Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

giáo án tích hợp liên môn môn địa lý 9 bài 44 tìm hiểu địa lí địa phương tìm HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ TRỒNG mía và nấu ĐƯỜNG ở VĨNH cửu ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 19 trang )

Phòng GD - ĐT Vĩnh Cửu
Trường: THCS Thạnh Phú

ĐỊA LÍ 9
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

BÀI 44 THỰC HÀNH : TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG:

NGHỀ TRỒNG MÍA VÀ NẤU ĐƯỜNG
Ở VĨNH CỬU –ĐỒNG NAI
I/ HỒ SƠ DẠY HỌC:
Tìm hiểu địa lí địa phương
Chủ đề : Tìm hiểu nghề truyền thống
“NGHỀ TRỒNG MÍA VÀ NẤU ĐƯỜNG Ở VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI ”
II/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Nắm được quá trình hình thành và phát triển của cây mía.
- Biết được tình hình trồng mía trong giai đoạn hiện nay. Biết được đời sống người
trồng mía, người làm nghề nấu đường cũng như giá đường hay dao động gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống người trồng.
- Biết được quá trình ép mía trải qua các công đoạn với nhiều kĩ thuật khác nhau
cuối cùng tạo ra hàng đặc trưng đó là đường .
- Biết được từ đường có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như: Chè, bánh,
kẹo ,kẹo đậu phộng , cốm gạo, cốm nếp....
- Vận dụng kiến thức liên môn để biết và giải thích một số vấn đề : Trồng mía sao
cho mía tốt và cho lượng đường nhiều; nấu đường thì phải cung cấp lượng nhiệt
như thế nào là phù hợp để đường ngon không bị đen hay bị cháy; cần bao nhiêu
người hỗ trợ ở công đoạn cuối hay cần những vật dụng gì ……
2/ Kĩ năng:
- Biết quan sát, mô tả,tìm hiểu cách thức làm đất, cách trồng mía với khoảng cách


ra sao (tùy thuộc giống), cung cấp lượng vôi như thế nào so với diện tích đất.
- Kĩ năng nấu đường : Biết khi nào đường vừa chín tới và phải cho lượng vôi vào là
bao nhiêu cho phù hợp.
- Kĩ năng vớt bọt để cho đường sạch , không bị đen.
- Kĩ năng thu thập thông tin, số liệu, ghi chép, trình bày kết quả về việc khảo sát,
tìm hiểu, tham quan thực địa.
- Kĩ năng viết báo cáo khi tìm hiểu thực tế, thể hiện cảm xúc khi khảo sát thực tế.
- Kĩ năng cảm thông chia sẽ với những người làm nghề trong điều kiện giá lao
động còn thấp, công việc làm không thường xuyên ( vì còn mang tính mùa ), giá
đường bấp bênh do gặp phải sự cạnh tranh của thị trường nên một số hộ nông dân
không còn mặn mà trồng mía nữa mà thay vào là cây trồng khác như đậu
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 1


phộng,cao su, tràm,khoai mì, các loại hioa màu ....Nghề nấu đường truyền thống
mía đường có nguy cơ bị mai một .
3/ Tư tưởng :
Giáo dục tinh thần yêu lao động của những nông dân không ngại khó khăn gian
khổ trong thời tiết nắng và nóng vào mùa khô khi tham gia thu hoạch mía.Những
người thợ nấu đường trong điều kiện nhiệt độ lò cao vào ban
ngày cũng như khi vào ban đêm .
- Giáo dục lòng tự hào về nghề truyền thống địa phương từ bao
đời nay là nghề trồng mía, nấu đường ở Bình Lợi- Vĩnh CửuĐồng Nai
- Biết cảm thông ,chia sẻ, biết giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa của địa phương, của đất nước.
- Thấy được việc cần làm của mình cũng như của mọi người để
phát huy nghề truyển thống mía đường .
III/ ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC :

- Học sinh .
+ Số lượng : 35 HS lớp 91 năm học 2013-2014
IV / Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC :
1/ Đối với thực tiễn dạy học:
- Cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực
ngành, nghề địa phương nhằm gắn liền giữa lý luận và thực tiễn.
- Giúp học sinh hứng thú ,say mê học tập sau những giờ căng
thẳng trên lớp.
- Giúp cho các bậc phụ huynh có cái nhìn mới hơn về kế hoạch
giảng dạy trong trường phổ thông vào năm 2015 là đổi mới nội
dung dạy học, vận dụng tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề,
tăng cường thực hành, thí nghiệm, giảm gánh nặng về lý thuyết.
2/ Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Tạo môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò.Giữa các
bạn cùng lớp để các em hiểu và gần nhau hơn.
- Học sinh có điều kiện khảo sát thực tế tự tìm hiểu nghành nghề
địa phương và vận dụng có thể phát hiện thêm nhiều ngành nghề
quanh mình mà từ trước đến giờ các em chưa quan tâm đến.
V/ THIẾT BỊ DẠY HỌC ,HỌC LIỆU :
1/ Các thiết bị, đồ dùng dạy học,học liệu :
- Bài sọan của giáo viên vế tiết học ngoaị khóa.
- Sắp xếp cho các nhóm học sinh khi bắt đầu khi khảo sát thực tế (
chia nhóm và cử nhóm trưởng mỗi nhóm )
- Chuẩn bị xe và bố trí số người mỗi xe.
- Liên hệ trước với chủ mía ,chủ lò để được sự phối hợp chặt chẽ.
- Chuẩn bị máy ảnh, máy quay phim, giấy viết để ghi chép.
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 2



- Chuẩn bị áo dài tay, bao tay để không bị sót khi ra mía. Khẩu
trang để không bị nóng khi vào lò nấu đường.
- Tư liệu về nghề nấu đường.
- Phiếu tự đánh giá do giáo viên cung cấp.
2/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài
học:
- Hướng dẫn cách quay phim,chụp ảnh,cách đặt câu hỏi khi khảo
sát với những người làm nghề.
- Thu thập xong thông tin, số liệu, quay video, trình chiếu sau
buổi ngoạị khóa để giáo viên và học sinh cùng đánh giá những cái
đã được, cái chưa được rồi rút kinh nghiệm cho những đợt ngọai
khóa sau.
VI / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN HÀNH DẠY HỌC:
1/ Chuẩn bị :
- Giáo viên và các nhóm học sinh cùng về ấp 3 Bình Lợi- Vĩnh
Cửu- Đồng Nai tìm
hiểu nghề trồng mía, thu hoạch mía , nấu đường cũng như cuộc
sống người làm mía và tình hình trồng mía trong giai đoạn hiện
nay.
2/ Dạy học thực địa :
a./ Chuẩn bị trước khi đến học tập tại thực địa
a.1/ Giáo viên:
- Giáo án dạy học thực địa.
- Liên hệ trước với chủ lò mía để nhờ sự giúp đỡ.
- Biên soạn bộ câu hỏi để định hướng học sinh tìm hiểu, quan sát,
… trả lời khi tìm hiểu ở thực địa.
- Nhắc học sinh mang theo những vật dụng cần thiết.
- Chuẩn bị xe và phương tiện đi lại.
a.2/ Học sinh :

- Mang theo thức ăn và nước uống .
- Áo dài tay ,bao tay và khẩu trang .
b/ Thảo luận trước khi thực địa:
- Để khuyến khích học sinh thích thú về nghề truyền thống thì
GV cho nghe nhạc với bài hát ‘ Hát về cây mía quê em”
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh nơi sẽ đến : Cánh đồng đang
thu hoạch mía và lò mía chú Huỳnh Công Minh ấp 3 - Bình Lợi Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
- Phân công 5 nhóm học sinh tìm hiểu nội dung khác nhau.
Nhóm 1: Tìm hiểu nghề trồng mía và thu hoạch mía.
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 3


Nhóm 2: Kinh nghiệm trong việc vớt bọt mía và cho vôi vào
nước chè.
Nhóm 3: Kinh nghiệm đánh lao và thục rùa
Nhóm 4: Kinh nghiệm trong việc rót đường vào khuôn.
Nhóm5: Tìm hiểu cuộc sồng người làm mía và tình hình trồng
mía trong giai đoạn hiện nay.
c/. Học tập, nghiên cứu tại thực địa:
Tiến trình tham gia ngoại khóa.
- Kiểm tra sĩ số: Giáo viên ổn định học sinh ( ghi số lượng học
sinh tham gia là bao nhiêu).
- Bắt đầu chuyến khảo sát về ấp 3 Bình Lợi-Vĩnh Cửu - Đồng
Nai.
Nhóm 1:
c.1/ Tìm hiểu nghề trồng mía:
- HS tham quan cảnh trồng mía và tìm hiểu cách trồng mía như :
Chọn mía giống

như thế nào, mía giống đem trồng mỗi đoạn có chiều dài là bao
nhiêu, khỏang cách hàng nọ với hàng kia bao nhiêu là được, cày
sâu là bao nhiêu, cần rải bao nhiêu kg vôi cho 1 ha đất, phối hợp
với những loại phân gì…

GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 4


Liên môn Địa – Lý :
- Kinh nghiệm trồng mía : Người nắm bắt được kinh nghiệm
trồng mía phải là người am hiểu về thời tiết, độ ẩm, loại đất… Ở
Vĩnh Cửu hầu hết người dân đều trồng mía vào khoảng tháng 9
đến tháng 10 dương lịch. Đây là giai đoạn cuối mùa mưa đầu mùa
khô, trồng mía trong thời gian này thì mía sẽ nảy mầm vào đúng
mùa xuân năm sau và khi mùa mưa tới sẽ là điều kiện tốt để cây
mía phát triển. Việc đặt hom mía nông hau sâu, nén chặt hay để
lỏng là tùy thuộc vào loại đất, chẳng hạn
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 5


như đất cát thì phải trồng sâu và nén chặt để đảm bảo độ ẩm cho
cây mía nảy mầm, ngược lại với loại đất mà tỷ lê sét nhiều thì
trồng nông và đất để lỏng hơn…
Môn Địa :
Đất cày sâu là bao nhiêu,cần bao nhiêu kg vôi cho 1 ha đất, phối
hợp với những

những loại phân gì…
Môn Lý :
-Tính được khỏang cách hai mía như thế nào là phù hợp,đặt mía
nông hay sâu, nén chặt hay vừa tùy thuộc loại đất.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 6


Kinh nghiệm thu hoạch mía
Liên môn Công nghệ -Hóa
Thu hoạch đúng thời điểm là rất cần thiết để đảm bảo lượng
đường của mía nguyên liệu. Ngoài việc căn cứ vào giống mía,
thời vụ, phương cách chăm bón… để xác định độ tuổi của mía
chín thì những người nông dân Vĩnh Cửu còn có những cách nhận
biết riêng mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. khi mía chín, lá mía
bắt đầu chuyển sang màu vàng, số lượng lá giảm, tróc ra khỏi
thân mía.
Lượng phấn màu trắng trên thân mía giảm, thân mía có màu sẫm,
da mía trở nên bóng. Đó là lúc thu hoạch mía tốt nhất và cho hiệu
quả kinh tế cao.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 7


Môn Công nghệ :
- Biết căn cứ vào giống mía, thời vụ, phương cách chăm bón… để

xác định độ tuổi của mía chín .
Môn Hóa :
- Biết khi mía chín, lá mía bắt đầu chuyển sang màu vàng, số
lượng lá giảm, tróc ra khỏi thân mía. Lượng phấn màu trắng trên
thân mía giảm, thân mía có màu sẫm, da mía trở nên bóng.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 8


Nhóm 2: Tìm hiểu
c.2/ Kinh nghiệm
trong việc hớt bọt mía và cho vôi vào nước chè:
- Việc thiết kế lò nấu đường tùy vào mỗi chủ lò, kinh nghiệm của
mỗi người là khác nhau nhưng có chung mục đích làm cho công
việc đạt hiệu quả cao nhất.
- Bằng nhiều năm kinh nghiệm : Nếu thiết kế lò nấu người ta đắp
miệng chảo đứng, do vậy rất khó vớt bọt. Sau này rút kinh
nghiệm, người ta làm miệng chảo thoải và rộng hơn, nước mía
được nấu sôi dâng lên, khi rút xuống sẽ để lại lớp bọt trên thành
chảo, rất thuận lợi cho việc vớt ra.
- Cho vôi vào nước chè với mục đích làm cho quá trình cô đặc
của đường diễn ra nhanh hơn. Cho vôi nhiều hay ít là phụ thuộc
hàm lượng đường của mía nguyên liệu. Để nhận biết được điều
này đòi hỏi thợ cái phải là người tinh tế và có nhiều năm kinh
nghiệm. Thợ cái sẽ căn cứ vào chữ đường của mía để cho vôi.
Mía có chữ đường cao thì cho vôi ít, ngược lại mía có chữ đường
thấp thì cần cho nhiều vôi hơn.


GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 9


Môn Lý :
- Nếu thiết kế lò nấu người ta đắp miệng chảo đứng, do vậy rất
khó vớt bọt. Sau này rút kinh nghiệm, người ta làm miệng chảo
thoải và rộng hơn, nước mía được nấu sôi dâng lên, khi rút xuống
sẽ để lại lớp bọt trên thành chảo, rất thuận lợi cho việc vớt ra.
Môn Hóa :
- Cho vôi nhiều hay ít là phụ thuộc hàm lượng đường của mía
nguyên liệu.Mía có chữ đường cao thì cho vôi ít, ngược lại mía có
chữ đường thấp thì cần cho nhiều vôi hơn.
c.3/ Nhóm 3: Kinh nghiệm đánh lao và thục rùa
Liên môn Hóa –Lý
- Nước chè chín thường ở chảo cuối. Bằng sự tinh tế của mình,
thợ cái sẽ quyết định khi nào thì đưa đường ra chảo lao. Thông
thường, khi đường đã đạt đến một sự cô đặc nhất định, thợ cái
dùng cái chén nhúng vào chảo đường và nhấc lên, nếu thấy đường
rơi xuống mạnh, có độ sánh thì đã đến thời điểm cho đường ra
chảo đánh lao, chuẩn bị rót khuôn. Ngược lại, nếu đường rơi
xuống có sợi mảnh, lỏng thì cần được nấu tiếp cho đến khi đạt
được độ sánh nhất định.
Môn Hóa:
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 10



- Khi đường đã đạt đến một sự cô đặc nhất định là đường đã
chín.

Môn Lý :
- Thấy đường chín người thợ cái dùng cái chén nhúng vào chảo
đường và nhấc lên, nếu thấy đường rơi xuống mạnh, có độ sánh
thì đã đến thời điểm cho đường ra chảo đánh lao, chuẩn bị rót
khuôn. Ngược lại, nếu đường rơi xuống có sợi mảnh, lỏng thì cần
được nấu tiếp cho đến khi đạt được độ sánh.
- Khi thục rùa thì người thợ cần thục liên tục và đều tay để tường
không quánh cục và mau nguội .
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 11


c.4 / Nhóm 4: Kinh nghiệm rót đường vào khuôn:
- Có rất nhiều loại đường nhưng hiện nay đường táng là sản
phẩm phổ biến nhất ở Vĩnh Cửu. Tưởng chừng đơn giản nhưng
rót khuôn cũng đòi hỏi những kĩ thuật nhất định. Trước khi nấu
đường người ta phải vệ sinh khuôn sạch sẽ và ngâm vào nước,
mục đích là chống dính khuôn. Khi đường chuẩn bị được đánh lao
xong, thợ khuôn sẽ phải sắp khuôn lên giá khuôn, số lượng khuôn
tùy thuộc thí đường. Sau khi sắp khuôn, thợ khuôn sẽ dùng những
chiếc gàu nhỏ múc đường rót vào khuôn. Nên rót đường vào
khuôn bằng nhiều lần liên tục, rót đầy khuôn ngay, đường còn
lỏng, rất dễ trào ra ngoài. Rót khuôn nhiều lần (mỗi lần một ít)
còn làm cho đường mau khô với khối lượng nhỏ, đáp ứng được
nhu cầu liên tục của quy trình nấu đường.


GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 12


Môn Lý :
- Chọn khuôn đường sao cho phù hợp : Khuôn không nhỏ
cũng không lớn để đường mau khô, khuôn không cao cũng
như không thấp để đường không chảy ra ngòai.
Nhóm 5: Tình hình trồng mía trong giai đoạn hiện nay
- Mía là một trong những cây trồng chủ lực ở Vĩnh Cửu, là nguồn
thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân trong huyện. Tuy
nhiên,thời gian qua, thu nhập của người trồng mía không ổn định
do ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và biến động của giá cả thị
trường , thậm chí không có nơi tiêu thụ , hàng không bán được.

- Mua bán mía lâu nay diễn ra giữa bà con trồng mía và thương
lái chỉ bằng miệng , thuận mua vùa bán chứ nhà máy La Ngà
cũng không ký hết hợp đồng với người trồng .
- Vùng mía nguyên liệu tại Vĩnh Cửu đang vào vụ thu hoạch niên
vụ mía 2013-2014, thế nhưng giá mía xuống thấp, người trồng
mía không có lời. Cả năm trời chăm bẵm cho cây mía, giá mía
thấp hơn niên vụ mía năm trước, khiến nông dân trồng mía rơi
vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Tỉnh Đồng Nai tập trung phần
lớn tại huyện Vĩnh Cửu, mà chủ lực là các xã Bình Lợi,Trị An và
Hiếu Liêm. Vụ mía 2013- 2014, nông dân huyện Vĩnh Cửu xuống
giống gần 1000ha, giảm gần 120 ha so với vụ trước. Theo Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Cửu, dù đang
vào cao điểm thu hoạch mía nhưng chỉ khoảng 1/3 diện tích trồng
mía của huyện được thu hoạch do giá mía xuống thấp, nông dân

trồng mía còn "neo" chờ giá. Tại xã Bình Lợi, nơi có diện tích
mía lớn nhất huyện Vĩnh Cửu khoảng 200 ha, thương lái thu mua
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 13


mía tại rẫy chỉ ở mức 750 - 800.000 đồng/ tấn. Với giá này, sau
khi thu hoạch hết 1 ha mía ( khoảng 70 tấn) thì người trồng lãi 25
triệu /năm sau khi đã trừ chi phí.
- Chia sẻ tình cảnh khó khăn với nhà nông địa phương, ông
Hùynh Công Minh, cho biết: "Bà con trồng mía nên giữ diện tích
mía bằng cách sử dụng giống, quy trình canh tác mới vào sản xuất
để tăng năng xuất mía và chữ đường để bán được giá cao hơn.
Cùng với đó, bà con nên kết hợp xen canh trồng đậu, khoai mì,
bắp… tăng giá trị sản xuất trên cùng diện tích đất, có thêm thu
nhập ngoài cây mía. Phải thật sự năng động, nhạy bén trong điều
kiện kinh tế thị trường nhiều áp lực như hiện nay thì nông dân
mới có thể đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống"…
- Thời gian trồng mía cả năm mới cho thu hoạch. Với giá vật tư
đầu vào và tiền nhân công cao như hiện nay, người trồng mía cho
biết giá mía nguyên liệu phải từ 900.000 đồng một tấn trở lên thì
nông dân mới có lãi. Song, giá cả đầu ra không do người trực tiếp
sản xuất định đoạt mà phụ thuộc phần lớn vào thương lái và nhà
máy. Nếu không có giải pháp căn cơ, liên kết "4 nhà" chặt chẽ
nhằm tạo đầu ra ổn định cho cây mía, khả năng diện tích loại cây
trồng này sẽ bị thu hẹp dần và lâu dài mất luôn diện tích vùng mía
nguyên liệu.
- Trong tình cảnh giá mía theo chiều hướng giảm dần nhà nông
nhiều nơi tại huyện Vĩnh Cửu đang manh nha ý định bỏ cây mía

để tìm phương án sản xuất mới.

Tại xã Bình Lợi, Bình Hòa, Trị An. Hiếu Liêm nhà nông đã thu
hoạch sớm gần 50 ha mía ở các ấp 8, ấp 4 và ấp 5 đã trồng xen
canh cây mía với các loại hoa màu , mía với cao su, mía với khoai
mì, mía với bắp hay mía đu đủ để chuẩn bị trồng tràm, cao su..
hoàn tòan thay cây mía.

GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 14


GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 15


d/ Sau dạy học thực địa:
d.1/ Giáo viên :
Sau khi các nhóm học sinh thu thập được những vốn hiểu biết
nhất định về nghề truyền thống thì giáo viên định hướng cho học
sinh giải thích : Trong đó có những sự liên môn nào.
d.2/ Học sinh :
+ Hoàn thành báo cáo sau đợt thực địa theo mẫu giáo viên đưa ra
MẪU PHIẾU KIỂM (dành cho mỗi HS)
Họ và tên (HS được đánh giá)………….
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Họ và tên HS: ...........................................
1. Những điều đã học được:

.................................................................................
2. Những khó khăn gặp phải khi thực hiện:
..................................................................................
..................................................................................
3. Cách khắc phục khó khăn:
..................................................................................
..................................................................................
e/ HS báo cáo kết quả buổi thực địa trước lớp theo hướng dẫn
của giáo viên.
3/. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả sau khi dạy học trải
nghiệm thực tế:
a / Trước khi báo cáo : Mỗi học sinh có phiếu tự đánh giá. Giáo
viên sẽ phân công nhóm trưởng tổng hợp lại những ý kiến chung
GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 16


nhất của tòan nhóm rồi báo kết quả chung nhất mà nhóm thu thập
được. Sau đó vận dụng giải thích trong những nội dung đó có
những sự liên môn nào ?
b/ Thực hiện báo cáo : Vào tiết học Địa Lí lần sau của lớp thì giáo
viên cho các nhóm báo cáo kết quả trình bày sản phẩm :
Nhóm 1: Báo cáo kinh nghiệm trồng mía và thu hoạch mía.
Nhóm 2: Báo cáo kinh nghiệm trong việc vớt bọt mía và cho vôi
vào nước chè.
Nhóm 3: Báo cáo kinh nghiệm đánh lao và thục rùa
Nhóm 4: Báo cáo kinh nghiệm trong việc rót đường vào khuôn.
Nhóm 5: Báo cáo về cuộc sồng người làm mía và tình hình trồng
mía trong giai đoạn hiện nay.

- Trả lời câu hỏi: Nêu cảm xúc của mình ( ấn tượng nhất ) khi
khảo sát thực tế.
- Trả lời câu hỏi: Làm gì để phát huy nghề truyền thống mía
đường
- Sau đó mời đại diện các nhóm khác nhận xét,cho ý kiến xem
có phù hợp hay không ? Nếu không thì cần điều chỉnh ở những
nội dung nào ….
- Gv có thể sử dụng một vài câu hỏi chất vấn để nội dung thể hiện
mang tính trọng tâm hơn.
( Yêu cầu khi nhóm trình bày phải có ảnh hay video quay lại quá
trình học tập thực địa )
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức và đánh giá.
VI/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
1/ Cách thức đánh giá :
- Căn cứ vào nội dung các nhóm thu thập được thì nội dung các
nhóm vận dụng kiến thức liên môn phải đúng và phù hợp với yêu
cầu giáo viên đưa ra thì sẽ được xếp loại: Tốt, đạt hay chưa đạt
( tùy vào mức độ ).
2/ Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Loại tốt: Nội dung thực hiện đúng với chủ đề yêu cầu ,thể hiện
đựợc sự liên môn kiến thức, có ảnh chụp lại hay đọan video rõ và
đẹp,tư liệu ghi lại cẩn thận,đầy đủ.
- Loại đạt : Nội dung thực hiện đúng với chủ đề yêu cầu ,thể hiện
đựợc sự liên môn kiến thức, có ảnh chụp lại rõ và đẹp, tư liệu ghi
lại đầy đủ.
- Loại chưa đạt : Nội dung thực hiện theo chủ đề yêu cầu nhưng
thể hiện đựợc sự liên môn kiến thức,có tư liệu ghi lại.
VII /CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH :
Minh chứng kết quả học tập của học sinh qua bài học.
GVTH: Lê Thị Thu Hằng


Trang 17


- Ảnh chụp thực địa : 06
- Đoạn video thực địa : 1 đĩa
- Các phiếu khảo sát của học sinh: 35 phiếu tự đánh giá
35 mẫu phiếu kiểm
- Biên bản ghi lại nội dung báo cáo kết quả thực địa: 1
- HẾTThạnh phú ,ngày 10
tháng 12 năm 2013
Người thực
hiện

Lê Thị Thu
Hằng

PHIẾU THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ
NHÂN
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/ thành phố : Đồng Nai
- Phòng giáo dục và đào tạo : Vĩnh Cửu
- Trường : Trung học cơ sở Thạnh Phú
- Địa chỉ : Ấp III Thạnh Phú –Vĩnh Cửu - Đồng Nai
- Điện thoại : 0613865017
- Email:
Họ và tên: Lê Thị Thu Hằng
- Ngày sinh : 21 tháng 3 năm 1974
- Môn : Địa Lí
- Điện thoại : 01212160663
- Email:


GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 18


GVTH: Lê Thị Thu Hằng

Trang 19



×