Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài Chữ người tử tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.39 KB, 2 trang )

Soạn bài chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông
sinh ra trong một gia đình nho học khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân nhiều lần theo gia đình chuyển nơi ở
nhưng ông làm báo và viết văn chủ yếu ở Hà Nội. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với
cách mạng, ông dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
Nguyễn Tuân là một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông là người đã góp phần thúc đẩy thể
tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho
nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa độc đáo.
Những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân có thể kể đến như Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời
(1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950),
Sông Đà (1960), Hà Nội ta dánh Mĩ giỏi (1972).
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp cihs Tao Đàn, sau
đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù.
Nhân vật chính trong Chữ người tử tù là Huấn Cao, một nhân vật điển hình trong các tác phẩm của Nguyễn
Tuân trước Cách mạng. Đó là những người tài hoa, bất đắc chí. Họ không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong
sáng, mặc dù chí không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất.
II. Tìm hiểu tác phẩm
Câu 1. Tình huống truyện được tái dựng trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc bộc lộ tính cách
nhân vật và kịch tính của truyện.
- Tình huống truyện là tình thế xảy ra trong truyện, tạo cho câu chuyện thêm đặc sắc. Tình huống truyện
biểu hiện mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống; qua đó bộc
lộ tâm trạng, tính cách, suy nghĩ… của nhân vật.
- Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huốn truyện độc đáo, đặc sắc giàu kịch tính cho hai tuyến nhân vật
trong tác phẩm của mình. Hai nhân vật đó là Huấn Cao – người tử tù phạm tôi đại nghịch đang bị giam chờ
ngày hành quyết, người tài hoa nổi tiếng viết chữ đẹp… và nhân vật viên quản ngục – người quản lí tù nhân,
đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời nhưng lại rất yêu cái đẹp, hâm mộ người tài và có tấm lòng lương
thiện. Trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập nhau; nhưng họ lại có cùng điểm chung là say mê cái đẹp
tao nhã và đều có tâm hồn thanh khiết, lương thiện, biết đãi ngộ nhân tài. Như vậy, trên bình diện nghệ


thuật, họ lại là tri kỉ của nhau.
- Hoàn cảnh gặp gỡ của họ thật éo le: Đó là nơi tù ngục tối tăm, nhơ bẩn, nơi người này quản lí người kia.
Tình huống này dẫn đến xung đột trong nội tâm của viên quran ngục: làm thế nào để vừa làm tròn phận sự
của một người canh tù lại vừa giữ trọn tấm lòng đói với một người tài hoa mà mình từng quý trọng và ao ước
gặp mặt. Từ đây nảy sinh nhiều kịch tính: người tử tù thành người mà viên quản ngục nhờ vả muốn xin chữ;
đồng thời lại là người mở đường hướng thiện cho cuộc sống về sau của viên quản ngục. Chính tình huống
độc đáo này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn, tự nhiên vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao và làm sáng tỏ
tấm lòng biệt đãi người tài của viên quản ngục.
Câu 2. Những vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao là một người tài hoa khác thường. Ông có tài viết chữ rất đẹp, “chữ đẹp và vuông lắm”, khiến
nhiều người mơ ước có được chữ viết của ông treo trong nhà của mình, trong đó có viên quản ngục.
- Huấn Cao là một con người hiên ngang, khí phách, là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Một tử tù
đợi ngày ra pháp trường vẫn giữ trạng thái ung dung, tự tại và không nề nao núng. Đến cảnh chết chém ông


còn chẳng sợ. Sự ngang tàng của ông còn được thể hiện qua thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và
hơn nữa lại còn rất miệt thị viên quản ngục.
- Ông còn là một người có thiên lương trong sáng và cao đẹp. Ông không phải là một con người sắt đá, ông
cũng biết quý trọng người ngay, người tri kỉ. Khi hiểu được tấm chân tình và thái độ tôn trọng người tài đáng
quý của viên quản ngục, Huấn Cao đã chuyển thái độ từ chỗ khinh miệt, coi thường, dè chừng sang thái độ
tôn trọng. Đó là thái độ tôn trọng đối với con người có nhân cách sống tốt đẹp: trọng người tài, yêu cái thú
vui tao nhã, thanh khiết. Ông sẵn sàng cho chữ - cái chữ mà không cường quyền và bạc tiền nào có thể mua
được – cái chữ mà cả cuộc đời ông chỉ mới viết cho ba người bạn thân. Tuy nhiên, cái đáng quý nhất và là
cái thể hiện thiên lương cao đẹp của ông chính là những lời khuyên chân thành, cuối cùng đối với viên quản
ngục trước khi vào kinh thàn thụ án. “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên
lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
- Cho chữ để cứu người là cái tâm cao đẹp của Huấn Cao. Cái tâm không chỉ là lòng nhân ái mà nó còn có
sức mạnh cảm hóa lòng người. Ông đã khiến viên quản ngục cảm phục “chắp tay vái người tù một vái… nói
một câu mà lòng nước mắt rỉ và kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Câu 3. Tính cách và tâm hồn của nhân vật viên quản ngục

- Nhân vật viên quản ngục xuất hiện trong tác phẩm làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đây là một con người
không sáng tạo được cái đẹp nhưng lại biết trân trọng, yêu mến cái đẹp.
- Là một ngục quan chịu trách nhiệm canh giữ tù nhân, giúp ích cho bộ máy cai trị đương thời nhưng viên
quản ngục không phải là kẻ không có thiên lương, tàn ác, xảo trá mà ngược lại ông vẫn giữ được nhân cách
sống cao quý trong cảnh tù ngục tối tăm, nhiều cám dỗ.
- Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết quý trọng nhân tài. Điều này thể hiện rõ qua những
chi tiết về những hành động biệt đã đối với Huấn Cao và những người bạn tù của Huấn Cao.
- Ông là một người có sở thích tao nhã, cao quý: Đó là thú chơi chữ. Sở nguyện cả đời của ông là có được
đôi câu đối do chính tay Huấn Cao viết để treo trang trọng trong nhà. Cái sở nguyện này mạnh mẽ vượt qua
cả nỗi sợ hãi, bất chấp mọi nguy hiểm đến bản thân, làm đảo lộn trật tự trong tù, biến một phạm nhân có án
tử hình thành một thần tượng để mình tôn thờ.
- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục chứng tỏ dù sống ở nơi tăm tối nhưng
ông vẫn giữ được nhân cách cao đẹp – một tấm lòng trong thiên hạ, xứng đáng trở thành bạn tri kỉ của Huấn
Cao. Nhân cách và tâm hồn của viên quản ngục theo như nhận xét của Huấn Cao là “một âm thanh trong
trẻo xen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Câu 4. Cảnh cho chữ trong nhà lao
- Cảnh cho chữ trong nhà lao vào đêm khuya tăm tối là một trong những sáng tạo tuyệt vời của tác giả nhằm
làm bộc lộ vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao. Đây là một cảnh tượng trước đây chưa từng có. Một
cảnh tưởng mà khung cảnh và nội dung của nó hoàn toàn trái ngược nhau: cảnh cho chữ vốn thanh tao, tươi
sáng, đẹp đẽ lại diễn ra trong chốn tù ngục dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp. Nhưng chính trong cảnh tượng như
thế, cái đẹp, cái thiện lại càng chứng minh tính giá trị của nó.
- Người nghệ sĩ vượt qua những gông cùm, đau đớn để hiện mình tươi sáng hơn, uy nghi, lồng lộng hơn để
viết lên những nét chữ xinh đẹp, những tâm huyết của cả đời mình; trong khi đó, người vốn đại diện cho uy
quyền lại trở nên khúm núm, run run đón nhận từng nét chữ quý giá mà cả đời tâm huyết.
- Trật tự kỉ cương của nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, cái lương
thiện, thanh cao còn ngục quan vốn đại diện cho công lí lại trở nên nhỏ bé, hèn mọn.
- Giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải kẻ thống trị làm chủ mà là người làm tù làm chủ. Cái thiện vẫn hiện
lên mạnh mẽ chiến thắng được cái ác. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; là sự tôn vinh cái
đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người.




×