Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

20 câu mở đầu bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96 KB, 2 trang )

Đoạn mở đầu 20 câu thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó giữa kẻ ở
người về, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố
Hữu
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, miền Bắc nước ta được giải phóng. Khoảng tháng 10 năm ấy, các cơ quan
Trung ương của Đảng và Nhà nước rời Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Niềm lưu luyến giữa nhân dân Việt
Bắc và những người cán bộ cách mạng là nguồn cảm hứng để Tố Hữu sáng tác bài thơ. Việt Bắc gồm 150
câu lục bát, là một khúc ca trữ tình hay nhất trong tập thơ cùng tên cùa nhà thơ.
Đoạn mở đầu 20 câu thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó giữa kẻ ở người về, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ
tình chính trị của Tố Hữu
Cuộc chia tay
Lời người ở lại
Mình về mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không,
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Với kết cấu theo lối hát giao duyên, đoạn thơ tả cuộc chia tay giữa người ở Việt Bắc và người cách mạng.
Nghĩa tình kẻ ở ngựời về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ mình, ta gợi bao lưu luyến trong buổi
chia tay.
Những lời nhắn nhủ của người ở lại với những từ láy gợi cảm qua cách hỏi mình có nhớ ta, mình có nhớ
không vang lên như day dứt không nguôi. Mười lăm năm ấy gợi thời gian, cây, núi, sông, nguồn gợi
không gian. Thời gian của một thời kì hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp, không gian của
một vùng căn cứ địa cách mạng. Trạng ngữ thiết tha mặn nồng thể hiện ân tình đầy hương vị mặn mà
nồng thắm của bao nhiêu kỉ niệm mến yếu. Điệp từ nhớ gợi nỗi nhớ triền miên...
Tiếng ai tha thiết bên cồn,
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.
Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau biết nói gi hôm nay...
Đây là tiếng lòng của người về. Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bước chân bồn chồn. Áo chàm
bình dị, chân tình. Câu thơ bỏ lửng với nhịp thơ ngập ngừng cầm tay nhau - biết nói gì - hôm nay diễn tả
sự vấn vương vì xúc động nên không thể giãi bày tâm tình.
Người ờ lại


'Mười hai câu thơ tiếp theo là lời Việt Bắc. Giọnq thơ vừa hỏi han vừa gợi trở lại theo thời gian, lan toả
trong không gian. Nhớ về những kỉ niệm xa xưa từ thuở đầu cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp.
Những không gian, địa điểm cứ hiện dần từ mờ xa, mưa nguồn, suối lũ, mây mù, được xác định như một
điểm chốt vững vàng chiến khu, rồi dấy lên một sức mạnh tranh đấu, khi kháng Nhật, thuở Víệt Minh,
khai sinh những địa danh lịch sử như những cái nôi đón đỡ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.


Những chi tiết về cuộc sống và tình người: bát cơm chấm muối, quả trám bùi, măng mai, mái nhà lau xám
hắt hiu... cứ dần dần tái hiện, nhắc nhở mối thù hai vai chung gánh, những tấm lòng son không bao giờ
phai nhạt.
Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ rừng núi nhớ ai..., trám để rụng, măng để già, điệp từ mình về, mình đi, có
nhớ: còn nhớ, nhịp câu 2/4 - 4/4 đều đặn... gợi lên hình ảnh một người đang bâng khuâng sững sờ với cảm
giác hụt hẫng của cuộc chia li, dè chừng sự lãng quên nên thiết tha nhắc nhở người về bằng những hoài
niệm ân nghĩa nhất, nguồn cội sâu rộng nhất..., sâu trong tình người, rộng trong thời gian, không gian.
Đây là tình cảm những con người cách mạng trong không gian, thời gian của cách mạng.
Đoạn thơ thể hiện những tình cảm lớn có ý nghĩa thời đại. Đó là tình đoàn kết, nghĩa thủy chung giữa
nhân dân và cách mạng, từ phong trào Việt Minh đến thời kì kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt
Bắc.
Đoạn thơ cũng thể hiện chất thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc của Tố Hữu. Phong cách đó đã ảnh
hường quan trọng đối với thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

Trích: loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.




×