Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khoá luận tốt nghiệp những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ từ năm 1883 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ








PHAM THI LIÊN




NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG
KINH TÉ NÔNG NGHIÊP Ở ĐÒNG
BẰNG BẮC BÔ TỪ NĂM 1983 ĐẾN
NĂM 1945

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam


Ngưòi hướng dẫn khoa học:
TH.S CHU THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2015


L O I CAM ON

Khoa luan tot nghiep“Mi*rag chuyen bien trong kinh te nong nghiep &
dong bang Bac Bo tie nam 1883 den nam 1945”&xxoc hoan thanh tai Khoa
Lich Sir - Trucmg Dai hoc Sir pham Ha Noi 2.
D§ hoan thanh Khoa luan nay, ben canh sir n6 lire cua ban than, toi da
nhan duoc rat nhieu su giup da, dong vien va huang dan cua cac thay co giao,
ban be va gia dinh trong thcri gian hoc tap va nghien cuu.
Toi xin giri loi cam on toi cac thay co trong Trucmg Dai hoc Su pham Ha
Noi 2, dac biet la cac thay co trong Khoa Lich Sir da giang day toi trong suot
thoi gian qua.
Toi xin gui loi cam an chan thanh nhit din Thac si Chu Thi Thu Thuy,
Co da tan tinh huong dan, chi bao va truyen dat kinh nghiem cho toi trong qua
trinh chon de tai va hoan thanh Khoa luan. Xin giri loi tri an cua toi voi nhung
dieu ma Co da huong dan va giup do cho toi.
Cu6i cung, toi xin giri loi cam on chan thanh va long bilt on sau sg.c toi
nhimg nguai than trong gia dinh va ban be - nhirng nguoi luon dong vien, co
vu va sat canh ben toi trong suot thoi gian qua.
Toi xin chan thanh cam on!
Ha Noi, ngdy....thdng....ndm 2015
Nguoi thuc hien d§ tai

Pham Thi Lien






L Ờ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đã nêu trong Khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của Khóa luận là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện đề tài

Phạm Thị Liên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứ u..................................................4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu................................................ 5
5. Đóng góp của đề tà i.................................................................................... 6
6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp................................................................. 6
Chương 1. Cơ SỞ DẪN ĐẾN NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TỪ NĂM 1883 ĐẾN 1945..... 6
1.1. Khái quát về Đồng bằng Bắc B ộ ............................................................. 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 7
1.1.2. Điều kiện kỉnh tế ............................................................................... 9
1.1.3. Điều kiện xã hội............................................................................... 10

1.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1883.11
1.2.1. Sở hữu ruộng đ ấ t..............................................................................11
1.2.2. Phương thức canh tác...................................................................... 14
1.2.3. Cơ cẩu cây trồng, vật nuôi............................................................... 15
1.2.4. Chế độ tô thuế nông nghiệp............................................................. 16
1.3. Cơ cấu nông thôn và đời sống nông dân ở Đồng bằng Bắc Bộ............18
1.4. Quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp ở Đồng bằng Bắc
Bộ
1.4.1. Quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp.......................20
1.4.2. Những chính sách của thực dân Pháp nhằm phát triển kinh tế
nông nghiệp................................................................................................ 22
Tiểu kết chương 1............................................................................................. 25


Chương 2. NHỮNG CHUYẾN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở
ĐỒNG BẰNG BẮC B ộ TỪ NẢM 1883 ĐẾN NẢM 1945........................... 26
2.1. Chuyển biến về tình hình sở hữu ruộng đất........................................... 26
2.1.1. Ruộng đất công.................................................................................26
2.1.2. Ruộng đất tư......................................................................................32
2.2. Chuyển biến về phương thức canh tác................................................... 39
2.2.1. Thủy lợ i.............................................................................................39
2.2.2. K ĩ thuật canh tác...............................................................................43
2.2.3. ứng dụng khoa học ìa thuật vàosản xuất nông nghiệp................... 44
2.3. Chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi............................................ 45
2.3.1. Cây trồng..........................................................................................45
2.3.2. Vật nuôi.............................................................................................48
2.4. Kinh tế đồn điền......................................................................................49
2.5. Chế độ tô thuế nông nghiệp...................................................................53
2.6. Đặc điểm và tác động của sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp ở đồng
bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945..................................................... 55

2.6.1. Đặc điểm của sự chuyển biến kình tế nông nghiệp ở đồng Bắc Bộ từ
năm ỉ 883 đến năm 1945.............................................................................55
2.6.2. Tác động của những chuyển biến trong kinh tể nông nghiệp đối với
kỉnh tế-xã hội đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến 1945.......................... 57
Tiểu kết chương 2..............................................................................................60
KẾT LUẬN....................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................65
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp trong
quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Khi hoàn thành cuộc bình định ở nước
ta, thực dân Pháp đã chú trọng đến hai lĩnh vực là nông nghiệp và khai mỏ.
Sau Thế chiến I, đầu tư cho nông nghiệp được mở rộng và chiếm vị trí hàng
đầu trong cơ cấu đầu tư của giới thực dân. Quá trình khai thác của tư bản Pháp
đã thúc đẩy nông nghiệp thuộc địa có nhiều chuyển biến. Việc nghiên cứu vấn
đề nông nghiệp Việt Nam thòi cận đại không những làm sáng tỏ các vấn đề lịch
sử Việt Nam cận đại nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu về lịch sử
kinh tế Việt Nam nói riêng.
Tìm hiểu những chuyển biến mới về nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thòi
cận đại sẽ cho chúng ta những nhìn nhận, đánh giá khách quan về nông nghiệp
đồng bằng Bắc Bộ thời bấy giờ. Đồng thời chúng ta có những lý giải hợp lý về
các vấn đề chính tn - xã hội đương thòi và góp phần nhìn nhận những bước
thăng trầm của nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu vấn đề nông nghiệp thời thuộc địa góp phần bổ sung mảng
kiến thức, tư liệu về kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn này với các tỉnh Bắc
Bộ, việc làm đó càng cần thiết bởi nông nghiệp chiếm một yị trí quan ữọng

nhất trong cơ cấu kinh tế khu vực. Đại bộ phận dân số ở nông thôn và chủ yếu
sống nhờ vào nông nghiệp. Trong điều kiện tư liệu về mảng này còn thiếu
thốn, công tác nghiên cứu còn chưa nhiều, việc bổ sung kiến thức về khu vực
càng thêm ý nghĩa. Từ đó, góp phần hiểu thêm tình hình kinh tế-xã hội Việt
Nam thòi Pháp thuộc.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó tôi đã mạnh dạn chọn vấn
đề:“Những chuyển biến trong kỉnh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ

1


từ năm 1883 đến năm 1945” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước năm 1945 và nhất là sau khi ngày hòa bình lập lại trên miền
bắc (1954) đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình nông
nghiệp Bắc Kỳ thòi thuộc địa nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Dưới thòi thuộc địa, một số học giả, nhà quản lý kinh tế Pháp đã tiến
hành nghiên cứu thực trạng kinh tế nông nghiệp các tỉnh Bắc Kỳ từ những
góc độ và chuyên môn khác nhau từ những góc độ và chuyên môn khác nhau.
Nhiều công trình khảo cứu công phu của các học giả Pháp về kinh tế nông
nghiệp Đông Dương nói chung được công bố, đáng chú ý là Y.Herry với
“Economie agricole de j ’Indochine” (kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà
Nội, 1932); Paul Bernard với “Le Problem économique Indochinois” (Vấn đề
kinh tế Đông Dương, Pari, 1934); P.Gourou với:L’Ưtilisation du sol en
Indochine Française” (Sử dụng ruộng đất ở Đông Dương thuộc địa Pháp, Pari,
1940). Trong các công trình này, các tác giả tập trung phân tích tình hình sở
hữu mộng đất, canh tác nông nghiệp, sử dụng nhân công trong kinh tế nông
nghiệp Đông Dương, trong đó đề cập tới các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những khảo
cứu nghiêm túc dựa trên các số liệu điều tra từ nguồn vốn đáng tin cậy báo
cáo của Nha Nông Lâm Thương mại Đông Dương, báo cáo về kinh tế thường

niền của các Công sứ các tỉnh.Tuy nhiên, các số liệu được công bố chỉ giới
hạn trong những năm nhất định, thiếu đi sự biến đổi năm này qua năm khác
và sự chuyển biến giữa thời quân chủ và thời thuộc địa. Do vậy thiếu đi sự so
sánh lịch đại. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận của tác giả chưa làm nổi bật
được mối quan hệ giữa chính sách đầu tư, điều kiện cơ sở hạ tầng để phát
triển kinh tế nông nghiệp cũng như tác động của nó tới xã hội nông thôn.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1954, nhiều
công trình khảo cứu về tinh tế - xã hội Việt Nam thòi thuộc Pháp, ừong đó có

2


đề cập tới các tỉnh Bắc Kỳ được công bố. Đáng chú ý là các công trình Lịch
sử tám mươi năm chống Pháp (Trần Huy Liệu, Hà Nội, 1957); Những thủ
đoạn bóc lột của đế quốc Pháp ở Việt Nam ( Nguyễn Khắc Đạm, Hà
Nội,1957); Thực trạng giói nông dân Việt Nam dưới thòi Pháp thuộc (Phạm
Cao Dương, Sài Gòn, 1965); Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công
nghiệp Việt Nam dưới thòi Pháp thuộc (Phạm Đình Tân, Hà Nội, 1959). Một
số chuyên khảo về giai cấp công nhân Việt Nam cũng đề cập đến công nhân
đồn điền Bắc Kỳ như: Giai cấp công nhân Việt Nam (Trần Văn Giàu, Hà Nội,
1961); Giai cấp công nhân Việt Nam trước khi thành lập Đảng (Ngô Văn
Hòa, Dương Kinh Quốc, Hà Nội, 1978). Trong giáo trình lịch sử Việt Nam
cận đại của Trần Văn Giàu, Viện sử học, cũng ít nhiều đề cập đến tình hình
nông nghiệp của các tỉnh Bắc Kỳ. Đó là những công trình nghiên cứu công phu
về lịch sử Việt Nam được thực hiện theo phương pháp luận sử học Mác-xít,
cung cấp cho tôi những hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội nước ta thời
thuộc Pháp. Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung phân tích những hạn
chế của chế độ thuộc địa mà chưa chú ý đến những tác động tích cực (nằm
ngoài ý muốn chủ quan) của chính sách thực dân. Theo tôi điều đó cần được bổ
sung để có cái nhìn khách quan hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta.

Đặc biệt, một số công trình chuyên khảo về cơ cấu kinh tế - xã hội, tình
hình nông nghiệp, nông thôn thòi Pháp thuộc được công bố như: Phác qua
tình hình mộng đất và đòi sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám
(Nguyễn Kiến Giang, Hà Nội, 1958); Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời
sống nông dân dưới triều Nguyễn (Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang chủ biên,
Huế , 1997); Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945)
(Nguyễn Văn Khánh, Hà Nội, 1999, tái bản làn thứ 2 năm 2004). Đầu thập
niên 90 của thế kỷ trước, đã diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi về nông nghiệp và
đời sống nông dân dưới thòi thuộc Pháp và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã

3


tập họp trong ấn phẩm “Một Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”,
(Hà Nội, 1990-1992); Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc Kì (1919-1945) (Tạ
Thị Thúy, Hà Nội 2001); Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì (1884-1918) (Tạ
Thị Thúy, Hà Nội 1996). Một số bài đăng ừên Tạp chí nghiên cứu lịch sử
cũng đề cập tới vấn đề ruộng đất. Đáng chú ý là các bài viết về ruộng đất của
các tác giả Nguyễn Đức Nghinh; Trương Hữu Quýnh; Vũ Huy Phúc; Phan
Văn Khánh...Với nguồn tài liệu phong phú - nhất là tài liệu lưu trữ - các công
trình này phản ánh tương đối trung thực và khách quan về kinh tế Việt Nam
thời thuộc Pháp, kế thừa những hiểu biết về kinh tế nông nghiệp trên bình
diện chung của cả nước, tôi có điều kiện so sánh và cụ thể hóa ở khu vực
đồng bằng Bắc Bộ.
Trong số công trình trên chưa có công trình nào nghiên cứu về những
chuyển biến mới trong nông nghiệpở đồng bằng Bắc Bộ thời kì 1883 - 1945.
Những công trình có trên tuy có ưu, nhược điểm khác nhau nhưng đều là bệ
đỡ tri thức, tạo điều kiện cho tôi học hỏi, tiếp tục nghiên cứu vấn đề này. Trên
cơ sở đó, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về tác động của cuộc khai
thác thực dân ở một khu vực, góp phàn hiểu thêm về lịch sử Việt Nam thòi

thuộc Pháp.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng
Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945 nhằm làm sáng tỏ tác động bởi quá trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực,
rút ra những nhận xét khách quan về công cuộc thực dân hóa ở một khu vực,
góp phàn hiểu thêm về chế độ thuộc địa ở nước ta. Khóa luận nhằm bổ sung
nguồn tư liệu, góp phàn nghiên cứu sâu hơn về lịch sử địa phương, đồng thời
nêu lên những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển

4


nông nghiệp, nông thôn các tỉnh ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến ữong kinh tế nông nghiệp ở Bắc
Kỳ từ năm 1883 đến 1945” nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu những điều kiện tác động tới nông nghiệp đồng bằng
Bắc Bộ. Từ đó có cái nhìn khái quát về kinh tế - xã hội đồng bằng Bắc Bộ
trước năm 1883.
Thứ hai: Phải làm rõ được sự chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp
đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích
những chuyển biến đó, tác giả rút ra được những đặc điểm và tác động của nó
đối với kinh tế - xã hội đồng bằng Bắc Bộ.
3.3.

Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu những chuyển biến ưong

kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Phạm vi thời gian:Từ năm 1883 đến năm 1945
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã khai thác các nguồn tài liệu sau:
Nguồn tư liệu thứ nhất: Là giáo trình lịch sử, các công trình nghiên cứu
về kinh tế nông nghiệp Việt Nam của các học giả Việt Nam đang lưu trữ ở
Thư viện Quốc Gia, Thư viện Khoa học xã hội, Viện sử học Việt Nam, Thư
viện Đại học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Nguồn tư liệu thứ hai: Tôi tham khảo thêm các sách, báo, tạp chí nghiên
cứu về nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 - 1945.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở của phương pháp luận là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về hình thái
kinh tế xã hội, về lịch sử kinh tế nước ta thòi thuộc Pháp.
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, tôi sử dụng hai phương pháp

5


nghiên cứu chuyên ngành cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp liên nghành như quan sát, phỏng
vấn, thống kê xã hội học, đánh giá và so sánh các nguồn sử liệu để có kết luận
khoa học.
5. Đóng góp của đề tài
Khóa luận tốt nghiệp trình bày những chuyển biến của kinh tế nông
nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ thòi thuộc Pháp trên các mặt: Chuyển biến về
tình hình sở hữu ruộng đất, Chuyển biến về phương thức canh tác, Chuyển
biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi...
Phân tích những tác động của quá trình khai thác thuộc địa nói chung,

của nông nghiệp nói riêng đối vói tình hình kinh tế xã hội các tinh đồng bằng
Bắc Bộ thòi thuộc Pháp.
Cung cấp thêm những hiểu biết về đòi sống của nông dân trong khu vực
dưới chế độ thuộc địa. Bổ sung tư liệu về lịch sử địa phương, nhất là mảng
kinh tế, góp phần làm sáng tỏ tình hình kinh tế -xã hội khu vực Bắc Bộ nói
riêng và Việt Nam nói chung thời cận đại.
Làm rõ những đặc điểm kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ thời
Pháp thuộc.
6. Bổ cục của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
tốt nghiệp gồm có 2 chương:
Chương 1. Cơ sở dẫn đến những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp
ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945
Chương 2. Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng
Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945
Chưtmg 1
C ơ SỞ DẪN ĐẾN NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG BẤC B ộ TỪ NĂM 1883 ĐẾN 1945

6


l.l.Kháỉ quát về Đồng bằng Bắc Bộ
1.1.1. Điều kiên tư nhiên




1.1.1.1. Vi trí đỉa lý và đia hình
I


í

J

I

Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung
Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ
23°23’ Bắc đến 8°27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km. Chiều ngang Đông - Tây
là 500 km, rộng nhất so vói Trung Bộ và Nam Bộ.
Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu
sông thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố như:
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Khu vực này có nhiều nét tương đồng về
địa lý tự nhiên - xã hội, có tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp, có
sức hấp dẫn tới các nhà canh nông.
Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ
biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong
hóa mạnh mẽ. Có bề mặt thấp dàn, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Thuận lọi cho
việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Miền núi Bắc Bộ có tiềm năng phát triển lâm nghiệp trồng nguyên liệu
và hương liệu. Miền trung du Bắc Bộ có tiềm năng để trồng cây công nghiệp
và chăn nuôi đại gia súc. Miền đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây lúa và
có tiềm năng trở thành vùng chuyên canh cây lúa. Địa hình tương đối bằng
phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
hệ thống giao thông thủy bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
1.1.1.2. Đất đai
Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều loại đất khác nhau: đất cái, đất cát, đất thịt,

đất cát pha, đất chua...

7


“Đất cái” là thứ đất sét, chắc, dẻo, ói nước, kết thành tảng rất khó làm
khi đất đã khô. Loại đất này dính chặt với lưỡi cày và làm cho đường cày rất
vất vả, chỉ cày bừa được khi ngập nước, khi khô rắn thì chỉ có cuốc bằng tay.
Lúa là loại cây duy nhất có thể trồng ở đất này.
“Đất thịt” là loại đất phù sa tích tụ, hàm lượng đất sét ít hơn đất cái, độ
cứng của đất vừa phải và việc canh tác đỡ vất vả hơn. Ngoài lúa, đất này có
thể trồng các loại khoai lang, thuốc lá, đậu, bông.
“Đất thịt pha” còn gọi là đất màu, là loại đất phù sa khá tốt rất dễ cày
bừa dù khô hay ngập nước. Đất này có thể trồng lúa vào mùa thu và trồng cây
hoa màu vào mùa xuân.
Đất ở miền núi, trung du đồng bằng Bắc Bộ chiếm 2/3 diện tích tự nhiên
có nhiều loại đất khác nhau. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đã Bazan, đá vôi
có diện tích lớn.
Đất đai vùng đồng bằng Bắc Bộ tương đối phong phú, nhiều loại đất
khác nhau ở đồng bằng, miền núi và trung du, tạo điều kiện cho việc phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng. Đồng bằng Bắc Bộ được xem là vùng
rộng lớn và màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Đó là tiềm
năng để đồng bằng Bắc Bộ có thể hình thành những vùng chuyên canh cây
lúa và cây công nghiệp.
1.1.1.3. Khí hậu và sông ngòi
Khí hậu cũng là một yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của nền
nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu nhiệt đói ẩm gió mùa (có nhiều biến
động) đã cung cấp cho nền nông nghiệp Bắc Bộ lượng nhiệt ẩm dồi dào (độ
ẩm luôn lớn hơn 80%), nhiệt độ trung bình là 25


°c. Tạo điều kiện cho cây

ữồng đặc biệt là cây lúa và các cây hoa màu khác sinh trưởng và phát triển.
Thiên nhiên mang lại cho người nông dân đồng bằng Bắc Bộ nhiều
thuận lợi, nhưng do sự phức tạp của địa hình kéo theo sự thất thường của khí

8


hậu gây cho nền sản xuất nông nghiệp ở đây gặp nhiều khó khăn thách thức.
Lịch sử Việt Nam hiện đại đã từng chứng kiến 26 trận vỡ đê ở Hưng Yên từ
1806 - 1900 những trận bão lớn ở Nam Định năm 1929 và những trận hạn
hán kéo dài (1875).
Lượng mưa lớn, có nhiều đồi núi khiến cho hệ thống sông ngòi ở đồng
bằng Bắc Bộ có những nét đặc thù. Phần lớn các con sông chảy theo hướng Tây
Bắc-Đông Nam, qua nhiều miền địa hình, chủ yếu là đồi núi trên sông ngắn, dốc,
nước chảy xiết. Lượng nước không nhiều, phụ thuộc vào chế độ mưa.
Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông lớn như: sông Hồng, sông Thái Bình.
Hệ thống sông Hồng gồm nhiều nhánh sông: sông Đà, sông Lô, sông Chảy. Hệ
thống sông Thái Bình vói nhiều nhánh sông: sông cầu, sông Thương, sông Lục
Nam. Hằng năm hệ thống sông ngòi đã mang lại lượng phù sa lớn tạo điều kiện
cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ.
Tóm lại, đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa
dạng, có thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy vậy, điều
kiện tự nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ cũng rất khắc nghiệt, phức tạp về địa hình
và thời tiết, thủy văn khiến cho canh tác nông nghiệp trên vùng đất này rất
khó khăn cực nhọc.
1.1.2. Điều kiên kinh tế
m


Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận
lọi. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng
dân trí cao. Sự tập trung dân cư có mật độ cao liên quan đến nhu càu và môi
trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc. Một nơi có
truyền thống lâu đòi về thâm canh lúa nước, có những trung tâm công
nghiệp và hệ thống đô thị phát triển... là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc
phát triển các ngành nghề lao động sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang
đến sự thuận lọi cho công cuộc định cư lâu dài của con người.
Là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long) có

9


được đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. số
đất đai để phát triển nông nghiệp trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự
nhiên toàn vùng. Ngoài lúa nước, các địa phương nông nghiệp ở đồng bằng
sông Hồng đều chú trọng phát triển loại cây ưa lạnh có hiệu quả kinh tế cao
như ngô, khoai tây, su hào, cải bắp, cà chua, những loại cây này đa phàn được
trồng hoa xen canh giữa các mùa vụ.
Bắc Bộ là vùng có đường bờ biển dài, có cửa ngõ lớn và quan trọng
thông thương với các khu vực lân cận và thế giới qua cảng biển Hải
Phòng (thuộc thành phố Hải Phòng). Tài nguyên thiên nhiên gồm có các mỏ
đá (ở Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh ở Hải Dương, than
nâu ở Hưng Yên và mỏ khí đốt ở Tiền Hải đã được tiến hành khai thác từ
nhiều năm nay.
Đặc biệt, trong lòng đồng bằng Bắc Bộ đang tồn tại hàng chục vỉa than
lớn nhỏ có tổng trữ lượng vào khoảng 210 tỷ tấn (theo dự đoán qua số liệu
khảo sát vào những năm 70 của thế kỷ trước). Trải rộng trên diện tích
3500km2, trải dài từ Hà Nội đến Thái Bình rồi ra đến bờ biển Đông. Các vỉa
than này có chiều dày từ 2 đến 3m, có nơi tới 20m. Là những vỉa than có độ

ổn định địa chất và chất lượng rất tốt.
Như vậy,vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lọi phát triển
kinh tế, và là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên,
đồng bằng sông Hồng vẫn là một khu vực thiếu nguyên liệu phục vụ cho các
ngành công nghiệp đang phát triển và luôn phải nhập từ các vùng khác.
1.1.3. Điều kiện xã hội
Thời cận đại, 90% dân số đồng bằng Bắc Bộ sống ở nông thôn, hầu hết
họ quàn tụ trên một phần lãnh thổ.
Với số lượng và tình hình phân bố dân cư như vậy, đồng bằng Bắc Bộ có
nguồn lao động dồi dào. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở
một xứ nhiệt đới trong khi kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu. Hơn nữa nông dân
đồng bằng Bắc Bộ vốn chăm chỉ, thông minh, kiên nhẫn và rất có kinh

10


nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc trồng lúa.
Vì thế, tuy có những hạn chế về tác phong lao động sức ép về tình trạng
canh tác, mộng đất manh mún do dân số quá đông gây ra, nông dân đồng
bằng Bắc Bộ vẫn là một lực lượng lao động quan trọng, có vai ừò quyết định
tới nền sản xuất nông nghiệp. Với một nguồn lao động dồi dào, người nông
dân có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, đồng bằng Bắc Bộ có ưu thế để phát
triển kinh tế nông nghiệp hơn so với các vùng khác trong cả nước.
Nhìn chung, đồng bằng Bắc Bộ có đủ các điều kiện cơ bản, thuận lợi cho
sự hình thành và phát triển của một nền nông nghiệp nhiệt đới. Nguồn tài
nguyên tự nhiên xã hội giàu có là một trong những thế mạnh của vùng này,
tạo ra ưu thế vượt trội, thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp đồng bằng Bắc
Bộ. Song đây cũng là mảnh đất màu mỡ mà thực dân Pháp sớm nhận ra trong
công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa của mình. Những yếu tố tự nhiên xã
hội trên sau này sẽ tác động trực tiếp tới nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ

thời kì 1883-1945.
1.2. Tình hình kỉnh tế nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1883
1.2.1. Sở hữu ruộng đất
Nhìn chung, sở hữu ruộng đất tồn tại hai phương thức chủ yếu là Nhà
nước và tư nhân. Ruộng đất sở hữu Nhà nước gồm 2 loại: Nhà nước trực tiếp
quản lý và ruộng đất công làng xã
*Ruộng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý
Bộ phận ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của nhà nước ở đầu thế kỷ
XIX gồm tịch điền, quan điền quan trại và đồn điền.
Tịch điền là loại ruộng đất có tính chất lễ nghi thể hiện sự quan tâm của
Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp, số lượng không nhiều (cả nước ước
khoảng vài trăm mẫu). Năm 1832, Minh Mạng quy định mỗi tỉnh lấy 3 mẫu 3
sào và 15 người phu tịch điền. Năm 1878 nhà Nguyễn quyết định tăng thêm

11


ruộng tịch điền cho các tỉnh [1; Tr.29]
Quan điền quan trại là loại mộng đất vốn có từ các thời kỳ trước (các
loại ruộng ngụ lộc, thưởng lộc, chế lộc, quan điền, quan điền trang, quan đồn
điền, quan trại)... thuộc sở hữu trực tiếp của Nhà nước.Nhà Tây Sơn đã dùng
một phần trong số đó ban cấp cho các quan lại. Sau này nhà Nguyễn thu hồi
lại và gọi chung là quan điền quan trại, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà
nước. Địa bàn phân bố quan điền quan trại chủ yếu là khu vực Bắc và Trung
Trung Bộ, với diện tích khoảng vài ngàn mẫu. Một phần quan điền quan trại
dùng để ban cấp cho một số đối tượng làm tự điền, phần còn lại dùng phát
canh thu tô cho dân sở tại. Từ năm 1822, Minh Mệnh cho chuyển dần quan
điền quan trại thành ruộng đất công làng xã và đến giữa thế kỷ XIX thì cơ bản
quan điền quan trại không còn tồn tại nữa [1; Tr.29]
Đồn điền là loại ruộng đất kết họp kinh tế với quốc phòng. Từ cuối thế

kỷ XVIII, Nguyễn Ánh đã cho lập đồn điền ở Nam Bộ dưới hai hình thức:
đồn điền do binh lính khai khẩn gọi là trại đồn điền và đồn điền do dân khai
khẩn gọi là hậu đồn điền. Nhà Nguyễn từng bước quân sự hoá hậu đồn điền
và đến năm 1822 thì quyết định chuyển toàn bộ hậu đồn điền thành trại đồn
điền. Địa điểm chọn xây dựng đồn điền thường là những nơi xung yếu về
quân sự và có tiềm năng đất đai. Nhà nước chủ yếu sử dụng lực lượng binh
lính, bên cạnh đó còn có một số tù phạm đi khai khẩn, canh tác ruộng đất
trong các đồn điền. Sản phẩm thu hoạch từ ruộng đất đồn điền phần lớn nộp
kho nước, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tại chỗ của binh lính. Diện tích đồn
điền ở thời điểm cao nhất ước khoảng vài chục ngàn mẫu. Nhìn chung, các
loại ruộng đất thuộc quản lý trực tiếp của Nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong cơ cấu ruộng đất [1; Tr.30]
Dinh điền là hình thức khai hoang ở Bắc Bộ dưới thời Minh Mạng và
Nam Bộ dưới thòi Tự Đức. Ở Bắc Bộ có 2 huyện được thành lập dưới hình

12


thức này là Tiền Hải( Thái Bình), và Kim Sơn (Ninh Bình) bằng tất cả sự cố
gắng của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Từ tháng 3-1828 đến tháng 3-1929,
diện tích đã khai khẩn được ở 2 huyện này là 33.590 mẫu [5; Tr.12]
*Ruộng đất công làng xã
Đối với ruộng đất công làng xã, nhà Nguyễn đã có chủ trương biện pháp
nhằm duy trì, bảo yệ và mở rộng. Năm 1803, nhà nước ra lệnh cấm các làng
xã không được bán đứt hay cầm cố ruộng đất công.
Chính sách của vương triều Nguyễn cố gắng duy trì ruộng đất công
nhưng bất lực. Xu hướng kiêm tinh mộng đất của địa chủ khiến ruộng đất
công làng xã bị thu hẹp. Theo sách Sĩ hoạn tri lục của Nguyễn Công Tiệp, đầu
thế kỉ XIX, tổng diện tích ruộng đất công, tư cả nước là 3.396.584 mẫu.
Trong đó ruộng công là 580.363 mẫu (chiếm 17,08%), mộng tư là 2.816.221

mẫu (chiếm tỉ lệ 82,98 %) đất công các loại còn tồn tại đến đầu thế kỷ XIX,
phần lớn là loại ruộng đất này. Tuy nhiên, sự phân bố rất không đều giữa các
địa phương. Phan Huy Chú nhận xét: “Nước ta duy có trấn Sơn Nam Hạ là
rất nhiều ruộng và đất bãi công, phép quân cấp chỉ nên làm ở xứ ẩy là phải,
còn các xứ khác thì các hạng ruộng công có không mấy ” [1; Tr.30]
Sự phân bố không đều thể hiện trong phạm vi từng miền, từng tỉnh, có
khi từng huyện, từng tổng. Tại Bắc Bộ, trong khi tỷ lệ công điền thổ ở Thái
Bình còn tói 31,43% thì ở Hà Đông chỉ còn 22,12% (thời điểm 1805). Giữa
các huyện của hai địa phương này cũng có sự khác biệt. Ở Thái Bình, tỷ lệ
công điền thổ huyện Thanh Quan còn 7,2%, huyện Quỳnh Côi còn 17,32%,
huyện Đông Quan còn 20,75%, thì tỷ lệ đó ở huyện Vũ Tiên là 56,85%. Tỷ lệ
mộng đất công khu vực Bắc Bộ còn khoảng 25%. Một số địa phương cụ thể,
phủ Khoái Châu (Hưng Yên) còn 59%... Sự thu hẹp và phân bố không đều
ruộng đất công giữa các vùng, các tỉnh chứng tỏ rằng ruộng đất công làm xã
mất dần vai trò trong đòi sống kinh tế nông nghiệp của nông dân Việt Nam,

13


từng bước nhường đường cho một loại hình sở hữu khác là ruộng đất tư [1;
Tr.31]
* Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân
Đầu thế kỷ XIX, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân là 2.816.221 mẫu chiếm
tỷ lệ 82,92% [1; Tr.35]
Ruộng tư phân bố không đều giữa các miền, các vùng, trong từng tỉnh. Ở
Thái Bình, tỷ lệ ruộng tư giữa các huyện có sự chênh lệch rõ rệt. Khu vực
phía Tây huyện Thụy Anh ruộng tư chiếm 75,2% trong khi đo ở Kiến Xương
là 37,67% [1; Tr.35]
Nếu như sở hữu lớn được duy trì ở Nam Bộ thì ở Bắc Bộ sở hữu nhỏ
(những người có sở hữu dưới 3 mẫu ruộng) vẫn chiếm ưu thế về tỷ lệ 96,32%.

Những ngưòi sở hữu ữên 20 mẫu chiếm tỷ lệ nhỏ là 0,87%. Loại sở hữu vừa
(từ 3-20 mẫu) (bao gồm tầng lóp trung nông và địa chủ nhỏ) phổ biến ở Bắc
Bộ vói 36,8%, số chủ và nắm giữ 69,97% ruộng đất.
Nhìn chung tình hình sở hữu ruộng đất ở Việt Nam nửa đàu thế kỷ XIX
vẫn đang ở chặng đường đầu của quá trình phát triển và phân hóa (tuy chưa
có mức sâu sắc). Tư hữu hóa vẫn còn là một xu thế dù nó đã ở những bước đi
cuối cùng. Phân hóa và tập trung ruộng đất, dù nơi này nơi khác đã đạt trình
độ khá cao nhưng chưa đến mức triệt để và sâu sắc. Sự phân hóa ruộng đất
này đã tác động và có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của nền nông
nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ trước năm
1883 nói riêng.
1.2.2.Phương thức canh tác
Phương thức canh tác và kỹ thuật trồng lúa những năm trước 1883 vẫn
không có gì thay đổi nhiều. Sản xuất nông nghiệp trước năm 1883 chủ yếu là
độc canh cây lúa nước. “Cày sâu bừa kĩ” là khâu chủ yếu trong việc làm đất.
Sức kéo của trâu, bò tất nhiên “yếu trâu còn hơn khỏe bò” nhưng dùng trâu
hay bò là từng địa phương. Mùa gặt người nông dân phải dùng liềm hoặc hái

14


để cắt, gặt lúa. Cuốc xẻng là công cụ phục vụ cho chăm sóc lúa giữa hai mùa
cấy và gặt. Họ cũng dùng gàu tát nước.
Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chú ý đến vấn đề thủy lợi ở Nam Bộ nhiều hơn
còn ở đồng bằng Bắc Bộ thì ít hơn, người dân đồng bằng Bắc Bộ thường phải
chứng kiến cảnh đê vỡ năm 1871 ở Hưng Yên; Nam Định. Trong đó tập trung
lớn nhất ở vùng đê Văn Giang từ năm 1872 đến năm 1882 dưới triều vua Tự
Đức, liên tục năm nào cũng xảy ra tình trạng YỠ đê. Và theo thống kê thì đê
Văn Giang vỡ 18 lần. Vì thế cũng có thể nói vấn đề trị thủy đặt ra rất gay gắt
cho đồng bằng Bắc Bộ vào thế kỷ XIX thì Hưng Yên (Phủ Khoái Châu) lại là

trung tâm điểm [2; Tr.79]. Những ữận vỡ đê với dịch bệnh và sưu thuế cao đã
dẫn tói tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang. Việc bỏ làng đi tha phương càu thực
đã báo hiệu một thời kỳ dài cuộc sống bần cùng, đói khổ của nông dân Việt
Nam trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Nền nông nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn là một nền nông nghiệp
độc canh cây lúa, tự cung tự cấp, khép kín, những yếu tố đó đã là cản ữở sự
phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn nước ta nói
chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
1.2.3. Cơ cẩu cây trồng, vật nuôi
* Cơ cẩu cây trồng
Lúa vẫn là cây trồng chủ yếu trên diện tích đất canh tác của cả nước, lúa
chiếm 70% diện tích canh tác ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, 30% còn lại
được giành cho một số cây trồng khác.
Có nhiều loại lúa khác nhau được sử dụng: lúa chiêm có chiêm ri, chiêm
dự, chiêm vang...; lúa mùa có tám xoan, tám lùn, lúa hiên,...; lúa nếp có nếp
hương, nếp hoa vàng, nếp lùn. Trong sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc
sử quán triều Nguyễn có ghi lại hơn 65 giống lúa tẻ và 27 giống lúa nếp được
gieo trồng [1; Tr.128].

15


Bên cạnh việc trồng lúa, tùy từng địa phương và thế đất, người nông dân
còn ưồng các loại cây lương thực khác như: sắn, khoai lang, khoai môn, củ
từ, củ mài, trồng ngô... Ngoài ra họ còn trồng đều 17 loại đậu khác nhau.
Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên năng suất và sản lượng lúa
không cao, tương đối thất thường nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người
nông dân ưong khu yực. Vì vậy lúa chưa trở thành hàng hóa, có chăng là sản
vật để trao đổi mà thôi.
*Cơ cẩu vật nuôi

Nghề chăn nuôi kém phát triển và chưa thể tách ra khỏi nông nghiệp.
Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vốn có thế mạnh để chăn nuôi gia súc (nhất là
trâu, bò). Ngoài ra còn có truyền thống chăn nuôi gia cầm (gà, vịt). Nhưng do
kinh tế khó khăn, những hạn chế về điều kiện sống và những quy định nghiêm
ngặt của Nhà nước trong việc giết mổ trâu, bò, nền chăn nuôi Việt Nam cho
đến thế kỷ XIX không phát triển quy mô lớn trong những trang hay đồn điền.
Hoạt động chăn nuôi, nhất là lợn, trâu, bò chỉ dừng lại ưong phạm vi gia đình,
khiến các hộ tiểu nông không có điều kiện phát triển nghề này.
1.2.4. Chế độ tô thuế nông nghiệp
Cùng với thuế thân, thuế ruộng đất cũng là nguồn thu chính của ngân
sách địa phương, nhưng so với thuế thân, sự bất công của thuế ruộng biểu
hiện không rõ rệt nên ít bị nhân dân ca thán hơn.
Vua Nguyễn cũng đã quy định tương đối cụ thể về tô thuế ruộng đất
công tư. Năm 1803, Gia Long chính thức định lại “Phép tô thuế, dung”, chia
cả nước làm 4 khu yực để thu thuế ruộng đất, chia tô thuế ra làm 3 loại lớn có
chế độ tô thuế khác nhau. Với quy định này thì thuế ruộng đất công cao hơn
ruộng đất tư. Những loại thuế nói trên, phàn lớn thu bằng hiện vật thóc gạo và
bằng sức lao động, chỉ có thuế thân là thu bằng tiền song vẫn giữ một phần
hiện yật. Thuế mộng đất thòi nguyễn cũng đã cho phép nộp bằng tiền như trẻ

16


chê, khoán mỗ, điền mẫu. Song giá trị đồng tiền bấp bênh, lại thay đổi từng
vùng, nên ngưòi nông dân nộp thuế chủ yếu bằng thóc gạo. lìn h ữạng trên
phản ánh một nền sản xuất thấp kém, công nghiệp chưa phát triển, kinh tế
hàng hóa chưa có vị trí quan trọng.
Tô thuế đất công, tư: Thời Gia Long, theo chế độ cũ, các đất bãi phù sa
công được lấy lúa phải nạp 120 báưmẫu, còn các loại đất khác thì phải nộp
tiền. Đến thòi Tự Đức thuế đã được quy định khá tỉ mỉ.

Thuế đinh: là một bộ phận quan trọng của nhà nước. Chế độ tô thuế của
triều Nguyễn khá chặt chẽ, phân chia khu vực, phân chia ba miền và không
nặng hơn các thòi đại trước. Có thể họ Nguyễn chấp nhận sự hợp lý của thòi
đại trước hoặc bất lực, chưa đủ sức đưa ra một chế độ tô thuế trong cả nước.
Tô được thu bằng hiện vật là cơ sở cho hình thức phát canh thu tô trong mối
quan hệ giữa địa chủ và tá điền.
Trong phương thức thu thuế, nhà nước lại gần như giao hẳn cho đơn vị
làng xã, mà không có biện pháp cần thiết để kiểm tra, phát hiện những gian
lận của chính quyền xã. Do đó, nguồn thu nhập về tài chính của nhà nước, chủ
yếu qua thuế má, không ổn định không mở rộng được, gây nên sự nghèo nàn
về ngân sách của quốc gia và hạn chế khả năng tác động của nhà nước đối với
sự phát triển của sản xuất và đời sống của nhân dân.
Ruộng đất được chia làm 2 loại: đất (thổ) và ruộng (điền). Đất được chia
làm 12 hạng tùy theo từng loại cây trồng. Ruộng cày cấy được chia thành 3
hạng xếp theo độ phì truyền thống của ruộng. Giá biểu thuế mộng thay đổi
theo từng vùng và trong từng vùng, thuế ruộng công và ruộng tư cũng khác
nhau.[l; Tr.41].Thuế ruộng đất thòi nhà Nguyễn chủ yếu thu bằng hiện vật
cộng thêm mỗi ngày 3 tiền thập vật, thòi Pháp thu hoàn toàn bằng tiền mới là
đồng bạc trắng (tức bạc Mễ-tây-cơ) rồi sau đó là đồng bạc Đông Dương. Vì
vậy người dân phải chịu thiệt rất nhiều khi phải đổi tiền kẽm sang bạc trắng,

17


qua tay bọn lái bạc Hoa Kiều. Đến khi đồng bạc Đông Dương đã được tiêu
phổ biến, người nông dân vẫn cứ chịu thiệt vì giá bạc bấp bênh. Cùng vói việc
bỏ thuế hiện vật, Pháp bỏ các kho thóc tỉnh, bỏ luôn cả kho thóc cứu tế.
Giá thuế ruộng đất thời Nguyễn nhìn chung không quá cao so với thu
nhập của nông dân. Ở Bắc Bộ, có nơi có mức thuế ruộng cao nhất cũng chỉ
là 7,3 quan/mẫu nhất đẳng, tương đương với 0,dd87. Ngoài thuế điền chính

ngạch, nông dân phải nộp thêm thuế bách phân phụ thu, nói là tiền chuộc 10
ngày lao dịch, thường là 15% thuế chính ngạch, tức là mỗi mẫu ruộng nhất
đẳng phải nộp thêm khoảng 0dd30 nữa. Thuế bách phân phụ thu này do
công sứ quyết định tỷ lệ hàng năm để đáp ứng được chi tiêu cần thiết cho
ngân sách.
Tóm lại, dưới thời Nguyễn mức thuế đã tăng vọt lên. Những thay đổi chi
tiết không đem lại một sự công bằng nào, trái lại đó chỉ là những biện pháp
nhằm thu được nhiều nhất loại thuế này. Đồng thời, sự tùy tiện trong cách
phân bố và thu thuế đã làm nẩy sinh không biết bao nhiêu tệ nạn cho người
nông dân [3; Tr.99]
1.3. Cơ cấu nông thôn và đòi sống nông dân ở Đồng bằng Bắc Bộ

về

dân số, theo tác giả P.Borocheux và D.Hesmery thì Bắc Kỳ có

6.000.000 ngưòi [12; Tr.33]
Theo số liệu này, đồng thời căn cứ vào mức độ phân hóa xã hội, có thể thấy
lực lượng nông dân lao động còn chiếm hơn 90%. Họ là những người gánh chịu
tất cả những gì do con người và tự nhiên đưa lại. Đời sống của người nông dân
lao động không được cải thiện mà trái lại càng làm cho họ nhanh chóng bị bần
cùng hóa.
Lực lượng địa chủ chiếm khoảng 3% dân số, nhưng lại nắm trong tay
khoảng 40% diện tích mộng đất canh tác. Nhóm xã hội lớn thứ ba là tầng lớp
quan lại và văn thân (nhân sĩ và thân hào). Đây là bộ phận “rường cột” của chế

18


độ phong kiến, bởi vì nó gắn liền với Nhà nước trên các mặt chính trị, xã hội và

kinh tế. Sau khi đỗ đạt, những người được bổ làm quan (quan lại) làm việc trong
các bộ máy chính quyền; nhân sĩ làm công việc dạy học, chuyên chú truyền bá
đạo Khổng - Mạnh; còn các thân hào ở xã thôn có trách nhiệm thu thuế, tuyển
mộ binh lính theo sự phân bổ của Nhà nước [12; Tr.34]
Xã hội nông thôn bị phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau. Đã đẩy
ngưòi nông dân vào cảnh sống khổ cực, không có ruộng đất cày bừa buộc họ
phải đi làm thuê. Một số ít đi ở cho địa chủ không công, địa chủ nuôi ăn nhưng
cơm không đủ “ở đó có ít gạo, nhiều khoai sắn”. Ngưòi đầy tớ ít biết đến khái
niệm tự do và thời gian nghỉ ngơi. Bộ phận làm thuê cho địa chủ, tiền công bị xê
dịch rất nhiều, tùy từng vùng và theo phương thức sử dụng (làm khoán, công
nhật theo tháng, theo năm).
Để hình dung cuộc sống đói nghèo của nông dân đồng bằng Bắc Bộ, cần
phải xem xét nguồn thu nhập của họ.

về tổng

thể người dân chủ yếu sống

bằng nông nghiệp, mọi thu nhập đều trông chờ từ miếng ruộng, mảnh vườn.
Kết quả trông thấy của sự bóc lột thực dân và phong kiến là thu nhập của
quảng đại quần chúng lao động ngày càng sụt xuống vói một tốc độ khá
nhanh. Thực dân Pháp đã dùng một chính sách bóp nghẹt quá sức tưởng
tượng đối với nhân dân các nước thuộc địa của chúng.
Số thu nhập của của mỗi người dân lại càng thảm hại hơn. Theo số liệu
của Lốt-dơ, cựu công sứ Pháp ở Nam Định đã nêu lên một vào con số về thu
nhập và đời sống của nông dân tỉnh này [6; Tr.194]
+ 900.000 dân Nam Định đều là những người thiếu ăn, sống bằng thu
nhập hằng năm không đầy một mẫu ruộng và sản phẩm lao động thủ công
hoặc của tiền công đi làm thuê rẻ mạt . Mức sống của đại đa số trong đám
quần chúng ấy, mỗi tháng và cho mỗi gia đình 5 người không vượt quá 5$ (50


19


phờ - răng). Trong nhiều trường hợp còn thấp hơn số tiền ấy nữa.
+ Tiền công rất thấp (mỗi ngày làm việc 12h với số tiền công 0$10, 0$07
và 0$65. Trẻ con làm việc 10h mỗi ngày vói 0$03 hoặc 0$04)
Theo con số này, thì thu nhập của mỗi người dân trung bình ở Nam Định
trong một năm chỉ 12$. Và chắc chắn rằng ở các tỉnh khác ở đồng bằng Bắc
Bộ cũng không thể cao hơn con số ấy bao nhiêu.
Bộ phận tá điền, lĩnh canh ruộng đất của địa chủ dưới nhiều hình thức
cấy rẽ hoặc thuê ruộng, thu nhập của họ cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu.
Thu nhập của tá điền không cao hơn công nhân làm thuê, lại tương đối thất
thường, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Một bộ phận nhân công vào làm
việc trong các cơ sở công nghiệp của người Pháp, đồng lương cũng không
khá hơn.
Khi tính thu nhập của một gia đình phải tính cả mức thu nhập từ vườn
tược, từ khai thác nguồn lọi lâm, thủy sản hay từ nghề thủ công, ước tính từ
10 đến 15$/năm. Thu nhập của công nhân xưởng và người làm công tháng
tương đối ổn định thì thu nhập hàng năm chỉ độ 90 đến 96$. Theo tài liệu của
Phòng Canh nông Bắc Kỳ, thu nhập của một gia đình nông dân ở Thái Bình
chỉ ở mức 75$/năm, chủ ruộng nhỏ là 115$/năm [6; Tr.202].
Khoản thu nhập của gia đình nông dân đồng bằng Bắc Bộ tương đối
thấp, mà dù có cao lên 100$ thì gia đình ấy vẫn còn nghèo khổ. Và đòi sống
nông dân vô cùng khổ cực, đó là chưa kể tới những khó khăn mà nông dân
phải chịu đựng như: chế độ lao dịch, nhũng nhiễu của quan lại, cường hào,
đói kém, dịch bệnh và đặc biệt là nạn giặc giã.
1.4. Quá trình xâm lược và thống trị của thục dân Pháp ở Đồng bằng Bắc
Bô từ năm 1883 đến 1945
1.4.1. Quá trình xâm lược và thắng trị của thực dân Pháp


20


×