Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Vai trò của cách mạng khoa học công nghệ với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.02 KB, 35 trang )

TiÓu luËn triÕt häc
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1. Nguyên lý triết học của đề tài
1. Những điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
2. Các hình thức biểu hiện của quá trình khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp
3. Khoa học trở thành một lực lượng cách mạng, biến đổi căn bản diện
mạo và tính chất của nền sản xuất xã hội
3.1. Về mặt lý luận
3.2. Kiểm nghiệm qua thực tiễn
Chương 2. Những lý luận chung về công nghệ
1. Công nghệ là gì ?
2. Các bộ phận cấu thành của công nghệ
3. Các thuộc tính của công nghệ
4. Sự phát triển chung của công nghệ
5. Những công nghệ điển hình
6. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Chương 3. Khoa học - Công nghệ với sự nghiệp đổi mới hiện nay
1. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ vào cuối thế kỷ
XX và sự ra đời của nền văn minh mới
2. sự ra đời và phát triển của ngành công nghệ cao
3. Nền kinh tế tri thức
4. Khoa học và công nghệ - động lực phát triển đất nước
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 1
TiÓu luËn triÕt häc
LỜI NÓI ĐẦU


Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao
năng suất lao động làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia
và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Bước vào thế
kỷ XXI, trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục-đào
tạo, môi trường … đều có những biến đổi sâu sắc. Cùng với sự xuất hiện các
cơ hội phát triển mới, nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học và công nghệ
thông tin … sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học công
nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đối với công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học … Cục diện hiện nay
của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi về căn bản
trên quy mô toàn cầu, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều nước đang
tiến nhanh vào kỷ nguyên thông tin, trong đó cơ cấu sản xuất và nền tảng của
sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc nghiên cứu và ứng dụng những
thành tựu của khoa học công nghệ.
Khoa học - công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt
các cơ hội phát triển mới, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới và làm biến đổi nền sản
xuất, điều này kéo theo sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh doanh cũng
như trong quản lý của mỗi một đơn vị doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa
học công nghệ cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và
các quốc gia trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải
có những chính sách phù hợp để phát triển nền sản xuất kinh doanh và thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá phát triển mạnh.
Nhóm sinh viên chúng em đã chọn đề tài: “Vai trò của cách mạng
khoa học công nghệ với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở việt nam”. Nhưng
do kiến thức và kinh nghiệm còn ít, sự nghiên cứu về đề tài còn nhiều thiếu
sót, kính mong các thầy cô giúp đỡ và chỉnh sửa những thiếu sót giúp chúng
em để sau này chúng em có thể nghiên cứu được những đề tài khác tốt hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 2
TiÓu luËn triÕt häc
Chương 1. Nguyên Lý triết học của đề tài
Cách đây hơn 100 năm, C.Mác đã dự đoán: “Đến một trình độ phát
triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” (khoa học) biến thành “lực lượng
sản xuất trực tiếp” ”. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
luận điểm đó của C.Mác đang dần trở thành hiện thực một cách đầy thuyết
phục.
1. Những điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Khoa học và cùng với khoa học là công nghệ là những thành tố cơ bản
của lực lượng sản xuất. Tri thức khoa học được vật hóa thành công cụ sản
xuất (công cụ lao động), như máy móc, trang thiết bị kỹ thuật…, đó là yếu tố
động nhất và có vai trò quyết định đối với phương thức sản xuất. Trong quan
hệ sản xuất, tri thức khoa học có mặt trong khoa học quản lý, tổ chức và phân
phối. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử xã hội nói chung, của phương
thức sản xuất nói riêng, vai trò của khoa học và công nghệ cũng ngày càng
được nâng cao, ngày càng thể hiện rõ ràng dưới dạng một thực tiễn xã hội
trực tiếp nhờ vào quá trình không ngừng biến đổi và hoàn thiện dần của
chúng. Từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, ngày nay, khoa học và công
nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bước chuyển này không
phải là ngẫu nhiên, mà chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện nhất định hay
“một trình độ phát triển nào đó” như C.Mác đã dự đoán. Vậy, những điều
kiện đó là gì?
Điều kiện đầu tiên phải thuộc về sản xuất: nền sản xuất xã hội phải đạt
đến một trình độ phát triển cao, tạo cơ hội và địa bàn để khoa học và công nghệ
phát huy vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp của mình.
Trong những nền sản xuất xã hội còn ở trình độ phát triển thấp trước
đây, khoa học không thể trực tiếp đi vào sản xuất, mà phải trải qua khâu trung
gian thực nghiệm khoa học, nhiều khi kéo dài hàng trăm năm. Tri thức khoa

học phải thông qua một quá trình thực nghiệm khoa học lâu dài, phức tạp, con
người mới tìm ra cách vận dụng những thành tựu thu được qua thực nghiệm đó
vào sản xuất. Quá trình này thường diễn ra rất chậm chạp. Trong điều kiện như
vậy, khoa học chỉ có thể biểu thị như một lực lượng sản xuất tiềm năng, chứ chưa
thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Ngày nay, khi sản xuất xã hội đã đạt đến trình độ phát triển cao, nhất là
ở các nước công nghiệp phát triển, chính sản xuất lại đặt ra những vấn đề
mới, phức tạp, đòi hỏi khoa học phải có phương thức giải quyết phù hợp, kịp
thời nhằm thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển và qua đó, khoa học cũng phát
triển theo. Như vậy, trong điều kiện xã hội ngày nay, sản xuất đã tạo ra những
cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng, những nhu cầu cấp thiết cho sự xuất hiện
những tri thức khoa học mới, những ngành khoa học mới. Đến lượt mình,
những tri thức khoa học mới lại được nhanh chóng vật hóa để trở thành công
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 3
TiÓu luËn triÕt häc
cụ sản xuất mới và trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất. Ở đây, khoa
học không phục vụ sản xuất một cách thụ động, mà tham gia một cách tích
cực, chủ động và trở thành một yếu tố không thể thiếu được của lực lượng sản
xuất nói riêng, của quá trình sản xuất xã hội nói chung. Do vậy, chỉ có đến lúc
này, khoa học mới có đầy đủ điều kiện để trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.
Điều kiện thứ hai thuộc về sự phát triển của bản thân khoa học: khoa
học phải đạt đến một trình độ phát triển cao đến mức đủ sức giải quyết những
vấn đề cấp thiết do thực tiễn xã hội, đặc biệt là những vấn đề do thực tiễn sản
xuất trực tiếp đặt ra.
Trong nền khoa học hiện đại, không một vấn đề nào do sản xuất đặt ra
mà tri thức của một ngành khoa học, thậm chí là của vài ngành khoa học cụ
thể, có thể tự thân giải quyết được hoàn toàn. Bởi vậy, ngày nay, sự thống
hợp khoa học, tổng hợp tri thức khoa học là xu hướng phát triển tất yếu của
khoa học và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thực tiễn sản

xuất hiện đại. Trong thời đại ngày nay, trong khoa học đang diễn ra quá trình
tương tác mạnh mẽ giữa các khoa học, quá trình liên kết khoa học theo hướng
tổng hợp tri thức của các khoa học hiện đại nhằm giải quyết những vấn đề
bức xúc do thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội đặt ra, như vấn đề khai thác
và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
sống, vấn đề phát triển bền vững, vấn đề hội nhập toàn cầu mà trước hết, là
hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là những vấn đề về con người (tăng cường
sức khỏe, phòng, chống bệnh tật, nâng cao tuổi thọ, và sự phát triển toàn diện
cả về thể chất lẫn tinh thần của con người…). Bởi thế, sự phát triển của khoa
học nói riêng, xã hội nói chung đều nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng cao của con người, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con
người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội, một thực thể sống hài hòa
giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những khám phá mới của
khoa học về con người, như làm rõ nguồn gốc và bản chất của con người, lập
và giải mã bản đồ gien người, nhân bản vô tính người, làm rõ vai trò và chức
năng của tế bào gốc ở người, trí tuệ nhân tạo, những khả năng còn tiềm ẩn ở
con người, v.v. đang chứng tỏ rằng, con người không chỉ là chủ thể sáng tạo
khoa học, chủ thể của quá trình sản xuất xã hội, của lịch sử, mà còn là đối
tượng khai thác của khoa học và công nghệ hiện đại.
Rõ ràng là, ngày nay, khoa học đang tiến rất gần đến mục tiêu như
C.Mác đã tiên đoán: “Khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con
người cũng như khoa học về con người bao hàm trong nó khoa học tự nhiên:
đó sẽ là một khoa học”. Với trình độ phát triển cao như hiện nay, khoa học
hoàn toàn có thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện thứ ba để khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp là
sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước, nhất là ở các nước công nghiệp
phát triển; là xu thế toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa kinh tế trên cái
nền của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 4
TiÓu luËn triÕt häc

mạng công nghệ thông tin. Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, mà chủ
đạo là công nghệ thông tin, những phát minh, những thành tựu mới của khoa
học không còn là sở hữu riêng, độc quyền của các nhà khoa học hay của các
nước có những phát minh đó; chúng đã nhanh chóng lan tỏa đi khắp thế giới
và được ứng dụng kịp thời vào quá trình sản xuất xã hội ở nhiều nước khác
nhau, bằng nhiều cách thức khác nhau, như chuyển giao công nghệ, nhượng
quyền sử dụng, mua bán phát minh, sáng chế, thông qua các công ty liên quốc
gia, v.v Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, WTO (Tổ chức
Thương mại thế giới) đang giữ vai trò rất quan trọng. Chính sự liên minh, liên
kết toàn cầu về kinh tế này đã tạo địa bàn, tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy khoa
học nhanh chóng đi vào sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Điều kiện thứ tư để khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp
đó chính là sự thấm nhuần sâu sắc, dù dưới hình thức tự giác hay tự phát,
nguyên lý triết học mácxít về sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn, mà nếu ứng dụng vào quá trình sản xuất vật chất thì đó là sự thống nhất
giữa hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động khoa học. Theo nguyên lý về
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn sản xuất xã hội vừa là nguồn
gốc, động lực, mục tiêu của nhận thức khoa học, vừa là tiêu chuẩn của chân
lý. Thực tiễn sản xuất xã hội kiểm nghiệm tính đúng đắn của tri thức khoa
học. Do vậy, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là con
đường ngắn nhất, đáng tin cậy nhất để xác định độ chính xác, tính khoa học,
tính chân lý của tri thức khoa học. Sự thống nhất giữa thực tiễn (hoạt động
sản xuất xã hội) và lý luận (tri thức khoa học) là đặc trưng cơ bản của xã hội
hiện đại, được xây dựng trên cơ sở của nền sản xuất hiện đại và nền khoa học
tiên tiến.
Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của khoa học ngày
càng được tăng cường, nhất là trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học vừa là sự biến đổi, là
quyền lực, là sự giàu có, thịnh vượng, vừa là một trong những yếu tố quan
trọng nhất quyết định sự phát triển, sự thịnh suy của một công ty, một dân tộc,

một đất nước, một khu vực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về kinh tế của thế
giới hiện đại.
2. Các hình thức biểu hiện của quá trình khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp
Quá trình khoa học trở thành lực lượng sản xuất có nhiều biểu hiện
khác nhau, song, ở đây, chúng tôi chỉ có thể nêu lên một số biểu hiện chủ yếu.
Trước hết, tri thức khoa học được vật hóa thành các công cụ sản xuất ngày
càng tinh xảo hơn, càng hoàn thiện hơn và nhanh hơn. Đó là các loại máy
móc, trang thiết bị dùng trong công nghệ thông tin, như máy vi tính, máy siêu
tính, mạng Internet; trong công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công
nghệ năng lượng mới, công nghệ nguyên tử, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ nano, v.v Các thế hệ người máy (robot) ngày càng hoàn thiện, có thể
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 5
TiÓu luËn triÕt häc
đảm nhiệm không chỉ các chức năng về trí tuệ, mà cả cảm xúc. Ngày nay, các
máy móc, trang thiết bị được vật hóa từ tri thức của khoa học hiện đại được
sử dụng trong các công nghệ hiện đại không chỉ mang lại hiệu quả và năng
suất lao động cao hơn, chất lượng tốt hơn, mà còn góp phần quan trọng vào
việc tiết kiệm nguyên vật liệu; tạo ra các loại vật liệu mới vốn không có sẵn
trong tự nhiên; giảm thời gian lao động phải chi phí cho một đơn vị sản phẩm.
Thực tế sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển đã cho thấy rằng, tri thức
khoa học ngày càng chiếm hàm lượng cao hơn trong giá trị các sản phẩm làm
ra, nguồn lợi do khoa học mang lại cũng ngày càng lớn hơn. Điều đó được thể
hiện ở chỗ, nếu như trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi chỉ có một bộ
phận nhỏ của thế giới, chủ yếu là các nước tư bản phát triển ở phương Tây
bước vào công nghiệp hóa, khi sự phát triển của khoa học chưa sự gắn kết
chặt chẽ với kỹ thuật và sản xuất, thì lao động cơ bắp của con người, tính
trung bình, chiếm một tỷ lệ rất cao, lên đến 9/10 trong giá trị sản phẩm. Đến
những năm 90 của thế kỷ trước, khi hầu hết các nước trên thế giới đã và đang
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và ở nhiều nước đã và đang diễn ra

cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng khoa học - công nghệ, tỉ lệ
đó đã giảm xuống còn khoảng 1/5 hoặc thấp hơn, trong khi đó, số lượng sản
phẩm tăng khoảng hơn 10 lần. Với đà phát triển tiếp tục của khoa học và công
nghệ hiện đại, tỉ lệ trên còn tiếp tục giảm mạnh. Trong thời đại thống trị của
công nghệ thông tin, trí năng hóa sản xuất đang là xu hướng tất yếu và cũng là
động lực mạnh mẽ của sự phát triển sản xuất nói riêng, sự phát triển của xã
hội nói chung.
Một biểu hiện quan trọng khác là ở chỗ, khoa học, công nghệ cùng với
quá trình giáo dục - đào tạo đã và đang tạo ra những con người lao động
mới. Đó là những người lao động chất xám vừa có trí tuệ sáng tạo, có tri thức
chuyên môn sâu một hoặc một vài ngành nghề, vừa có hiểu biết rộng, có tầm
nhìn xa, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ là những người rất năng động,
nhạy bén, tinh thông một nghề và vững vàng trong nghề nghiệp được đào tạo,
nhưng cũng có thể làm được nhiều nghề khác nhau để khi cần phải chuyển
đổi thì sẵn sàng chuyển đổi. Người lao động với sức lao động, với thói quen
và kinh nghiệm nghề nghiệp, với tri thức khoa học - kỹ thuật đã được trang bị
chính là lực lượng sản xuất mạnh mẽ nhất, to lớn nhất, là nguồn lực của mọi
nguồn lực, là động lực to lớn và quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của xã
hội.
Ngoài việc đào tạo ra nguồn nhân lực mới với đầy đủ những phẩm chất
cần thiết, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện đại, khoa học còn trực tiếp
tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất và phân phối sản
phẩm. Với chức năng này, khoa học không chỉ trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, mà còn là yếu tố không thể thiếu trong quan hệ sản xuất. Ngày nay,
việc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ở bất kỳ cấp độ nào: trong một dây
chuyền sản xuất, trong một phân xưởng, một xí nghiệp, một liên hợp các xí
nghiệp, v.v. đều rất cần đến tri thức khoa học, nhất là tri thức của khoa học
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 6
TiÓu luËn triÕt häc
quản lý. Cùng một thế hệ máy móc như nhau, cùng sản xuất ra một loại sản

phẩm như nhau, nếu biết tổ chức, quản lý, điều hành công việc một cách hợp
lý, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Không chỉ thế, việc quản lý, điều hành trong sản xuất cũng như trong
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đã có những biến đổi về chất so
với trước đây, như nhanh nhạy, chính xác, kịp thời nhờ có sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin. Xã hội ngày nay là xã hội đang được tin học hóa. Trong xã
hội thông tin, kẻ giàu, kẻ mạnh, kẻ chiến thắng không phải là kẻ trường vốn,
kẻ giàu về vật chất cụ thể, mà chính là kẻ biết nắm bắt một cách nhanh nhạy
các thông tin, đặc biệt là các thông tin khoa học - công nghệ và thông tin về
thị trường. Bởi vì, nhờ nắm bắt được thông tin mà thay đổi công nghệ để có
thể kịp thời sản xuất ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng, giúp cho việc lưu thông hàng hóa nhanh hơn. Việc nắm
bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác còn giúp cho người sản xuất,
kinh doanh mở rộng thị trường, dự báo và đón đầu nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng và xã hội, nhờ đó, có thể giành được chiến thắng trong cuộc
cạnh tranh gay gắt trên thương trường.
3. Khoa học trở thành một lực lượng cách mạng, biến đổi căn bản diện
mạo và tính chất của nền sản xuất xã hội
3.1. Về mặt lý luận
Trong thời kỳ cổ đại, việc sử dụng khoa học vào sản xuất còn ít ỏi,
trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm.
Từ thế kỷ XVII, khoa học phát triển, vai trò của khoa học ngày càng quan
trọng đối với sản xuất và đời sống. Nền công nghiệp cơ khí lớn sẽ không thể
có được nếu không có sự vận dụng tự giác những quy luật của tự nhiên do
khoa học khám phá ra. Càng về sau, khoa học càng tác động mạnh mẽ đến
sản xuất, khoa học trở thành một lực lượng cách mạng, biến đổi căn bản diện
mạo và tính chất của nền sản xuất xã hội. Trong sự phát triển của lực lượng
sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát triển của khoa học
gắn liền với sản suất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ngày nay khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của

nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “ Lực lượng
sản xuất trực tiếp”. Khoa học ngày càng thu nhận được những xung động lực
mới mạnh mẽ cho sự phát triển của mình, bởi vì bản thân việc áp dụng khoa
học vào sản xuất trực tiếp đối với nó, đã trở thành một trong những yếu tố
quyết định và thúc đẩy khoa học tiếp tục phát triển.
Quá trình tự động hóa sản xuất do cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật
đem lại đã mở ra một thời đại mới cho sự tiến bộ kỹ thuật gắn với những
thành tựu khoa học trong lĩnh vực điện tử, tin học, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật
điều khiển tự động. Điều đó tạo ra khả năng chuyển sang những hình thức tự
động hoá cao nhất, tự động hoá toàn bộ phân xưởng hoặc cả nhà máy, tạo ra
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 7
TiÓu luËn triÕt häc
những “nhà máy không có người”. Những biến đổi căn bản trong lực lượng
sản xuất hiện nay đang được hoàn thành tự động hoá hoàn toàn nền sản xuất
trên quy mô toàn xã hội. Trong điều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật, máy
móc ngày càng thực hiện nhiều chức năng mà trước đây chính con người phải
đảm nhiệm. Đồng thời nhờ những khả năng gắn với việc tự động hoá quá
trình sản xuất và với việc chuyển sang cho các máy tính một loạt những thao
tác trí tuệ, con người được giải phóng để tiến hành những hoạt động riêng biệt
của mình như hoạt động sáng tạo, thiết kế và lập đề án. Như vậy, tiến bộ kỹ
thuật là nhân tố cực kỳ quan trọng để tăng năng suất lao động, để phát triển
lực lượng sản xuất của xã hội và qua đó làm biến đổi cả bản thân con người.
Cách mạng khoa học – kỹ thuật làm thay đổi tận gốc các yếu tố của lực
lượng sản xuất. Nó tạo điều kiện tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng
mới, chế tạo ra hàng loạt những vật liệu nhân tạo với những thuộc tính hoàn
toàn mới, thực hiện tự động hoá từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất,
đổi mới nhanh chóng công nghệ, tự động hoá cả các quá trình quản lý. Cách
mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là sự cải tổ căn bản trong sự phát triển của
lực lượng sản xuất mà những nét chủ yếu của nó là biến khoa học thành lực
lượng chủ đạo của sản xuất, áp dụng quản lý tự động hoá, sử dụng các

phương pháp công nghệ của sản xuất và những hình thức tổ chức sản xuất.
Như vậy, bước sang thế kỷ XXI, khoa học đã phát triển cực kỳ mạnh
mẽ và nhanh chóng, vai trò của khoa học đối với đời sống cũng như mối quan
hệ giữa khoa học và thực tiễn, sản xuất biến đổi to lớn, khoa học đã thâm
nhập vào mọi lĩnh vực, mọi quá trình và mọi mặt của đời sống xã hội và đã
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
3.2. Kiểm nghiệm qua thực tiễn
Ngày nay toàn cầu hoá mà cốt lõi là toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành
một xu thế khách quan của thế giới đương đại. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế bắt
nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực
lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từ nền kinh tế thị trường thế
giới. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với
quá trình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của
các công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ vũ trụ ) đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của
loài người, đưa loài người từ nền văn minh công nghiệp lên văn minh tin học,
từ cơ khí hoá sản xuất lên tự động hoá, tin học hoá sản xuất. Cách mạng khoa
học và công nghệ đang tạo ra những biến đổi căn bản và sâu sắc không những
trong công nghệ, trong sản xuất, mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Nửa sau của thế kỷ XX, nhất là trong những thập kỷ cuối, loài người
đang chứng kiến những thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc cách mạng khoa học – kỹ
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 8
TiÓu luËn triÕt häc
thuật hiện đại. Với việc phát triển và phổ cập nhanh chóng của vi điện tử,
công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, v.v người ta ngày càng nói nhiều tới
cái gọi là “chiến tranh công nghệ” và coi công nghệ là biến số có ý nghĩa
chiến lược trong lựa chọn con đường phát triển quốc gia. Ngày nay các nước
kém phát triển buộc phải hành động theo một phương châm hoàn toàn mới là

hoặc bắt đầu kịp thời “hoặc không bao giờ đuổi kịp” các nước phát triển. Đặc
biệt nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để
tiến lên chủ nghĩa xã hội nên vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
đóng vai trò quan trọng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ:” Khoa
học và công nghệ hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, xây dựng
năng lực công nghệ quốc gia, ứng dụng một cách sáng tạo những công nghệ
nhập khẩu, từng bước tạo ra những công nghệ mới. Đi nhanh vào một số
ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học,
vật liệu mới, tự động hoá). Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, đổi
mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng khoa học
và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý, dịch vụ. Có chính sách
khuyến khích và buộc các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công
nghệ”.
Chương 2. Những lý luận chung về công nghệ
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 9
TiÓu luËn triÕt häc
1. Công nghệ là gì ?
Công nghệ luôn được hiểu theo một nghĩa rộng là sựứng dụng các trí
thức khoa học vào giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy công nghệ là
một sản phẩm do con người tạo ra làm công cụđể sản xuất ra của cải vật chất.
Cho tới này định nghĩa về công nghệ chưa toàn diện thống nhất, điều này
được lý giải là do số lượng các công nghệ có nhiều đến mức không thể thống
kêđược. Người sử dụng công nghệ trong những điều kiện và hoàn cảnh khác
nhau dẫn đến sự hiểu biết về công nghệ cũng khác nhau.
+ Theo UNIDO (United Nation’s Industrial Development organization)
tổ chức phát triển công nghệ của liên hợp quốc thì : công nghệ là việc áp dụng
khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý
nó một cách có hệ thống và có phương pháp.
+ Theo ESCAP (Economic and Social Commission for asia and the

Pacific) uỷ ban kinh tế và xã hội châu á Thái Bình Dương thì : công nghệ là
một hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và
thông tin. Sau đó ESCAP mở rộng định nghĩa của mình: Nó bao gồm tất cả
các kỹ năng kiến thức thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo,
dịch vụ, quản lý, thông tin.
Định nghĩa này được coi là bước ngặt trong lịch sử quan niệm về công
nghệ. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản
xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể mà mở rộng khái niệm ra các lĩnh vực
mới như dịch vụ và quản lý.
+ Cuối cùng một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ :
công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
2. Các bộ phận cấu thành của công nghệ
Công nghệ là phương tiện để giải quyết các mục tiêu kinh tế nên thước
đo của hoạt động công nghệ là phần tăng trưởng kinh tế, góp phần vào việc
nâng cao năng suất lao động, thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội.
Công nghệ phụ thuộc vào môi trường kinh tế, môi trường xã hội trong
thực tế. Yêu cầu chất lượng, xu thế phát triển của thị trường, sản phẩm là
nhân tố hạn chế sự lựa chọn. Đồng thời lựa chọn công nghệ lại bị ràng buộc
bởi quan hệ buôn bán trong nước và quốc tế, do đó vấn đềáp dụng công nghệ
vào quá trình phát triển kinh tế giải quyết một mục tiêu cụ thề là một tập hợp
các vấn đề cần tính toán vàđồng bộ.
Bất cứ một công nghệ nào, dù công nghệđơn giản hay công nghệ phức
tạp thì cũng đều được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản, bốn thành phần đó tác
động qua lại lẫn nhau và hợp thành một chính thể khoa học.
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 10
TiÓu luËn triÕt häc
+ Con người- đội ngũ lao động kỹ thuật vận hành điều khiển và quản lý
có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm (Human ware - Viết tắt là H)
+ Thiết bị máy móc, dụng cụ, phụ tùng. Đây là phần vật chất, phần cứng
của công nghệđược gọi là kỹ thuật (Techro ware - viết tắt là T)

+ Thông tin dữ liệu, dữ kiện, thuyết minh kỹ thuật, đặc trưng kỹ thuật,
tài liệu hướng dẫn (Inforware- viết tắt là I)
+ Quản lý là chỉ các hoạt động giữ mối liên kết trong phân bổ các nguồn
lực, thiết kế và thực thi các chính sách quản lý sản xuất và kinh doanh. Có thể
gọi đây là phần tổ chức của công nghệ (Orga ware - viết tắt là O)
Vậy trong 4 bộ phận cấu thành cơ bản đó thì con người đóng vai trò
chủđạo trong quá trình vận hành và biến đổi công nghệ. Nhờ đó sử dụng tốt
hơn các nguồn lực, thiết bị là cốt lõi. Nhưng thiết bị lại do con người lắp đặt
và vận hành: thông tin là sự tích luỹ kiến thức. Khối lượng kiến thức càng
tăng càng đỏi hỏi công tác quản lý thông tin ngày càng cao; tổ chức là quá
trình điều phối thông tin. Nhận xét tổng thể lại, con người, thiết bị cùng với
vật tư tạo thành các nguồn lực cho sản xuất và kinh doanh, hay nói một cách
khác công nghệđược phân thành :
- Phần cứng là sản phẩm tồn tại ở dạng vật chất.
- Phần mềm là sản phẩm của trí tuệ, các bí quyết thông số, phương
pháp…
3. Các thuộc tính của công nghệ
Công nghệ là một loại hàng hoá đặc biệt, tuy nhiên với tư cách là một hệ
thống công cụ chế biến vật chất và chế biến thông tin, hàng hoá công nghệ có
những thuộc tính riêng. Các thuộc tính này quy định và ảnh hưởng trực tiếp
đến việc mua bán định giá, trao đổi, sử dụng công nghệ. Công nghệ bao gồm
4 thuộc tính cơ bản :
- Tính hệ thống
- Tính sinh thể
- Tính đặc thù
- Và tính thông tin
Cũng như 4 bộ phận cấu thành một công nghệ, 4 thuộc tính cơ bản này
cũng có thể được xem là 4 tiêu thức cơ bản để mọi người có thể nhìn nhận
một công nghệ.
4. Sự phát triển chung của công nghệ

Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 11
TiÓu luËn triÕt häc
Con người là chủ thể của sản xuất và là yếu tố quyết định. Song sự phát
triển của con người về tri thức và kỹ năng sản xuất thì lại biểu hiện hay kết
tinh ở tư liệu lao động. Việc sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động tuy
đã có mầm mống ở một vài loài động vật nào đó. Nhưng vẫn là một nét đặc
trưng riêng của quá trình lao động của con người. Đối với việc đánh giá
những hình thái kinh tế xã hội cũng nhưđánh giá sự phát triển của tiến bộ
khoa học loài người thì chúng ta nên đánh giá từ những mốc lịch sử khám phá
sơ khai của loài người.
Những thời đại Kinh tế khác nhau không phải là chúng sản xuất ra cái gì
mà là chúng sản xuất bằng cách nào. Với những tư liệu lao động gì và khám
pháđược gì cho nền sản xuất kinh doanh. Như vậy sự phát triển của kỹ thuật
công nghệ có thểđược biết tới qua những mốc lịch sử lớn sau đây:
+ Thứ nhất: những công cụ nguyên thuỷ: hòn đá, cây gậy nhọn, cung tên
và những tư liệu lao động khác như ngọn lửa, một sốđộng vật được thuần
dưỡng … Đây có thể xem như là sự khám phá tìm tòi. Nghiên cứu cùng như
là những phát minh của con người ở thủa còn sơ khai.
+ Thứ hai: thời đại đồ đá, đây là một giai đoạn phát triển khá dài vàđược
phân rõ thành 2 giai đoạn:
- Thời đại đồ đá cũ
- Thời đại đồ đá mới
+ Thứ ba: thời đại đồ đồng
+ Thứ tư: thời đại đồ sắt
+ Thứ năm: thời đại cơ khí hoá. Mở đầu bằng cuộc công nghệ công
nghiệp cuối thế kỷ 18 và được phát triển mạnh hơn cao hơn với việc ứng
dụng rộng rãi của điện khí hoá từđầu thế kỷ 19.
Cuộc CM khoa học-kỹ thuật hay còn gọi là cuộc CM khoa học - công
nghệ. Khởi đầu từ những thập niên 50 của thế kỷ 20 với tên gọi này người ta
muốn nhấn mạnh đến sự kết nối trực tiếp từ những phát minh khoa học đến

những ứng dụng vào kỹ thuật công nghệ. Nếu trước đây từ những phát minh
khoa học đến những ứng dụng vào kỹ thuật công nghệ thường phải mất một
thời gian khá dài, có khi cả trăm năm, nghìn năm, thì ngày nay khoảng cách
đóđược rút ngắn đi rất nhiều. Vào thời đại của C.Mác đã sớm nhận thấy xu
hướng ấy khi đưa ra nhận định : “Khoa học ngày trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp”
Ở Châu Âu, sau đêm dài trung cổ, nhiều ngành khoa học đã có bước phát
triển nhảy vọt trong 2 thế kỷ 17 và 18. Khởi đầu là toán học, thiên văn học,
vật lý học, hoá học, với những nhà bác học điển hình như :
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 12
TiÓu luËn triÕt häc
- Galia (1564- 1642) là nhà thiên văn học người Italia. Người đầu tiên
dùng kính viễn vọng quan sát mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Ông nổi
tiếng về công lao chứng minh thuyết vũ trụ của Copernic, phát minh ra luật
quán tính, luật rơi tự do…
- Niwton (1642- 1727) nhà khoa học người Anh, ông là nhà toán học, vật
lý học, thiên văn học, cơ học, phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Các quy
luật của cơ học cổ điển … kể từ đây, mở ra thời kỳ mới- thời đại cơ giới hoá.
- Leonard de Vinci- danh hoạ vĩ đại. Ông đã vẽ các kiểu máy tiện, máy
bơm, vũ khí, máy bay, nghiên cứu địa chất.
-Copernic (1473-1543)-người Ba Lan, phát hiện ra mặt trời là trung tâm
vũ trụ.
-Lavoisier (1743-1794) nhà khoa học người Pháp phát hiện thành phần
hoá học của nước và cấu tạo nguyên tố hoá chất.
Cuộc cách mạng khoa học đã mở đường cho một cuộc cách mạng kỹ
thuật công nghệ lớn nhất trong lịch sử loài người vào cuối thế kỷ 18 mà nội
dung là chế tạo ra máy móc, cơ khí hoá nền sản xuất xã hội chuyển từ lao
động thủ công sang lao động bằng máy móc. Cuộc cách mạng kỹ thuật – công
nghệ được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lớn nhất của nhân loại. Bởi
nóđưa máy móc vào công nghiệp thay thế thủ công bằng cơ khí hoá và dùng

máy móc để sản xuất ra maý móc như một quy luật quan trọng của C.Mác đã
phát hiện của sản xuất đại công nghiệp nhằm cơ khí hoá tiếp các ngành sản
xuất khác như vận tải, nông nghiệp…
Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra đầu tiên ở Anh (trong khoảng thời
gian 1750-1830) rồi sau đó lan rộng sang Pháp, Đức và một số nước Châu Âu
cụ thể là:
- Máy kéo Sợi (1735) và tiếp sau là máy dệt.
- Máy hơi nước (1784) và tiếp sau đó làôtô chạy bằng hơi nước (1789).
- Đầu tàu hoả chạy bằng hơi nước (1803)
- Tàu biển chạy bằng hơi nước (1851)
- Động cơ đốt trong (1860) và tiếp sau là ôtô chạy bằng động cơ đốt
trong (1886).
- Điện tín (1843), liên lạc điện thoại (1875), trạm điện thoại (1878)
- Đèn điện (1878)
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 13
TiÓu luËn triÕt häc
-Từ đầu thế kỷ XX, điện được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và vào
nhiều ngành kỹ thuật cơ khí hoá được phát triển và nâng cao nhờ Điện khí
hoá.
Tất cả những thành tựu về công nghệ đã dẫn đến kết quả làm cho lực
lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng cao. Nhờ đó mà loài người
chuyển từ phương thức sản xuất này lên phương thức sản xuất khác cao hơn,
chuyển từ nền văn minh này lên nền văn minh khác tiên tiến hơn.
Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra nửa thế kỷ nay cũng đang gây ra
những biến đổi sâu sắc trong các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã
hội, sản xuất tự động hoá ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng
cao, sản phẩm dồi dào. Tỷ lệ lao động tríóc trong sản xuất tăng lên trong khi tỉ
lệ lao động chân tay giảm xuống, nảy sinh nạn thất nghiệp cơ cấu. Hợp chất
mới sáng tạo ra thay thế một số vật lực có sẵn trong thiên nhiên, tiết kiệm tài
nguyên, thiên nhiên, con người qua hạn hẹp mà thiên hiên đã ban tặng cho họ.

Xuất hiện một số ngành sản xuất mới trong khi một số ngành sản xuất cũ suy
thoái. Khoảng cách giữa những nước tiên tiến vốn có ưu thế về kỹ thuật-công
nghệ và phần lớn những Nước lạc hậu ngày càng doãng ra, lợi thế của một số
nước giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu lao động giảm xuống. Xu thế toàn cấu
hoá nền kinh tế với sự kiên doanh kiên kết, đầu tư, chuyển giao công nghệ
ngày càng phát triển mạnh.
Ngày nay vị thế của công nghệ-kỹ thuật đã có vị trí xứng đáng trong quỹ
đạo của nền sản xuất-xã hội và nó cũng được xem như một chiến lược phát
triển lâu dài của mỗi một quốc gia.
5. Những công nghệ điển hình
*Công nghệ vật liệu mới
Trong vòng 40 năm trở lại đây, khoa học và công nghệđã tạo ra được các
loại vật liệu đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người. Trong nhiều trường hợp phát minh vật liệu mới, làm nảy sinh
ngành công nghiệp mới (bán dẫn-vi mạch, máy tính điện tử, tin học, thông
tin…) một vài thành tựu nổi bật về công nghệ vật liệu mới là:
- Vật liệu siêu dẫn
- Vật liệu composit ( vật liệu tổ hợp hay phức hợp)
- Gốm kim loại.
Vật liệu mới là đặc trưng quan trọng đánh dấu sự phát triển của công
nghệ (kỷ nguyên phát triển nhân loại đánh dấu bằng đồ đá, đồ đông, thép tổng
hợp, phức hợp)
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 14
TiÓu luËn triÕt häc
Một công nghệ mới, cao cấp cần có các thiết bị làm bằng các vật liệu đặc
biệt (nhẹ, cách âm, cách nhiệt…) ngược lại muốn có các vật liệu đăc biệt lại
đòi hỏi công nghệ cao cấp về cơ khí chính xác, chân không siêu sạch…
*Công nghệ Điện tử và vi điện tử
Trong rất nhiều lĩnh vực khoa học-kinh tế, người ta phải dùng đến các
thiết bịđiện tử để thực hiện các chức năng như khuyếch đại, phát tín hiệu điện,

biến đổi tín hiệu điện.
-Tạo hình, tạo âm thanh… lúc đầu, linh kiện chính trong các thiết bịđó
làđèn điện tử, được phát minh vào năm 1906, năm 1947 xuất hiện các linh
kiện bán dẫn, năm 1961 xuất hiện mạnh tích hợp IC và năm 1971 là các mạch
vi sử lý thường phát minh các dụng cụđiển tử mở ra kỷ nguyên của máy tính
điện tử.
*Công nghệ thông tin
Thành quả của công nghệ Điện tử-Vi điện tử tạo ra máy tính điện tử
cùng với phần mềm là các chương trình ứng dụng, tạo ra một công nghệ mới
là tin học (informaties).
Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX xuất hiện kỹ
thuật số (digital) tạo bước ngoặt trong lĩnh vực truyền tin, do các ưu việt:
- Độ tin cậy cao
- Số lượng truyền lớn.
- Tốc độ trao đổi nhanh.
Kỹ thuật số kết hợp với vật liệu quang truyền dẫn thông tin bằng Laze
trong cáp quang.
Tin học cùng viễn thông tạo ra ngành công nghiệp mới, công nghệ thông
tin qua các hoạt động lưu trữ và truyền số liệu điện tử (EDI) dẫn đến các hoạt
động như vay vốn chuyển vốn ngoại tệ, mua bán cổ phần, tìm chênh lệch giá
tín dụng, chứng khoán… Tạo ra một xã hội hoàn toàn mới trong thế kỷ XXI.
*Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học sử dụng các tác nhân sinh vật vào quá trình sản xuất,
cóđặc trưng công nghiệp, sản xuất tư liệu sản xuất cho nó và các nành khác,
có quy mô sản xuất là tế bào trong lĩnh vực này có 4 khía cạnh cụ thể:
- Công nghệ Vi sinh
- Kỹ thuật enzim
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 15
TiÓu luËn triÕt häc
- Kỹ thuật nuôi cấy tế bào

*Công nghệ tự động hoá
Tự động hoá là một quá trình trong sự phát triển sản xuất mà các chức
năng điều khiển và kiểm tra do máy móc và thiết bị tự động điều khiển, nhờ
tựđộng hoá quá trình sản xuất mà chất lượng sản phẩm hoàn hảo, năng suất
lao động cao và tránh được các nguy hiểm đối với con người.
Sự ra đời của máy tính điện tử đã làm thay đổi về chất của tự động hoá
và mở rộng nó ra không chỉ trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà cả trong
thông tin, dịch vụ và quản lý, đưa các lĩnh vực này trở thành các ngành công
nghệ mũi nhọn trên phạm vi toàn thế giới.
Trong lĩnh vực sản xuất, các thành tựu của tựđộng hoá bao trùm lên tất
cả các ngành sản xuất, là cơ sở của các thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật cao:
Du hành vũ trụ thông tin, năng lượng mới, kỹ thuật hai dương, công nghệ sinh
học… thiết bị chủ yếu trong tự động hoá là Người máy các loại, có thể hoạt
động theo một chương trình cứng, hay thao tác theo sự điều khiển trực tiếp
của con người hoặc hoạt động nhờ trí năng nhân tạo.
Sự phát triển của tựđộng hoá và Công nghệ thông tin hứa hẹn những
thành tựu cho những bước ngoặt trong xã hội loài người ở thế kỷ XXI.
6. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Khoa học công nghệ là một trong bốn nguồn lực quyết định sự phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi mà nhân loại bước vào kỷ
nguyên tri thức thì khoa học công nghệ càng khẳng định hơn vai trò quyết
định đến quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là đối với
các nước đang phát triển trong quá trình tiến hành CNH- HĐH, nó chính
làđộng lực lớn thúc đẩy và góp phần tích cực rút ngắn quá trình này.
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, việc
tìm ra những công nghệ mới, vật liệu mới và những nguồn năng lượng mới đã
xuất hiện một kiểu tăng trưởng mới về chất- tăng trưởng kinh tế theo chiều
sâu trong điều kiện sản xuất phát triển dựa trên cơ sở cuộc cách mạng khoa
học hiện đại. Khoa học công nghệ làđiều kiện để có sản phẩm cuối cùng đạt
chất lượng cao,tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn sản xuất, chống ỗ

nhiễm môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên quốc gia, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội.
Qua nghiên cứu vai trò cụ thể của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng
kinh tế, nhà kinh tế học P.A. Samuelson và W.P.Nordhaus đã dùng các phân
tích của mình để tính toán phần đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng
trưởng kinh tế của Hoa Kỳ từ 1900 đến 1984 và đã rút ra kết luận: Trong mức
tăng trưởng 2,2%/năm về sản lượng theo đầu công nhân, khoảng 0,5% là do
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 16
TiÓu luËn triÕt häc
tăng yếu tố tư bản(vốn), và do yếu tố công nghệ là 1,7%. Như vậy, nhân tố
khoa học công nghệ giữ một vai tròđặc biệt đối với tăng trưởng kinh tế.
Cũng theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học S.A.Samuelson và
W.P.Nordhaus, cho thấy: Từ năm 1981 ở Mỹ với mức tăng trưởng trung bình
là 3,2%/năm thì sự đóng góp của yếu tố đầu vào: đất đai, vốn, lao động chỉ
chiếm 1,1%, còn yếu tố giáo dục và khoa học công nghệ chiếm tới 2,1%.
(Bảng1.1)
Bảng 1.1. Đóng góp của các yếu tố vào mức tăng trưởng GDP thực tế
Yếu tố đóng góp Tăng % hàng
năm
% của tổng
số
GDP thực tế 3,2 100
Đóng góp đầu vào
-Vốn
-Lao động
-Đất đai
1,1
0,5
0,6
0

34
15
19
0
Giáo dục và tiến bộ khoa học công nghệ 2,1 66
Nguồn: P.A.Samuelson và W.P.Nordhaus. Kinh tế học tập II-Học viện Quan
hệ Quốc tế- Hà Nội 1989
Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của khoa học công nghệ đối với tăng
trưởng kinh tế quốc gia.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đã tạo ra thời cơ rất thuận
lợi để các nước đang phát triển nhanh chóng thực hiện Công nghiệp hoáđất
nước. Nhiều nhà kinh tế cũng dự báo rằng, trong giai đoạn tới “tương lai sẽ
phụ thuộc vào các quốc gia có tiềm năng ứng dụng”. Vì vậy, để nhanh chóng
rút ngắn thời gian Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, các nước đang phát triển
phải quan tâm và khai thác tốt những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ, phát huy được lợi thế là các nước đi sau. Thực tế lịch sử cho thấy,
nước Anh cần 120 năm để Công nghiệp hoá, Mỹ và Tây Âu cần 60 năm, còn
các con rồng Châu Á chỉ mất 30 năm là hoàn thành. Trong tương lai sẽ hứa
hẹn thời gian hoàn thành Công nghiệp hoá tiếp tục rút ngắn.
Cách mạng khoa học và công nghệđã làm thay đổi chiến lược kinh tế và
chiến lược thị trường. Sự xuất hiện của các ngành công nghệ cao đưa đến kết
quả là năng suất lao động được nâng lên vượt bậc và thực sự hiệu quả hơn. Vì
vậy, các nước tư bản phát triển và các công ty xuyên quốc gia đều coi việc
phát triển khoa học công nghệ với các ngành công nghệ cao là con bài trong
cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 17
TiÓu luËn triÕt häc
Có thể nói, thực chất của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của các nước
đang phát triển chính là sự vận dụng thành tựu của khoa học công nghệ dựa
trên những đổi mới công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội từ trạng

thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính, sang
một hệ thống có năng suất cao, dựa trên những phương pháp công nghiệp,
những công nghệ tiên tiến. Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá cũng là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng
khoa học công nghệ giá trị cao. Muốn đạt mục tiêu trên phải đổi mới công
nghệ trong toàn bộ nền kinh tế, phải sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học
và công nghệ của thế giới.
Chương 3. Khoa học - Công nghệ với sự nghiệp đổi mới hiện
nay
Thế giới đang bước vào một thế kỷ mới. Do tác động của khoa học -
công nghệ thế giới cũng đang bước sang một giai đoạn phát triển cao hơn
trong lịch sử phát triển của mình. Ðó là giai đoạn ra đời của nền kinh tế tri
thức, giai đoạn ra đời và phát triển của xã hội thông tin.
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 18
TiÓu luËn triÕt häc
1. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ vào cuối thế kỷ XX
và sự ra đời của nền văn minh mới
Từ khi có loài người đến nay, sự phát triển của con người luôn dựa vào
tri thức, vào khả năng sáng tạo, tức là dựa vào khoa học - công nghệ. Song ở
các thời kỳ khác nhau thì tác động của khoa học - công nghệ ở mức rất khác
nhau. Ơ thời kỳ tiền sử - một thời gian rất dài, con người chủ yếu làm theo
bản năng, có ít tri thức, không đủ để có sáng tạo. Chuyển sang thời đại văn
minh nông nghiệp, con người bắt đầu có những sáng tạo như tạo ra các công
cụ trồng trọt (cái cày, cây cuốc) và biết tưới nước, tuy nhiên cũng phải mất tới
4000 - 5000 năm sau con người mới bắt đầu có tri thức thật sự, nhận thức
được các quy luật khách quan và bước sang một thời đại mới là thời đại công
nghiệp, thời đại của những sáng tạo kỹ thuật lớn lao. Những sáng tạo lớn như
máy hơi nước, động cơ điện, luyện kim, hoá công nghiệp, v.v đã làm thay
đổi nền kinh tế, những sáng tạo ấy đưa xã hội lên một tầm cao mới đó là thời
đại công nghiệp, xã hội công nghiệp. Xã hội công nghiệp cũng mới chỉ bắt

đầu cách đây khoảng hơn 200 năm, càng về cuối càng phát triển nhanh và có
thể nói là phát triển theo hàm số mũ. Cách mạng công nghiệp một mặt tạo ra
của cải cho xã hội, mặt khác tạo ra điều kiện để con người phát triển khoa
học, nhận thức quy luật khách quan, nhận thức xã hội, nhận thức tự nhiên. Do
nắm bát được các quy luật khách quan, các ngành khoa học phát triển rất
mạnh, nhất là vào cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện thêm nhiều
ngành mới như nghiên cứu về lượng tử, về nguyên tử, vũ trụ, đại dương, cấu
tạo vật chất. Kiến thức đã tạo tiền đề cho một cuộc cách mạng kỹ thuật mới.
Tuy nhiên, do Ðại chiến thế giới lần thứ 2, bước đi của nó có phần chậm lại,
các thành tựu khoa học và công nghệ được sử dụng vào các mục đích quân
sự. Mãi sau Ðại chiến các nước mới có điều kiện tập trung biến các thành tựu
khoa học thành công nghệ và đến lượt mình công nghệ lại tạo điều kiện cho
khoa học phát triển mạnh hơn.
Trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, khoa học - công nghệ phát
triển với tốc độ phi thường. Trước đây, khoa học với công nghệ còn tách
riêng, nói khoa học là nói phần kiến thức, phần con người hiểu biết các qui
luật khách quan, khám phá (phát minh) ra những điều chưa biết, là cái đã có
trong tự nhiên nhưng con người chưa biết. Còn công nghệ là sự hiểu biết mới,
được sử dụng vào hoạt động lao động, làm ra của cải, là cái chưa có, do vậy
nói sáng tạo ra công nghệ, là sáng chế ra những cái mới. Trong một thời gian
rất dài, khoa học, công nghệ hay còn gọi là kỹ thuật, và sản xuất là ba lĩnh
vực tách rời nhau. Bất cứ sản phẩm mới nào ra đời cũng phải theo con đường
từ khoa học đến công nghệ rồi mới ra sản xuất. Quá trình này rất dài, từ phát
minh ra các định luật về điện, đến sáng chế ra động cơ điện, máy phát điện,
đến đưa điện vào sản xuất và đời sống phải mất hàng mấy chục năm. Song
gần đây tạo các công nghệ mới chỉ mất vài năm. Và có nhiều cái còn nhanh
hơn; khoa học trực tiếp chuyển thành công nghệ và sản xuất. Ðiều Mác nói:
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 19
TiÓu luËn triÕt häc
khoa học phát triển tới một lúc nào đó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực

tiếp, và khoa học trực tiếp làm ra sản phẩm, đã trở thành hiện thực. Nó thể
hiện rất rõ trong các ngành công nghệ cao. Có thể nói rằng cuộc cách mạng
khoa học mới hay còn gọi là "cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại" bắt đầu từ những năm 50, sau Ðại chiến thế giới lần thứ hai, có đặc điểm
là phát triển rất mạnh mẽ, khoa học gắn liền với công nghệ (trước kia ta gọi là
kỹ thuật). Kỹ thuật gắn với khoa học làm một. Bên cạnh khái niệm "cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại", còn có khái niệm "cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba" (Cách gọi này xuất phát từ khía cạnh công nghiệp).
Xét khía cạnh trình độ kỹ thuật thì khái niệm lâu nay vẫn dùng là "cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại". Giai đoạn phát triển mới của nó là
những công nghệ cao.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với giai đoạn phát
triển mới là công nghệ cao đang làm đảo lộn cả thế giới, thay đổi một cách cơ
bản không chỉ lực lượng sản xuất mà cả các quan hệ xã hội, lối sống, quan hệ
quốc tế Nói tóm lại, có thể nói thế kỷ XX là thế kỷ diễn ra sự đảo lộn rất lớn
của thế giới nhờ khoa học Ờ công nghệ, mà giai đoạn đỉnh cao nhất của nó là
thời gian giao thời hai thế kỷ hiện nay.
Thế kỷ XXI sẽ đánh dấu sự ra đời của nền văn minh mới trong lịch sử
loài người. Về tên gọi của nền văn minh đang phôi thai này thì còn có nhiều ý
kiến khác nhau, có người gọi là "nền văn minh hậu công nghiệp", "nền văn
minh trí tuệ", "xã hội tri thức", "nền kinh tế tri thức", "xã hội thông tin"
Ðây là bước chuyển biến đặc biệt lớn tương tự như bước chuyển từ thời tiền
sử sang văn minh nông nghiệp hay từ văn minh nông nghiệp sang văn minh
công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp so với nông nghiệp thì mới chỉ là
thay thế cơ bắp con người và giúp con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Thời kỳ văn minh nông nghiệp con người mới sử dụng đến lao động và đất
đai. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sức con người lớn hơn rất nhiều, sử
dụng được nhiều tài nguyên. Song đã lâu cách sản xuất công nghiệp, sản xuất
ào ạt, tiêu thụ ào ạt không còn thích hợp nữa, một phần bởi tài nguyên đã cạn
kiệt mặt khác bởi những thách thức về môi trường đã trở nên rất gay gắt. Ðể

phát triển, con người phải bước lên một giai đoạn mới, giai đoạn sử dụng tri
thức nhiều hơn sử dụng tài nguyên, tài nguyên được sử dụng một cách hợp lý
hơn. Công nghệ do con người làm ra lại góp phần nâng cao trí tuệ con người.
Máy tính khác với công cụ khác ở chỗ không chỉ thay thế lao động cơ bắp mà
thay thế cả một số chức năng lao động trí óc của con người như chức năng
điều khiển và chức năng tư duy nhờ đó tạo cho con người một khả năng sáng
tạo rất lớn. Con người thực sự làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ
bản thân. Ðó chính là tác động lớn nhất của cuộc cách mạng công nghệ mới.
Tháng 5 năm 1997, sự kiện máy tính Deep Blue M.2000 của công ty IBM
đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới Casparôv cho thấy con người đã làm ra
máy móc để rồi máy móc lại hỗ trợ trí tuệ con người, nâng con người lên một
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 20
TiÓu luËn triÕt häc
tầm cao trí tuệ mới. Một đặc điểm nữa của nền văn minh mới là sự phát triển
chưa từng có của thông tin, sự ra đời của siêu xa lộ thông tin toàn cầu mà mọi
hoạt động của con người từ làm kinh tế, học tập, vui chơi giải trí đều thông
qua siêu xa lộ ấy và từ đó dẫn đến sự đảo lộn cung cách vận hành xã hội từ
trước đến nay. Ðó chính là những đặc điểm của xã hội tin học đang manh nha
bên thềm thế kỷ XXI, đồng thời cũng là những đặc điểm chính của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra trên toàn thế giới.
2. sự ra đời và phát triển của ngành công nghệ cao
Khái niệm "công nghệ cao" cũng chỉ mới xuất hiện từ những năm 70 -
80 trở lại đây. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá về trình độ kỹ thuật, trình
độ công nghệ của một nền sản xuất, song thông thường người ta đánh giá theo
bốn trụ cột chính. Thứ nhất là khoa học về sự sống tức là về khoa học về con
người, sinh vật, sinh thái môi trường, là ngành khoa học quan trọng nhất đối
với sự sống, sự phát triển. Thứ hai là khoa học vật liệu.Vật liệu tiến bộ chứng
tỏ trình độ sản xuất cao. Thứ ba là khoa học về năng lượng. Thứ tư là khoa
học quản lý tức là phương pháp điều khiển, phương pháp tổ chức quản lý để
làm thế nào rút ngắn thời gian, không gian. Yếu tố này cũng rất quan trọng,

nó quyết định sự phát triển nhanh hay chậm của xã hội loài người. Ở cả bốn
ngành khoa học trụ cột này đều đã có những sự phát triển vượt bậc mở ra khả
năng rất lớn cho loài người. Về khoa học sự sống thì công nghệ gen, công
nghệ tế bào đã phát triển đến giai đoạn con người có thể tạo ra những giống,
những loại theo ý muốn. Chú cừu Doly ra đời bằng phương pháp sinh sản vô
tính là một dẫn chứng. Thế giới đang rất lo ngại về hậu quả của phát minh
này, bởi nó mở ra khả năng của việc áp dụng phương pháp này vào con
người. Việc tạo ra một đội bóng toàn Maradona là hoàn toàn có thể, vấn đề
chỉ còn là thời gian và có dám cho làm hay không. Về công nghệ vật liệu thì
ngoài những vật liệu hiện đại đã có, vật liệu tổ hợp (composit) có những tính
năng có thể nói là kỳ diệu. Ðặc biệt gần đây là kỹ thuật Nano technology. Với
công nghệ này có thể chế tạo ra vật liệu so với thép nhẹ hơn 7 lần song sức
bền cao hơn khoảng 400 lần. Với loại vật liệu này việc sản xuất các loại rôbốt
tí hon, thậm chí rôbốt không nhìn thấy là hoàn toàn có thể. Về công nghệ
năng lượng, hiện thế giới vẫn đang phải đương đầu với khủng hoảng năng
lượng, khủng khoảng môi trường. Song việc giải quyết khủng khoảng cũng
chỉ còn là thời gian vì triển vọng xuất hiện các nguồn năng lượng mới đã rất
rõ. Triển vọng nhất là năng lượng mặt trời. Thời gian gần đây xuất hiện nhiều
giải pháp nhằm hạ giá thành do vậy sắp tới chắc chắn sẽ được dùng nhiều.
Ðáng lưu ý nhất là năng lượng nguyên tử. Công nghệ khuyếch đại năng lượng
nguyên tử, một phát minh mới - rất an toàn, phản ứng dưới nhiệt độ tới hạn,
không bao giờ xảy ra phản ứng dây chuyền, sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu,
gần như không có chất thải và rất an toàn. Vấn đề hiện vẫn đang được thử
nghiệm và rất có triển vọng. Sắp tới khi nghiên cứu thành công thì vấn đề
khủng khoảng năng lượng của toàn thế giới sẽ được giải quyết. Hướng nghiên
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 21
TiÓu luËn triÕt häc
cứu công nghệ nhiệt hạch tổng hợp thì chắc còn lâu. Một công nghệ đặc biệt
phát triển nữa là công nghệ thông tin (thuộc trụ cột thứ tư). Sự phát triển như
vũ bão của công nghệ thông tin khiến thế gíơi ngày càng thu nhỏ, ngày càng

hoà nhập làm một, xoá nhoà những khoảng cách về thời gian và không gian.
Thế giới đang bàn tính việc cùng làm "thương mại điện tử" rồi "chính phủ
điện tử", "tiêu dùng điện tử" Ðây là giai đoạn CNTT phát triển vượt bậc, tác
động sâu sắc và rộng khắp. Trong lịch sử khoa học - kỹ thuật từ trước tới nay
chưa có một lĩnh vực khoa học nào, một phát minh khoa học - công nghệ nào
lại có tác động to lớn như công nghệ thông tin. Nó được sử dụng ở mọi lĩnh
vực, đến từng gia đình, từng con người, gây ra những thay đổi sâu sắc về
phong cách hoạt động của mọi đối tượng từ các khối liên minh tới từng quốc
gia và từng người dân. Gần đây Trung Quốc có xuất bản một cuốn sách về
kinh tế tri thức mà mục đích là để cảnh tỉnh mọi người trước những biến đổi
ghê gớm của thế giới do công nghệ thông tin tạo ra. Những biến đổi này nước
nào không chú ý tới thì tức là đã phạm sai lầm hết sức to lớn. Thời Khang Hy
đã phạm sai lầm, mặc dù đó là thời cực thịnh, thời kỳ Trung Quốc rất chú ý
phát triển kỹ thuật. Phải nói rằng nền kỹ thuật Trung Quốc đã được hình
thành từ lâu, thậm chí ra đời trước kỹ thuật châu Âu đến năm, bảy thế kỷ tuy
nhiên phát triển rất chậm so với châu Âu. Ðến thời Khang Hy kỹ thuật Trung
Quốc phát triển mạnh đến nỗi người ta nói Trung Quốc thời kỳ đó còn giàu
hơn các nước châu Âu. Rất tiếc là Khang Hy chủ trương đóng cửa, không
muốn tiếp thu cách mạng công nghiệp của châu Âu, tàu bè Châu Âu đã có
động cơ nhưng Trung Quốc vẫn cứ là tàu buồm, nên phải chịu kết cục bi
thảm, bị các nước Châu Âu đè bẹp (thời nhà Thanh). Ơ ta thì có thời kỳ vua
Tự Ðức, cũng có sai lầm tương tự. Tóm lại bài học lịch sử để lại là các nước
đều phải tranh thủ tiếp cận với cách mạng công nghệ thế giới để có thể phát
triển nước mình, tránh khỏi thua thiệt.
Bốn ngành khoa học - công nghệ nói trên là bốn trụ cột chính của công
nghệ cao. Những tri thức khoa học ở trình độ cao nhất, được con người tích
luỹ và nâng cao từ đời nọ qua đời kia có tác động rất mạnh đến sản xuất được
gọi là công nghệ cao. Ngoài bốn ngành công nghệ chính là công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, nhiều nước còn thêm
vào lĩnh vực công nghệ cao nhiều ngành khác, ví dụ Trung Quốc gọi Hải

dương học hay khoa học vũ trụ đều là công nghệ cao. Song thông thường,
người ta nhấn mạnh 4 lĩnh vực công nghệ nói trên vì đó là 4 trụ cột của nền
sản xuất, nền kỹ thuật. Trong 4 trụ cột đó công nghệ thông tin có vai trò quan
trọng nhất, tạo ra động lực để con người chuyển sang xã hội thông tin.
Quá trình phát triển của công nghệ thông tin diễn ra qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn thu thập và xử lý thông tin thông thường bằng
tay bằng sổ sách Sang đến giai đoạn hai đã bắt đầu có sự can thiệp của máy
móc, giúp con người xử lý chính xác hơn, tin cậy hơn, nhanh hơn. Giai đoạn
ba là giai đoạn sử dụng máy tính, việc xử lý thông tin hơn hẳn giai đoạn
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 22
TiÓu luËn triÕt häc
trước, nhiều việc xử lý được tự động hoá, và do đó thông tin biến thành tri
thức mới (xử lý thông tin cho người ta những hiểu biết mới, các mối quan hệ
có tính quy luật) . Chuyển sang giai đoạn thứ tư là giai đoạn "thông minh",
máy móc không chỉ làm khâu tính toán mà còn tổng hợp số liệu, phân tích số
liệu, rút ra kết luận một cách rất nhanh chóng và chuẩn xác và đưa ra cách
giải quyết các vấn đề. Ðây là giai đoạn nhân nhanh tri thức con người. Thông
tin là tài nguyên quý giá, thông tin là tri thức. Có thể nói giai đoạn này là giai
đoạn máy móc có trí tuệ hay còn gọi là giai đoạn của những cỗ máy thông
minh. Hiện nay công nghệ thông tin Trung Quốc đã qua giai đoạn thứ ba, và
đang chuyển sang giai đoạn thứ tư, chính là nhờ mạng máy tính.
Công nghệ cao có những đặc điểm gì ?
Công nghệ cao là công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới
nhất với hàm lượng tri thức và hàm lượng khoa học cao nhất. Với đặc điểm
khoa học phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì công nghệ cao là sự gắn kết
của khoa học với sản xuất. Nó chập cả ba quá trình khoa học: nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai làm một. Những lĩnh vực
khoa học mà trực tiếp ra sản xuất như thế là công nghệ cao.
Do đặc điểm như vậy tác động của công nghệ cao đến sự phát triển là
rất rõ ràng. Nó tạo ra các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực dịch vụ mới có năng

xuất, chất lượng hiệu quả cao nhất. Ðó chính là khoa học tạo ra sản phẩm,
khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp như Max nói.
Tác động của công nghệ cao đến sản xuất trên thế giới:
Thứ nhất công nghệ cao cải tạo các lĩnh vực sản xuất dịch vụ truyền
thống. Ví dụ ngành sản xuất ô tô vốn là ngành truyền thống lâu đời song giờ
đây đã biến đổi nhiều, dựa nhiều vào tri thức, vào công nghệ cao. Sản phẩm
của ngành được sử dụng vật liệu mới, nhẹ hơn tới 70 Ờ 80% so với sản phẩm
truyền thống và được điều khiển tự động do vậy trở nên khác xa các sản phẩm
truyền thống. Khi một ngành đạt tới sự thay thế tới 70% thì đó là ngành công
nghệ cao, hoặc ngành đó trở thành ngành có tính công nghệ cao.
Thứ hai công nghệ cao sản sinh ra các ngành sản xuất, dịch vụ mới. Sự
phát triển của công nghệ thông tin là biểu hiện rõ ràng nhất. Cách đây 20 năm
sản phẩm của nó còn chưa đáng kể trên thị trường thế giới song giờ đây tổng
giá trị sản phẩm của CNTT đã lên tới gần 1000 tỷ đôla/năm. Công nghệ thông
tin đang phát triển rất nhanh, mỗi năm tăng mười mấy phần trăm. Hiện nay
CNTT đã trở thành ngành sản xuất dịch vụ lớn nhất trên thế giới, vượt cả ô tô
và dầu khí vốn là hai ngành đứng đầu. Ngoài việc sản xuất máy tính và lập
phần mềm là những ngành rất lớn, CNTT còn tạo ra rất nhiều ngành dịch vụ
mới. CNTT còn thâm nhập vào nhiều ngành khác và tạo thêm nhiều công việc
mới. Ví dụ thương mại điện tử mở ra sẽ tạo thêm nhiều việc làm, cuốn hút rất
nhiều lao động có chuyên môn cao. Ðó thực sự là một chuyên ngành rất mới.
Những ngành mà công nghệ cao tạo ra này không chỉ rất mới mà còn có tính
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 23
TiÓu luËn triÕt häc
cạnh tranh rất cao, hiệu quả rất cao. Từ đó thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế trên thế giới cũng như trong từng nước. Ngoài lĩnh vực sản xuất và
dịch vụ, công nghệ cao còn tác động rất mạnh tới các hoạt động tổ chức, quản
lý, tới các mối quan hệ xã hội. Có thể nói công nghệ cao có tác động đến tất
cả các hoạt động của xã hội loài người. Ðây là đặc trưng nổi bật xã hội loài
người giai đoạn cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Ðặc điểm cần nhấn mạnh nữa của công nghệ cao là nó đẩy trình độ sản
xuất của loài người tiến lên một bước. Quá trình sản xuất kiểu cổ điển đi từ
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng rồi mới đến nghiên cứu triển khai và
sản xuất hàng loạt nay ngày càng rút ngắn thậm chí không còn phân biệt ranh
giới nữa. Quá trình từ nghiên cứu đến sản xuất được rút ngắn đến tận cùng. Ơ
nhiều lĩnh vực đã không còn phân biệt được đâu là sản xuất đâu là nghiên
cứu. Vào thăm cơ sở của một hãng nào đó ở thung lũng Silicon người ta
không biết gọi nó là xưởng sản xuất hay là phòng thí nghiệm bởi cả hai cách
gọi đều không sai. Gọi là xưởng sản xuất vì ở đó sản phẩm được sản xuất ra
hàng loạt còn gọi là labo bởi quá trình làm ra sản phẩm là quá trình tìm tòi,
nghiên cứu khoa học. Ðiều kiện sản xuất trong những cơ sở này tinh vi hơn
rất nhiều so với các phòng thí nghiệm thông thường. Phòng sản xuất các linh
kiện đặc biệt dùng trong máy tính xây dựng tốn kém mấy trăm triệu đôla bởi
chỉ riêng không khí vào phòng đã phải lọc qua bẩy lần.
Khoa học mang tính chuyên sâu rất cao đồng thời cũng đòi hỏi tính
tổng hợp rất cao, đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngành, sự gắn bó chặt chẽ giữa
hai lĩnh vực, cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Ðó cũng là một trong
những xu hướng phát triển khoa học ngày nay.
Công nghệ cao đặt ra đòi hỏi mới đối với giáo dục - đào tạo:
Xưa nay ta vẫn dùng các khái niệm "quốc sách", "nền tảng" để nói lên
vị trí, vai trò của giáo dục trong xã hội. Song với sự phát triển như vũ bão của
khoa học Ờ công nghệ trên thế giới hiện nay có lẽ các khái niệm ta vẫn dùng
chưa nói hết được vai trò đặc biệt hiện nay của giáo dục. Hoạt động công
nghệ bây giờ chủ yếu là nghiên cứu khoa học do vậy nó đặt ra yêu cầu rất cao
về tri thức. Con người phải được giáo dục, đào tạo sao cho có đủ tri thức để
đảm đương được mọi công việc trong lĩnh vực công nghệ cao. Trong lĩnh vực
này, tất cả mọi người đều phải đạt đến một trình độ nhất định. Tập thể lao
động chỉ bao gồm toàn các chuyên gia. Chính vì vậy, để phát triển được công
nghệ cao, phải có giáo dục, giáo dục trở thành yếu tố quyết định, là cơ sở chủ
yếu nhất cho xã hội công nghệ cao.

3. Nền kinh tế tri thức
Công nghệ cao ngày càng xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực, các
ngành sản xuất của nền kinh tế công nghiệp truyền thống và từng bước biến
đổi nó thành nền kinh tế tri thức. Có khá nhiều cách gọi khác nhau về nền
kinh tế mới song bản chất chỉ là một. Có nơi gọi là nền kinh tế dựa vào tri
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 24
TiÓu luËn triÕt häc
thức, có nơi lại gọi là nền kinh tế tri thức. Khái niệm "nền kinh tế tri thức" đã
được Liên Hiệp Quốc chính thức sử dụng. Ðây là xu thế phát triển chính của
thế kỷ 21. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào khoa học và tri
thức. Ở đây nếu chỉ nhận thấy vai trò của khoa học thì chưa đủ bởi công nghệ
không chỉ từ khoa học mà ra mà còn từ tri thức, từ nguồn tài sản đặc biệt mà
loài người đã tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển dài lâu của mình.
Cái cốt lõi của nền kinh tế tri thức là công nghệ cao. Người ta đánh giá nền
kinh tế của một nước đạt tới trình độ kinh tế tri thức hay chưa là dựa trên cơ
sở nền kinh tế đó có đạt được một tỷ lệ nhất định các ngành sản xuất, ngành
dịch vụ dựa vào công nghệ cao. Trong cuộc tranh luận cách đây vài năm do
Liên Hiệp Quốc tổ chức về tác động của khoa học Ờ công nghệ đối với sự
phát triển xã hội, hầu hết các nước đi đến nhất trí rằng tác động mạnh mẽ nhất
của khoa học Ờ công nghệ đối với xã hội loài người sẽ diễn ra vào những năm
ba mươi của thế kỷ này và phải tới nửa sau của thế kỷ tức là vào những năm
năm mươi thì thế giới mới có được ở phạm vi toàn cầu một nền kinh tế tri
thức tương đối hoàn chỉnh.
Những đặc trưng chính của nền kinh tế tri thức :
Thứ nhất đó là nền kinh tế dựa vào tri thức. Tri thức tạo ra giá trị cao
nhất trong xã hội. Các nền kinh tế khác trong lịch sử loài người cũng dựa vào
tri thức song ở các mức độ khác nhau và tri thức ở đó chưa có ý nghĩa quyết
định, yếu tố quyết định là những yếu tố như lao động, như tài nguyên. Trong
nền kinh tế tri thức thì tri thức là yếu tố quyết định. Sở hữu tài nguyên không
còn là quan trọng nhất nữa mà là sở hữu tri thức, sở hữu trí tuệ. Do vậy có thể

nói nền kinh tế trí thức là giai đoạn cao nhất trong sự phát triển hoạt động sản
xuất của loài người. Từ trước đến nay loài người đã trải qua nhiều giai đoạn
phát triển kinh tế, phát triển văn minh. Ví dụ ở thời kỳ kinh tế nông nghịêp,
kinh tế dựa chủ yếu vào lao động thô sơ, ở thời kỳ kinh tế công nghiệp kinh tế
dựa chủ yếu vào tài nguyên sang giai đoạn mới này kinh tế dựa chủ yếu vào
tri thức, tri thức là quyết định. Ai chiếm hữu được tri thức thì người đó thắng
trong cuộc cạnh tranh. Từ đó đặt ra rất nhiều vấn đề mới. Ví dụ, sở hữu công
nghịêp, sở hữu trí tuệ không phải là vấn đề mới, nó đã có từ hàng trăm năm
nay, song vấn đề là ở chỗ mọi thể chế, mọi quy định về sở hữu trí tuệ hiện nay
trên thế giới đều trở nên bất cập, không còn phù hợp nữa. Sắp tới khi xã hội
chuyển mạnh hơn sang xã hội thông tin thì vấn đề này sẽ càng gay cấn, quyết
liệt hơn.
Những số liệu nêu lên dưới đây cho thấy vai trò đặc biệt của giáo dục
và khoa học trong nền kinh tế tri thức. Trước hết nói về vai trò của khoa học:
trong kinh tế nông nghiệp, vai trò khoa học còn yếu, không đáng kể. Chuyển
sang kinh tế công nghiệp vai trò lớn hơn hẳn và tác dụng của khoa học rất rõ
ràng. Dẫn chứng là bình quân GDP các nước chi cho khoa học chỉ có từ 1 Ờ 2
% GDP song đóng góp của khoa học vào nền kinh tế đạt đến 30 Ờ 40% GDP.
Ðến nền kinh tế tri thức, vai trò khoa học trở nên cực kỳ to lớn, là yếu tố
Nhóm 1- Lớp TDL&MMT 25

×