Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.45 KB, 2 trang )
Soạn bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
I. Bố cục tác phẩm
- Câu 1 – 2 (lung khởi): khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người chiến sĩ nông
dân.
- Câu 3 – 15 (thích thực): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong đời thường và trong chiến đấu
chống giặc ngoại xâm.
- Câu 16 – 25 (ai vãn): bài tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người đã chết.
- Câu 26 – 30 (kết): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.
II. Đọc – hiểu tác phẩm
Câu 1. Hoàn cảnh hi sinh của những người nông dân nghĩa sĩ
Mở đầu bài văn tế, tác giả sử dụng phép đối để thể hiện sự đối lập giữa sự hung bạo cả giặc và tấm lòng yêu
nước rạng ngời của nhân dân ta.
Súng giặc đất rền > < Lòng dân trời tỏ
Ý nghĩa của lẽ sống – chết thể hiện rõ qua sự so sánh giữa các đoạn, các vế câu biểu ngẫu. Dưới gót dày
xâm lược tàn bạo của giặc, nếu người nông dân cam chịu làm nô lệ thì mười năm công vỡ ruộng chưa ắt còn.
Nay vì đại nghĩa đánh Tây thì tuy là mất nhưng tiễng vang như mõ.
Câu 2. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân
Họ xuất thân là những người nông dân nghèo khó. Mở đầu là cuộc đời cui cút, khép lại là cuộc đời nghèo
khó. Người nông dân chỉ biết việc cuốc, cày, bừa, cấy. Họ không biết gì về chiến trận như cung, ngựa,
trường, nhưng, chưa từng tập khiên, súng, mác, cờ…
Tuy nhiên, khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương, họ trở thành người nghĩa sĩ anh dũng đánh Tây. Thực dân
Pháp tiến công Nam Bộ đã hơn mươi tháng, người dân mong chờ triều đình đánh giặc, nhưng trông tin quan
như trời hạn trông mưa. Quê hương bị tàn phá dưới gót giày xâm lược của giặc, người dân sục sôi căm thù.
Lúc đầu nghe thấy kẻ thù hôi tanh, họ ghét thói xâm lăng mọi rợ như nhà nông ghét cỏ, thấy cỏ ở ruộng lúa
là phải nhổ cho sạch. Khi kẻ thù hiện hình cụ thể trước mặt, lòng căm ghét chuyển sang căm thù, họ muốn
ăn gan, muốn ra cắn cổ kẻ thù. Điều này diễn tả mức độ căm thù của nhân dân đối với giặc lên đến tột đỉnh.
Bên cạnh sự căm thù của tình cảm là sự căm thù của lí trí. Giặc Pháp lộ nguyên hình là những kẻ mượn chiêu
bài khai hóa nhưng thực chất là xâm lược, là một lũ treo dê bán chó. Đất nước văn hiến của ta đâu phải là
vùng đất vô chủ mà chúng mặc tình giành giật, cho nên nhân dân ta há để chúng yên. Thiên lí chói lòa đâu
dung tha bọn xâm lược.
Cả tình cảm lẫn lí trí đều nổi giận và do ý thức trách nhiệm công dân, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc, ra