Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG DÀNH CHO QUẢN LÝ CẤP CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 185 trang )

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG DÀNH CHO
QUẢN LÝ CẤP CAO


GIỚI THIỆU LUẬT SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ
HIỆU QỦA & CÁC VĂN BẢN
LIÊN QUAN

2


NỘI DUNG
LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM
VÀ HIỆU QUẢ
CHÍNH SÁCH VÀ LỘ TRÌNH DÁN NHÃN
NĂNG LƯỢNG
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT
KIỆM VÀ HIỆU QUẢ


LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TK&HQ
Bao gồm 12 Chương, 48 Điều
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Sử dụng năng lượng TK&HQ trong SX công nghiệp
Chương III. Sử dụng năng lượng TK&HQ trong XD và chiếu sáng công
cộng
Chương IV. Sử dụng năng lượng TH&HQ trong giao thông vận tải
Chương V. Sử dụng năng lượng TK&HQ trong SX nông nghiệp
Chương VI. Sử dụng năng lượng TK&HQ trong hoạt động dịch vụ và hộ


gia đình
Chương VII. Sử dụng năng lượng TK&HQ trong dự án đầu tư, cơ quan, đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước
Chương VIII.Quản lý việc sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng
lượng trọng điểm
Chương IX. Quản lý phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
Chương X. Biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng TK&HQ
Chương XI. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng
TK&HQ
Chương XII. Điều khoản thi hành


CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
1.Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.
2. Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để
thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù
hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng
lượng, bảo vệ môi trường.
4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực
hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết
bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.
5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên
truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.



CHƯƠNG II. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TK&HQ
TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Cơ sở sản xuất, chế biến, gia
công sản phẩm hàng hóa
Cơ sở chế tạo, sửa chữa phương
tiện, thiết bị

Cơ sở khai thác mỏ

Cơ sở sản xuất, cung cấp năng
lượng

Khuyến kích hoặc
bắt buộc áp dụng
các biện pháp
quản lý và công
nghệ theo hướng
dẫn của cơ quan
quản lý Nhà nước
có thẩm quyền
phù hợp với loại
hình hoạt động
(Chi tiết tại các Điều 9,11, 12,
13,14 Luật Sử dụng NL
TK&HQ)


TRÁCH NHIỆM SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TK&HQ CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Xây dựng, thực hiện

kế hoạch sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu
quả hằng năm

Áp dụng biện pháp kỹ
thuật, kiến trúc nhà
xưởng nhằm sử dụng
tối đa hiệu quả hệ
thống chiếu sáng,
thông gió, làm mát; sử
dụng tối đa ánh sáng,
thông gió tự nhiên

- Áp dụng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, định mức
về sử dụng năng lượng
- Áp dụng quy trình và
mô hình quản lý sản xuất
tiên tiến, sử dụng các biện
pháp công nghệ phù hợp
và thiết bị có hiệu suất
cao.

Loại bỏ dần phương
tiện, thiết bị có công
nghệ lạc hậu, tiêu tốn
nhiều năng lượng theo
quy định của Thủ tướng
Chính phủ


Thực hiện quy trình vận
hành, chế độ duy tu,
bảo dưỡng phương tiện,
thiết bị trong dây
chuyền sản xuất để
chống tổn thất năng
lượng


CHƯƠNG VIII. QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NL
CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NL TRỌNG ĐIỂM
Bao gồm 5 Điều
Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng
trọng điểm
Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở
sử dụng năng lượng trọng điểm
Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở sử dụng năng
lượng trọng điểm


Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (Điều 32): cơ sở sử dụng năng
lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ
a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải, cơ sở hoạt động dịch
vụ, tiêu thụ 1000 tấn dầu tương đương trở lên trong 1 năm.
b) Tòa nhà, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước tiêu thụ 500 tấn dầu tương
đương trở lên trong 1 năm.
(Điều 6: Xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm) – NĐ 21/2011/NĐ-CP
Trách nhiệm của cơ sở sử dụng

năng lượng trọng điểm (Điều 33)
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm
và năm năm; Báo cáo với cơ quan có thẩm
quyền kết quả và kế hoạch sử dụng năng
lượng TK&HQ
- Chỉ định người quản lý năng lượng
- Thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc
(3 năm 1 lần)
- Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo
hướng dẫn

Kiểm toán năng lượng (Điều 34)
- Thực hiện chế độ kiểm toán năng
lượng bằng hình thức tự kiểm toán
hoặc thuê tổ chức KTNL thực hiện
- Quy định các điều kiện về tổ chức
KTNL
- Bộ Công Thương quy định trình tự,
thủ tục thực hiện KTNL, nôi dung,
chương trình đào tạo, thẩm quyền
cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ
kiểm toán viên năng lượng


CHƯƠNG VIII. QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN,
THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
Điều 39: Dán nhãn năng lượng
Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán
nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.


Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập
khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện
việc dán nhãn năng lượng đối với
phương tiện, thiết bị sau khi được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận dán nhãn năng lượng.

Giấy chứng nhận dán nhãn năng
lượng được cấp sau khi phương
tiện, thiết bị đã được thử nghiệm
phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất
năng lượng tại phòng thử nghiệm.


CHƯƠNG VIII. QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN,
THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương
tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;
b) Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;
c) Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng
nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;
d) Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
đối với phương tiện, thiết bị;
đ) Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị
nhập khẩu.


CÁC LOẠI NHÃN
Điều 15: Phân loại nhãn năng lượng – NĐ 21/2011/NĐ-CP


Nhãn so sánh: cung cấp thông tin về mức tiêu thụ NL, hiệu
suất NL và các thông tin khác giúp cho người tiêu dùng so
sách với các sản phẩm trên thị trường để lựa chọn

ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI DÁN NHÃN

Nhãn xác nhận: chứng nhận
phương tiện, thiết bị có hiệu suất
lượng cao nhất so với phương
tiện, thiết bị khác cùng loại

- Có các tiêu chuẩn về HSNL: phù hợp,
hài hòa.
- Có tiêu chuẩn đo HSNL.
- Có các cơ sở thử nghiệm HSNL: đủ
thiết bị, đủ nhân lực, được công nhận
phép đo .
- Ban hành đủ các quy định: thủ tục,
thanh tra và quản lý thị trường, xử lý vi
phạm.


HIỆN TA ĐÃ ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHƯA ?
Từ năm 2009, BCT đã triển khai thí điểm, cũng
như thực hiện điều tra thị trường, khảo sát năng
lực của các tổ chức kiểm định.
Về cơ sở vật chất: VN có 4 trung tâm :
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất
lượng 1 và 3 (Quatest 1 và 3): Thiết bị chiếu sáng

hiệu suất cao như bóng đèn huỳnh quang dạng
ống, quạt điện, bình đun nước nóng có dự trữ,
bóng đèn sodium cao áp, nồi cơm điện, chóa đèn
chiếu sáng đường phố, động cơ điện không đồng bộ
ba pha


HIỆN TA ĐÃ ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHƯA ?
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất
lượng TP.HCM : Quạt điện; Nồi cơm điện
Trung tâm thử nghiệm - Kiểm định công nghiệp
thuộc Viện Cơ khí năng lượng và mỏ (Vinacomin) :
Tủ lạnh, tủ kết đông lạnh và máy điều hòa không
khí.
Về văn bản, quy định pháp luật :
Quyết định 51/2011/QĐ-TTg : Quy định danh
mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng
lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
và lộ trình thực hiện.


HIỆN TA ĐÃ ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHƯA ?
Về văn bản, quy định pháp luật :
Thông tư 07/2012/TT-BCT : Quy định dán nhãn
năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng
năng lượng. (Chương 3: Trình tự thủ tục)
Nghị định 21/2011/NĐ-CP : Quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. (Chương 5: Dán NNL)
Nghị định 73/2011/NĐ-CP : Quy định xử phạt vi

phạm hành chính về sử dụng NL TK&HQ
(Chương 2: Hành vi vi phạm, hình thức xử lý …)
Quyết định 03/2013/QĐ-TTg : Sửa đổi bổ sung
một số điều của Quyết định số 51/2011/QĐ –TTg


HIỆN TA ĐÃ ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHƯA ?
Về tiêu chuẩn quốc gia:
Có 1 số tiêu chuẩn (TCVN 7896:2008 - Bóng
đèn huỳnh quang compact – Hiệu suất năng lượng;
…)
Có 1 số tiêu chuẩn hiệu suất tối thiểu (TCVN
7451-1/2005 Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao –
Phần 1: Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu; TCVN
8526:2010 Máy giặt – Hiệu suất năng lượng tối
thiểu và phương pháp xác định)
1 số sản phẩm chưa có TCVN như: Màn hình
máy tính, Máy photo …


CÁC SẢN PHẨM ĐÃ CÓ TIÊU CHUẨN HSNL
St
t

Nhóm thiết
bị dán nhãn

Danh mục các sản
phẩm phải dán
nhãn theo Lộ trình


Số TCVN (bấm vào
link để tham khảo)

Đèn huỳnh quang
ống thẳng

TCVN 8249:2009

Bóng đèn huỳnh quang dạng ống – Hiệu
suất năng lượng

2.

TCVN 7451-1:2005

Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao – Phần 1:
Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

3.

TCVN 7451-2:2005

Thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao – Phần 2:
Phương pháp xác định hiệu suất năng
lượng

Đèn huỳnh quang
compact


TCVN 7896:2008

Bóng đèn huỳnh quang compact – Hiệu
suất năng lượng

Chấn lưu điện từ cho
đèn huỳnh quang

TCVN 8248:2009

Balats điện từ - Hiệu suất năng lượng

6.

Chấn lưu điện tử cho
đèn huỳnh quang

TCVN 7897:2008

Balat điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh
quang – Hiệu suất năng lượng

7

Máy điều hòa nhiệt
độ

TCVN 7830:2007

Điều hòa không khí – Hiệu suất năng

lượng

TCVN 7831:2007

Điều hòa không khí – Phương pháp xác
định hiệu suất năng lượng

1.

4.
5.

8.

Nhóm thiết
bị gia dụng

Tên Tiêu chuẩn


9.

Tủ lạnh

TCVN 7828:2007

Tủ lạnh, tủ kết đông lạnh – Hiệu suất năng
lượng

10.


Tủ lạnh

TCVN 7829:2007

Tủ lạnh, tủ kết đông lạnh – Phương pháp xác
định hiệu suất năng lượng

11.

Máy giặt

TCVN 8526:2010

Máy giặt – Hiệu suất năng lượng tối thiểu và
phương pháp xác định

12.

Nồi cơm
điện

TCVN 8252:2009

Nồi cơm điện – Hiệu suất năng lượng

13.

Quạt điện


TCVN 7826:2007

Quạt điện – Hiệu suất năng lượng

TCVN 7827:2007

Quạt điện – Phương pháp xác định hiệu suất
năng lượng

Nhóm thiết
bị gia dụng

14.

Ghi chú : Nhóm thiết bị thương mại và văn phòng chưa có TCVN


15.

Máy biến áp phân
phối ba pha

TCVN 8525:2010

Máy biến áp phân phối – Hiệu suất năng
lượng tối thiểu và phương pháp xác định

16.

Động cơ điện


TCVN 7450-1:2005

Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto
lồng sóc hiệu suất cao – Phần 1: Mức hiệu
suất năng lượng tối thiểu

TCVN 7450-2:2005

Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto
lồng sóc hiệu suất cao – Phần 2: Phương
pháp xác định hiệu suất năng lượng

Thiết
bị
công nghiệp
17.


CÁC SẢN PHẨM NGOÀI DANH MỤC QUY ĐỊNH
TẠI LỘ TRÌNH CÓ TIÊU CHUẨN HSNL
TT

Số hiệu
TCVN

Tên tiêu chuẩn

1


TCVN
7898:2009

Bình đun nước nóng có dự trữ – Hiệu suất năng lượng

2

TCVN
8251:2009

Thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời

3

TCVN
8250:2009

Đèn natri cao áp – Hiệu suất năng lượng

4

13/2008/QĐBCT

Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với choá đèn chiếu
sáng đường phố tiết kiệm năng lượng


DÁN NHÃN TỰ NGUYỆN VÀ BẮT BUỘC
Tự nguyện:
• Hiện nay đang là tự nguyện

• Chưa áp dụng bắt buộc mức MEPS
• Chỉ một số nhà sản xuất và 1 số sản phẩm có nhãn
năng lượng (đèn của Rạng Đông, Điện Quang, Quạt
điện ASIA…)
Bắt buộc – giống như dấu hợp quy “CR”:
• Tất cả các sản phẩm (sản xuất, nhập khẩu) lưu thông
phải có nhãn năng lượng
• Các sản phẩm dưới mức quy chuẩn MEPS không
được lưu thông


LỘ TRÌNH DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp:
a) Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2012;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình
thức bắt buộc.
2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại:
a) Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với
nhóm thiết bị này;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình
thức bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại.
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải:
a) Việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến
hết ngày 31 tháng 12 năm 2014;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình
thức bắt buộc.
4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với
phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định
này.



LỘ TRÌNH ÁP DỤNG
MỨC HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG TỐI THIỂU
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, không được phép nhập khẩu và sản xuất
các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối
thiểu.
2. Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương
mại:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, không được phép nhập khẩu và sản xuất
các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng
lượng tối thiểu.
3. Đối với các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt):
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, không được nhập khẩu, sản xuất và lưu
thông loại đèn có công suất lớn hơn 60 W.


LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
(Quyết định 51/2011/QĐ-TTg, 12/09/2011)


ĐIỀU CHỈNH LỘ TRÌNH THỰC HIỆN DÁN NHÃN NL
Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg, 14/01/2013

Đã giãn thời gian thực hiện dán nhãn năng lượng theo
hình thức bắt buộc, cụ thể như sau :
Từ ngày 01/07/2013 đối với các thiết bị gia dụng : Đèn
huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact,
chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy

điều hòa nhiệt độ, máy giặt lồng đứng sử dụng trong gia
đình, nồi cơm điện, quạt điện.
Từ ngày 01/01/2014 đối với các thiết bị gia dụng : Tủ
lạnh, máy giặt lồng ngang, máy thu hình.
Từ ngày 01/07/2013 đối với nhóm thiết bị công nghiệp :
Máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện.


×