Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự thảo sửa đổi hiến pháp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
(Niên khóa: 2010 – 2014)

ĐỀ TÀI:

NHỮNG QUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
MỚI ĐƢỢC GHI NHẬN TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI
HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Giảng viên hƣớng dẫn:
DƢƠNG VĂN HỌC
Bộ môn: Luật Thƣơng mại

Sinh viên thực hiện:
PHẠM THỊ NGỌC TRÂM
Mssv: 5106201
Lớp: Luật Hành chính K36

Cần Thơ, tháng 12 năm 2013


MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ SỰ GHI
NHẬN QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM ................. Error!


Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm quyền con người ................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm quyền con người theo luật pháp quốc tế... Error! Bookmark not
defined.
1.1.2. Khái niệm quyền con người theo pháp luật Việt NamError! Bookmark not
defined.
1.2. Bản chất đặc trưng của quyền con người............ Error! Bookmark not defined.
1.2.1.Tính phổ biến ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1.1. Tính tất yếu lịch sử, khách quan của quyền con người ................ Error!
Bookmark not defined.
1.2.1.2. Tính cộng đồng người, cộng đồng nhân loại của quyền con người
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1.3. Đặc điểm bình đẳng của quyền con người .......... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1.4. Đặc điểm bất khả xâm phạm của quyền con người ... Error! Bookmark
not defined.
1.2.1.5. Đặc điểm được thể chế hóa thành pháp luật ....... Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Tính đặc thù của quyền con người ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Đặc điểm đặc thù về mặt lịch sử cụ thể của quyền con người ...... Error!
Bookmark not defined.
1.2.2.2. Đặc điểm đặc thù trong thể chế hóa ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con
người ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Lịch sử hình thành và sự phát triển quyền con người....... Error! Bookmark not
defined.
1.3.1. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng về quyền con người ............ Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Quá trình ghi nhận của pháp luật quốc tế về quyền con người ............ Error!
Bookmark not defined.

1.4. Vai trò của Hiến pháp trong vấn đề ghi nhận quyền con người ................. Error!
Bookmark not defined.


1.5. Sự ghi nhận quyền con người trong lịch sử lập hiến Việt Nam ................. Error!
Bookmark not defined.
1.5.1. Hiến pháp năm 1946 .................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Hiến pháp năm 1959 .................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Hiến pháp năm 1980 .................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Hiến pháp năm 1992 .................................... Error! Bookmark not defined.
1.6. Sự ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp của một số quốc gia ......... Error!
Bookmark not defined.
1.6.1. Hiến pháp nước Anh .................................... Error! Bookmark not defined.
1.6.2. Hiến pháp nước Mỹ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.6.3. Hiến pháp nước Pháp ................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUYỀN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI ĐƯỢC GHI
NHẬN TRONG DỰ THẢO HIẾN PHÁP VIỆT NAM SỬA ĐỔI . Error! Bookmark
not defined.
2.1. Khái quát về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và sự ghi nhận
các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới .................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong Dự thảo Hiến
pháp sửa đổi ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quyền được hưởng an sinh xã hội ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.1.1. Sự ghi nhận của pháp luật quốc tế ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Sự ghi nhận của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 .... Error! Bookmark
not defined.
2.2.1.3. Pháp luật Việt Nam về đảm bảo an sinh xã hội .. Error! Bookmark not
defined.
2.2.1.4. Thực trạng thực hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội tại Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập ........................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.1.5. Giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quyền được đảm bảo an sinh xã
hội ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Sự ghi nhận của pháp luật quốc tế ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Sự ghi nhận của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 .... Error! Bookmark
not defined.
2.2.2.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tham gia vào đời sống văn
hóa ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.4. Thực trạng về văn hóa cộng đồng Việt nam ........ Error! Bookmark not
defined.


2.2.2.5. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển của quyền con người về văn hóa
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Quyền được sống trong môi trường trong lành .......... Error! Bookmark not
defined.
2.2.3.1. Sự ghi nhận của pháp luật quốc tế ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2. Sự ghi nhận của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ............... Error!
Bookmark not defined.
2.2.3.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về việc bảo đảm thực hiện quyền được
sống trong môi trường trong lành ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ..... Error! Bookmark not
defined.
2.2.3.5. Giải pháp thúc đẩy phát triển quyền được sống trong môi trường trong
lành tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ........... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo

Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề quyền con người trải qua sự phát triển lâu dài đầy những thăng trầm
trên thế giới, gắn liền với sự đấu tranh của nhân dân vì tự do, dân chủ, chống lại sự áp
bức, bóc lột.
Kể từ khi Liên Hợp Quốc ra đời năm 1945, việc ghi nhận và bảo vệ quyền
con người đã thực sự được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới mà tiêu biểu là sự có
mặt của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Ngay trong lời nói đầu
của bản Tuyên ngôn đã khẳng định: “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những
quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình
nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới”.
Có thể nói Hiến pháp là một công cụ hữu hiệu nhất trong vấn đề ghi nhận và
bảo đảm thực hiện quyền con người không chỉ của Việt Nam mà của phần lớn các
quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam không ngừng nổ lực để hoàn thiện Hiến
pháp nước nhà với mục đích thực hiện tốt hơn trong vấn đề quyền con người đúng với
vị trí một thành viên của Liên Hợp Quốc và tinh thần của các công ước mà Việt Nam
đã ký kết. Điều này có thể thấy qua các bản Hiến Pháp từ Hiến pháp đầu tiên năm
1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp hiện tại năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001) và dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được đặt biệt
quan tâm.
Bên cạnh các quyền dân sự, chính trị, Hiến pháp cũng không quên đề cập
đến các quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội vì đây là một trong hai nhóm quyền chính
cấu thành các quyền và tự do cơ bản của con người.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, con người phải chịu nhiều tác động ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân kể cả cộng đồng ở nhiều mặt như sự tha
hóa về văn hóa, sự du nhập của các loại hình văn hóa không lành mạnh từ nước ngoài,
môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội tăng cao, vấn đề thất nghiệp…
Chính vì vậy, những quyền của con người phải cần được đảm bảo hơn, cần ghi nhận
một cách cụ thể và đầy đủ hơn trên các lĩnh vực để dù ở đâu, trong bất kỳ bối cảnh nào

quyền con người cũng được bảo vệ.
Từ những phân tích trên, với đề tài “Những quyền kinh tế, văn hóa và xã
hội mới được ghi nhận trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi” người viết sẽ tập
trung phân tích những quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong dự

GVHD: Dương Văn Học

1

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi, cơ chế nhằm đảm bảo thực hiện các quyền đó trong
tương lai khi nó được chính thức thừa nhận với mục đích giúp con người ngày càng
được bảo vệ tốt hơn những quyền chính đáng của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận
trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi” người viết sẽ tìm hiểu khái quát quy
định của pháp luật quốc tế cũng như Hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới và
Hiến pháp Việt Nam trong vấn đề ghi nhận các quyền con người. Trong đó, bài viết
tập trung nghiên cứu các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội mới được dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 ghi nhận tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII tháng 10 năm 2012 và được
công bố tháng 1 năm 2013.
3. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được
pháp luật quốc tế ghi nhận và sự thừa nhận của dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam,
các cơ chế nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quyền. Đồng thời người viết cũng nêu lên
những khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và các giải pháp giúp các

quyền đã nêu được thực hiện tốt trong thực tiễn đời sống.
Đối tƣợng nghiên cứu: Người viết tập trung nghiên cứu các quyền về kinh
tế, văn hóa và xã hội lần đầu tiên được đề cập đến trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi bao
gồm quyền được đảm bảo an sinh xã hội, quyền tham gia vào đời sống văn hóa và
quyền được sống trong môi trường trong lành.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng các
phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp phân tích luật viết, phương pháp chứng minh,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch.
5. Bố cục luận văn
Đề tài “Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận
trong dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi” có bố cục như sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái quát chung về quyền con người và sự ghi nhận quyền con
người trong Hiến pháp Việt Nam

GVHD: Dương Văn Học

2

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Chương 2: Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới được ghi nhận trong
dự thảo Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


GVHD: Dương Văn Học

3

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ SỰ GHI NHẬN
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời
1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời theo luật pháp quốc tế
Quyền con người chính là sự kết tinh của những giá trị văn hóa của tất
cả các dân tộc trên thế giới thông qua một quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nhân
loại. Kể từ khi Liên Hợp Quốc chính thức thừa nhận vào năm 1948, với sự ra đời của
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, quyền con người đã phát triển như một
khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và như một định hướng nhằm phát triển một thế
giới tự do khỏi sợ hãi và tự do làm điều mong muốn. Ngày nay, quyền con người được
thừa nhận là một khái niệm toàn cầu như được ghi nhận trong tuyên bố của Hội nghị
thế giới Vien (Áo) về quyền con người năm 1993 và các Nghị quyết của Liên Hợp
Quốc đã được thông qua nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn toàn
thế giới về quyền con người (1948-1998).
Tuy nhiên, cho đến nay, cách hiểu về khái niệm quyền con người vẫn chưa
có sự thống nhất. Một mặt, đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc,
bản chất của quyền con người. Mặt khác, quyền con người được xem xét dưới nhiều
gốc độ khác nhau như: triết học, đạo đức, chính trị, pháp luật. Mỗi định nghĩa tiếp cận
vấn đề từ một gốc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định
nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người. Tùy vào tính chủ

quan của mỗi người, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà quyền con người được định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa phổ biến
nhất vẫn là định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người.
Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng
bảo vệ các cá nhân và các nhóm người trước những hành động hoặc sự bỏ mặc làm
tổn hại đến nhân phẩm, quyền lợi và tự do cơ bản của con người1.

1

Định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người:

“Human rights are universal legal guarantees protecting individuals and groups
against actions and omissions that interfere with fundamental freedoms, entitlements and human dignity”
United Nations - OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based
Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.1.

GVHD: Dương Văn Học

4

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Định nghĩa này mang tính chất của học thuyết về các quyền mang tính chất
pháp lý. Việc bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, không
phải của riêng một khu vực hay một quốc gia nào. Khi có bất kì một sự xâm phạm nào
đến con người ở một quốc gia nơi thực hiện hành vi xâm hại đó thì không chỉ quốc gia
đó sử dụng pháp luật để bảo vệ họ và giải quyết vấn đề mà cộng đồng quốc tế cũng có

thể chống lại hành vi xâm phạm đến nhân phẩm và tự do cơ bản của con người thông
qua luật pháp quốc tế hay các công ước mà quốc gia kí kết.
Bên cạnh định nghĩa trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn,
theo đó, quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng
nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, đều có ngay từ
khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người2. Định nghĩa này mang dấu ấn của học
thuyết về quyền tự nhiên. Bởi vì, những quyền cơ bản của con người không do pháp
luật, phong tục tập quán quy định mà các quyền này vốn của mỗi con người sinh ra đã
có sẵn, nó giống như một điều tất yếu mà tất cả chủ thể của nhân loại đều được hưởng
quyền này.
Ngoài ra, trong các công ước và điều ước quốc tế, quyền con người cũng
được ghi nhận một cách cụ thể, điển hình là sự ghi nhận của Bộ luật quốc tế về quyền
con người bao gồm bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948, Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị 1966 và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa 1966. Tại điều 2 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 quy định:
“Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên
ngôn này mà không có bất kì sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc
xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Ngoài ra, cũng không có bất
cứ sự phân biệt nào với một người mà dựa trên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc tế
của quốc gia hoặc lãnh thổ mà người đó xuất thân, dù đó là lãnh thổ độc lập, ủy trị,
quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kì hạn chế nào khác về chủ
quyền.”
Tại Điều 1 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
năm 1966 ta có thể thấy quy định cụ thể : “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất
phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát
triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định
2

Nguyễn Đăng Dung – Võ Đông Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình Lý Luận và Pháp Luật về Quyền con người,


Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009, tr.8.

GVHD: Dương Văn Học

5

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là không làm hại đến các nghĩa
vụ phát sinh từ hợp kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các
nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được phép
tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc. Các quốc gia thành viên Công
ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ ủy trị và các Lãnh
thổ quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng
quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.”
1.1.2.Khái niệm quyền con ngƣời theo pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia,
cơ quan như Trung tâm Nghiên cứu pháp luật quyền con người ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân ở Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung,
các định nghĩa này được hiểu như sau: “quyền con người thường được hiểu là những
nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo
vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”3.
Trong lịch sử lập Hiến Việt Nam, quyền con người đã được ghi nhận một
cách cụ thể:
Hiến pháp năm 1946 quy định chi tiết tại Chương II, điều 10: “Công dân

Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và họp hội
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”
Hiến pháp năm 1959 quy định chi tiết tại Chương III Điều 25: “Công dân
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập
hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân
được hưởng các quyền đó” và Điều 26: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
có các quyền tự do tín ngưỡng, hoặc không theo một tôn giáo nào”.

3

Nguyễn Đăng Dung, Võ Đông Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình Lý Luận và Pháp Luật về Quyền con người,

Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009, tr.14.

GVHD: Dương Văn Học

6

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Hiến pháp năm 1980 quy định chi tiết tại Chương V điều 67: “Công dân có
các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình,
phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.

Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền
đó.
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của
Nhà nước và của nhân dân”.
Tại Điều 68 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào…”
Hiến pháp năm 1992 quy định chi tiết tại Chương V điều 69: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập
hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” và Điều 70: “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật…”
Có thể nhận thấy rằng kỹ thuật lập hiến của Việt Nam từ Hiến pháp năm
1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp 1992 đã có nhiều thay
đổi, song có một sự thật không thay đổi chính là sự ghi nhận quyền con người là một
giá trị bất biến qua thời gian.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được
xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ.
Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng
với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên
trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển
đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận
có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao
cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
1.2. Bản chất đặc trƣng của quyền con ngƣời
1.2.1.Tính phổ biến
Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người là
những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi
thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì,
chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân.


GVHD: Dương Văn Học

7

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con
người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư
cách chủ thể của quyền con người4. Ngoài ra nó còn được cụ thể qua các đặc điểm sau:
1.2.1.1. Tính tất yếu lịch sử, khách quan của quyền con người
Quyền con người, xét trên tất cả các phương diện của nó ra đời như một tất
yếu lịch sử, mang tính khách quan. Tính tất yếu lịch sử của quyền con người xuất phát
từ tính tất yếu lịch sử của xã hội loài người; từ nguồn gốc, quá trình vận động, phát
triển và tính tương lai của nó; từ logic phát triển lịch sử của con người, của xã hội; từ
logic của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.
Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài mang tính lịch sử phổ biến của lịch sử
xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất, cao cả nhất của
nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay.
Tính khách quan của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người
xuất phát, đáp ứng và thúc đẩy các nhu cầu khách quan của con người, của phát triển
con người và của xã hội, của phát triển xã hội. Các nhu cầu khách quan của con người
tạo ra quyền con người5.
Cụ thể về quyền được tham gia vào đời sống văn hóa được hình thành dựa
trên các nhu cầu của con người về các hoạt động văn hóa trong đời sống hằng ngày
như lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, các loại hình văn hóa, nghệ thuật. Một nhu
cầu cơ bản của con người, về logic, sẽ tạo ra một quyền.
1.2.1.2. Tính cộng đồng người, cộng đồng nhân loại của quyền con người

Tính cộng đồng người, cộng đồng nhân loại của quyền con người thể hiện
ở dạng khái quát nhất ở “bản chất con người” cái làm cơ sở để tạo nên tính cộng đồng
cao nhất của quyền con người. Bản chất con người là nền tảng mà vượt lên trên nó thì
chúng ta không thể phát triển được. Tiếp đến, tính cộng đồng người, cộng đồng nhân
loại của quyền con người, phản ánh “đặc tính người” của con người – đặc tính chỉ có
ở cộng đồng người, là đặc tính liên kết tất cả mọi người thành cộng đồng người và đặc
tính này đòi hỏi phải có quyền con người cho mỗi người, cho mọi người, cho cộng

4

Nguyễn Đăng Dung – Võ Đông Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình Lý Luận và Pháp Luật về Quyền con người,

Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009, tr.14.
5
Võ Khánh Vinh - Quyền con người:Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội,
năm 2010, tr.11.

GVHD: Dương Văn Học

8

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
đồng người, cộng đồng nhân loại. Tính cộng đồng người, cộng đồng nhân loại của
quyền con người phản ánh tính đạo đức, bản chất đạo đức của con người6.
Từ xưa, người dân Việt Nam vốn có truyền thống tương thân, tương ái, lá
lành đùm lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, con người không chỉ nghĩ cho

quyền, lợi ích bản thân mà còn vì quyền, lợi ích của những người xung quanh, của
cộng đồng, dân tộc mình. Cụ thể là trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, tất cả đồng bào Việt Nam đã kiên cường đấu tranh vì quyền tự quyết, độc
lập dân tộc và vì quyền tự do cho mỗi con người Việt Nam. Quyền con người còn
phản ánh nhu cầu, lợi ích cộng đồng người, cộng đồng nhân loại. Bởi quyền con người
cũng được hình thành dựa trên những nhu cầu và lợi ích của cộng đồng vì ngoài những
nhu cầu cá nhân thì con người cũng cần có những sinh hoạt cộng đồng về văn hóa, tín
ngưỡng, tôn giáo, từ đó đã ra đời những quyền con người về văn hóa, quyền tự do tôn
giáo, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và tạo điều kiện để
mỗi cộng đồng đều được phát triển.
Quyền con người là biểu tượng phân biệt của loài người, cũng là dấu hiệu
cụ thể có thể được sử dụng để xác định tính cộng đồng người, tính cộng đồng nhân
loại của chúng ta.
1.2.1.3.Đặc điểm bình đẳng của quyền con người
Tính bình đẳng của quyền con người thể hiện tập trung nhất ở chỗ mọi cá
nhân cần được thừa nhận giá trị con người một cách bình đẳng và bởi vậy, xứng đáng
được tôn trọng như nhau, bất kể có những khác biệt về tính cách và hoàn cảnh cá nhân,
điều đó có thể được minh chứng cụ thể tại Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
năm 1948: “Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố
trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da,
phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc
tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác…” hay
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem
lại lợi ích chung cho cả cộng đồng” nêu tại Điều 1 trong Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền của Pháp năm 1789. Nói cách khác, mỗi người và mọi người đều có quyền
con người – những quyền mà mỗi người và mọi người có “đơn giản là với tư cách một
con người”. Tính bình đẳng của quyền con người còn thể hiện ở chỗ mọi người đều
6


Võ Khánh Vinh - Quyền con người:Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội,

năm 2010, tr.12.

GVHD: Dương Văn Học

9

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
bình đẳng về mọi quyền con người được pháp luật quy định trong lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, mọi người đều bình đẳng trong cơ hội thực hiện các quyền con
người và đòi hỏi thực hiện các quyền con người, mọi người đều bình đẳng khi bảo vệ
các quyền con người bị xâm phạm, mọi người vi phạm quyền con người đều phải bị
xử lý, ví dụ chi tiết tại Ðiều 7 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 : “Tất
cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng,
không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị
vi phạm Bản Tuyên ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như
vậy”. Quyền con người luôn luôn đề cao phẩm giá cá nhân của con người, và vì vậy có
thể áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, ở mọi thời điểm và trong mọi hoàn cảnh.
1.2.1.4.Đặc điểm bất khả xâm phạm của quyền con người
Quyền con người là những quyền bất khả xâm phạm, điều đó đã được ghi
nhận trong tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra
có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”7. Điều này có nghĩa rằng đã là người thì không thể không có quyền con người
cho dù người đó đối xử tồi tệ như thế nào đối với người khác hoặc bị đối xử man rợ

như thế nào đi chăng nữa. Quyền con người là những quyền bẩm sinh, tự nhiên và
không thể bị tước đoạt, tại Ðiều 1 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã
nêu: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi
người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh
thần bác ái”. Con người với tư cách là các cá nhân trong xã hội (chứ không đơn thuần
chỉ là thành viên của một giai cấp hay một nhóm xã hội cụ thể), họ có khả năng tư duy
và hành động độc lập và có lý trí, nhờ đó mà có khả năng tự quyết định việc thực hiện
quyền của mình, thực hiện điều gì là tốt nhất cho mình mà không xâm phạm đến
quyền của người khác. Điều này nói lên rằng mọi người có các quyền bẩm sinh, tự
nhiên không thể bị xâm phạm, không thể bị tước đoạt. Quyền con người là những
quyền không thể ban phát, chuyển nhượng8. Chẳng hạn, không thể ban phát, chuyển
nhượng quyền sống của người này cho người khác, không thể chuyển nhượng nhân
phẩm, danh dự của người này cho người khác.
7

Trích Tuyên ngôn độc lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ năm 1776: “We hold these truths to be self-evident,
that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that
among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.”
8
Võ Khánh Vinh - Quyền con người:Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội,
năm 2010, tr.13.

GVHD: Dương Văn Học

10

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo

Hiến pháp Việt Nam sửa đổi

1.2.1.5. Đặc điểm được thể chế hóa thành pháp luật
Để thực hiện quyền con người ở nghĩa tự nhiên cần phải thể chế hóa các
quyền đó thành các quyền pháp lý. Với tư cách là một giá trị tư tưởng trừu tượng, một
thực tiễn hiện thực, quyền con người được thể chế hóa, được ghi nhận, bảo đảm và bảo
vệ bằng pháp luật và từ đó được thực hiện trong thực tiễn hiện thực ở những phương
diện và mức độ khác nhau. Có thể nhận thấy ở việc ghi nhận các quyền con người tại
những điều khoản nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội, văn hóa năm 1966, Hiến pháp của các quốc gia.
Tất cả đều nhằm mục tiêu bảo vệ các quyền vốn có của con người, đảm bảo các quyền
được thực hiện bởi hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế, khu vực và từng quốc
gia. Đặc điểm này nói lên tính pháp quyền của quyền con người.
Việc thể chế hóa quyền con người thành pháp luật được tiến hành ở những
phương diện khác nhau. Đó là: thể chế hóa quyền con người thành các quyền pháp lý
nội dung, (các chuẩn mực pháp lý về các quyền), chẳng hạn như quyền sống, quyền tự
do kinh doanh, quyền tự do đi lại…; thể chế hóa quyền con người thành các cơ chế
pháp lý để đảm bảo, thực hiện và bảo vệ các quyền con người; thể chế hóa thành pháp
luật các hành vi bị coi là các hành vi xâm phạm các quyền con người và trách nhiệm
pháp lý đối với việc thực hiện những hành vi xâm phạm quyền con người.
1.2.2. Tính đặc thù của quyền con ngƣời
1.2.2.1. Đặc điểm đặc thù về mặt lịch sử cụ thể của quyền con người
Quyền con người, xét ở phương diện giá trị trừu tượng lẫn ở phương diện
giá trị hiện thực, ở phương diện tự nhiên lẫn ở phương diện pháp lý là một trong
những hiện tượng xã hội gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người nói
chung, của từng xã hội khu vực và của từng xã hội quốc gia. Quá trình này nhìn một
cách tổng thể trải qua các giai đoạn khác nhau theo logic phát triển là đi từ thấp đến
cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Ở mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm
riêng do các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, truyền thống, lịch sử
thế giới, khu vực quốc gia, dân tộc quy định. Chính những đặc điểm riêng đó quy định

tính đặc thù khái quát nhất của quyền con người. Điều đó có nghĩa rằng ở mỗi giai
đoạn phát triển, xét ở cả mức độ toàn thế giới, ở mức độ khu vực và ở mức độ quốc

GVHD: Dương Văn Học

11

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
gia, ngoài những đặc điểm phổ biến quyền con người còn có những biểu hiện đặc thù 9.
Giai đoạn trước thế kỷ XIX quyền con người chỉ được ghi nhận trong giới hạn của một
số quốc gia như Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 hay Tuyên
ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776. Tuy nhiên, cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tình hình trên thế giới đã có nhiều thay
đổi, Liên Hợp Quốc ra đời và đặc biệt chú trọng tới vấn đề nhân quyền khi trong Hiến
chương Liên Hợp Quốc nhấn mạnh việc tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và tự
do cơ bản của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn
giáo. Từ đó cho thấy vấn đề nhân quyền đã thực sự trở thành mối quan tâm quốc tế
rộng lớn.
Có thể nói đây là biểu hiện đặc thù của từng giai đoạn phát triển quyền con
người. Lịch sử phát triển quyền con người cho thấy rõ điều đó.
1.2.2.2. Đặc điểm đặc thù trong thể chế hóa
Quyền con người có đặc điểm phổ biến là đặc điểm được thể chế hóa
thành pháp luật, nhưng việc thể chế hóa quyền con người thành pháp luật ở mỗi giai
đoạn phát triển của xã hội loài người (thế giới) của mỗi khu vực và mỗi quốc gia – dân
tộc lại có những đặc thù riêng. Đặc điểm đặc thù đó thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, số lượng các quyền con người ở phương diện các quyền pháp lý

(quốc tế, khu vực, quốc gia) ở các giai đoạn phát triển khác nhau của thế giới, của từng
khu vực, của từng quốc gia – dân tộc là không giống nhau và phát triển theo xu hướng
ngày càng mở rộng các quyền đó, nhưng việc mở rộng lại không giống nhau.
Ví dụ điển hình trong quá trình lập hiến của Việt Nam: Hiến pháp năm 1946
là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, sau Chương I quy định về chính thể thì
Chương II quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân với 18 Điều (từ Điều 4 đến
Điều 21), Hiến pháp năm 1959 nghĩa vụ và quyền lợi của công dân được quy định tại
Chương III với 21 Điều (từ Điều 22 đến Điều 42), đến Hiến pháp năm 1980 nghĩa vụ
và quyền lợi của công dân được quy định tại Chương V với 29 Điều (từ Điều 53 đến
Điều 81), Hiến pháp năm 1992 với những yêu cầu của thời kỳ hội nhập đã có những
ghi nhận đáng kể hơn với 34 Điều cũng tại Chương V về nghĩa vụ và quyền lợi của
công dân. Hiện tại, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này dành cả Chương II
với 37 Điều (từ Điều 15 đến Điều 52) để quy định về quyền con người, quyền và nghĩa
9

Võ Khánh Vinh - Quyền con người:Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, Nxb Khoa học - xã hội,

năm 2010, tr.16.

GVHD: Dương Văn Học

12

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
vụ cơ bản của công dân. Với bố cục và số lượng các Điều luật cho thấy Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 lần này đã tiếp tục quán triệt quan điểm “Bao nhiêu quyền

hạn đều là của dân”. Theo đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định nhiều
Điều mới, như: Điều 16; Điều 21; Điều 44; Điều 45; Điều 46. Ngoài ra, các Điều còn
lại cũng được sửa đổi, bổ sung. Tuy vậy, từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980 cho đến Hiến pháp năm 1992 không ghi hẳn là quyền con
người mà chỉ nêu là quyền công dân, mãi đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
mới lần đầu tiên ghi nhận cụm từ “quyền con người”. Đó mới là sự nhìn nhận đúng
đắn vì thực ra quyền công dân là một bộ phận của quyền con người. Tất cả nội dung
này cho thấy Nhà nước đặc biệt quan tâm đến quyền con người, các quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân và đưa nó thành những nguyên tắc Hiến định.
Thứ hai, mức độ, trạng thái, chất lượng, hiệu quả bảo đảm, thúc đẩy, thực
hiện và bảo vệ quyền con người (quốc tế, khu vực, quốc gia) ở các giai đoạn phát triển
khác nhau của thế giới, của từng khu vực, của từng quốc gia là khác nhau.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hội Quốc Liên đã ban hành quy chế
hoạt động, trong đó quy định các nước thành viên có trách nhiệm bảo đảm quyền bình
đẳng và nhân đạo về điều kiện lao động cho tất cả nam nữ và trẻ em là công nhân của
mình, đồng thời cố gắng thực hiện và hợp tác quốc tế về tôn trọng và bảo đảm các
quyền cơ bản và tự do cá nhân. Tuy nhiên, hoàn cảnh quốc tế trong những thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ XX chưa tạo ra cơ hội cho sự hợp tác quốc tế này. Trong chiến tranh
thế giới thứ hai, do tính cấp bách của tình hình thế giới trước sự xâm phạm thô bạo
quyền con người của chủ nghĩa phát xít, đã xuất hiện tư tưởng về sự cần thiết hợp tác
quốc tế trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người. Vì thế,
ngay từ trong quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Liên Hợp Quốc, 24 quốc gia trong
trạng thái chiến tranh với Đức cùng 21 quốc gia khác đã cùng ký vào bản “Tuyên bố”
vào ngày 01 tháng 01 năm 1942, trong đó thể hiện niềm tin rằng thắng lợi cuối cùng
trước chủ nghĩa phát xít là điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ cuộc sống, tự do, độc
lập, cho việc bảo vệ quyền con người và quyền bình đẳng ở tất cả các nước10.
Thứ ba, tình hình vi phạm quyền con người (quốc tế, khu vực, quốc gia) ở
các giai đoạn phát triển khác nhau của thế giới, của từng khu vực, của từng quốc gia là
khác nhau.


10

Trần Văn Thắng - Hợp tác quốc tế bảo vệ quyền con người trong thế giới ngày nay - Trong “Quyền con

người: tiếp cận đa ngành và liên ngành, tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội, năm 2010, tr.112.

GVHD: Dương Văn Học

13

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Trên thế giới, trong các triều đại phong kiến, nhiều người bị coi là nô lệ
cho các tầng lớp vua chúa, họ bị chế độ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, bị hạn chế
về các quyền chính trị, tự do ngôn luận, tự do về văn hóa. Họ sống trong sự nô dịch
dưới chính sách cai trị bất bình đẳng của tầng lớp thống trị. Tuy nhiên, trong giai đoạn
hiện nay, dưới sự can thiệp của Liên Hợp Quốc về nhân quyền và sự ý thức của nhiều
quốc gia, những chính sách hà khắc vi phạm nhân quyền của các chế độ trước không
còn tồn tại. Mặc dù vậy, ở giai đoạn khác nhau thì sẽ có những vi phạm về nhân quyền
khác nhau. Hiện nay, một số quyền con người vẫn bị vi phạm như quyền được sống
trong môi trường an toàn, trong lành bị vi phạm quá nhiều do sự phát triển nhanh
chống của khoa học – kĩ thuật, những công nghệ tiên tiến. Hằng ngày, con người phải
hứng chịu một khối lượng lớn các chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa tính phổ biến và tính đặc thù của
quyền con ngƣời
Tính phổ biến của quyền con người được hiểu là những đặc tính, đặc điểm,
những mặt chung của quyền con người ở mọi lúc, mọi nơi của quyền con người, được

lặp lại trong quyền con người ở phạm vi quốc tế, ở từng khu vực, ở từng quốc gia khác
nhau.
Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người đều tồn tại khách quan,
giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
Tính phổ biến của quyền con người chỉ tồn tại trong tính đặc thù của quyền
con người, thông qua tính đặc thù của quyền con người mà biểu hiện sự tồn tại của
mình, nghĩa là không có tính phổ biến thuần túy của quyền con người tồn tại bên ngoài
tính đặc thù của quyền con người. Chẳng hạn, không có các quyền con người nói
chung tồn tại bên cạnh quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Tính đặc thù của quyền con người chỉ tồn tại trong mối liên hệ với tính phổ
biến của quyền con người. Nghĩa là không có đặc điểm đặc thù nào của quyền con
người tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với tính phổ biến của quyền con
người. Ví dụ: Mỗi quyền con người là một biểu hiện của tính đặc thù của quyền con
người, nhưng mỗi quyền con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với các quyền
con người, bởi vì các quyền con người là các quyền không thể chia cắt, không thể tách
biệt một cách cơ học11.
11

Võ Khánh Vinh - Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1, Nxb. Khoa học - xã hội,

năm 2010, tr.18.

GVHD: Dương Văn Học

14

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo

Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
1.3. Lịch sử hình thành và sự phát triển quyền con ngƣời
1.3.1. Sự hình thành và phát triển của tƣ tƣởng về quyền con ngƣời
Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái niệm
quyền con người. Nó coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm. Nó dựa trên
một hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm hướng đến những giá trị cao quý của cuộc
sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống quyền con người, được các quy
phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Ý tưởng về nhân phẩm con người đã có từ thời xa
xưa trong lịch sử nhân loại, dưới các hình thức khác nhau, trong tất cả các nền văn hóa
và tôn giáo. Quyền con người gắn liền với lịch sử loài người. Đó là sản phẩm của
những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi phối của các cơ sở
kinh tế - xã hội đó. Tuy nhiên, do tính độc lập tương đối của tư tưởng, quan niệm về
quyền con người còn phụ thuộc một phần quan trọng vào sự phát triển của tư duy về
xã hội nói chung, đặc biệt là tư duy triết học, chính trị của mỗi thời đại nói riêng.
Sự xuất hiện các nhà nước chiếm hữu nô lệ, với mâu thuẫn giai cấp giữa
chủ nô và nô lệ cùng những mâu thuẫn khác trong xã hội là cơ sở để hình thành những
tư tưởng và yêu sách về quyền con người; mục đích là khẳng định nhân phẩm, địa vị
của người lao động, quyền bình đẳng tự nhiên, quyền được bảo vệ và quyền được
tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Những tư tưởng ban đầu về quyền con
người mang tính chất phê phán đối với tình trạng bất công xã hội, phản ánh những nấc
thang ban đầu trong tư duy nhân loại về phẩm giá con người. Những tư tưởng này
được thể hiện trong nhiều lĩnh vực: triết học, tôn giáo, pháp luật.
Ở Trung Quốc, Mặc Tử (478 - 392 TCN) là một trong những nhà triết học
có nhiều quan điểm đặc sắc về quyền con người. Đó là những quan niệm về quyền tự
nhiên của con người, quyền của nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước, quyền
được đứng lên chống lại sự áp bức, bất công. Ông đề cao những giá trị tự do và bình
đẳng tự nhiên của con người, coi nguồn gốc của nhà nước phát sinh từ sự thõa thuận
xã hội.
Sau thời kì Phục hưng, luật tự nhiên đã được gắn liền với quyền tự nhiên.
Những đại biểu cho những tư tưởng tiến bộ về quyền con người trong giai đoạn này có

thể kể đến: Hugo Grotius, Thomas Hobbes, Rene Descartes, Leibniz, Spinoza, John
Locke.
Đầu thế kỷ XVII, nhà tư tưởng người Hà Lan Hugo Grotius(1583 - 1645)
một trong những nhà lý luận sáng lập ra học thuyết về quyền tự nhiên, đã xem xét

GVHD: Dương Văn Học

15

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
nguồn gốc và bản chất nhà nước và pháp luật từ lý trí con người chứ không phải từ tôn
giáo và kinh thánh. Theo Grotius, luật tự nhiên và luật thực định cùng song song tồn
tại. Luật tự nhiên xuất phát từ bản tính, nhu cầu, lợi ích và từ lý trí của con người, đó
là hình thức pháp lý đặc biệt không phải được quy định từ phía nhà nước. Còn pháp
luật thực định do nhà nước đặt ra phải phù hợp với những đòi hỏi của luật tự nhiên.
Khái niệm luật tự nhiên của Grotius là cơ sở để đề xuất các quyền tự nhiên của con
người, các quyền này có nguồn gốc từ các quy luật vĩnh viễn của tự nhiên, là hiện thân
của lẽ phải và công lý, nó tồn tại bẩm sinh và bất khả xâm phạm12.
Những tư tưởng về quyền tự nhiên được tiếp tục phát triển bởi nhà triết học
Baruch Spinoza (1632 - 1677). Trong quan niệm của ông, con người có các quyền tự
nhiên bất khả xâm phạm về tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận; các quyền này có trước
khi nhà nước xuất hiện và độc lập với sự tồn tại của nhà nước.
Phải đến John Locke (1632 - 1704) thì lý luận về quyền con người mới
được phát triển một cách toàn diện và đầy đủ. Locke cho rằng, trong trạng thái tự
nhiên, con người có các quyền: tự do, bình đẳng và tư hữu. Đó là các quyền bẩm sinh
phù hợp với bản chất lâu đời và bất biến của con người và không ai có thể thay đổi

được13.
Những tư tưởng về quyền tự do, quyền bình đẳng của con người của các nhà
tư tưởng giai đoạn này phù hợp với quá trình hình thành và phát triển nhà nước pháp
quyền, nên về sau này đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
(1789) và được sử dụng trong soạn thảo Hiến pháp (1791) của Cách mạng Pháp.
Sự hưng thịnh những tư tưởng và học thuyết về quyền con người không chỉ
có ở Châu Âu, mà còn được truyền bá sang những thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ. Nỗi
bậc nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân Mỹ là nhà tư tưởng và hoạt
động chính trị lỗi lạc Thomas Jefferson (1743 - 1826), tác giả của văn kiện cách mạng
vĩ đại nhất thời bấy giờ là Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776.
Những tư tưởng của Jefferson được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776: “Chúng tôi tin rằng những chân lý này là hiển nhiên,
rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những quyền không

12

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1994, tr.152.

13

C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.21, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1994, tr.148 - 149.

GVHD: Dương Văn Học

16

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo

Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
ai có thể xâm phạm được; Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc”14.
Như vậy, bằng việc tuyên bố các quyền tự do, bình đẳng và quyền khởi
nghĩa của nhân dân như những quyền tự nhiên không thể bị tước đoạt của con người,
Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã góp phần xác lập một cách vững
chắc những nguyên tắc cơ bản của quyền con người, đó là quyền của cá nhân phải
được bảo vệ trước quyền lực chính trị và chủ quyền của nhân dân chính là nền tảng
cho mọi hoạt động của nhà nước.
Cùng với Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp (1789), Tuyên
ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776) có vị trí xứng đáng trong lịch sử đấu
tranh vì độc lập, tự do và những quyền tự nhiên không thể tước đoạt của con người.
1.3.2. Quá trình ghi nhận của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa
đế quốc và từ bỏ ngọn cờ dân chủ, tự do và nhân quyền. Sau sự thảm khóc và tàn phá
của hai cuộc chiến tranh thế giới, các nước đồng minh chống phát xít và nhiều quốc
gia trên thế giới nhận thấy sự cần thiết và phải thành lập một tổ chức quốc tế rộng lớn
nhằm phòng ngừa cho những thế hệ trong tương lai khỏi thảm họa chiến tranh, bảo
đảm quyền con người có được sự thừa nhận và bảo vệ trên bình diện quốc tế. Ngày
24/10/1945 Liên Hợp Quốc ra đời và thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. Hiến
chương đã yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc phải cam kết bằng
hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên Hợp Quốc để thúc đẩy
sự tiến bộ xã hội, tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và tự do cơ bản của tất cả
mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
Vấn đề nhân quyền đã thực sự trở thành mối quan tâm quốc tế rộng lớn.
Tháng 12 năm 1948 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ra đời xác định khá toàn
diện các quyền và tự do cơ bản của con người. Từ năm 1948 đến năm 1965 Liên Hợp
Quốc đã thông qua 14 Hiệp ước và Nghị định thư về nhân quyền. Năm 1966, hai Công
ước quốc tế quan trọng nhất về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Cho đến nay, Liên Hợp

Quốc và các tổ chức quốc tế đã thông qua một khối lượng lớn các văn bản pháp lý về
14

Trích Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776: “We hold these truths to be self-evident,

that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that
among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness”.

GVHD: Dương Văn Học

17

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
nhân quyền. Điều này chứng tỏ rằng hầu hết các nước trên thế giới đã sẵn sàng đẩy
mạnh việc thực hiện quyền con người và xem đó là đòi hỏi phổ biến của mọi nhà nước
và mọi dân tộc trong thời đại ngày nay. Liên Hợp Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế cần
ủng hộ việc tăng cường và đề cao dân chủ, phát triển và tôn trọng các quyền con người
và các tự do cơ bản trên toàn thế giới. Quyền con người đã có một sự phát triển lịch sử
lâu dài và ngày nay đang được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Mỗi bước
tiến bộ của lịch sử, quyền con người đều xuất hiện như là thành quả của văn hóa và
văn minh, của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Nó phản ánh quá trình nhân loại
đấu tranh tự giải phóng mình khỏi tình trạng nô dịch, bóc lột và phụ thuộc, vươn tới
cuộc sống xứng đáng hơn với danh dự về phẩm giá con người. Chính vì vậy, K.Marx
đã nhận xét: “Quyền con người với tư cách là hiện thân của tự do”15. Tự do ở đây
mang ý nghĩa là ý thức và hành động, nhờ đó con người từng bước khắc phục được
tình trạng tha hóa, thực hiện sự phát triển toàn diện con người.

1.4. Vai trò của Hiến pháp trong vấn đề ghi nhận quyền con ngƣời
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa lập hiến và lịch sử phát triển của học thuyết
Nhà nước pháp quyền cho thấy sự phát triển gắn bó hữu cơ giữa Hiến pháp và Nhà
nước pháp quyền. Hiến pháp là bản văn ghi nhận ý chí của nhân dân, xác lập một cách
tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất sự lựa chọn chính trị của nhân dân. Chính vì lẽ
đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao
nhất, bên cạnh việc quy định các vấn đề cơ bản nhất như chế độ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nhà nước thì Hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhận các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Hiến pháp với vai trò là đạo luật đi đầu trong vấn đề thừa nhận chính thức
các quyền con người, ví như 10 tu chính án Hiến pháp 1789 của Hợp Chủng Quốc Hoa
Kỳ hay Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp được Hội đồng bảo hiến xem
như có giá trị Hiến pháp. Việt Nam ngay từ Hiến pháp đầu tiên 1946 cũng là văn bản
pháp lý cao nhất đầu tiên ghi nhận những quyền cơ bản của con người. Nhìn chung tất
cả đều hướng đến việc thừa nhận những quyền cơ bản của mọi người để mọi người
sống không phải lo sợ sự xâm phạm hay những tác động tiêu cực của xã hội.
Nếu xem xét một cách cụ thể thì Hiến pháp chỉ ghi nhận những quyền cơ
bản nhất của con người, những quyền gắn bó mật thiết và có tác động lớn đến đời sống
15

C.Mác và Ăngghen. Toàn tập, t.1. Nxb. Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.183.

GVHD: Dương Văn Học

18

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm



Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
của con người như quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân vì đây
là các cơ quan đại diện và thay mặt nói lên những nhu cầu, nguyện vọng của toàn thể
nhân dân, quyền về văn hóa hay tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo đều là những quyền
gắn bó và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đó là những giá trị
truyền thống hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ.
Ngoài ra, việc Hiến pháp ghi nhận quyền con người đã cho thấy một thay
đổi rất lớn trong tư tưởng của các nhà làm luật kể cả những người đứng đầu Nhà nước.
Vì quyền con người không chỉ cần quan tâm đơn thuần mà phải có một cơ chế hợp lý
để bảo đảm được thực hiện một cách rộng rãi trên thực tế. Chính vì vậy, các quyền con
người được Hiến pháp ghi nhận là một điều tất yếu và cần thiết. Điều này cho thấy
việc thừa nhận và bảo vệ quyền con người đã thực sự trở thành một mối quan tâm rộng
lớn không chỉ ở cấp độ quốc tế, khu vực mà còn ở quốc gia.
Bên cạnh đó, giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp cũng là thay cho sự cam
kết của quốc gia trong việc đảm bảo thực thi quyền con người mà quốc gia đã thừa
nhận cũng là một căn cứ đầy thuyết phục, tạo lòng tin cho mọi người dân. Quốc gia thể
hiện sự tôn trọng các quyền con người thông qua quá trình đưa nó trở thành một nội
dung trong Hiến pháp, góp phần ngăn chặn tối đa sự xâm phạm đến các quyền trong
thực tiễn cuộc sống.
Qua đó đã tạo ra một tiền đề cho cả một hệ thống pháp luật đằng sau Hiến
pháp, làm cơ sở trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan được
cụ thể hơn, hoàn thiện hơn. Vì suy cho cùng tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
được hình thành cũng đều dựa trên cơ sở văn bản tối cao là Hiến pháp, quy định của
các văn bản đều không được trái với Hiến pháp.
1.5. Sự ghi nhận quyền con ngƣời trong lịch sử lập hiến Việt Nam
1.5.1. Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên cụ thể hóa các quyền con người,
nội dung của Hiến pháp được xuyên suốt bởi quan điểm đã được ghi ở Điều 1: “Nước
Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể

nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn
giáo”16. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con
người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm.

16

Điều 1 Hiến pháp Việt Nam năm 1946.

GVHD: Dương Văn Học

19

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Cũng lần đầu tiên người dân lao động Việt Nam được xác nhận có tư cách
công dân của một nước độc lập có chủ quyền. Ba nguyên tắc xây dựng Hiến pháp năm
1946 là đoàn kết toàn dân, đảm bảo các quyền tự do dân chủ và thực hiện chính quyền
mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Trong số 7 Chương thì Chương về “nghĩa vụ và
quyền lợi của công dân” được xếp thứ 2, gồm 18 Điều. Trong đó có 16 Điều trực tiếp
quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Hiến pháp đặt nghĩa vụ
trước quyền lợi. Chương II quy định các quyền tự do dân chủ của công dân trong các
lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và tự do cá nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc,
quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong đạo luật của
Nhà nước cụ thể tại Điều 7: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp
luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức
hạnh của mình”17. Nội dung tiến bộ, dân chủ và nhân đạo của Hiến pháp năm 1946
còn được thể hiện ở những quy định về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của công

dân như quyền học tập (Điều 15), quyền được Nhà nước ưu tiên chăm sóc giúp đỡ của
công dân thuộc dân tộc thiểu số (Điều 8), của công dân già cả, tàn tật, trẻ em (Điều
14), của giới cần lao trí thức và chân tay (Điều 13) hay các quyền về dân sự, chính trị
như quyền tự do ngôn luận, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, đi lại trong nước và
ra nước ngoài (Điều 10), quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín (Điều 11).
Như vậy, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời
của Hiến pháp năm 1946, địa vị pháp lý của người dân nước ta đã có sự thay đổi căn
bản. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hiến pháp đã trang trọng ghi nhận quyền
con người, quyền công dân – một trong những nội dung cơ bản nhất của Hiến pháp18.
1.5.2. Hiến pháp năm 1959
Kế thừa và phát triển những quy định của Hiến pháp năm 1946 về các
quyền cơ bản của công dân và những bảo đảm của Nhà nước cho các quyền ấy, Hiến
pháp năm 1959 đã có bước tiến mới trong việc ghi nhận quyền con người và xác lập
quyền cơ bản của công dân và những bảo đảm pháp lý cho chúng. Nếu Hiến pháp năm
1946 chỉ quy định những quyền cơ bản của công dân trong bốn lĩnh vực chính trị, dân
sự, văn hóa, xã hội thì Hiến pháp năm 1959 dành 5 Điều (các Điều 11, 14, 16, 30) quy
định 7 quyền mới của công dân về kinh tế. Cụ thể ở điều 30: “ Công dân nước Việt
17
18

Điều 7 Hiến pháp Việt Nam năm 1946.
Nguyễn Đình Thơ - Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển ,

[truy cập
ngày 21/10/2013].

GVHD: Dương Văn Học

20


SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


Những quyền kinh tế, văn hóa và xã hội mới đƣợc ghi nhận trong dự thảo
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi
Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế
hoạch của nền kinh tế quốc dân, dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện
lao động và lương bổng, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó” 19.
Trong lĩnh vực chính trị, Hiến pháp năm 1959 quy định 5 quyền cơ bản của
công dân tại các Điều 5, Điều 23, Điều 29 (trong đó có hai quyền mới là quyền khiếu
nại và tố cáo), cụ thể Điều 29 ghi nhận: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm
pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét
và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp luật của nhân viên
cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường”20.
Với những quy định tiến bộ về quyền cơ bản của công dân thì Hiến pháp
năm 1959 đã một lần nữa khẳng định tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là
luôn đặt vấn đề bảo vệ các quyền con người lên hàng đầu, là một mục tiêu quan trọng
trong suốt quá trình lập hiến của mình.
1.5.3. Hiến pháp năm 1980
Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Hiến
pháp năm 1946, địa vị pháp lý của người dân nước ta đã có sự thay đổi căn bản. Trước
Cách mạng tháng Tám, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Về mặt chính
trị cũng như pháp lý, người Việt Nam lúc đó không được gọi là công dân. Xét về
phương diện lịch sử, nếu quyền con người, quyền công dân ở các nước tư bản ra đời
gắn liền với cuộc cách mạng tư sản xoá bỏ chế độ thần dân phong kiến, thì ở nước ta
quyền làm người, quyền công dân gắn liền với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc,
xoá bỏ chế độ thực dân lẫn xã hội thần dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hiến
pháp đã trang trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân – một trong những nội
dung cơ bản nhất của Hiến pháp. Như vậy là ở Việt Nam, địa vị pháp lý của công dân

được xác lập gắn liền với việc dân tộc giành được độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng nhân quyền của chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến
pháp năm 1980 tiếp tục việc đề cao các quyền con người, quyền công dân.
Lần đầu tiên, Hiến pháp năm 1980 dành một Điều riêng (Điều 65) quy định
quyền của trẻ em trong đó quy định rõ Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở rộng dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em, làm
19

Điều 30 Hiến pháp Việt Nam năm 1959.

20

Điều 29 Hiến pháp Việt Nam năm 1959.

GVHD: Dương Văn Học

21

SVTH: Phạm Thị Ngọc Trâm


×