Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN KIM DUNG

ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH
TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN KIM DUNG

ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH
TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 602254

Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những nghiên cứu trong luận văn này là của
riêng tôi, chưa từng được nghiên cứu và công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội tháng 2 năm 2014
Học viên
Nguyễn Kim Dung


LỜI CẢM ƠN
Học viên vô cùng biết ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy, Giáo sư
Nguyễn Văn Khánh, đã gợi mở, định hướng, khuyên bảo, sửa chữa và thúc
giục học viên cố gắng hết sức hoàn thành nghiên cứu.
Học viên gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Phó Giáo sư Phạm
Hồng Tung, Phó Giáo sư Trần Kim Đỉnh, Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Phó Giáo
sư Phạm Xanh... đã gợi mở ý tưởng, chỉ dạy, cung cấp cho học viên nhiều tài
liệu và những lời góp ý đầy nhiệt tình, đầy trách nhiệm để học viên bước
vững vàng hơn trên con đường đến với học thuật của mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, những người anh, người chị, người
bạn, người đồng nghiệp đã giúp đỡ học viên thực hiện đề tài.
Cuối cùng học viên dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã giúp đỡ học
viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã có nhiều cố gắng nhưng do
khả năng có hạn, luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô và các
bạn đóng góp ý kiến để học viên hoàn thiện nghiên cứu này.
Hà Nội tháng 2 năm 2014
Học viên
Nguyễn Kim Dung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài .................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................... 3
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................. 4
5. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6
6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA ................................ 8
1.1. Nhu cầu thành lập trƣờng đại học ở Việt Nam thời thuộc địa ............ 8
1.2. Đại học Đông Dƣơng (1906-1908) và sự hình thành nền giáo dục đại
học hiện đại ở Việt Nam................................................................................ 16
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG (19171945)................................................................................................................ 28
2.1. Tình hình Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai...... 28
2.2. Chính sách giáo dục của Albert Sarraut và sự tái lập Đại học Đông
Dƣơng ............................................................................................................. 30
2.3. Hoạt động của Đại học Đông Dƣơng trong cuộc cải cách giáo dục lần
thứ 2 (1917- 1929) .......................................................................................... 36
2.4. Đại học Đông Dƣơng trong thời kỳ 1930-1945 ................................... 54
2.4.1. Về tổ chức ............................................................................................. 54
2.4.2. Đại học Đông Dương (1930-1939) ...................................................... 57
2.4.2.1. Đại học Đông Dương từ năm 1930-1935 .......................................... 57
2.4.2.2. Đại học Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939 ............................ 62
2.4.3. Đại học Pháp ở Việt Nam trong những năm 1939-1945 ................... 63
CHƢƠNG 3. ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH TẦNG
LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA................................... 81



3.1. Vài nét về trí thức Việt Nam truyền thống .......................................... 81
3.2. Đội ngũ trí thức Việt Nam mới hình thành từ Đại học Đông Dƣơng ... 84
3.3. Vai trò của trí thức Đại học Đông Dƣơng với cuộc hiện đại hóa ở Việt
Nam ............................................................................................................... 97
3.3.1. Đại học Đông Dương là con đường và trung tâm trực tiếp truyền bá
tư tưởng và văn hóa phương Tây vào Việt Nam .......................................... 97
3.3.2. Đại học Đông Dương – cái nôi đào tạo đội ngũ trí thức Tây học có trình
độ cao – lực lượng tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa nước nhà ....... 102
3.4. Trí thức, sinh viên Đại học Đông Dƣơng với phong trào đấu tranh
giành độc lập ................................................................................................ 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Trường Pháp-Việt (1910-1917) ...................................................... 33
Bảng 2.2. Trường tiểu học và trung học niên khóa 1922-1923 ...................... 34
Bảng 2.3. Trường Đại học Đông Dương năm 1921-1922 .............................. 49
Biểu đồ 2.1. Xu hướng phát triển của Đại học Đông Dương (1913-1944) .... 56
Bảng 2.4. Trường Đại học Đông Dương 1931-1932 ...................................... 61
Bảng 2.5.Trường Đại học Đông Dương năm 1941-1942 ............................... 76


MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu quá trình hoạt động của
trường Đại học Đông Dương - một trung tâm lớn đào tạo trí thức có trình độ
cao ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Đại học Đông Dương chính là sự phản ánh

sinh động mô hình giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam tương xứng với vai trò
đại diện cho nền học vấn của nước Pháp tại Đông Dương – trung tâm thuộc
địa của Pháp ở Châu Á – Thái Bình Dương. Giữ một vị trí quan trọng như sự
mở đầu cho nền giáo dục đại học hiện đại Việt Nam, Đại học Đông Dương là
con đường truyền bá trực tiếp văn hóa phương Tây vào Việt Nam.
Trong gần 40 năm hoạt động, Đại học Đông Dương đã đào tạo được một
đội ngũ trí thức mới có trình độ cao. Đội ngũ trí thức này có những đóng góp
lớn vào công cuộc hiện đại hóa đất nước và phong trào giải phóng dân tộc đầu
thế kỷ XX.
Sự hình thành và phát triển của Đại học Đông Dương cũng khẳng định
sự tiếp nối nền học vấn của dân tộc Việt Nam lên một bước mới. Đó là bước
chuyển biến từ nền giáo dục Khổng giáo sang nền giáo dục hiện đại thông qua
sự áp đặt của người Pháp và nỗ lực tiếp nhận của người Việt để hiện đại hóa
mình. Do đó, thế hệ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục hiện đại này vừa
mang tư tưởng và giá trị phương Tây vừa lắng đọng, kết tinh trong mình
những tài sản và phẩm cách của nho sĩ. Họ đã góp phần tạo dựng nên một thời
đại vô cùng sôi nổi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa; của cuộc tranh đấu bảo vệ những tinh hoa
truyền thống của con người Việt và vươn lên tiếp nhận, tỏa sáng các giá trị
của văn minh phương Tây để hoàn thiện, hiện đại hóa một dân tộc khao khát
độc lập, tự do.
Như vậy, tính từ mốc mở đầu năm 1906, nền giáo dục đại học hiện đại
Việt Nam đã có bề dày lịch sử hơn 100 năm.

1


Từ quá trình và kết quả nghiên cứu về nền giáo dục đại học Việt Nam
thời thuộc địa, luận văn đưa ra một số so sánh với nền giáo dục đại học Việt
Nam, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho cải cách giáo dục hiện

nay, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tích cực xây dựng nền kinh tế tri
thức và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm với nhiều công trình cũng như nhiều bài viết được công bố trên
sách, báo, tạp chí và diễn đàn khoa học.
Ở trong nước
Tiêu biểu phải kể đến một loạt các công trình của các học giả như Phan
Trọng Báu, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Q. Thắng, Lê Văn
Giạng. Ngoài ra, gần đây có công trình của Trần Thị Phương Hoa: Giáo dục
Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945) đã cung cấp nhiều tư liệu về giáo dục Bắc
Kỳ nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung thời thuộc Pháp.
Đi sâu vào đối tượng nghiên cứu là giáo dục đại học thời Pháp thuộc, kết
quả nghiên cứu cũng đạt được những bước tiến nhất định về Đại học Đông
Dương nhân kỉ niệm 100 năm Đại học Quốc gia Hà Nội – tiền thân là Đại học
Đông Dương. Tiêu biểu là những bài viết của Tiến sĩ Đào Thị Diến về Đại
học Đông Dương đăng trên Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, trên Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử; Đề tài Đại học Đông Dương do PGS.TS Trần Kim Đỉnh
làm Chủ nhiệm năm 2006; Kỷ yếu Hội thảo 100 năm nghiên cứu và đào tạo
các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn năm 2006. Cuốn 100 chân dung một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội của
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006 đã cung cấp tư liệu quan trọng về nhiều
trí thức xuất sắc tốt nghiệp từ Đại học Đông Dương thời Pháp thuộc...
Ở nước ngoài
Năm 2009, tác phẩm rất có giá trị, Nhà trường Pháp ở Đông Dương, của
học giả Trịnh Văn Thảo, đã được dịch ra tiếng Việt và được xuất bản. Cuốn

2



sách thể hiện cách tiếp cận mới, độc đáo, khách quan của tác giả và cung cấp
những tư liệu rất cần thiết cho nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam thời
thuộc địa nói chung và lịch sử giáo dục đại học thời Pháp thuộc nói riêng.
Cuốn Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1945): Nghiên cứu lịch sử xã hội
của học giả này cũng là một công trình nghiên cứu xã hội học lịch sử công
phu về trí thức Việt Nam thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó, nhiều công trình của
nhà khoa học Gail P. Kelly về giáo dục Việt Nam như Franco-Vietnamese
schools, 1918-1938 là luận án tiến sĩ của bà tại đại học Wiscosin-Madison,
Hoa Kỳ năm 1975; cuốn sách French colonial education: Essays on Vietnam
and West Africa xuất bản tại New York năm 2000 trình bày nhiều nghiên cứu
về Đại học Đông Dương từ năm 1918-1938.
Những tư liệu về giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa được
lưu giữ tản mát trong các tập hồi ký của các trí thức từng là sinh viên của Đại
học Đông Dương hay những bài báo được đăng tải trên những tờ báo phát
hành đầu thế kỷ XX như Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Nam
Phong tạp chí, Đông Pháp, Trung Bắc tân văn, Thanh Nghị, Tri Tân..., hiện
vẫn chưa được khai thác triệt để. Đó là chưa kể đến một hệ thống tư liệu bằng
tiếng Pháp được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ trung ương I, Trung tâm lưu trữ
của Pháp ở Paris... vẫn chưa được tiếp cận một cách có hệ thống để phục vụ
cho nghiên cứu lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Đại học Đông Dương là lò đào tạo không ít những trí thức xuất sắc và là
con đường quan trọng để “gió Âu Tây” thổi mạnh vào xã hội Việt Nam đang
hiện đại hóa. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nào đi vào nghiên
cứu cụ thể, hệ thống bậc đào tạo đại học ở Việt Nam thời Pháp thuộc và ảnh
hưởng của nó đến sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam cũng như công
cuộc hiện đại hóa đất nước đầu thế kỷ XX.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Trong luận văn này, học viên tập trung khai thác các tư liệu cũng như
những đánh giá của các học giả, các nhà nghiên cứu về giáo dục đại học Pháp
ở Việt Nam thời thuộc địa, từ những tư liệu trên báo chí đầu thế kỷ XX về giáo

3


dục đại học Việt Nam đến hồi ký của các trí thức tốt nghiệp Đại học Đông
Dương. Ngoài ra, học viên cố gắng tiếp cận các tư liệu bằng tiếng nước ngoài về
giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX. Để thực hiện các yêu cầu của luận văn, học
viên cũng kết hợp các tri thức về lịch sử Việt Nam, về giao lưu, tiếp xúc văn hóa
Đông Tây, về văn hóa nghệ thuật Việt Nam để làm phong phú hơn nhận thức
của mình về giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và vai trò của nó
đối với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa.
Từ những nỗ lực đó, học viên mong muốn thực hiện nhiệm vụ mà đề
tài đặt ra là bổ sung vào những khoảng trống trong lịch sử giáo dục đại học
Việt Nam thời Pháp thuộc. Trên cơ sở phác dựng lại hình ảnh và hoạt động
của Đại học Đông Dương cùng các trường cao đẳng, đại học trực thuộc,
chúng tôi đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các tư liệu lịch sử đã thu
thập được về giáo dục đại học Việt Nam thời thuộc địa và các trí thức – sản
phẩm được đào tạo từ nền giáo dục đại học đó, đồng thời tìm cách chỉ ra mối
liên hệ giữa Đại học Đông Dương với cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX và làm rõ các trí thức được đào tạo từ Trường có vị trí như thế nào trong
cuộc cách mạng văn hóa cũng như cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Với tinh
thần khách quan khoa học, trong đề tài này, chúng tôi muốn đánh giá các sự kiện
lịch sử về Đại học Đông Dương cũng như những nhân vật lịch sử có liên quan
trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực, chủ quan và khách quan.
Hoàn thành nhiệm vụ đó, chúng tôi hi vọng góp thêm nhận thức nhỏ bé
của mình vào quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục đại học Việt Nam và vào
mảng đề tài nghiên cứu về trí thức Việt Nam cũng như lịch sử tiếp xúc văn
hóa giữa Việt Nam với phương Tây đầu thế kỷ XX.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu về Đại học Đông Dương và các trí thức được đào tạo từ trường

đại học này cùng những đóng góp của họ với lịch sử Việt Nam thời thuộc địa
rất phong phú, đa dạng.
Học viên đã sử dụng phần lớn là sử liệu viết, cụ thể là những cuốn
sách, bài báo về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng của các học
4


giả đã nói ở trên. Những cuốn hồi ký của những trí thức tiêu biểu đầu thế kỷ
XX như Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Vỹ, Vũ
Ngọc Phan, Phạm Duy, Vương Hồng Sển, Vũ Đình Hòe, Xuân Diệu – Huy
Cận, Tô Hoài... cũng được học viên khai thác. Ngoài ra, các bài báo về giáo
dục trên Nam Phong, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Đông Pháp,
Thanh Nghị, và nhiều nguồn tư liệu khác như tác phẩm văn học nghệ thuật
nổi tiếng của các văn nghệ sĩ đầu thế kỷ XX, thông tin trên internet, các tài
liệu dịch .v.v... cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho nghiên cứu của luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đứng trước một đề tài nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống cao và
khá mới như vậy, học viên trước hết phải chọn cho mình phương pháp nghiên
cứu phù hợp. Các phương pháp nghiên cứu truyền thống, cơ bản được áp
dụng là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh .v.v...
Việc lắp ghép, kết dính các mảnh vỡ lịch sử của Đại học Đông Dương
đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Học viên đã cố gắng đi thu thập
những mảnh gốm vỡ đó, tập hợp và dựng lại hình dạng, lắp ghép, kết dính
những mảnh gốm này bằng sự logic của trí tưởng tượng và sự cần mẫn.
Việc tiếp cận các tư liệu, công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà
nghiên cứu đi trước, các đồng nghiệp về giáo dục đại học nói riêng và giáo
dục Việt Nam nói chung là việc làm rất cần thiết để khai thác tư liệu; học tập
phương pháp nghiên cứu; thu thập, tổng hợp, so sánh những đánh giá quan
trọng về đối tượng nghiên cứu; đồng thời tìm ra những khoảng trống lịch sử

cần phải bổ sung, hay những sử liệu cần phải được làm rõ hơn nữa. Những
nghiên cứu của những người đi trước là chất liệu rất quan trọng để học viên
trên cơ sở những cái đã có tiến hành nghiên cứu sâu thêm và tìm cái mới của
riêng mình. Đặc biệt, vấn đề phân định mốc thời gian để nghiên cứu đối tượng
trong từng giai đoạn đặc trưng cụ thể là việc làm hết sức khó khăn, học viên
đã phải căn cứ và dành rất nhiều thời gian phân tích, so sánh những nghiên

5


cứu có trước, kết hợp với sử liệu tìm được cùng vốn tri thức của bản thân để
tìm ra cách phân định phù hợp nhất với đề tài của mình.
Trong nghiên cứu, ngoài việc khai thác các tư liệu thành văn, phương
pháp tiếp cận nhân chứng lịch sử đã được vận dụng. Tính từ khi ra đời Đại
học Đông Dương đến nay đã được hơn 100 năm. Những trí thức từng học tập
tại Đại học Đông Dương hiện nay rất tản mát, đã rất nhiều tuổi hoặc đã qua
đời. Do đó, việc khai thác kí ức của họ về Đại học Đông Dương gặp nhiều
khó khăn. Học viên đã lựa chọn cách khai thác hồi ký của một số trí thức tiêu
biểu từng học tại Đại học Đông Dương. Từ các sự kiện lịch sử do các nhân
chứng lịch sử cung cấp, học viên cố gắng chắp nối các sự kiện, sau đó phân
tích, kiểm chứng và so sánh để chắt lọc lấy những sử liệu mà học viên cho là
tiệm cận nhất với sự thật lịch sử. Đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu
lịch sử được học viên coi là tiêu chí quan trọng nhất khi làm việc với loại hình
sử liệu này.
Phương pháp thống kê và phân tích bảng số liệu cũng là một thao tác
quan trọng để nghiên cứu về hoạt động của Đại học Đông Dương bởi những
số liệu thống kê được lưu trữ là sử liệu có tính khách quan cao và chỉ cất tiếng
nói về quá khứ khi có sự phân tích của nhà sử học.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt

Nam thời thuộc địa có những đóng góp quan trọng sau:
Thứ nhất, trình bày sự ra đời và quá trình hoạt động của Đại học Đông
Dương từ năm 1906 đến năm 1945, chi tiết về tất cả các mặt hoạt động: chính
sách giáo dục, tổ chức, chương trình học, phương pháp giảng dạy, đội ngũ
giảng viên, sinh viên và sản phẩm đào tạo.v.v...
Thứ hai, phân tích và nêu bật vai trò của Đại học Đông Dương với sự
hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa và vị trí của Trường
trong cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

6


Thứ ba, trong luận văn này, chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé vào việc
cung cấp các kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc cải cách giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, luận văn cung cấp cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về nguyên
nhân sự ra đời và lý giải một cách cặn kẽ nhân tố tác động đến sự tái lập Đại
học Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phân tích cụ thể chính
sách giáo dục đại học của chính quyền thực dân và cơ chế vận hành của hệ
thống giáo dục đại học trong khuôn khổ các chính sách đó. Trình bày chi tiết
hoạt động và vị trí của Đại học Đông Dương trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Nhấn mạnh vai trò của Đại học Đông Dương với cuộc hiện đại hóa Việt
Nam đầu thế kỷ XX trên nhiều phương diện. Đồng thời chỉ ra mối liên hệ
khăng khít giữa các trí thức được đào tạo từ trường Đại học Đông Dương với
phong trào giải phóng dân tộc không chỉ trong hoạt động đấu tranh, mà quan
trọng hơn là vai trò truyền bá các khuynh hướng tư tưởng cách mạng, thành
lập các đảng, phái chính trị và định hướng các phong trào.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài Nền giáo dục đại học Pháp với sự hình thành tầng lớp trí thức
Việt Nam thời thuộc địa gồm có bố cục 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Đại học Đông Dương và sự ra đời của giáo dục đại học ở Việt
Nam thời thuộc địa
Chương 2: Hoạt động của Đại học Đông Dương (1917-1945)
Chương 3: Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt
Nam thời thuộc địa

7


CHƢƠNG 1
ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA
1.1. Nhu cầu thành lập trƣờng đại học ở Việt Nam thời thuộc địa
Sự ra đời của Đại học Đông Dương năm 1906 đã mở đầu cho nền giáo
dục đại học hiện đại Việt Nam. Hoạt động ngắn ngủi của Đại học Đông
Dương vẻn vẹn 1 năm đã khiến nhiều nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: Đại học
Đông Dương ra đời năm 1906 có thực sự nằm trong nhu cầu phải thành lập 1
trường đại học hiện đại ở Việt Nam lúc đó hay không? Và những ai đã tham
góp vào sự ra đời của trường đại học này trong một hoàn cảnh đặc biệt gấp rút
như vậy? Trong sự đáp ứng thực tế xã hội, Đại học Đông Dương đã thực hiện
sứ mệnh của mình đến đâu? Chúng tôi thể hiện nhận thức của mình thông qua
việc tìm cách lý giải những câu hỏi trên.
Đầu thế kỷ XX, công cuộc thực dân hóa của các đế quốc phương Tây đã
được áp đặt trên toàn châu Á. Người phương Tây sau khi biến hầu hết các
nước châu Á thành thuộc địa của mình, luôn chắc chắn rằng văn minh phương
Tây của họ sớm muộn sẽ ngự trị trên vùng đất rộng lớn này. Nhưng những
cuộc cải cách văn hóa rộng lớn ở Nhật Bản và Trung Quốc đã khiến họ giật
mình. Người Pháp ở Việt Nam cũng không khỏi thảng thốt khi nhận ra:
“Người Trung Quốc và những quốc gia có nền văn minh Trung Hoa đều hiểu
rằng nền văn minh cổ đại của họ không còn là một thứ vũ khí hữu hiệu nữa.

Bởi vậy, Trung Quốc đã cải cách hoàn toàn nền giáo dục của họ theo kiểu
Nhật Bản. Người An Nam với sự tiếp xúc với người Pháp đã làm quen với
những phát minh hiện đại mà họ đã xác nhận một cách công khai những tiến bộ
đó, cũng đòi hỏi một nền giáo dục thích hợp hơn với thời đại của họ.”[3;6], [52]
Yêu cầu một cuộc cải cách giáo dục không phải đến đầu thế kỷ XX mới
xuất hiện mà đã nằm trong ý định của người Pháp - những kẻ thống trị - từ
những năm cuối thế kỷ XIX khi công cuộc bình định hoàn thành.

8


Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ nào cho loại giáo dục nào ở Việt Nam đã
được người Pháp trăn trở từ những năm 1890. Họ cho rằng chừng nào nước
Pháp chưa có khả năng hình thành một tầng lớp ưu tú người bản xứ thông qua
sự giáo dục đặc biệt thì “tất cả những gì chúng ta sẽ làm đều trở nên vô bổ”.
Dumoutier ở Bắc Bộ, Pétrus Ký và Landes ở Nam Bộ bảo vệ chính sách đưa
tiếng Pháp vào bậc trung học và đại học như là ngôn ngữ chính. Và ý tưởng
thành lập trường đại học ở Việt Nam của người Pháp có từ lúc đó, trước tiên
họ nghĩ đến ở Sài Gòn, sau đó sẽ là ở Hà Nội vào đầu thế kỷ XX.
Chủ nghĩa thực dân về văn hóa càng thôi thúc mạnh mẽ hơn ý định thành
lập một trường đại học để đào tạo tầng lớp ưu tú bản xứ theo Tây học, thân
Pháp, thay thế tầng lớp nho sĩ đào tạo từ trường đại học Nho giáo truyền
thống mà bọn thực dân luôn ngờ vực, lo ngại.
Cộng thêm vào đó là quyết tâm xóa sạch ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa đã in dấu ở Việt Nam hàng nghìn năm, mở đường cho sự thay thế và
thống trị của văn hóa Pháp càng làm cho thực dân Pháp chĩa mũi nhọn một
cách không khoan nhượng vào tầng lớp nho sĩ. Pháp cho rằng: “Người An
Nam không thích người Trung Quốc vì họ đang chịu đựng sự thống trị về mặt
tinh thần. Chỉ có truyền bá mạnh mẽ tiếng Pháp ở Đông Dương mới tránh
được cho họ cái gông này”; “Nho sĩ đã từng và mãi mãi vẫn là kẻ thù của

nước Pháp, không phải vì lòng yêu nước của họ (...), mà vì nho sĩ ở Đông
Dương chỉ là lời khẳng định sự thống trị của Trung Quốc mà thôi
(...)”.[52;120]
Những phần tử tân học thân Pháp, lúc đó còn rất ít ỏi, tỏ ra lo ngại bị lấn
át bởi phái cựu học trên hoạn lộ, phàn nàn rằng: Những người này (nho sĩ)
một khi đỗ đạt sẽ được làm quan ít ra cũng Tri huyện hoặc Tri phủ và hoạn lộ
xem ra vẫn thênh thang. Còn “chúng tôi vẫn là những người thấp kém về mặt
xã hội đối với những nho sĩ hạng thấp nhất”[16;17], [52]. Họ yêu cầu chính
quyền Pháp gấp rút thực hiện cải cách giáo dục và mở trường đại học để củng
cố địa vị phái tân học.

9


Mặt khác, đúng như những lo ngại của thực dân Pháp trước ảnh hưởng
mạnh mẽ từ phong trào duy tân tại Trung Quốc và Nhật Bản, phong trào
Khổng giáo duy tân đã bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XX. Các sĩ phu yêu nước cấp tiến Việt Nam, sau thất bại của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc bằng con đường bạo lực theo khuynh hướng phong
kiến, đại diện là phong trào Cần Vương, đã nhanh chóng tiếp thu luồng gió
cải cách từ Nhật Bản, Trung Hoa. Họ sớm nhận ra yêu cầu cải cách đất nước
toàn diện, phục hưng văn hóa dân tộc mà mũi nhọn là cách tân giáo dục. Cuộc
cải cách giáo dục toàn diện là niềm mong mỏi và nỗ lực của người Việt Nam
được thể hiện rõ nét và sôi nổi trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu,
phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh và nhóm Đông Kinh nghĩa thục.
Đặc biệt, sự ra đời và hoạt động rầm rộ của trường Đông Kinh nghĩa
thục tại Hà Nội được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một nhân tố tác động
đến sự ra đời của Đại học Đông Dương năm 1906 một cách nhanh chóng và
vội vã khi chưa hề có cơ sở đầy đủ cho sự ra đời một trường đại học hiện đại
thực sự ở Việt Nam lúc đó.

Trường Đông Kinh nghĩa thục mở ở Hà Nội từ tháng 3 năm 1907, đến
tháng 11 năm 1907 thì bị đóng cửa, một số yếu nhân của trường bị thực dân
bắt đày đi Côn Đảo. Thời gian hoạt động của trường gần như song song với
sự ra đời và hoạt động của Đại học Đông Dương. Trường với tư cách một
trường tư thục được chính quyền cho phép mở, đã mô phỏng mô hình trường
Khánh Ứng nghĩa thục của Nhật Bản. Khánh Ứng nghĩa thục có 3 cấp học:
tiểu học, trung học và đại học theo chiều dọc và có xu hướng phát triển thành
Viện đa ngành nhiều khoa. Đông Kinh nghĩa thục hướng đến mục tiêu của
phong trào Duy tân lúc đó: “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”.
Trường có tổ chức tương đối chặt chẽ, bao gồm Ban Tu thư (biên soạn và
dịch thuật giáo trình), Ban Tài chính (phụ trách thu chi), Ban Cổ động (tổ
chức tuyên truyền, diễn thuyết, bình văn, hội họp). Trường chủ trương truyền
bá lối sống mới, cải cách văn hóa xã hội theo hướng hiện đại; tổ chức một mô

10


hình giáo dục mới tách biệt khỏi giáo dục khoa cử truyền thống, xóa bỏ lối
học “tầm chương trích cũ” xáo mòn, chú trọng thực học, tiếp cận khoa học
phổ thông và khoa học chuyên môn, nâng cao niềm tự hào về văn hóa dân tộc,
cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc; đề cao phát triển
kinh tế để tạo tiền đề cho sự hùng cường của đất nước. Trường lấy chữ Quốc
ngữ làm ngôn ngữ chính của giáo dục bên cạnh chữ Hán và chữ Pháp.
“Chữ Quốc ngữ là hồn của nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách các nước, sách Chi Na
Chữ nào nghĩa nấy dịch ra tỏ tường”.
(Khuyên người học chữ Quốc ngữ - Thơ văn Đông Kinh nghĩa thục)
Điều này thể hiện ý thức độc lập dân tộc, chống lại toan tính của một số
thực dân Pháp muốn sử dụng triệt để tiếng Pháp trong giáo dục ở Việt Nam,

cổ súy cho nền giáo dục hoàn toàn bằng Pháp ngữ.
Trường Đông Kinh nghĩa thục ảnh hưởng mạnh mẽ ở Hà Nội, lan rộng
ra cả Bắc, Trung, Nam, mạnh mẽ nhất ở miền Bắc. Phong trào trường nghĩa
thục bùng nổ khiến thực dân Pháp vô cùng lo ngại.
Ban đầu, trường chưa có cấp giáo dục đại học. Do nhiều nguyên nhân, có
thể do trường mới được thành lập là một trường học kiểu mới đang được thử
nghiệm tại đất nước Khổng giáo cả nghìn năm nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, trình
độ học sinh chưa đủ và ngay cả những người tổ chức cũng rất mơ hồ về một
mô hình giáo dục đại học Âu Tây hiện đại, v.v... Nhưng chắc chắn sự mô
phỏng mô hình giáo dục của Khánh Ứng nghĩa thục sẽ đặt ra nguy cơ cạnh
tranh với nền giáo dục của người Pháp tại Việt Nam - một lĩnh vực mà thực
dân Pháp cho rằng phải nắm giữ trước tiên nếu muốn cai trị lâu dài ở xứ thuộc
địa này. Và phải chăng, vì lý do đó mà trường Đại học Đông Dương đã vội vã
ra đời và đi vào hoạt động?
Trong lúc phong trào Duy tân sôi nổi khắp cả nước, một số yếu nhân của
nhóm Đông Kinh nghĩa thục đã thảo đơn lên chính quyền thực dân xin mở

11


trường cao đẳng để thay thế nền học vấn cũ bằng nền học vấn phương Tây
hiện đại: “Chúng tôi xin chính phủ bãi bỏ khoa cử và mở ngay Cao đẳng học
đường để đào tạo nhân tài”[25;76]. Có thể, việc đệ đơn này cũng tạo ra sự
quan ngại của thực dân Pháp về nguy cơ một mô hình giáo dục đại học theo
Nhật Bản hay một quốc gia nào đó khác Pháp sẽ có thể được nhóm Đông
Kinh nghĩa thục này nhen nhóm ở Việt Nam do họ đã tận mắt chứng kiến sự
phát triển rầm rộ của phong trào nghĩa thục từ Bắc chí Nam, mà trung tâm là
trường nghĩa thục Đông Kinh?
Cùng lúc đó, phong trào Đông Du, do Phan Bội Châu khởi xướng, tổ
chức cho thanh niên Việt Nam du học Nhật Bản ngày càng phát triển. Để

ngăn chặn làn sóng du học này, chính quyền thực dân đã xúc tiến thành lập
một trường đại học ở Việt Nam. Nhà cầm quyền Pháp nhận ra nhu cầu phải
thành lập một trường đại học ở Việt Nam để làm đối trọng với phong trào
Đông Du.
Ít lâu sau, các nhà Khổng giáo duy tân của Đông Kinh nghĩa thục nghe
tin Toàn quyền Beau cho mở một trường Đại học thật, lấy làm vui mừng lắm.
Ngay hôm khai trương, các cụ đã đến học thử tại Đại học Đông Dương để
tham khảo về nền giáo dục đại học mới. Nhưng các cụ đều kém tiếng Pháp,
lại tiếp cận với nhiều tri thức khoa học cơ bản phức tạp nên không hiểu gì
[25;77,78].
Sự việc thể hiện lòng yêu nước, sự nhiệt tình, niềm say mê đón nhận
“luồng gió mới” của các nhà Nho yêu nước cấp tiến Việt Nam lúc đó. Mặt
khác cũng minh chứng rằng, sự ra đời của trường Đại học Đông Dương vào
thời điểm đó, xét thực tế chuyển mình của nền học vấn Việt Nam, là chưa
đúng lúc. Bởi lúc đó, số người biết tiếng Pháp ở nước ta còn quá ít ỏi, ngay cả
các bậc thức giả cũng còn rất lơ mơ về tiếng Pháp, trong khi trường này chỉ
dạy và học bằng tiếng Pháp mà thôi. Theo Trịnh Văn Thảo thì giáo dục Pháp
ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chỉ tạo ra được 1 số ít ỏi các thông
ngôn cho người Pháp, hay một số nhân viên công sở có thể nghe hiểu được

12


tiếng Pháp để làm phụ tá và một số đông những “con vẹt” biết nghe và nói
một thứ tiếng “Pháp bồi” mà thôi, tất nhiên là càng không thể hiểu nổi, diễn
đạt nổi những ý nghĩa phức tạp của ngôn ngữ, cũng như những khái niệm
khoa học. Vả lại sự thể hiện của giáo dục Pháp-Việt lúc đó cũng không nhiều
nhặn gì ngoài hai trường thông ngôn, một ở Hà Nội, một ở Huế. Do đó, vào
thời điểm năm 1906-1907, ở Việt Nam chưa thể có một lớp người đủ thông
thạo tiếng Pháp để có thể tiếp thu tri thức ở mức học vấn “cao đẳng” chỉ bằng

ngôn ngữ Pháp.
Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau đã ra Nghị định cải cách giáo dục lần
thứ nhất. Theo đề án của Hội đồng Cải cách giáo dục thì không có việc thành
lập trường đại học. Nhưng trước áp lực phong trào cải cách của các sĩ phu yêu
nước, Toàn quyền Paul Beau đã quyết định thành lập trường Đại học Đông
Dương để đối phó kịp thời [35].
Tính chất thuần túy “tượng trưng” của dự án thành lập Đại học Đông
Dương được thể hiện rõ ở mục tiêu tuyên truyền của nó, như Paul Beau thừa
nhận: “Không còn nghi ngờ gì về việc xây dựng trường đại học này có tiếng
vang thật sự trong các giới người Việt vì đối với họ các trường đại học của
Nhật và Trung Quốc đã có ít nhiều uy tín và thậm chí là sự hấp dẫn được thể
hiện qua việc một số du học sinh đi Nhật; nó sẽ góp phần mở rộng ảnh hưởng
trí tuệ của chúng ta vượt ra ngoài biên giới Đông Dương” [52;64].
Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề, Gail Kelly trong bài viết của mình
với nhan đề “The Myth of Educational Planning: The Case of the Indochinese
University, 1906-1938” (Câu chuyện thần thoại về một kế hoạch giáo dục:
trường hợp Đại học Đông Dương, 1906-1938), xuất bản năm 2000 tại
NewYork lại đưa ra nhận định rằng: Hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Việt
Nam giữa hai cuộc chiến tranh thế giới không có động cơ giáo dục và mô
hình tương ứng của Đại học Hà Nội về tổ chức hành chính thông thường, Paul
Beau và người tiền nhiệm là Paul Doumer xem trường đại học giống như
những dự án hứa hẹn tại đồng bằng sông Mê Kông hay những tuyến đường xe

13


lửa, những cây cầu và những con đường mà họ đã xây dựng [18]. Như vậy,
trường Đại học Đông Dương theo nhận định này chỉ là một bộ phận làm đầy
đủ thêm mô hình thuộc địa được Paul Beau kiến tạo ở Đông Dương mà thôi.
Đánh giá về nguyên nhân ra đời Đại học Đông Dương, Giáo sư Đinh

Xuân Lâm, một cựu sinh viên của trường, cho rằng: Thực dân Pháp quyết
định mở trường Đại học Đông Dương ban đầu chưa phải là với mục đích cao
cả khai hóa văn minh cho dân xứ thuộc địa như họ đã rêu rao mà mới chỉ là
lập “một trường đại học phổ thông để khai dẫn cho kẻ thượng lưu Việt Nam
biết văn minh học thuật của quý quốc” (tức nước Pháp). Trước hết, việc mở
trường là nhằm vào yêu cầu bức bách của chính họ, cần đẩy mạnh khai thác
bóc lột về kinh tế ở thuộc địa để bù đắp những thiệt hại to lớn về tài chính
trong chiến tranh xâm lược (1858-1884), rồi sau đó là chiến tranh bình định
(1885-1896) kéo dài. Còn về chính trị và văn hóa thì đó là cách mà Toàn
quyền Beau ứng phó lại với sự bồng bột của phong trào Đông Du (19051908) dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1867) và cuộc
vận động cải cách ở Trung Quốc (1898). Đây là cách mà ông ta cầm chân
thanh niên Việt Nam có nhu cầu học tập, ngăn cản họ tìm đường ra nước
ngoài, sẽ nguy hại cho quá trình truyền bá ảnh hưởng văn hóa, chính trị của
Pháp ở Việt Nam, và nguy cơ họ sẽ trở thành những phần tử chống Pháp mới,
sâu xa hơn, đào tạo họ trở thành tầng lớp trí thức ưu tú tiếp thu văn hóa Pháp
ở mức độ sâu rộng hơn, sẽ lôi kéo họ vào lực lượng thân Pháp mà những kẻ
cai trị đang rất muốn mở rộng. Đồng thời, lập Đại học Đông Dương, Paul
Beau muốn cổ vũ cho thế lực nước Pháp ở Viễn Đông, quét sạch ảnh hưởng
Trung Hoa còn sót lại trong giới văn thân sĩ phu yêu nước Việt Nam mà họ
rất nghi ngại và đang ra sức dụ dỗ, mua chuộc [11; 33].
Mặt khác, theo chúng tôi, xây dựng Đại học Đông Dương tại Việt Nam
còn là sự xác định ý nghĩa khu vực của hệ thống thuộc địa Pháp. Nước Pháp
có hai trung tâm thuộc địa: một là Đông Dương với điểm nhấn là Việt Nam;
hai là Bắc Phi với điểm nhấn là Angiêri. Do đó, việc xây dựng Đại học Đông

14


Dương rất có ý nghĩa trong tạo dựng hình ảnh, khẳng định vị thế của đế quốc
Pháp ở Châu Á-Thái Bình Dương, trước hết là trên lĩnh vực văn hóa. Thực

dân Pháp có ý đồ xây dựng mô hình giáo dục đại học tương đương với chính
quốc, giống như một hình ảnh thu nhỏ của nước Pháp ở thuộc địa Viễn Đông.
Chính vì vậy, họ đã không ngần ngại bỏ nhiều công sức và hàng chục triệu
france để xây dựng Đại học này, ngay cả khi những điều kiện cần thiết nhất
cho sự ra đời một trường đại học ở Việt Nam còn rất hạn chế. Ý định này của
người Pháp còn được thể hiện ở chỗ song song với xây dựng trường Đại học
Đông Dương như một sự phản chiếu mô hình giáo dục đại học ở chính quốc,
họ cũng không ngừng đầu tư xây dựng Viện Viễn Đông Bác Cổ trở thành một
trung tâm nghiên cứu Đông phương học lớn ở Việt Nam. Viện này có thể coi
là một trung tâm nghiên cứu gắn liền với Đại học Đông Dương theo đúng mô
hình giáo dục đại học Pháp. Năm 1908, khi Đại học Đông Dương đột ngột
đình giảng với tư cách một trường đại học đa ngành, trừ một số trường cao
đẳng trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt đông, thì mọi học liệu của đại học này cũng
như hệ thống nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật đều được chuyển về trực thuộc
Viện Viễn Đông Bác Cổ. Sự gắn kết của Viện Viễn Đông Bác Cổ và Đại học
Đông Dương sẽ còn được thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn hoạt động trở lại
của Đại học này từ năm 1917 trở đi, đặc biệt là nhiều nhà khoa học được đào
tạo từ Đại học Đông Dương đã làm việc và nghiên cứu tại Viện này. Bên cạnh
Viện Viễn Đông Bác Cổ, Pháp còn chú trọng xây dựng một số viện khoa học
tự nhiên như Viện nghiên cứu và điều chế vacxin ở Nha Trang do bác sĩ
Alexandre Yersin đứng đầu, vào năm 1905, trực thuộc Viện Paster Paris nên
còn gọi là Viện Paster Nha Trang. Viện Paster Nha Trang cùng trường Cao
đẳng Y Dược Đông Dương góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền y
học hiện đại Việt Nam, mở đầu là việc điều chế và phổ biến vacxin ngăn ngừa
dịch bệnh. Qua đó cho thấy, thực dân Pháp muốn xây dựng Đại học Đông
Dương nhằm vào mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành mô hình Pháp thu
nhỏ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Ý đồ này được thể hiện trước hết ở việc

15



xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm học thuật và nghiên cứu khoa học của
khu vực.
Sự ra đời của Đại học Đông Dương, vai trò, vị trí của nó trong nền giáo
dục Pháp - Việt thời thuộc Pháp, cho đến nay, vẫn tiếp tục được lý giải với
nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Đại học Đông Dương ra đời là mốc mở
đầu cho sự xác lập mô hình giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX, được người Pháp mang đến, dựa trên cơ sở mô phỏng mô hình giáo dục
đại học Pháp kết hợp với điều kiện cụ thể ở thuộc địa và sự phù hợp với chính
sách thực dân. Có thể nói, Đại học Đông Dương là đại diện đầy đủ, sinh động
nhất của nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa. Sự ra đời, tồn
tại của trường đại học này thể hiện cụ thể trong hoạt động của những trường
đại học, cao đẳng trực thuộc nó và thăng trầm theo thời gian, bị chi phối bởi
bối cảnh lịch sử đầy biến động của Việt Nam đầu thế kỷ XX đến Cách mạng
tháng Tám năm 1945.
1.2. Đại học Đông Dƣơng (1906-1908) và sự hình thành nền giáo
dục đại học hiện đại ở Việt Nam
Ngày 16 tháng 5 năm 1906, Tổng Giám đốc Học chính Đông Dương
kiêm Chủ tịch Hội đồng Cải tiến Giáo dục đã gửi báo cáo lên Toàn quyền
Đông Dương khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập một trường Đại
học ở Hà Nội và Sài Gòn như sau: Trường Đại học sẽ là một trung tâm giảng
dạy giáo dục đại học, đỉnh cao học vấn ở Đông Dương của những người được
chúng ta bảo hộ, dù họ đến từ các trường Pháp bản xứ hoặc đã tới các trường
truyền thống được cải cách và nâng cao của đất nước họ. Không muốn sao
chép thể chế và chương trình của các trường Đại học Pháp, Đại học Đông
Dương trong khi đáp ứng các nhu cầu kinh tế và hành chính của thuộc địa
trong các ban kỹ thuật, sẽ cố gắng tạo nên ở Đông Dương một trung tâm văn
hóa Âu châu, như vậy sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển tri thức của
những người dân được chúng ta bảo hộ và tăng cường ảnh hưởng của nước
chúng ta tại Viễn Đông [2;807], [44;14,15].


16


Ngày 16-5-1906, Toàn quyền Paul Beau ký Nghị định số 1514a thành
lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam cũng là của Đông Dương [44].
Những quy chế ghi trong Nghị định thành lập và bản Nội quy của trường do
Tổng Giám đốc Học chính ban hành đã xác định mô hình đào tạo của Đại học
Đông Dương nói chung và các ngành đào tạo trong trường nói riêng. Quy chế
đào tạo của trường khá cụ thể, chi tiết, bao gồm: mục tiêu đào tạo, cơ sở đào
tạo, ngành đào tạo, chương trình đào tạo, ngân sách đào tạo, đội ngũ giảng
viên, đối tượng đào tạo, quy chế thi cử và tốt nghiệp, các chính sách ưu tiên...
Nghị định số 1514a, ngày 16 tháng 5 năm 1906 ghi rõ:
Điều thứ nhất: - (Đại học Đông Dương) được thành lập tại Đông Dương,
dưới tên gọi trường Đại học, một tập hợp các khóa đào tạo đại học cho các
sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng.
Cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ phổ biến ở Viễn Đông, chủ yếu là thông
qua tiếng Pháp, những kiến thức về các ngành khoa học và các phương pháp
châu Âu.
Điều 2: - Trường Đại học được đặt dưới quyền trực tiếp của ông Toàn
quyền. Trường do một Hội đồng quản trị điều hành dưới sự chủ tọa của ông
Tổng Giám đốc Học chính, gồm Giám đốc các cơ quan khoa học của xứ
thuộc địa và các trường nằm trong trường đại học và các giáo sư được lựa
chọn sao cho tất cả các cơ quan và viện có liên quan có ít nhất một đại diện tại
Hội đồng.
Các giáo sư này được ông Toàn quyền bổ nhiệm hàng năm. Nhiệm vụ
của họ có thể được gia hạn.
Điều 3: - Trường đại học có thể kết hợp với các cơ sở nghiên cứu và
giảng dạy đã hoặc sẽ được thành lập ở thuộc địa, nhưng không được can thiệp
vào quyền tự trị của các cơ sở này.

Các điều kiện theo đó các cơ quan nhân sự của các cơ sở này và các cơ
quan khác của xứ Đông Dương sử dụng sẽ do ông Toàn quyền quy định theo
đề nghị của Hội đồng Quản trị trường Đại học.

17


Điều 4: - Không một sinh viên nào xuất thân từ một trong năm xứ Đông
Dương được phép theo học tại trường Đại học nếu không có bằng tốt nghiệp
giáo dục bổ túc bản xứ hoặc một văn bằng bản xứ tương đương (tú tài, cử
nhân...) và tạm thời là ấm sinh, tôn sinh v.v...
Những người nước ngoài, và theo biện pháp quá độ, cả các thuộc dân và
dân bảo hộ của nước Pháp, sẽ được nhận vào học tại trường Đại học tùy theo
trình độ tương đương được quy định hoặc sau một kỳ thi vào trường.
Điều 5: - Trừ sự cho phép đặc biệt, mỗi sinh viên chỉ được ghi tên lại
một trường; nhưng sẽ lập một số môn học chung cho hai hoặc nhiều trường.
Điều 6: - Bằng tốt nghiệp đại học, với bảng điểm riêng cho các ngành
đào tạo đã chọn, độc lập với các văn bằng và cấp bậc chuyên môn được cấp ở
nơi khác cho các thuộc dân và dân bảo hộ của Pháp, sẽ được cấp cho các sinh
viên sau kỳ thi tốt nghiệp.
Điều 7: - Các khóa học và các trường đã hoặc sẽ được thành lập theo các
quyết định này sẽ được phân bố giữa các trường đại học khác nhau sau đây:
1. Luật và Hành chính
2. Khoa học
3. Y khoa
4. Xây dựng
5. Văn học
Các trường đại học này có trụ sở tại Hà Nội hoặc Sài Gòn, một số trường
trong số này có thể hoạt động đồng thời tại cả hai thành phố.
Chương trình của các khóa học và các trường sẽ do Hội đồng Quản trị

trường Đại học xây dựng với sự phê chuẩn của ông Toàn quyền.
Điều 8: - Một số xuất học được ấn định hàng năm theo nghị định của
ông Toàn quyền sẽ được Ủy ban thường trực Đông Dương tại Pháp dành cho
các sinh viên được Hội đồng Quản trị trường Đại học lựa chọn.
Điều 9: - Các khoản chi tiêu cho hoạt động của các khóa học và các
trường được nêu trong điều 7 trên đây nhằm đào tạo nhân viên bản xứ cho các

18


×