MỤc lỤC:
I) Lời mở đầu...................................................................2
II) Nội dung......................................................................5
1) Thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam ...................5
2) Mục tiêu an sinh xã hội ở Việt Nam.......................10
3) Các giải pháp cứu trợ của Việt Nam......................15
a) Chính sách cứu trợ...........................................16
b) tình hình cứu trợ...............................................18
III) Kết luận....................................................................21
1
I) LỜI MỞ ĐẦU
Muốn hay không, chúng ta phải công nhận một thực tế rằng: đất nước
của chúng ta có an ninh, ổn định, nhưng rất thiếu an sinh xó hội.
Ở Trung Đông cuộc ngừng bắn mong manh lúc nào cũng có khả năng bị
đứt góy bởi tiếng hỏa tiễn và xe bọc thộp; bom nổ ở bất kỳ nơi nào: chợ, công
sở, đồn cảnh sát... trên đất Iraq; tại các thành phố lớn châu Âu và Bắc Mỹ cả
chục chuyến bay hủy đột ngột, những người dân của các nước giàu có nhất
thế giới sống mà nơm nớp lo sợ bị khủng bố...
Trong lúc đó tại Việt Nam trước buổi chung kết cuộc thi hoa hậu cả chục
ngày, các chuyến bay đi Nha Trang đó hết chỗ. Người nước ngoài đến Việt
Nam du lịch nói rằng Việt Nam là nơi an ninh bậc nhất thế giới. Tất cả những
điều trên là có thật. Xương máu đổ ra hàng thế kỷ đem lại cho chúng ta những
thập niên hũa bỡnh mà mỗi người Việt Nam nâng niu từng ngày một. Cách cư
xử của chúng ta với thế giới, nếp sống của chúng ta, truyền thống hũa hiếu
trong, ngoài của người Việt... cũng là cội nguồn của cuộc sống bỡnh yờn đó.
Đúng, chúng ta đang được sống - một cách xứng đáng - trong một đất nước an
ninh.
Nhưng từ một góc độ khác, ở ta có bao nỗi bất an trong cuộc sống hằng
ngày: Trước cửa nhà tôi ở, trên con đường mới trước khi kịp đặt tên đó xảy ra
ba vụ tai nạn chết người. Nhiều triệu người Việt Nam như tôi nơm nớp lo khi
con cái lên xe đạp ra khỏi nhà đi học. Ăn uống không an toàn ở bất cứ đâu,
cho dù ngoài quán xá, nơi nhà ăn tập thể hay cả ở nhà mỡnh. Bao nhiờu chất
độc hại có thể trong thức ăn, kể cả cho trẻ con, bởi ít có nơi nào an toàn thực
phẩm bị bỏ bê như ở Việt Nam. Cũn khi trẻ em lớn lờn, bạn phập phồng nỗi
lo chỳng bị lụi kộo vào ma tỳy. Khụng cú bom rơi đạn nổ, nhưng đánh lộn,
hành hung, đâm chém... thành chuyện không hiếm từ thành thị đến nông thôn.
Nam thanh nữ tú bị trấn lột nơi tỡnh tự, người có tuổi bị thóa mạ vô cớ chỗ
công cộng.
2
Người Việt Nam có nỗi sợ khi nghĩ đến bệnh viện, bởi dẫu biết các nhân
viên y tế rất cố gắng (có lẽ ít ở đâu người làm ngành này lại chịu nhiều khó
khăn như ở nước ta), thỡ cũng khụng thể giỳp chỳng ta trỏnh được sự đông
nghẹt, chật chội, thiếu thốn, có lúc không thể chạy chữa kịp thời. Khi cần thiết
phải đến nơi công sở, chẳng có gỡ đảm bảo bạn không bị đối xử thiếu tôn
trọng. Mua phải hàng rởm, bạn khó nghĩ rằng kẻ lừa bạn sớm bị trừng trị. Bạn
trả tiền cho nước sạch, rồi bạn bàng hoàng khi chợt hiểu nhiều năm bạn dùng
nước nhiễm độc, mà kiện ai thỡ hầu như là chuyện vô nghĩa. Bạn có những
mối lo (thường là có cơ sở) chuyện thi cử, tuyển dụng thiếu công bằng,
chuyện đồng hồ điện phi mó, chuyện xe mang đi sửa bị "luộc"... Cả trăm thứ
khác, không sao kể hết. Bạn không khỏi không thèm cái nền nếp trật tự, phải
trái dứt khoát, thưởng phạt, luật lệ nghiêm ngặt, đâu ra đấy ở các nước khác
mà bạn có dịp chứng kiến hoặc nghe biết.
Muốn hay không, chúng ta phải công nhận một thực tế rằng: đất nước
của chúng ta có an ninh, ổn định, nhưng rất thiếu an sinh xó hội. Một phần là
do cỏc điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật cũn eo hẹp, nhưng phần khác
là do những luộm thuộm của chính chúng ta, do cách quản lý xó hội, ý thức
tham gia vào tổ chức đời sống cộng đồng của chúng ta cũn vụ cựng yếu kộm.
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng trải qua bao nhiêu năm chiến tranh, bom
đạn, chúng ta hiểu quá rừ cỏi giỏ của sự sống, của hạnh phỳc sống bỡnh yờn.
Nhưng rồi lúc hũa bỡnh, chỳng ta lại rất thiếu tụn trọng với chớnh chất lượng
sống của mỗi chúng ta?
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng đó cũng là một trong số các nguyên do
khiến đa số khách du lịch đến Việt Nam, đều thiện cảm với đất nước, với con
người Việt Nam, nhưng chỉ số ít trong số họ quay lại lần nữa?
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao vào các giai đoạn nguy biến, chúng ta biết cách
tổ chức cuộc sống cho cả xó hội một cách chu đáo, chặt chẽ khiến cả thế giới
3
khâm phục, mà trong bối cảnh an ninh, ổn định, lại kém cỏi, vụng về trong
việc vun vén cho cuộc sống của chúng ta đỡ những lo âu thắc thỏm?
Hỏi đó là trả lời. Cú trỏch nhiệm của Nhà nước, nhưng có trách nhiệm
của toàn bộ cộng đồng.
Có thể có lập luận: Rồi kinh tế phát triển lên, các vấn đề tự nó được khắc
phục theo đà văn minh công nghiệp. Điều này chỉ đúng một nửa. Không ít các
ví dụ cho thấy, kinh tế đi lên nhưng các vấn đề xó hội càng gay gắt thờm.
Giàu hơn nhưng an sinh kém đi, thỡ chất lượng cuộc sống không tăng, mà là
giảm. Việc Việt Nam vừa tụt hạng trong bảng đánh giá chất lượng cuộc sống
là điều rất đáng phải lo nghĩ.
Bên cạnh niềm vui, niềm tự hào có an ninh chính trị, ổn định xó hội, phải
thẳng thắn nhỡn thẳng vào thực trạng an sinh xó hội thấp. Khụng xõy dựng
được an sinh xó hội cao trong khi cú ổn định và an ninh chung của đất nước -
đó là sự hoang phí và kém cỏi không thể chấp nhận được. Sự kém cỏi của mỗi
người, của tất cả chúng ta.
4
II) Nội dung
1) Thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam
Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng
nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan như sau:
Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến
tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang,
bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát
trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh,
học tập cải tạo trong một thời gian dài.
Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng
chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách
giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt
Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn
cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước
và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui
chột động lực sản xuất.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm
cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp
thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh
thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số
tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao
động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách
5
quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di
cư, nhập cư vào thành phố.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do
nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của
Nhà nước.
Nguyên nhân chủ quan: sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt
được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên
đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần
với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm
tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở
nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm
quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng
cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có
các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch
bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá
sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực
như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay
đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch,
quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ
yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ
trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp
thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp,
không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao
6
nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu
thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước.
Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu
của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được
thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ
phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến
lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối
với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các
dân tộc cao.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ
vào nông nghiệp.
Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
Chính sách xóa đói giảm nghèo
Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám [1] Chính phủ
Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu
gọi của Ngân hàng thế giới vào đầu thập niên 1990.
Hỗ trợ quốc tế cho chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
Đánh giá về chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền
vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng
nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.[2]
Thành quả xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990
đã có tác động quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã
hội[3].
7
Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ
hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32%
vào năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004.
Hiện tại (2006) có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn
(nghèo lương thực) theo chuẩn nghèo quốc tế.
Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động thương binh và xã hội
ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992,
15,7% năm 1998 xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm
2000.
Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu
năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả
nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn
con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi
phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung.
Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ
nghèo lương thực ước lượng 10.87%
Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30%
xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và
thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo
chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương
trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc
biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới
60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn
khoảng 20-25%.
Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ tỷ lệ nghèo là 8,3%, , đến
cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo
năm 2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000.
8