Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI
Trường THCS Ngọc Liệp
Địa chỉ: Xã Ngọc Liệp - Quốc Oai - Hà Nội
Điện thoại: 0433.280.510
Email:
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Tên tình huống:
Thuyết minh về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước xã Ngọc Liệp,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Môn học chính được vận dụng: Hóa
- Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Toán học, Tin học, Giáo dục công dân,
Địa lý.
- Thông tin về nhóm học sinh:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Dương
Sinh ngày: 29 tháng 03 năm 2000
Lớp 9A
2. Họ và tên: Kiều Thị Vân Hằng
Sinh ngày: 01 tháng 01 năm 2000
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
1
Lớp 9A
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
TÊN BÀI VIẾT: “Thuyết minh về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước xã
Ngọc Liệp – huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội.”
1. Tình huống cần giải quyết:
Trong đời sống, tất cả chất thải đều do nước nhận lấy hay nói đúng hơn là
thải ra môi trường nước. Ông bà ta thường nói “trăm dơ lấy nước làm sạch” thật
sự không sai.Ô nhiễm nước đã gây nên những tác hại to lớn đến con người và
môi trường sống. Bản thân em là một công dân xã Ngọc Liệp. Đối mặt với sự
xuống cấp của chất lượng nước tại địa phương trong khi nhiều người vẫn chưa ý
thức được hết hậu quả việc mình làm với môi trường nên tìm hiểu nguyên nhân
nước bị ô nhiễm và tìm cách khắc phục là điều rất quan trọng.
*Tên tình huống: “Tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
tại xã Ngọc Liệp –huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội.”
2.Mục tiêu cần giải quyết:
Chỉ ra được những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm nguồn nước tại xã
Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Cần kết hợp với các tri thức khách quan vào bài viết như:
- Vài nét về đặc điểm dân cư và mật độ dân số ở địa phương
- Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước của người dân trong sinh hoạt.
- Quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học của người
dân trong nông nghiệp.
- Chất thải của các nhà máy có trên địa bàn.
- Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với đời sống con người.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
2
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
Vận dụng kiến thức các môn:
- Địa lý : Cho biết tình hình dân cư và mật độ dân số ở địa phương.
- Toán học : Đưa ra các số liệu tính toán về mức độ sử dụng thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ,… trong nông nghiệp.
+ Số liệu về mật độ dân số,số dân trên địa bàn xã.
- Hóa học:
Hoá học 8:
+ Nước: Thấy được tính chất và vai trò của nước trong đời sống, sản xuất,
chống ô nhiễm nguồn nước.
+ Khái niệm về muối.
Hoá học 9:
+ Phân bón hoá học.
+ Tính chất của kim loại.
+ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
+ Tính chất của protein, chất béo.
- Vật lý :
- Sự nổi trong vật lí 8.
- Sinh học
Sinh học 8:
+ Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa.
Những ảnh hưởng tác động đến cơ thể con người.
Sinh học 9:
+ Bài 54: Ô nhiễm môi trường.
Chỉ rõ tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường trong đó có chất rắn và vi
sinh vật gây bệnh.
- Ngữ văn: Cách viết bài văn thuyết minh.
- GDCD : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tin học: Tìm hiểu thông tin.
5. Thuyết minh và tiến trình giải quyết tình huống:
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
3
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
* Xác định mục tiêu giải quyết tình huống.
* Tìm hiểu thực tế => Trao đổi => Viết thành bài.
* Tư liệu sử dụng: sách giáo khoa, sách tham khảo,…
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tính, internet,…
Bài thuyết minh:
Ở bất cứ thời đại nào, vấn đề nước sạch cũng hết sức quan trọng. Có thể
bạn hay một ai đó nghĩ rằng nguồn nước tự nhiên là tài nguyên vô tận, nhưng
bạn và người đó đã sai. Nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn nếu
tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý như hiện nay còn tiếp diễn thì một
ngày không xa sẽ cạn kiệt nguồn nước. Và một trong số đó - xã Ngọc Liệp,
nguồn nước đang dần đe dọa con người bởi “ô nhiễm nghiêm trọng”.
Vậy ô nhiễm nước là gì? Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con
người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Bản chất là suy giảm các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước với sự
xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con
người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Khi nước bị ô
nhiễm lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho
các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho
hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của
nước, gây suy thoái thủy vực. Theo mức độ gây hại người ta chia nguồn gốc ô
nhiễm thành hai loại: ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên và ô nhiễm có nguồn gốc
nhân tạo.
Ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, lũ lụt, gió bão... hoặc do sản
phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Chúng chết đi và
bị vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất
sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước hòa vào dòng
lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong
hệ thống cống rãnh mang theo nhiều chất thải độc hại, từ nơi khô ráo và cuốn
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
4
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự
nhiên có thể rất nghiêm trọng nhưng không thường xuyên và không phải là
nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước.
Bên cạnh đó, ta càng không thể không kể đến con người – tác nhân chính
gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Sự gia tăng dân số quá nhanh là ngòi nổ
thúc đẩy quá trình khai thác nước để sinh hoạt; sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp; gia tăng hàng hóa; lương thực, thực phẩm; phát triển công nghiệp dịch
vụ...Xã Ngọc Liệp với dân số 6.575 người năm 2013. Chỉ qua một năm số dân
đã tăng khoảng 36% so với cùng kỳ năm trước, đạt đến con số 8.942 người. Mật
độ dân số tăng khoảng 437 người /km². Với địa thế thuận lợi, Ngọc Liệp là địa
điểm “nóng” thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà máy cùng lao động từ nhiều vùng
tập trung về. Từ đó vấn đề giải quyết nước và chỗ ở cho người dân lại càng nan
giải. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ ao kênh rạch để sinh sống xả rác và nước
thải lên ao, hồ... diễn ra khá phổ biến. Bao nhiêu ngôi nhà là bấy nhiêu cống
nước thải. Nước thải từ gia đình, trường học, cơ quan,... mang theo nhiều chất
hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học như protein, dầu mỡ...; chất dinh dưỡng như
photpho, nitơ, chất rắn và vi trùng thải ra tạo môi trường yếm khí có mùi hôi
thối gây khó khăn cho việc xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho người dân.
Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, ăn uống gia tăng dẫn đến tình trạng khai thác
nước dưới đất tràn lan khiến một số nơi nay đã cạn kiệt và sụp lún. Nhiều giếng
khoan thi công không đúng kỹ thuật, hư mà không được trám lấp, cũng là
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã nhà liên tục gặt hái được
những thành quả đáng mừng. Tuy nhiên, đằng sau những vụ mùa bội thu ấy, đặt
ra những lo ngại về việc quá lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
gây bức tử đồng ruộng. Những biện pháp quản lý của các cơ quan chức năng lại
gần như vô hiệu trước mê hồn trận này. Theo thống kê, cả xã có đến 85% các hộ
trồng rau phun thuốc dựa vào kinh nghiệm, 43% số hộ nông dân tăng nồng độ
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
5
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
phun thuốc gấp đôi so với khuyến cáo. Đa số các hộ không tuân thủ đúng thời
gian cách ly. Thậm chí, nhiều nông dân bất chấp sự ảnh hưởng tiêu cực của
thuốc đến chất lượng rau màu và nguy cơ gây ngộ độc cho người tiêu dùng, họ
đã tăng liều lượng, tần suất phun, có thể phun thuốc vào bất cứ thời điểm nào
nếu phát hiện sâu bệnh. An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường đồng ruộng, sức
khỏe cộng đồng bị đe dọa từng ngày. Những loại thuốc trừ sâu có tàn dư độc cao
không những tiêu diệt côn trùng có lợi trong môi trường mà còn làm ô nhiễm
nguồn nước, gây hại cho sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước này.
Người dân sử dụng thuốc trừ sâu xong vứt luôn ra đồng ruộng, kênh dẫn
nước tưới tiêu
Xót xa thay khi mỗi năm số người bị bệnh và tử vong vì ung thư ngày
càng tăng mà nguyên nhân một phần do sử dụng nước có nhiễm hóa chất bảo vệ
thực vật gây độc! Theo thống kê, số tiền mỗi năm người dân bỏ ra để nhập khẩu
thuốc bảo vệ thực vật về cũng không hề nhỏ, năm 2013 lên đến 100 triệu.Còn
cộng cả tiền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống thì cũng gần
bằng tiền thu về. Như thế, sự đánh đổi này có là quá đắt? Cùng với thực trạng
lạm dụng nông dược là hiện tượng người dân vứt lọ đựng nông dược ra ruộng,
mương...sau khi sử dụng. Ngoài ra, việc chăn nuôi còn chưa có hệ thống xử lí
chất thải mà thải trực tiếp ra ao, mương làm tăng khí độc, độ đục của nước. Đặc
biệt là nuôi vịt tại khúc mương để thả trực tiếp ra đồng hoặc khu dân cư gây một
số bệnh ngoài da cho người dân như ngứa, dị ứng, nổi mề đay, ...
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
6
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
Dị ứng do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm
Ấy vậy mà nhiều người vẫn chưa ý thức được hành động của mình ảnh
hưởng như thế nào tới nguồn nước và chính bản thân họ. Trong phân bón hóa học
phần lớn là muối của nitơ và photpho. Sau một thời gian bón cho cây lúa, cộng
thêm sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và
phân hủy của sinh vật thủy sinh, ao, mương,.... bắt đầu tích tụ một lượng lớn các
chất hữu cơ. Lúc đó nước trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo
thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là
vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ. Các chất
như Pb,Hg, Mn,As.. thường có trong nước thải công nghiệp có khả năng gây độc
cho con người, gây bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Chì là sản phẩm của
các nhà máy hóa dầu, khí thải giao thông,... có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây
độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Thủy ngân là kim loại được sử
dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực)
rất độc gây tổn thương não của con người. Khi ăn thức ăn nhiễm thủy ngân có thể
gây tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. Hợp chất của Asen là các chất độc
mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong
cơ thể và gây ung thư. Cacbohiđrat, protein, chất béo,…vốn là các chất hữu cơ dễ
bị phân hủy sinh học xuất hiện trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,
chế biến thực phẩm. Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có
hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
7
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
tan trong nước, dẫn đến chết tôm, cá. Chất hữu cơ có độc tính cao thường là các
chất bền vững, khó bị vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Do có khả năng tích
luỹ sinh học, nên chúng có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể
con người. Chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ
đồng ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…). Các
hợp chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt
với nồng độ rất nhỏ trong môi trường. Dầu mỡ cũng là chất khó tan trong nước,
nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ thường mang độc tính cao .Với các
bãi rác chôn không đúng kĩ thuật, vứt rác xuống ao, hồ…bừa bãi là điều kiện
thuận lợi cho vi sinh gây hại phát triển. Chúng có thể truyền hay gây bệnh cho
người như tả, thương hàn, bại liệt...Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt
nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một
số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy
cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào,
giun sán. Ngoài ra còn có một số tác nhân như các chất có màu, các chất gây mùi
vị…
Song song với các hoạt động xả nước thải sinh hoạt của người dân, các
nhà máy xí nghiệp cũng tận dụng thời cơ đó kiếm lời từ việc cắt giảm chi phí cho
việc xử lý nước thải công nghiệp. Những ví dụ có thật sau sẽ chứng minh điều
đó. Vào ngày 3/8/2010, trên tuyến kênh đồng Mơ thẳng xuống khu vực đồng Xào
và sông Cộc thuộc địa bàn thôn Đồng Bụt - Ngọc Liệp, người dân phát hiện có
rất nhiều tôm, cua, cá, ốc.. chết nổi trên tuyến kênh dài khoảng 1000m do hai ống
xả nước thải trực tiếp của nhà máy Sunhouse (Đây là lần thứ 3 bị lập biên bản kể
từ tháng 10/2009).
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
8
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
Các chất hóa học khó phân hủy nổi váng trên mặt nước
Lại một ví dụ khác, sau khi bị lập biên bản vào hồi 15h30 ngày 22/9/2014
Công ty cổ phần Công Nghệ Vật Liệu Mới thuộc cụm công nghiệp huyện Quốc
Oai vẫn tiếp tục thải nước thải đồng sunfat ra mương tiêu ruộng lúa làm đóng
vảy màu xanh trên mặt nước, cá , ốc, vịt, chết trôi, chết nổi. Đồng sunfat gây hại
cho cây trồng. Vì vậy, sản xuất đồng sunfat thuộc danh mục nhà nước cấm
nhưng với lý do thị trường tiêu thụ mạnh (cung không đủ cầu) nên công nhân
vẫn làm.
Nước thải sunfat đồng tràn lênh láng khu vực chế xuất
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
9
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
Cá chết, nổi trên mặt nước bị ô nhiễm
Liệu nguồn nước có còn như vậy được hay không?
Chúng ta cần làm gì? Trước khi chưa quá muộn, Nhà nước, chính
quyền địa phương và mỗi người dân cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường như: chiến lược phát triển kinh tế phải đi đôi với chiến lược bảo vệ môi
trường, xử phạt thật nặng và nghiêm minh tới các tổ chức, cá nhân có hành vi
phá hoại môi trường, tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
cho người dân bằng các hình thức tuyên truyền trọng tính thực tiễn như cấm vứt
rác xuống sông,ao hồ.... Đặc biệt, đối với lứa tuổi học sinh, cần đưa vào chương
trình học, các hoạt động ngoại khóa để trang bị thêm kiến thức cơ bản về bảo vệ
môi trường nước nói riêng và môi trường xung quanh nói chung.
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
10
Năm học 2014-
Nguyễn Thị Thùy Dương - Kiều Thị Vân Hằng
Lớp 9A –TrườngTHCS Ngọc Liệp
Mọi người tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
Có thể nói, nước đem lại sự sống cho con người. Con người có thể sống
mà không ăn trong năm tuần nhưng không thể nhịn uống nước trong năm ngày.
Vậy mà giờ đây, con người đã dần phá hủy nguồn nước để chạy theo lợi nhuận,
đồng tiền. Vấn đề bảo vệ môi trường nước tưởng chừng như gian lao và khó
khăn nhưng thật dễ dàng nếu Nhà nước và đặc biệt mỗi người dân đều vào cuộc.
Đừng đánh đổi tương lai con em chúng ta bằng những hành động nông nổi nhất
thời!
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống thực tiễn:
Qua tình huống này,em mong rằng mỗi người sẽ biết được những nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước
sạch. Mỗi chúng ta hãy là một tuyên truyền viên để có thể đưa đến cho bạn bè,
những người xung quanh mình thông tin và cách sử dụng nguồn nước hợp lí
nhất. Những hành động đó không chỉ vì bạn mà còn là vì tương lai mỗi người.
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
2015
11
Năm học 2014-