Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Hãy phân tích và chứng minh qua bài Con cò của Chế lan Viên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.39 KB, 2 trang )

Hình ảnh cánh cò trong lời ru của mẹ vẫn từng ngày bay vào giấc
ngủ của con, mang theo tình yêu của mẹ, và như thế, cánh cò sẽ
theo con trên mọi chặng đường đời.
Nếu ở đoạn một, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu, xuất phát, thì sang đoạn hai, cánh cò đã
trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành
của con người trong suốt cuộc đời.
Hình ảnh cánh cò trong lời ru của mẹ vẫn từng ngày bay vào giấc ngủ của con, mang theo tình yêu của
mẹ, và như thế, cánh cò sẽ theo con trên mọi chặng đường đời. Cánh cò trong giấc ngủ tuổi thơ vỗ về con
qua những câu hát của mẹ:
Ngủ yên! Ngú yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Câu hát ấy của mẹ thật thiết tha, vang vọng, nhẹ nhàng để đưa con vào trong giấc ngú. Để cho cò trắng
đến làm quen, rồi cò đứng quanh nôi và cò vào trong tổ. Dường như giữa cò và em bé đã có một sợi dâv
gắn kết vô hình. Cánh cò đã mang tình yêu của mẹ, đi vào giấc ngủ của em, rồi từ đó đi vào tâm hồn em.
Bằng sự liên tưởng, tưởng tương phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm
chứa nhiều ý nghĩa. Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm đến cánh cò của tuổi tới
trường quấn quýt chân con và cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ:
Con ngủ yên thì cò củng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học.
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?,
Con làm thi sỉ.
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...



Em ngủ ngon vì có cánh cò nâng giấc, vì cánh của cò hai đứa đắp chung đôi. Hình ảnh thơ gợi ra nhiều
liên tưởng độc đáo, vừa thực vừa hư ảo. Cánh cò giờ đây là hóa thân của tình mẹ, là người bạn tri âm,
luôn ở bên con, luôn che chở cho con. Cò nằm cạnh con và hai đứa đắp chung đôi cánh trắng muốt, nhỏ
bé. Đôi cánh ấy phải chăng là đôi cánh của những thiên thần, mang đến cho con sự ấm áp từ tình mẫu tử?
Rồi từng ngày trôi qua, con đang ngày ngày khôn lớn, cánh cò sẽ theo con đi học và mang theo cả lời ru
của mẹ trong suốt những năm tháng của cuộc đời. Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân là hình ảnh thơ gợi
nên nhiều suy nghĩ. Là cánh cò luôn gắn bó với tuổi thơ, cũng là tình mẹ luôn trong lành, tinh khôi. Là
cánh cò bay theo con, cũng như mẹ sẽ chắp cánh cho con đến những chân trời xa xôi, cho tới khi con đã
trưởng thành.
Câu thơ Lớn lên, lớn lên, lớn lên... với điệp từ và dấu chấm lửng đã thể hiện khát khao, mong mỏi của
mẹ; mẹ mong cho con khôn lớn, nên người. Dấu ba chấm như dồn tụ, chất chứa tất cả tấm lòng người mẹ
dành cho đứa con yêu quý.
Khi con đã nên người, đó là lúc mẹ hỏi: Con làm gì? Câu thơ đâu phải mẹ hỏi con, mà là mẹ đang hỏi
chính mình. Và mẹ lại tự trả lời: Con làm thi sĩ vì thi sĩ là những người đem cái đẹp đến cho đời. Đó cũng
là ước mơ cháy bỏng của mẹ vào tương lai của con.
Và cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ như tình mẹ lớn dần lên, dõi theo con, không ngừng nghỉ đế
chắp cánh cho ước mơ của con. Và để tình yêu của mẹ, niềm khao khát của mẹ sẽ là nguồn cảm hứng vô
tận cho những sáng tác của con, làm đẹp cho đời, làm nên những giá trị tinh thần thiêng liêng cho cuộc
sống. Bởi tình yêu thương âm thầm, lặng lẽ của cò, của mẹ chỉ có con mới hiểu được hết.

Trích: loigiaihay.com



×