Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.7 KB, 2 trang )
câu chuyện đã phản ánh rất rõ nét về thân phận của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến. Tuy có nhiều khả năng tránh được thảm
kịch nhưng những hủ tục cổ xưa lại làm cho thảm kịch xảy ra.
Nghi ngút dầu ghènh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lên từ một câu chuyện có thật trong
xã hội bất công phong kiến. Câu chuyện hòa trong cái thực và cái hư với hai cảnh sống khác nhau của Vũ
Thị Thiết người con gái Nam Xương. Một cảnh trần gian và một ở thủy cung. Tuy đó là hai cảnh đời khác
nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một câu chuyện hay đúng với tựa đề của tập truyện:
“Truyền kì mạn lục”. Đây là một tập truyện ngắn viết bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam vào thế kỉ mười
sáu.
Vũ Thị Thiết là người con gái đức hạnh, con nhà Nho giáo, có học lại xinh đẹp. Còn Trương Sinh vốn là
con nhà giàu nhưng không có học, tính tình đa nghi nóng nảy. Với sự chủ hôn của hai gia đình, Vũ Thị
Thiết và Trương Sinh nên duyên chồng vợ với tính tình trái ngược nhau. Biết chồng có tính đa nghi, nàng
càng giữ gìn khuôn phép, yêu thương chiều chuộng chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng chiến
tranh xảy ra, triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân xa mẹ, xa vợ. Nàng ở nhà với bụng mang dạ
chửa, và phải chăm sóc mẹ già luôn đau ốm. Nỗi xa chồng chưa dứt nàng phải mang thêm một niềm đau
khác là mẹ chồng mất. Nàng lo cho mẹ chồng mồ yên mả đẹp chẳng khác mẹ mình. Và nàng còn phải vất
vả nuôi dạy con thơ. Thiết tưởng tấm lòng ấy nàng sẽ được đền bù thỏa đáng. Nhưng nào ngờ khi Trương
Sinh trở về sum họp gia đình thì đứa con không nhận là bố. Nó nói: “ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư?
Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít... Trước đây thường có một người đàn
ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
Nghe thế tính đa nghi của Trương Sinh nổi dậy, làm cho chàng trở nên mù quáng. Chàng nghĩ rằng vợ
mình đã làm một việc mà không một ai có thể tha thứ được đó là tội ngoại tình. Thế là chàng ruồng rẫy
đánh đuổi nàng đi. không chịu nghe những lời nàng nói. Với nỗi oan ức đó nàng đã gieo mình xuống sông
tự vẫn.
Cái chết của Vũ Nương gây cho người đọc nhiều thương tiếc, thương cho người phụ nữ đức hạnh phải
chết oan. Tiếc cho kiếp đời ngắn ngủi của người con gái đảm đang, thủy chung. Bên cạnh đó còn có sự
tức giận đối với tính tình của Trương Sinh. Tuy nhiên, truyện khỏng phải không có hé mở các khả năng