Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hãy viết bài văn với nhan đề “ Lời ru với cuộc sống con người”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.68 KB, 6 trang )

Đề: Từ bài “ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
Của Nguyễn Khoa Điềm và “ con cò” của Chế Lan Viên.
Hãy viết bài văn với nhan đề “ Lời ru với cuộc sống con người”
Bài làm
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học , mẹ đi trường đời”
Ôi! Lời ru của ai từ đâu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và
đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi,
được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa
con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của
Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên. Cả hai bài thơ
đều là cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ. Lời ru của mẹ
đưa em vào giấc ngủ thần tiên rồi trở thành bản trường ca theo suốt
dấu chân em. Em xin làm thiên ca mang lời ru của mẹ bay vào cuộc
sống loài người.
Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ , dù được sinh
ra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều trải qua một thời
“à ơi…” tiếng mẹ đưa em vào giấc ngủ . Mẹ là người thầy đầu tiên
dạy em bài học vỡ lòng , qua lời ru ngọt ngào, trìu mến mẹ đưa em
vào thế giới mơ mộng thần tiên, chấp cánh cho tâm hồn em bao ước
mơ tươi đẹp. Em cảm nhận được điều đó bằng trực giác tình yêu và
sự chở che của mẹ . Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào ,
nguồn nước trong mát chảy theo em trên suốt cuộc hành trình, để khi
lớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lo toan, vất vả, lời ru
của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn em. Bởi thế mà:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
Như lời ru của mẹ đã thấm vào trong huyết quản, chỉ đợi đến khi chín
mùi là cất lên , Nguyễn Khoa Điềm và Chế Lan Viên đã viết lên


những khúc ru bất hủ theo từng năm tháng . Mỗi khi lời ca của “ Khúc
hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò được cất lên là em
như đón nhận được hơi gió mát trong lành và lạ lẫm bởi sự cách tân
đổi mới về hình thức lẫn nội dung . Cả hai đều mang âm hưởng của
khúc hát dân ca nhưng đã được hình thức hóa thành khúc ca hiện
đại, tuy nhiên vẫn giữ được tính chất Việt Nam thuần túy nguyên vẹn.
Điểm giống của hai bài là đều có kết cấu ba phần chặt chẽ , cấu trúc
như một khúc ru trải dài một mạch cảm xúc . Thế nhưng mạch cảm
xúc từng bài lại được cất lên theo từng cung bậc tình cảm khác
nhau .
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc ru nồng nàn
cảm xúc yêu thương của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào lao
động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn
ngân vang trong tim mẹ : “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” . Thật
đặc biệt mẹ không đưa em bằng chiếc võng đung đưa, kẽo kẹt mà
mẹ đưa em bằng chính đôi lưng của mình khi đang giã gạo nuôi bộ
đội. Mẹ không ru em bằng tiếng
“À ơi….gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm”
Mà mẹ ru em bằng chính lời ca của trái tim “Ngủ ngaon a-kay ơi, ngủ
ngoan a-kay hỡi” Chính lời ca này đã đưa em khôn lớn từng ngày
trên lưng mẹ để rồi trong từng nhịp chày nghiêng em nhận ra được
nỗi gian lao, vất vả mà mẹ đang phải gánh chịu . Em cảm nhận được
điều đó khi “mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”. Như một sự sẻ chia,
giấc ngủ của em cũng nghiêng theo nhịp chày của mẹ. Cảm nhận
được tình yêu mạ dành cho em để rồi “Từ trên lưng mẹ em đến chiến
trường/ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”. Em đi theo tiếng gọi
của dân tộc để thực hiện ước mơ của mẹ . Dẫu em chưa biết gì là
“Tự do-Hạnh phúc” nhưng em nhận ra được dự hối thúc trong lời ca
của mẹ. Em sẽ chóng lớn, sẽ trở thành công dân của một đất nước

tự do, em sẽ đi đánh thằng Mĩ, khi đi em cũng không quên mang
theo lời ru của mẹ. Bởi nó chính là vũ khí , là niềm tin, là sức mạnh,
là động lực để em có thể vượt qua mọi chông gai , lửa đạn của chiến
trường mà hoàn thành ước vọng của mẹ. Thật đặc biệt, chỉ một lời ru
thôi nhưng nó lại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ như thế.
Ru con là một điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu
lắng. Hát ru là một truyền thống văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc .
Thế nhưng không phải bài hát ru nào cũng đều giống nhau. Tùy từng
vùng miền khác nhau, mà mỗi bài mang một giai điệu, âm hưởng
riêng. Nếu bà mẹ miền tây Thừa Thiên Huế trực tiếp gọi tên con qua
lời ru thiết tha, dỗ dành con vào giấc ngủ “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ
ngoan a-kay hỡi” thì bà mẹ miền Nam lại thích dùng những hình ảnh
biểu tượng tượng trưng gửi gắm những tâm tình tình cảm của mình
qua lời ru trầm bỗng, thiết tha và lai láng.
Cái cò….sung chat…đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về tới
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ, mẹ ru con.
Liệu mai sau lớn, con còn nhớ chăng?
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
“Con cò” qua lời ru của mẹ ta bắt gặp hình ảnh con cò. Khi nói đến
con cò hẳn không ai có thể quên bóng dáng “Con cò lặn lội bờ sông/
gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Quanh năm buôn bán ở nom sông .
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Tú Xương, Thương Vợ)
Vâng! Hình tượng con cò đã quá quen thuộc trong ca dao, nhất là

trong những câu hát ru. Cùng với những hình ảnh khác của ca dao,
con cò đi vào trong thơ ca vừa mang ý nghĩa vốn có của hình tượng
con cò trong ca dao vừa chất chứa những suy tư riêng của mỗi nhà
thơ. Quả vậy, từ hình ảnh con cò trong ca dao, Chế Lan Viên đã gửi
gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình để tạo ra một hình tượng
con cò với ý nghĩa riêng, ngợi ca tình mẹ, thiêng liêng, ấm áp, ngợi
ca sức mạnh đắp bồi, sinh dưỡng của hát ru. Như “Khúc hát những
em bé lớn trên lưng mẹ” , “Con cò” của Chế Lan Viên cũng trải dài
một mạch cảm xúc qua ba khúc ru của bài thơ. Khúc ru thứ nhất là
lời vỗ về, là dự cảm về cuộc đời và ý thức chở che, bà mẹ mượn
hình ảnh con cò trong ca dao.
- “Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng”
- “Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”
Để dỗ dành con thơ vào giấc ngủ an lành. Khúc ru thứ hai là lời ao
ước cho con trong tương lai, con cò vào trong giấc mơ của con, là
biểu tượng của ước mơ khát vọng sáng tạo. Khúc ru thứ ba là lời
nhắn nhủ về tình mẹ sâu nặng dành cho con trong suốt cuộc đời con
cò là cuộc đời của mẹ, là lòng mẹ sẽ theo con đi mọi chốn, mọi
nơi.Con cò vỗ cánh trong ca dao mang theo tình mẹ gửi gắm trong
lời ru và sẽ bay theo con đi mọi nẻo cuộc đời.
Là khúc ru con nhưng mãi đến khi gần kết mới thấy xuất hiện hai từ
“à ơi”. Không hiện lên ở đoạn đầu, cũng chẳng phải ở đoạn giữa, đợi
đến khi lời ru của mẹ gần dứt thì hai tiếng “à ơi” lại được cất lên. Đến
đây, hai tiêng “à ơi” nghe mới thật mượt mà và thắm thía. Chỉ là một
con cò trong câu mẹ hát mà có bao điều vừa gần gũi, vừa sâu xa
trong đó. Khi hai tiếng “à ơi” quen thuộc ngân lên là lúc mẹ gửi trong
cánh cò cả cuộc đời mẹ, có khi là cả những cay đắng lẫn ngọt bùi đã
trải . Nhận xét điều này trong hát ru. Phạm Thu Yến viết “Sau lời “à

ơi” ban đầu, khi bé đã lơ mơ vào giấc ngủ, người hát quên mình
đang trò chuyện với đứa con nhỏ bé nào đã hiểu bao làm những
ngọn nguồn nông cạn của cuộc đời, người mẹ dường như chỉ còn
đối thoại với chính lòng mình, với những cảm ngộ buồn đau mà mình
hứng trải” (Phạm Thu Yến- Những thế giới nghệ thuật ca dao, NXB
Giaó dục 1998).
Mặc dù tác giả không nói đến những nếm trải cụ thể nào của người
mẹ trong câu hát, song từ “ những cành mêm mẹ hát” cho đến “Con
cò mẹ hát- Cũng là cuộc đời- Vỗ cánh qua nôi” ta hiểu rằng trong
cánh có kia chất chứa cả những nông sâu của cuộc đời. Hơn cả
chức năng “ru ngủ” những câu hát của mẹ còn là nơi giải bày tình
cảm thổ lộ tâm tư.
Mẹ muốn đem theo “cánh có bay lả bay la” và cả “sắc trời” đến hát
cho con. Ở đây, Chế Lan Viên như đã thấy, mẹ có nói đến điều gì,
cánh cò của mẹ có mang ý nghĩa gì thì tất cả đều hướng về con, cho
con.
Nhịp điệu linh hoạt của thể thơ tự do đã giúp tác giả thể hiện một
cách đặc sắc hình tượng con cò trong lời hát ru của mẹ. Trong lời ru
của mẹ ta nghe như có nhịp đệm nhẹ nhàng mà thanh thoát. Nhịp
gì? Nhịp đưa nôi hay chính là nhịp vỗ cánh của cò. Dù là nhịp gì đi
chăng nữa thì lời ru của mẹ trong “Con cò” của Chế Lan Viên vẫn
mien man dằng dặng, chảy dài vô tận như dòng nước nguồn trong
mát không khi nào vơi.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Cũng là ru con nhưng mỗi bà mẹ lại chính là một nhạc sĩ . Bởi thế mà
không âm điệu của bài nào giống bài nào. Nếu khúc ru của mẹ trong
“Con cò” của Chế Lan Viên cho con một cảm giác bình yên hạnh
phúc thì con lại cảm thấy an toàn và vững chãi hơn qua lời ca của
mẹ trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn

Khoa Điềm. Không hối hả, không sâu lắng, nhịp điệu của bài đều đặn
như tiếng chày giã gạo của bà mẹ Tà ôi. Không rời rạc cũng không
trải dài vô tận, các câu thơ trong bài nhu gối lên nhau, quấn quýt vào
nhau, đối chiếu liên hệ nhau: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” “Mặt
trời của bắp thì nằm trên đồi, mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” ,
“Nhịp chày nghiêng-giấc ngủ em nghiêng”.
Nhưng cho dù là nhẹ nhàng thanh thoát, là đều đặn, êm ái hay trầm
bỗng bay xa thì lời ru của mẹ vẫn đưa em vào giấc ngủ êm đềm theo
năm tháng, vẫn cho em sức sống vô biên mang dòng máu thiêng
liêng từ trái tim của mẹ. Lời ru của mẹ sẽ mãi theo em trên suốt cuộc
đời, để cho em biết tìm về nguồn cội yêu thương thân tình nơi cha
mẹ đã sinh thành , dưỡng nuôi em khôn lớn .
“Ngày xưa mẹ hát ru con
Âù ơi tiếng hát vẫn còn trong tim
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… .
… Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Ôi! Lời ru đẹp vô cùng
Một bông sen nở thơm lừng đâu đây!”
Nhưng đáng buồn thay! Ngày nay lại có nhiều người mẹ trẻ không
nhận ra được vẻ đẹp kì diệu của lời ru . Họ đưa con mình vào giấc
ngủ bằng âm thanh của dàn máy CD , bằng những âm thanh náo
động, tưng bừng , rộn rã . Chính vì thế mà tâm hồn trẻ thơ không còn
thơ mộng nhẹ nhàng và trong sáng như ngày nào. Họ đâu biết rằng
lời ru chính là dòng sữa mẹ ngọt ngào vô tận nuôi dưỡng tâm hồn tre
thơ. Họ chỉ biết chạy theo và luôn đối đầu với những lo toan vất vả
trong cuộc sống vật chất hiện đại mà bỏ quên đi khúc hát truyền
thống ngày nào. Cuộc sống có quy luật phát triển của nó, nó sẽ bỏ lại
những gì lạc hậu không cần thiết nhưng trong hành trang của con

người hiện đại thì khúc ru vẫn mãi là di sản tinh thần vô giá. Con
người chúng ta cần phải biết cách dung hòa giữa truyền thống và
hiện đại. Bởi tinh hoa dân tộc bắt nguồn từ đời sống của mỗi con
người. Hy vọng qua đây mọi bà mẹ trẻ Việt Nam sẽ nhận ra được vai
trò của khúc ru đối với cuộc sống con người để cùng ngân vang
những lời ca ngọt ngào đưa em vào giấc ngủ mơ mộng thần tiên, dạy
cho em biết yêu thương từ “con cò, con vạc”, “cái bống, cái bang”,
giúp em nhớ về cội nguồn con Lạc cháu Rồng.
Mẹ ru con giữa vườn trưa
Niềm quê thao thức nắng mưa cuối trời
Bao năm lưu lạc quê người
Con đi vẫn nhớ những lời mẹ ru
Tiếng ru của mẹ vời vợi mang niềm thương nhớ vang mãi trong tâm
hồn con không nguôi. Cảm nhận được tình mẹ trong lời ru con xin
nguyện làm cánh nhạn mang lời ru của mẹ bay khắp mọi nơi trong
cuộc đời này, con nguyện làm chàng thi sĩ lãng du khắp chốn viết lên
những khúc ru trường tồn theo năm tháng như Nguyễn Khoa Điềm
và Chế Lan Viên từng làm. Khúc ru của con sẽ là khúc ru hiện đại
mang âm hưởng thơ ca dân gian. Con sẽ làm cho vườn hoa thơ ca
mãi luôn nở hoa và rực rỡ sắc màu .

×