Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.94 KB, 2 trang )
Giới thiệu về Huy Cận và bài thơ Tràng giang..
Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
GỢl Ý BÀI LÀM
CÁC Ý CHÍNH
Giới thiệu về Huy Cận và bài thơ Tràng giang:
Tràng giang là một trong những bài thơ nổi.tiếng nhất của Huy Cận “hầu như trở thành cô điển” (Xuân
Diệu). Cảm hứng của bài thơ được gợi mở từ một buổi chiêu mùa thu năm 1939, khi tác già đứng ở bờ
nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước và nghĩ về kiếp người thật bé nhỏ, cô đơn,
không biết trôi dạt về đâu. Tuy nhiên, bài thơ không chí do sông Hồng gợi cảm mà còn mang những cảm
xúc chung về bao dòng sông khác của quê hương, đất nước. Do vậy, cảnh sóng nước trong bài thơ đẹp và
buồn, nhưng cũng thật quen thuộc và thân thiết với mỗi người Việt Nam. Qua bài thơ, ta cũng thấy được
nồi sầu vũ trụ của Huy Cận. Đó là cảm giác cô liêu trước cái vô cùng của trời đất mênh mông.
Phân tích hai câu thơ đầu:
Tiếp tục ý thơ đã được gợi mở ra từ khổ một. Huy Cận đã đưa thêm những nét cạ thô để diễn ta cái bé
nhỏ, cô đơn, xa vắng và nỗi buồn của hồn người đã thấm sâu vào tạo vật,ở đây Huy Cận đã dùng hàng
loạt những hình ảnh và từ ngữ gợi buồn: “cồn” giữa dòng sông vốn gợi sự trống vắng, đơn độc, nay thêm
“cồn nhỏ" lại càng buồn hơn: hơn nữa với từ “lơ thơ“ ở trước và “gió điu hiu” ở sau thì không chỉ buồn
mà còn gợi cảm giác quá nhỏ nhoi, thưa thớt, lạnh lẽo. Huy Cận có lần tâm sự rằng, khi khổ thơ trên ông
đã chịu ảnh hưởng vần thơ trong Chinh phụ ngâm khúc:
Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thối đìu hiu mấy gò
Câu thơ thứ hai hiện có hai cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng “đầu” nghĩa là “không”, giữa nơi
không gian rộng lớn, vắng vẻ đó không có cả tiếng chợ chiều quen thuộc làm cho khung cảnh thêm buồn
vắng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, có tiếng xao xác của chợ chiều, nhưng âm thanh đó quá nhỏ bé
nên nó tạo không khí cho cảnh vật vui hơn, sinh động hơn mà trái lại càng vắng vẻ, quạnh hiu.
Vì vậy, khi phân tích theo một trong hai cách này đều được chấp nhận, miễn là nêu lên dược cái không
khí tàn tạ, buồn vắng và quạnh hiu.