Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Viết bài văn có nhan đề : Từ ấy... trong tôi bừng nắng hạ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.94 KB, 2 trang )

Tố Hữu — một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng
Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ
ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm
huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành
ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường
như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng,
khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Tố Hữu — một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt
Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của
người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố
Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 - 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là năm
hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng
trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyến và thay đổi sâu sắc
của xã hội Việt Nam.Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đâylà sứ
khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.
Bài thơ này Tố Hữu đã bày tò cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc Ihực của một trái tim đang khao khát
được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, dể tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ,
tác giả đã dùng lừ Từ ấy rất độc đáo - không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng,
cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó... mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, đế diễn tả
tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bùng nắng hạ - là câu thơ như chợt
tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, qua từ bừng câu thơ như trở nên có hồn hơn, tâm trạng khi xao
xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này đế diễn tả một cái tôi
bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa
hai dòng nước - Chọn một dòng hay dể nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tướng cách
mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn tré làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề


sức sống và niềm vui. Sự gặp gở lí tướng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mối quan hệ con người với toàn
bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách
mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc
về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ây đã hòa chung vào với
cộng đồng khi đã thấy:


Mặt trời chân lí chói qua tim.
Mặt trời - là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tướng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh
và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ.
Chi có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngõ ngách trong sâu
thẳm của trái tim.
Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng
đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hi vọng, Tố Hữu đã viêt :
Ỏ vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân Củng như tôi, tất cả tuổi
đương xuân Chen bước nhẹ trong giỏ đầy ánh sáng.
Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã
đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi
đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá - lại
có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy
nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí
tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.
Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu
nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng
reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của
cách mạng.
Trích: loigaihay.com

Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học



×