Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phân tích biện chứng của quá trình nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67 KB, 3 trang )

Biện chứng của quá trình nhận thức ?
Con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách
quan.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh giản đơn,
thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó đã
được Lênin chỉ ra như sau:
"Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
- đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực
khách quan".
Theo Lênin, quá trình nhận thức trải qua hai khâu:
1. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
a) Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu tiên, gắn liền với
thực tiễn và thông qua các giác quan trong đó:
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự vật,
hiện tượng tác động vào các giác quan, gây nên sự kích thích của các tế bào thần
kinh làm xuất hiện các cảm giác. Cảm giác là hình ảnh phản ánh từng thuộc tính
riêng lẻ của sự vật, hiện tượng như màu sắc, mùi, vị, độ rắn
+ Tri giác là hình thức kế tiếp sau cảm giác. Tri giác không phản ánh từng thuộc
tính riêng lẻ, mà phản ánh nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ
giữa chúng với nhau: tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác kết hợp lại. Cũng
giống như cảm giác, tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cánh trực tiếp thông
qua các giác quan.
+ Biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động.
Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật do tri giác đem lại. Biểu
tượng là hình ảnh về sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi sự vật không
còn hiện diện trực tiếp trước chủ thể. Con người không cần quan sát trực tiếp sự
vật mà vẫn hình dung ra chúng dựa trên sự tiếp xúc nhiều lần trước đó. Do đó ở
biểu tượng, nhận thức đã ít nhiều mang tính chất gián tiếp. Biểu tượng là khâu
trung gian giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.
b) Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận
thức gồm các hình thức khái niệm, phán đoán, suy lý:


+ Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng.
Nó phản ánh, khái quát những đặc tính cơ bản và phổ biến của một lớp các sự vật,
hiện tượng nhất định.
Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là kết quả của sự khái
quát những tri thức do trực quan sinh động đem lại.
+ Phán đoán là sự vận dụng các khái niệm trong ý thức con người để phản ánh mối
liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tính, tính chất của chúng.
Có rất nhiều loại phán đoán khác nhau: phán đoán khẳng định, phán đoán phủ
định, phán đoán phổ biến, phán đoán đặc thù và phán đoán đơn nhất.
+ Suy lý là quá trình lôgíc của tư duy tuân theo quy luật nhất định để tạo ra một
phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.
Tính chân thực của phán đoán kết luận phụ thuộc vào tính chân thực của phán đoán
tiền đề cũng như tính hợp quy luật của quá trình suy luận.
c) Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: nhận thức cảm tính là giai đoạn
thấp, phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính.
Ngược lại, nhận thức lý tính là giai đoạn cao, phản ánh khách thể một cách gián
tiếp, khái quát đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một quá trình nhận
thức, dựa trên cơ sở thực tiễn và hoạt động thần kinh cao cấp. Giữa chúng có sự tác
động qua lại: nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính, nhận thức
lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén
hơn.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự thống nhất giữa nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy cảm (đề cao vai
trò của nhận thức cảm tính) và chủ nghĩa duy lý (đề cao vai trò của nhận thức lý
tính).
2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
- Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân lý hay là sai lầm.
Ngoài ra, mục đích của nhận thức là để định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo

thế giới.
- Quay trở về thực tiễn, nhận thức hoàn thành một chu trình biện chứng của nó.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn mới một chu trình nhận thức tiếp theo lại bắt đầu và
cứ như thế mãi mãi.

×