lưới giao thông .
1.2.1. Giao thông đối ngoại
• Đường bộ:
Steam _ Marketing 49B
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Triển khai sớm đường cao tốc Hà Nội - Vinh (đoạn Ninh Bình - Vinh).Hoàn thiện
xây dựng đường quốc lộ I đoạn tránh ở phía Tây thành phố.Mở rộng, nâng cấp tuyến
đường 46 từ Vinh lên phía Tây. Xây dựng đường ven sông Lam từ Cửa Hội - Vinh -
Nam Đàn dài 55 km. Xây dựng cầu Bến Thủy (2) ở phía Nam cầu Bến Thủy hiện nay,
nối đường tránh Vinh quốc lộ 1A sang Hà Tĩnh. Xây dựng cầu Cửa Hội nối Nghi Hải
(Cửa Lò) sang Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
• Đường sắt:
Nâng cấp ga Vinh thành ga loại I. Tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách hiện
nay.Khôi phục Tuyến đường sắt Quán Hành - Cửa Lò phục vụ vận chuyển hàng hoá qua
cảng Cửa Lò và khách du lịch.
• Đường hàng không:
Nâng cấp sân bay Vinh và mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viên Chăn,
Vinh - Đông Bắc Thái Lan, sau đó mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy
mô lớn và mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Đông Bắc Á và các nước khác.
• Đường Thủy:
Tiếp tục nâng cấp cảng Cửa Lò đạt công suất 3,5 triệu tấn/năm vào năm 2010, cho
phép tầu trọng tải đến 30.000 tấn cập bến. Xây dựng cảng cá Cửa Hội thành cảng cá khu
vực Bắc miền Trung, cho tầu đánh cá các loại 23 - 800 CV cập bến.Chuyển cảng Bến
Thủy thành cảng du lịch.
1.2.2. Giao thông nội thị
• Nâng cấp các tuyến đường trục nối Vinh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò: mở
rộng tuyến đường Quán Bánh - Cửa Lò, đường Vinh - Cửa Hội. Xây dựng đường trung
tâm Vinh - Cửa Lò. Nâng cấp tuyến đường Nam Cấm - Cửa Lò lên 2 làn đường. Xây
dựng mạng đường ngang từ đường tránh Vinh vào trung tâm thành phố có hệ thống cầu
vượt đường sắt hiện đại tại khu vực Quán Bánh, Cửa Nam, đường Nguyễn Trường Tộ.
Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nhẹ (ô tô điện, tầu điện) nối Vinh - Cửa Lò phục
vụ du lịch. Xây dựng thêm một cầu vượt sông Lam ở hạ lưu cầu Bến Thủy nối thành
phố Vinh với thị trấn Gia Lách Nam sông Lam.
• Khu vực nội thành thành phố Vinh hiện nay:
Mạng đường phố trong khu đô thị cũ được tổ chức trên cơ sở hạ tầng hiện có
được cải tạo mở rộng phù hợp với các Quy hoạch chi tiết.
• Khu vực phát triển mở rộng:
Các khu đô thị mới: mạng lưới giao thông được thiết kế hiện đại theo các Quy
chuẩn xây dựng. Khu vực Cửa Lò: hoàn chỉnh các đường trục dọc và trục ngang ở khu
trung tâm, các tuyến đường nối với đường Quán Bánh - Cửa Lò, các đường phục vụ du
lịch.
1.3. Chính sách Phát triển nguồn nhân lực .
Tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút lao động có trình độ cao ban hành kèm
theo Quyết định số 30/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu, mở rộng các ưu đãi đối với các chuyên gia có trình độ cao về làm
việc tại thành phố Vinh như: bác sĩ, giáo viên đại học, chuyên gia trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, lao động tay nghề cao...
Steam _ Marketing 49B
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ven đô, chuyển đổi sang các
ngành nghề phi nông nghiệp.
Đặc biệt chú trọng đào tạo & giáo dục.Thành phố Vinh là một trong 3 trung tâm
giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hiện nay trên địa
bàn thành phố có 6 trường đại học, 1 phân hiệu Đại học và 14 trường cao đẳng và phân
hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm
trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non. Sắp tới trên địa bàn thành phố
Vinh sẽ có thêm các trường Đại học cấp khu vực được thành lập, nâng cấp như: Trường
Đại học Truyền thông VTC,Đại học công nghệ Miền Trung, Đại học Xây dựng, Đại học
Văn hóa - Nghệ thuật Vinh, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Vinh, Đại học kỹ thuật công
nghiệp Việt - Hàn, Đại học sư phạm Nghệ An .
1.4. Cải cách hành chính .
Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện các chính sách thông thoáng, "chế độ
cửa", tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài
vào đầu tư trong thành phố.
1.5. Chính sách Phát triển vốn & hệ thống ngân hàng .
Cho phép thành phố thực hiện chính sách huy động nguồn lực từ việc sử dụng quỹ
đất và Giá trị quyền sử dụng đất. Cơ chế phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn quỹ đất thực
hiện theo quy định của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn về tiền thuê đất và tiền
giao đất hiện hành.
1.6. Chương trình, dự án định hướng ưu tiên nghiên cứu đầu tư .
1.6.1. Dự án phát triển kết cấu hạ tầng:
- Đường cao tốc Hà Nội - Vinh, dài khoảng 230 km.
- Mở rộng đường 46 từ Vinh đi đường Hồ Chí Minh, dài khoảng 30 km.
- Đường, đê ven sông Lam: Cửa Hội - Nam Đàn, dài khoảng 55 km.
- Đường trung tâm Vinh - Cửa Lò, dài khoảng 12 km.
- Đường vành đai phía Tây, dài khoảng 5,6 km.
- Xây dựng cầu Bến Thủy II (nối đường tránh QL1 - Hà Tĩnh), dài khoảng 2,5 km.
- Xây dựng cầu Cửa Hội (nối Nghi Hải - Nghi Xuân), dài khoảng 2,5 km.
- Xây dựng mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế.
- Di chuyển ga hàng hóa đường sắt ra ngoại thành.
- Nâng cấp cảng Cửa Lò, 3,5 triệu tấn/năm.
- Nâng cấp tổng đài điện thoại, 500.000 số.
- Mở rộng nhà máy nước Vinh, 150.000 m
3
/ngày.
- Cải tạo hệ thống điện, cấp điện tại gia. 25.000 hộ.
- Dự án thoát nước thành phố giai đoạn III.
- Xây dựng dự án thoát nước nối sông Vinh và sông Kẻ Gai, dài khoảng 6,4 km.
- Kè và mở rộng sông Vinh theo quy hoạch, dài khoảng 10 km.
Steam _ Marketing 49B
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Xây dựng kè kênh Bắc Vinh, dài khoảng 3,4 km.
1.6.2. Chương trình, dự án phát triển kinh tế:
• Phát triển công nghiệp:
+ Khu công nghiệp Bắc Vinh giai đoạn II, 74 ha.
+ Khu công nghiệp Nam Cấm, 327 ha.
+ Khu công nghiệp Nghi Hoa, 150 ha.
+ Khu công nghiệp Hưng Tây, 200 ha.
+ Các khu công nghiệp nhỏ, 80 ha.
+ Nhà máy liên doanh sản xuất máy nông nghiệp, 2.500 sản phẩm/năm.
+ Nhà máy sản xuất ô tô tải nhẹ, 10.000 sản phẩm/năm.
+ Nhà máy chế biến nước có ga, 10 triệu lít/năm.
+ Nhà máy chế biến bánh kẹo cao cấp, 10.000 T/năm.
+ Nhà máy sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em, 5.000 T/năm.
+ Nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu, 5.000 T/năm.
+ Chế biến gỗ và đồ gỗ xuất khẩu, 5 triệu SP/năm.
+ Sản xuất gỗ ván ép, sợi gỗ ép và phủ Foocmêca, 10.000 m
3
/năm.
+ Nhà máy sản xuất bao bì, 20 triệu bao/năm.
+ Chế biến dược phẩm, 10.000 T/năm.
+ Nhà máy sản xuất sô đa, 200.000 T/năm.
• Phát triển thương mại - dịch vụ:
+ Trung tâm thương mại ngã tư chợ Vinh, 01 ha.
+ Trung tâm hội chợ, triển lãm, 03 ha.
+ Siêu thị Trường Thi, Bến Thủy, Quán Bánh, Quán Hành, Cửa Hội, 2,5 ha.
+ Khu du lịch Núi Quyết - Bến Thủy, 105 ha.
+ Công viên Nam sông Vinh, 64 ha.
+ Khu du lịch sông Cấm.
+ Mở rộng Khu du lịch Cửa Lò.
+ Rừng sinh thái dọc sông Lam, 200 ha.
• Phát triển nông - ngư nghiệp:
+ Dự án trồng rau an toàn, 400 ha.
+ Dự án trồng hoa, cây cảnh, 100 ha.
+ Dự án nuôi trồng Thủy sản, 500 ha.
1.6.3. Chương trình, dự án phát triển văn hóa - xã hội, khoa học và công nghệ:
- Xây dựng Trung tâm truyền hình khu vực; 10.000 m
2
.
- Trung tâm hội nghị, báo chí; 10.000 m
2
.
- Trung tâm điện ảnh, 5.000 m
2
.
- Chi nhánh Bảo tàng Dân tộc (Bắc miền Trung), 7.000 m
2
.
- Thư viện trung tâm, 7.000 m
2
.
- Nhà văn hóa các dân tộc Bắc Trung Bộ, 5.000 m
2
.
- Cung văn hóa thanh thiếu niên, 5.000 m
2
.
- Công viên thế giới tuổi thơ tại Cửa Lò, 100 ha.
- Phục hồi di tích Văn Miếu - Trường Thi Vinh.
- Xây dựng khu liên hợp thể thao vùng.
- Xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
- Xây dựng bệnh viện đa khoa 700 giường.
Steam _ Marketing 49B
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Xây dựng trung tâm dậy nghề kỹ thuật cao, 4.000 ha.
- Thành lập công viên công nghệ thông tin.
- Xây dựng trung tâm nghiên cứu cây lâm nghiệp, cây ăn quả.
- Xây dựng phân viện nghiên cứu và nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ.
- Nâng cấp 03 trường cao đẳng thành trường đại học.
- Thành lập 01 trường đại học tư thục.
2. Dung lượng thị trường:
Dung lượng thị trường đề cập đến mức độ cầu của thị trường trong vùng.
Những nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường bao gồm:
2.1. Dân số:
+ Thành phố Vinh là thành phố cấp 1 và đang dần tiến tới thành phố trực thuộc
TW.
+ Dân số: 435.208 người và mức độ gia tăng là 0,2% thị trường rất lớn cho các
loại hàng hóa thiết yếu.
+ Là thành phố đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng ước đạt 10,6%/
năm, là trung tâm thương mại Bắc Miền Trung do đó nhu cầu về vận chuyển người và
hàng hóa là rất lớn.
2.2. Thu nhập:
+Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm (GTTT) là 11,5%. Trong đó giai đoạn
1996 - 2000 là 10,3%, giai đoạn 2001-2005 là 12,5%, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Nghệ An trong năm 2008 đạt 10,6%.
+ GDP trên đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước, 1200USD/ năm
( 2009)
2.3. Thói quen tiêu dùng:
Người dân Nghệ An nói chung có văn hóa tiết kiệm. Tuy nhiên gần đây đã có
những sự thay đổi, phân tầng rõ nét hơn. DO đó, thị trường TP Vinh khá đa dạng về nhu
cầu. Điều cần thiết là phái có các trung tâm thương mại lớn để thỏa mãn nhu cầu đó :”>
2.4. Đặc điểm về kinh tế vùng:
Do số lượng dân cư trong thành phố là rất lớn, lưu lượng lưu chuyển nhiều cả vào
Nam cũng như ra Bắc thị trường cho dịch vụ xe vận chuyển khách là rất tiềm năng
Thành phố VInh là trung tâm BĂc trung bộ ( chợ Vinh được vì là chợ Đồng Xuân
của Bắc trung bộ ), là đầu mối vận chuyển hàng đi các tỉnh khác dịch vụ vận chuyển
hàng, logistic có rất nhiều cơ hội thị trường để khai thác.
Steam _ Marketing 49B
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Trình độ lành nghề của nhân công:
Theo nguồn từ trang web vinhcity.gov.vn, đến năm 2005 dân số thành phố Vinh
có 43,5 vạn người, chưa tính dân số vãng lai. Số người trong độ tuổi lao động chiếm
56% ; làm việc trong các ngành kinh tế là 96.380 người. Trong đó:
•Nông - lâm - ngư nghiệp 11.900 người.
•Công nghiệp - xây dựng 30.200 người.
•Các ngành dịch vụ 54.280 người.
Số người có trình độ cao đẳng đại học và sau đại học: 29.500 người chiếm 30.6%
tổng số người làm việc trong các ngành kinh tế.
Ngoài ra, do truyền thống lâu đời trong các hoạt động buôn bán thương mại nên
kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh này của người dân là khá cao. Đồng thời, người dân
Vinh có đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và thật thà, vì thế tạo rất nhiều
lợi thế cho các doanh nghiệp
Bên cạnh đó, ngành thương mại và vận tại không yêu cầu cao về trình độ học vấn
nên nguồn nhân lực của thành phố Vinh hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các doanh
nghiệp.
4. Mức độ cạnh tranh/hợp tác của các doanh nghiệp
4.1. Phần doanh nghiệp:
4.1.1. Thương mại và du lịch: là thế mạnh của TP Vinh từ lâu đời, hoạt động trong
lĩnh vực này chủ yếu là các tiểu thương, các DN vừa và nhỏ.
• Các DN vừa và nhỏ đã thành lập hiệp hội từ năm 2005, với các chức năng chính
là:
+.Đại diện và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp là các hội viên của Hội, làm
“cầu nối” giữa chính quyền và các nhà tài trợ với Doanh nghiệp.
+ Tham gia phát triển quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, tiếp nhận và tổ chức
thực hiện các chương trình dự án hỗ trợ , các khoản viện trợ để phát triển DNN&V.
+ Giữ gìn mối quan hệ cạnh tranh lành mạnh giữa các hội viên trong Hội nhất là
cạnh tranh Quốc tế, lợi ích Doanh nghiệp và lợi ích Quốc gia.
• Các tiểu thương trên địa bàn TP tuy không thành lập những hiệp hội chính thức
nhưng có liên kết và liên hệ chặt chẽ, theo phương châm truyền thồng là “Buôn có bạn,
bán có phường”
+ Hỗ trợ nhau trong vận tải, nhà kho, chia sẻ nguồn hàng trong mùa khan hiếm…
+ Liên kết trong việc đòi quyền lợi chung: Năm 2009 khi chính quyền thành phố
có quyết định bán chợ Ga Vinh, các tiểu thương đã thực hiện bãi thị, đòi CQ có những
giải quyết thỏa đáng.
Steam _ Marketing 49B
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Về văn hóa KD: Vẫn cón nhiều mặt tiêu cực. Việc sử dụng các hình thức bạo
lực, xã hội đen trong kinh doanh vẫn còn nhiều.
4.1.2. Vận tải:
Về vận tải hành khách, Nghệ An hiện có 39 doanh nghiệp địa phương và 66 DN
ngoại tỉnh cùng với 03 DN Lào tham gia khai thác tuyến vận tải khách cố định với 1.575
xe tham gia trung chuyển.
Trong đó TP Vinh có hai bến xe lớn là BX Vinh và BX Chợ Vinh là nơi tập trung
các mối trung chuyển đi khắp nơi trong tỉnh và các vùng lân cận
Các DN vận tải hành khách địa phương chưa thành lập hiệp hội vận tải và hoạt
động còn rất manh mún.Tinh trang lộn xộn, canh tranh không lành mạnh là phổ biến.
Cuối năm 2009, khi hai DN là Công ty Công ty CP thương mại và du lịch Việt
Vịnh (Thái Nguyên) và Công ty TNHH Đông Bắc (Thanh Hoá) đi vào thực hiện gói
thầu thực hiện các tuyến bus trong nội thành và 1 số tuyến ngoại thành đã vấp phải sự
phản đối dữ dội của các DN vận tải hành khách địa phương: Tổ chức diễu hành phản
đối, đập phá các điểm dừng đỗ, đe dọa tài xế…
5. Ngành phụ trợ:
• Dịch vụ nhà hàng , ăn uống cực kì phát triển.
• Bốc dỡ, xếp hàng hoá.
• Dịch vụ sửa chữa xe.
• Bưu chính , viễn thông (mạng lưới bưu chính viễn thông ở Vinh hiện xếp thứ tư
toàn quốc):
• Cơ sở hạ tầng viễn thông được hiện đại hoá đồng bộ với: Tổng đài
NEAX.20.000 số; 9 trạm vệ tinh RLU.NEAX; mạng cáp quang truyền dẫn trên 14km
cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu cầu dịch vụ thông tin liên
lạc nhanh chóng chính xác với độ tin cậy cao.
Hệ thống bưu chính được cải tiến, trung tâm bưu chính ở ngã 5 (trung tâm thành
phố) rất thuận lợi và đảm bảo chuyển phát thư báo, bưu kiện kịp thời đến khách hàng
trong ngày.
• Tài chính - Ngân hàng
Trên địa bàn thành phố có hệ thống ngân hàng - kho bạc với đội ngũ cán bộ nhân
viên được đào tạo nhiệt tình phục vụ đáp ứng khách hàng
Hệ thống Ngân hàng: ngoài Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á có hội sở
chính ở Vinh, hiện có hơn 40 Ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần có
trụ sở giao dịch tại thành phố Vinh.
Steam _ Marketing 49B
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các công ty Chứng khoán: Công ty Chứng khoán Việt, Ngân hàng Nông nghiệp
Nghệ An, Sara Group, VVS An Phú, FPTS...Các công ty Tài chính: Công ty Kiều hối
Ngân hàng Đông Á, Tiết kiệm Bưu điện Nghệ An, Tài chính Dầu khí Nghệ An, Vàng
bạc Đá quý PNJ, Ngân hàng Nông nghiệp Bắc miền Trung...
• Bảo hiểm bao gồm nhiều loại hình với nhiều cơ sở trên địa bàn thành phố đang
hoạt động có hiệu quả và đáng tin cậy.
• Hệ thống y tế bệnh viện đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh hiệu quả, kịp thời ,
trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bac sĩ có tay nghề , có đạo đức, chỉ đạo tuyến cơ sở
• An ninh - xã hội trên địa bàn thành phố được đảm bảo an toàn và trật tự với các
lực lượng công an tỉnh - công an thành phố - công an phường xã - công an phòng cháy
chữa cháy - công an cơ động với các địa chỉ.
Công an Nghệ An
146, đường Lê Hồng Phong
phường Trường Thi
Lực lượng cảnh sát phản công
nhanh - 113
(038) 113
Phòng cảnh sát bảo vệ (038) 839157
Phòng chống ma tuý (038) 829236
Phòng quản lý xuất nhập cảnh (038) 843804
Phòng cảnh sát giao thông (038) 849716
Cảnh sát giao thông đường thuỷ (038) 855238
Phòng công tác vận động quần
chúng
(038) 855288
Phòng hậu cần (038) 839136
Trực báo cháy (35, Cao Xuân Huy,
phường Hồng Sơn)
(038) 839210/(114)
Công an Thành phố Vinh
65 - Nguyễn Thị Minh Khai
phường Lê Mao
(038) 844133
6. Cạnh tranh về vị trí:
Ngoài những lợi thế trên, thành phố Vinh có vị trí rất thuận lợi: nằm trên trục
đường quốc lộ nối liền Bắc Nam, nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh
Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An).
• Khu kinh tế Nghi Sơn: được thành lập vào giữa năm 2006 tại huyện Tĩnh Gia,
phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường
sắt Bắc-Nam.Các ngành kinh tế được ưu tiên là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa
dầu.
Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là một dự án trọng điểm hiện nay tại Khu kinh
tế Nghi Sơn với tổng số vốn đầu tư (giai đoạn 1) lên tới 6 tỉ Dollar Mỹ.
Steam _ Marketing 49B
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tương lai khu kinh tế Nghi Sơn sẽ trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành,
đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: Công nghiệp
lọc hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới
tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu
dùng, chế biến xuất khẩu… gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển
Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh
cao, các loại hình dịch vụ cao cấp đẩy mạnh xuất khẩu; mở rộng ra thị trường khu vực
và thế giới.
Đây là điều kiện rất tốt để thành phố Vinh hợp tác với khu kinh tế Nghi Sơn trong
ngành dịch vụ vận tải và kho bãi nhằm khai thác lợi thế tổng hợp của cả hai địa phương.
• Khu kinh tế Vũng Áng: được thành lập vào tháng 4 năm2006 trên cơ sở khu
công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận
của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh.
Mục đích thành lập khu kinh tế Vũng Áng là khai thác lợi thế vị trí địa lý tự nhiên
(gần cảng nước sâu Vũng Áng và Sơn Dương là cảng tổng hợp quốc gia loại I, gần quốc
lộ 1A nối với thành phố Vinh, trên quốc lộ 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt
Thạch Khê) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh, tạo điểm bứt phá về kinh tế
– xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung
Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với cả nước và quốc
tế.
Khu kinh tế Vũng Áng ở chân núi phía Bắc của dãy núi Hoành Sơn, bao trùm
các xã Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và
Kỳ Ninh (đều thuộc Kỳ Anh) với diện tích tự nhiên 227,81 km². Phía Bắc và Đông khu
kinh tế giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã: Kỳ
Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và thị trấn Kỳ Anh (đều thuộc huyện Kỳ Anh).
Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng bao gồm:
dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn
nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏtitan,...); các ngành công nghiệp gắn với việc khai
thác cảng biển; các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng
như nhập khẩu, đặc biệt là từ Lào và Thái Lan; các ngành công nghiệp phục vụ xuất
khẩu.
• Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An: rộng 188,3 km² gồm một phần huyện Nghi
Lộc, một phần huyện Diễn Châu và một phần thị xã Cửa Lò.
[1]
Theo quy hoạch, đây là
một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng và được kỳ vọng trở thành một trung
tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, cảng biển lớn của
vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam; một trung tâm đô thị lớn của Nghệ An. Tuy nhiên, khác
Steam _ Marketing 49B
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
với các khu kinh tế còn lại ở Việt Nam, hiện chưa rõ khu kinh tế này sẽ lấy phân ngành,
sản phẩm nào làm mũi nhọn chủ lực.
Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An bao gồm hai tiểu khu vực là khu phi thuế
quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan gắn với cảng biển Cửa Lò. Còn khu thuế
quan lại bao gồm các khu công nghiệp,khu chế xuất, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng,
khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư và khu hành chính.
Chính quyền tỉnh Nghệ An hỗ trợ rất lớn đối với các doanh nghiệp và tư nhân
trong ngoài nước đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam:
- Tất cả các dự án đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh
doanh; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm
50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; hưởng các ưu đãi về các loại thuế khác áp
dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật về đầu tư, các luật thuế khác và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
- Các dự án đầu tư sản xuất trong Khu kinh tế Đông Nam được miễn thuế nhập
khẩu trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh
kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản
xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Các cá nhân đối có thu nhập cao (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài)
làm việc tại Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An sẽ được giảm 50% thuế thu nhập.
Ngoài những ưu đãi được hưởng tại quy chế này, các dự án đầu tư của các tổ chức
cá nhân trong nước và nước ngoài trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thuộc các lĩnh
vực gồm công nghệ cao, dự án lớn, dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế sẽ được
hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Đây là lợi thế rất lớn để các ngành dịch vụ của thành phố Vinh hợp tác với khu
kinh tế Đông Nam, đặc biệt là các ngành như thương mại, vận tải.
Steam _ Marketing 49B
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương III/ Đối thủ cạnh tranh:
1. Thành phố Thanh Hóa:
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa,
1.1. Điều kiện tự nhiên – Vị trí:
Thành phố có diện tích tự nhiên 57,8 km², 18 phường, xã
Là đô thị trẻ, nằm bên bờsông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí
hậu khá ôn hòa.
Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km, cảng Lễ
Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng
lới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung
tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi
trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.
Thanh Hóa hiện nay là một đô thị loại 2 phát triển ở Bắc Trung Bộ. Thành phố đã
có quy hoạch mở rộng để trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
1.2. Dân cư:
Thành phố Thanh Hóa cũng là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư
đông đúc, đa dạng.
Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số thành phố Thanh Hoá khoảng 197,551
nghìn người, mật độ dân số khoảng 3.370 người/km2 (có mật độ gấp 10 lần so với toàn
tỉnh - mật độ dân số tỉnh Thanh Hoá là 330 người/km2), trong đó dân số sống trong nội
thị là 143,755 nghìn người, chiếm tỷ lệ 72%, dân số ở vùng ngoại ô là 53,796 nghìn
người, chiếm tỷ lệ 28%.
Dân số nam là 97,799 nghìn người, chiếm tỷ lệ 49% dân số toàn thành phố; nữ có
100,752 nghìn người, chiếm 51%.
1.3. Kinh tế:
1.3.1. Tỉ trọng các ngành:
Theo số liệu năm 2007, tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP ước đạt
• Công nghiêp: 45,1%
• Nông nghiệp: 4,6%
• Dịch vụ: 50,3%
Tăng trưởng kinh tế ước đạt 17,4%.
Steam _ Marketing 49B
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 2094,04 tỷ đồng.
GDP bình quân đầu người 1470 USD. Đến cuối năm 2008 thu nhập bình quân đầu
người đã đạt tới con số 1760 USD/năm, tốc độ tăng GDP 20% trong giai đoạn 2006 -
2010,
1.3.2. Cơ cấu kinh tế:
• Công nghiệp
Thành phố Thanh Hóa không phải là một thành phố công nghiệp. Tỉ trọng ngành
công nghiệp đóng góp chung vào GDP của toàn thành phố không cao.
• Thương mại và dịch vụ
Với sự tồn tại song song của các chợ theo mô hình cũ và các siêu thị mua sắm
hiện đại, hàng hóa trở nên rất đa dạng, phong phú và người dân thành phố có thêm nhiều
sự lựa chọn đồng thời cũng hưởng lợi về giá cả từ sự cạnh tranh lành mạnh. Nhiều siêu
thị và trung tâm mua sắm đã xuất hiện, nhưng không vì thế mà chợ theo mô hình cũ mất
đi vị thế, vai trò của nó trong đời sống người dân thành phố. Đặc biệt, ở thành phố
Thanh Hóa có rất nhiều chợ lớn được xây dựng khá hoàn thiện và quản lý chặt chẽ. Có
thể kể tên một số chợ lớn như: Chợ Vườn Hoa, chợ Phú Thọ, chợ Tây Thành, chợ Nam
Thành, chợ Đông Thành, chợ Điện Biên...
Những thống kê năm 2007 cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính 1.706.041
triệu đồng, giá trị xuất khẩu 37,688 triệu USD. Theo thống kê 8 tháng đầu năm 2009,
tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 56,9 triệu USD.
• Du lịch
Ngành du lịch của thành phố Thanh Hóa vẫn còn ở dạng tiềm năng. Trong tương
lai với việc khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng hoàn thiện, cùng với những sự đầu tư
có hiệu quả vào thị xã biển Sầm Sơn,hứa hẹn ngành du lịch - dịch vụ sẽ đóng góp nhiều
hơn trong cơ cấu GDP của thành phố.
• Vận tải:
Lĩnh vực vận tải rất phát triển ở Thành phố Thanh Hóa với 6 bến xe liên tỉnh nằm
trong thành phố, phục vụ tối đa nhu cầu đi lại và và vận chuyển của nhân dân thành phố
cũng như trong tỉnh.
Tuy nhiên chất lượng xe và chất lượng phục vụ ở các bến xe Thanh Hóa còn chưa
chuyên nghiệp, tình trạng lộn xộn diễn ra phổ biến do lưu lượng người cũng như hàng
hóa tham gia chu chuyển rất lớn.
Steam _ Marketing 49B
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.4. Kiến trúc đô thị:
• Khu vực Quảng trường Hàm Rồng
Thành phố Thanh Hóa có nhiều chợ và công viên. Sự đông đúc,nhộn nhịp vào
mỗi buổi chiều tại các khu chợ không chỉ mang nét đặc trưng riêng của một đô thị nhỏ,
mà còn đóng góp những nét chấm phá nhất định trong kiến trúc toàn cảnh của thành phố
vốn không có nhiều những ngôi nhà cao tầng. Trong khi đó, công viên cung cấp không
gian thoáng đãng, và đem lại nét mềm mại cho thành phố.
Thành phố Thanh Hóa hiện nay có 3 quảng trường trung tâm: Quảng trường Lê
Lợi, Quảng trường Lam Sơn và Quảng trường Hàm Rồng. Quảng trường Hàm Rồng
được xây dựng với mục đích kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng lịch sử, và trở
thành điểm nhấn trung tâm của khu du lịch Hàm Rồng.
• Nghệ thuật và giải trí
Với việc nhà hát Lam Sơn vốn rất gắn bó với người dân thành phố bị phá bỏ để
xây dựng quảng trường Lam Sơn, hiện nay thành phố Thanh Hóa đã không còn rạp
chiếu phim nào nữa. Rạp hát Hội An vẫn còn tồn tại nhưng hoạt động không đúng chức
năng của nó. Chính vì thế, những đoàn nghệ thuật rất ít khi chọn thành phố Thanh Hóa
là điểm biểu diễn. Những sự kiện nghệ thuật như vậy thường được tổ chức ở khu rạp hát
Nhân Dân, tuy nhiên, thực tế đây chỉ là một khu vực biểu diễn tồi tàn nằm ở bên trong
chợ Vườn Hoa cũ.
Trong khi đó, những sự kiện văn hóa cấp thành phố hay cấp tỉnh vẫn được tổ chức
tại địa điểm cũ, chỉ khác trước đây là rạp hát Lam Sơn, còn nay là quảng trường Lam
Sơn với sân khấu ngoài trời khang trang hơn. Hiện nhà hát Lam Sơn đang được khẩn
trương xây mới.
2. Thành phố Hà Tĩnh:
Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh.
2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí:
• Vị trí địa lý: Thành phố Hà Tĩnh ở vị trí từ 18° - 18°24’ vĩ độ Bắc, 10°553’-
10°556’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km,
thành phố Vinh 50km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách
biển Đông 12,5 km.
- Phía Bắc giáp: Thị trấn Thạch Hà (qua cầu Cày), sông cửa Sót.
- Phía Tây giáp: Xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà).
- Phía Nam giáp: Xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).
- Phía Đông giáp: Sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà)
Steam _ Marketing 49B
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Tự nhiên:
Thành phố Hà Tĩnh nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có địa hình
thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5m-3m.
Thành phố Hà Tĩnh được che chắn bởi ngọn Rào Cỏ thuộc Trường Sơn Bắc phía
Tây Hương Khê nên ít bị ảnh hưởng bởi gió Lào. Thời tiết có hai mùa rõ rệt là mùa rét
từ tháng 11 đến tháng 4, mùa khô nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 23-
24
o
C; Độ ẩm không khí 85-86%. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.661mm.
Tổng diện tích tự nhiên 56,32km
2
.
2.2. Dân cư:
Theo số liệu từ trang thông tin điện tử của thành phố Hà Tĩnh:
Tính đến ngày 1/4/2009, Thành phố hà tĩnh có số dân là 87,168 người.
Trong đó số người khu vực nội thị là 61,940 người, chiếm 71%; dân số ở
vùng ngoại ô là 25,228 nghìn người, chiếm tỷ lệ 29%.
Dân số nam là 41,647 nghìn người, chiếm tỷ lệ 47.8% dân số toàn thành phố; nữ
có 45,513 nghìn người, chiếm 52.2%.
Dân số thành phố Hà Tĩnh đến ngày 01/04/2009
Tổng số Trong đó: Nữ
Tổng số 87.168 45.513
Khu vực Thành thị 61.940 32.840
Phường Trần Phú 6.133 3.316
Phường Nam Hà 7.082 3.717
Phường Bắc Hà 10.321 5.638
Phường Nguyễn Du 5.300 2.659
Phường Tân Giang 6.259 3.359
Phường Đại Nài 6.361 3.652
Phường Hà Huy Tập 4.893 2.532
Phường Thạch Quý 6.777 3.427
Phường Thạch Linh 5.532 2.887
Phường Văn Yên 3.282 1.653
Khu vực Nông thôn 25.228 12.673
Xã Thạch Trung 7.765 3.906
Xã Thạch Hạ 5.579 2.767
Xã Thạch Môn 2.762 1.425
Xã Thạch Đồng 3.397 1.729
Xã Thạch Hưng 3.293 1.672
Xã Thạch Bình 2.432 1.174
Steam _ Marketing 49B
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.3. Kinh tế:
• Tính đến hết năm 2009:
Tổng giá trị sản xuất các ngành đạt trên 130% kế hoạch của giai đoạn 2005
-2010 , tốc độ tăng trưởng bình quân trên 16,3%, tăng gấp 3,3 lần so với nhiệm kỳ
trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đến nay tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 62%, TMDV chiếm 30%. Kinh tế ngoài quốc
doanh phát triển khá, số doanh nghiệp trên địa bàn tăng 14,2%, thu nhập bình quân đầu
người đến 2010 đạt 20 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với 2005.
• Chỉ tiêu kinh tế năm 2010 thành phố Hà Tĩnh:
- Tổng giá trị sản xuất các ngành (giá cố định 1994) 1.163,7 tỷ đồng, tăng so với
năm 2009 là 16,4 %. Trong đó: giá trị sản xuất ngành CN -TTCN phấn đấu đạt 330,0 tỷ
đồng, tăng so với năm 2009 là 14,8 %; giá trị sản xuất ngành xây dựng phấn đấu đạt 392
tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 18,9%; giá trị sản xuất ngành TM -DV phấn đấu đạt
356,0 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 19,3%, giá trị SX ngành nông nghiệp phấn đấu
đạt 85,7 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 2%.
- Thu ngân sách trên 288 tỷ đồng
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt trên 3.125 tỷ đồng, tăng so với
năm 2009 là 15%.
- Tổng sản lượng lương thực đạt trên 12.960 tấn.
• Thành phố Hà Tĩnh chưa chú trọng đến phát triển khối dịch vụ, về thương mại,
vận tải hoạt động chủ yếu hiện nay là phục vụ nhu cầu nhân dân và phụ trợ cho công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tiềm năng du lịch hạn chế.
1.1. Cơ sở hạ tầng:
Cơ xở hạ tầng thành phố Hà Tĩnh vẫn đang trong quá trình nâng cấp và cần có sự
quy hoạch một cách hệ thống.
MA TRẬN SWOT:
1. Điểm mạnh:
- Thành phố Vinh là một trong 7 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế
lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung của Việt Nam.
- Các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến
trúc đô thị có bản sắc riêng của vùng.
- Cơ sở hạ tầng giao thông đa dạng. Bộ máy chính quyền đc cải tổ, thực hiện chế
độ 1 cửa, hỗ trợ các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh, cũng như doanh nghiệp nước ngoài
tích cực đầu tư.
- Truyền thống lâu đời trong các hoạt động buôn bán thương mại nên kiến thức
và kinh nghiệm trong lĩnh này của người dân là khá cao. Đồng thời, người dân Vinh có
đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó và thật thà.
- Cơ sở hạ tầng đầy đủ và đa dạng như : đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường không, nhà xe, bến bãi, bưu chính viễn thông, bệnh viện …
Steam _ Marketing 49B
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thành phố có vị trí chiến lược: nằm trên trục đường quốc lộ 1A, là nơi chu
chuyển, qua lại Bắc Nam; Nằm giữa các khu công nghiệp có tiềm lực mạnh và đang
phát triển đa dạng do đócó điều kiện thuận lợi để kết hợp phát triển thương mại, du lịch
và vận tải cùng với cả tỉnh cũng như với các khu kinh tế lân cận.
- Số lượng dân cư trong thành phố là rất lớn, lưu lượng lưu chuyển nhiều cả vào
Nam cũng như ra Bắc, nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn và đa dạng.
2.Điểm yếu:
- Hoạt động của bộ máy chính quyền còn nhiều mảng tối.
- Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư nhưng chưa hoàn thiện và còn cần quy hoạch
một cách hệ thống.
- Phân trách nhiệm các nhà đầu tư chưa rõ ràng.
- Chưa có cách quảng bá và khuếch chương địa phương để thu hút
- Chưa thành lập các thương hội vận tải, các hoạt động vẫn còn rời rạc và tình
trạng lộn xộn ở các bến bãi vẫn còn tồn tại.
3.Cơ hội:
- Cơ cấu kinh tế của đất nước nói chung đang chuyển dịch dần về phía thương
mại, dịch vụ : theo hướng phát triển của đất nước, các ngành dịch vụ ngày càng được
coi trọng.
- Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động, lại có điều kiện chính trị - xã
hội an toàn và ổn định do đó ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
4.Thách thức:
- Cạnh tranh với Thành phố Thanh Hóa cũng có xu hướng phát triển thương mại,
du lịch.
- Nhà đầu tư ngày càng yêu cầu cao về chính sách thông thoáng và sự trợ giúp
hiệu quả của chính quyền cũng như người dân địa phương trong công tác phê duyệt và
triển khai dự án.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư
Khách hàng mục tiêu mà nhóm hướng đến thu hút: nhà đầu tư
trong lĩnh vực thương mại, du lịch và vận tải
Steam _ Marketing 49B
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương IV/ Phân tích khách hàng mục tiêu:
1. Khách hàng trong nước:
• Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đã đạt được những kết quả tích cực.
Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP,
tăng 16% so với năm 2008
1
. Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân
sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà
nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) là 321 nghìn tỷ đồng, tăng
43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư là 220,5 nghìn tỷ,
tăng 22,5.
• Đặc điểm nhà đầu tư trong nước:
- Lứa tuổi không là yếu tố quyết định, trên 25 tuổi đã có thể là nhà đầu tư, tuy
nhiên tiềm lực nhỏ, những nhà đầu tư già giặn kinh nghiệm và có vốn lớn thường có độ
tuổi từ 40 tuổi trở lên. Đặc điểm tâm lý của nhà đầu tư trong nước tại thời điểm hiện tại
vẫn là tương tưởng theo sau và mang nặng tính chụp dật, một số có cái nhìn lâu dài về
đầu tư nhưng vẫn mong muốn có những lợi ích mang tính trước mắt.
- Xu hướng đầu tư: có ngắn hạn và cả dài hạn
• Các yếu tố quan tâm:
- Kế hoạch và chương trình phát triển của địa phương
- Chi phí hoạt động, chi phí bôi trơn dự án
- Dịch vụ và mạng lưới hỗ trợ địa phương
2. Khách hàng châu Âu:
2.1. Nhận thức của nhà đầu tư Châu Âu đối với thị trường Việt Nam:
Theo như nghiên cứu của Phòng công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam
(EuroCham) trên 750 công ty hàng đầu của các nước Châu Âu về các chỉ số kinh
doanh của Việt Nam (công bố ngày 28/10/2010) đã cho thấy thị trường Việt Nam
ngày càng được các doanh nghiệp Châu Âu quan tâm và tin tưởng hơn. Theo
EuroCham mức độ tin cậy của trong kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam đạt 75%
điểm khảo sát. Những dự báo về triển vọng kinh doanh và kế hoạch đầu tư trong
năm 2011 cho thấy xu hướng rất tích cực. 70% đã liệt kê triển vọng kinh doanh của
họ là "tốt" hoặc "xuất sắc", chỉ khoảng 18% có ý kiến trung lập và 12% số còn lại
cho là tiêu cực. Cuộc khảo sát này còn cho thấy có đến 60% các doanh nghiệp trả
Steam _ Marketing 49B
25