Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp đối với hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tưNgân hàng Đầu tư phát triển Hà Tây.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.91 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng.........................................................3
I. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................3
1. Quá trình hình thành và phát triển: .............................................................3
2. Lĩnh vực hoạt động:.....................................................................................4
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban:.....................................6
1. Cơ cấu tổ chức: ...........................................................................................6
2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của các phòng:.......................................7
2.1. Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp.................................................7
2.2. Phòng/Tổ tài trợ dự án............................................................................11
2.3. Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.......................................................11
2.4. Phòng quản lý rủi ro...............................................................................14
2.5. Phòng quản trị tín dụng..........................................................................19
2.6. Phòng quản lý và dịch vụ theo kho quỹ...................................................20
2.7. Phòng kế hoạch tổng hợp........................................................................21
2.8. Phòng tài chính kế toán...........................................................................24
2.9. Phòng tổ chức nhân sự............................................................................27
2.10. Phòng/Tổ Điện toán..............................................................................28
2.11. Phòng Dịch vụ khách hàng...................................................................29
2.12. Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế...............................................................31
III. Nguồn lực cơ quan, thành tích:............................................................32
1. Nguồn lực cơ quan:....................................................................................32
2. Thành tích:.................................................................................................32
Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư, quản lý hoạt động
đầu tư tại ngân hàng...........................................................................34
I. Hoạt động đầu tư phát triển....................................................................34
1. Hoạt động huy động vốn............................................................................34
2. Hoạt động tín dụng....................................................................................36
3. Hoạt động khác..........................................................................................37
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.1. Hoạt động thanh toán quốc tế.................................................................37


3.2. Hoạt động thanh toán ngân quỹ..............................................................38
II. Quy trình thẩm định dự án đầu tư.......................................................41
III. Phân tích rủi ro.....................................................................................43
1. Quá trình phân tích rủi ro...........................................................................43
2. Thực trạng rủi ro cho vay tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây........................43
Phần III: Giải pháp đối với hoạt động đầu tư
và quản lý hoạt động đầu tư...............................................................46
I. Định hướng phát triển của BIDV chi nhánh.........................................46
1. Mục tiêu chung:.........................................................................................46
2. Mục tiêu cụ thể của chi nhánh...................................................................47
II. Đề xuất giải pháp ...................................................................................47
1. Giải pháp nhằm tăng thu nhập...................................................................47
1.1. Đa dạng hoá các dịch vụ và mở thêm các dịch vụ mới ...........................48
1.2. Mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả các khoản vay.............49
1.3. Tăng cường chất lượng cán bộ công nhân viên trong ngân hàng ..........51
1.4. Cơ chế khoán tài chính toàn diện :..........................................................52
2. Các giải pháp giảm chi phí .......................................................................53
2.1 Cần phải tính toán giá cả huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh và tiết kiệm chi phí :............................................................................53
2.2 Tiết kiệm chi phí quản lý ........................................................................54
2.3. Tiết kiệm chi phí khác ............................................................................55
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm kháng chiến
trường kì của dân tộc ta, hòa bình được lập lại ở Miền Bắc, còn ở miền nam
tạm nằm trong sự kiểm soát của Mỹ - Ngụy. Ngay sau khi hòa bình lập lại ở
miền Bắc thì Đảng và nhà nước ta đã quyết định xây dựng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tại miền Bắc. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế nước ta là kinh

tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì thì đây là thử
thách vô cùng khó khăn với toàn dân tộc trong lúc đất nước còn chưa trọn
vẹn. Ngày 26/4/1957, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã kí
quyết định 177/TTg khai sinh ra ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam với nhiệm
vụ cung ứng và quản lý nguồn vốn của nhà nước cho công cuộc xây dựng và
tái thiết đất nước. Quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ với những tên
gọi khác nhau gắn với nhiệm vụ khác nhau của từng thời kì.
Theo yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, sự đa dạng
phong phú của các thành phần kinh tế cùng sự đòi hỏi vốn của quá trình
công nghiệp hóa, ngày 27/05/1957 chi nhánh Ngân hàng Kiết Thiết Hà Tây
được thành lập, nằm trong hệ thống Ngân Hàng Kiến Thiết VIệt Nam có
nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh
vực cơ bản.
Ngày 30-8-1991 được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà
Tây.
Từ khi thành lập cho đến năm 1995, Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà
Tây trải qua ba giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn từ 1957-1965: phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau
chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5năm lần thứ nhất.
+ Giai đoạn từ 1965-1975: phục vụ chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Giai đoạn từ 1975-1995: phục vụ công cuộc khôi phục phát triển
kinh tế trong cả nước.
Từ sau năm 1995, do yêu cầu phát triển kinh tế, bộ phận cấp phát vốn
ngân sách tách khỏi Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam thành Tổng cục
đầu tư và phát triển, trực thuộc Bộ tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho
tới năm 1995, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam không hoàn toàn là
một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một loại hình Ngân hàng quốc doanh

Nhà nước, có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp
phát và cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Từ sau 1996 Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam nói chung và Chi
nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây nói riêng đã thực sự
chuyển hẳn sang chuyên doanh; kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
và các loại hình ngân hàng; có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn,
trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ
và ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với
mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Quá trình gần 50 năm xây dựng trưởng thành và phát triển của
NHĐT&PTVN cũng là quá trình ngân hàng giúp sức vào thực hiện thành
công những nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước: từ thực thi nhiệm vụ cấp
phát vốn đầu tư XDCB những năm 1954 - 1994, đến chính sách tạo vốn
phục vụ cho vay đầu tư phát triển và phục vụ CNH - HĐH trong giai đoạn
hiện nay.
Cùng gắn mình với những nhiệm vụ đó, từ khi thành lập đến nay
NHĐT&PT Hà Tây đã đóng góp một phần công sức to lớn vào sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói
chung.
2. Lĩnh vực hoạt động:
Bước vào thời kì đổi mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
đã có những thay đổi căn bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ủy thác của Ngân
Hàng Nhà Nước để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà Nước,
Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn chủ động các nguồn vốn
trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển. Trong quá trình chuyển đổi, Ngân Hàng
Đầu tư và Phát Triển Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ vừa là ngân hàng
chính sách của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển cho nhà

nước, vừa là một Ngân hàng đa năng, có chức năng kinh doanh tiền tệ tín
dụng. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam trên nhiều lĩnh vực dịch vụ tài chính như: cho thuê tài chính, chứng
khoán, bảo hiểm, các dịch vụ ngân hàng đuện tử ngân hàng đại lý, ủy thác,…
từ thị trường trong nước từng bước mở rộng ra các khu vực và quốc tế đã
chứng minh sự phát triển vượt bậc của một ngân hàng thương mại đa năng.
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây cũng như hệ thống Ngân
Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam với phương châm hoạt động “hiệu quả
kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động”, “Chia sẻ cơ hội – Hợp
tác thành công”, “Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – Hiệu quả an toàn”
đang từng bước thực hiện mục tiêu của mình : “Xây dưng Ngân hàng đầu tư
và phát triển Việt Nam thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đã sở hữu,
kinh doanh đa lĩnh vực với các hoạt động tài chính – Tài sản – Bất động sản
ngang tầm các tập đonà tài chính ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông
Nam Á”.
* Sản phẩm dịch vụ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền
thống và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư
vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh
mục đầu tư
- Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các
dự án.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban:
1. Cơ cấu tổ chức:
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ, công nhân viên của

NHĐT&PT Hà Tây là 120 người có tuổi đời trẻ và phần lớn có trình độ đại
học. Song song với công tác đào tạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Chi
nhánh luôn khuyến khích cán bộ, nhân viên đi học nâng cao trình độ để đáp
ứng yêu cầu của công việc và phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập
quốc tế.
Từ ngày 1/9/2008 Mô hình tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT đã được
chuyển đổi mới.
+ Khối quan hệ khách hàng :
- Phòng quan hệ khách hàng 1
- Phòng quan hệ khách hàng 2
+ Khối quản lý rủi ro : Phòng quản lý rủi ro
+ Khối tác nghiệp :
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ban gi¸m ®èc
KHỐI
QUAN
HỆ
KHÁCH
HÀNG
KHỐI
TÁC
NGIỆP
KHỐI
QUẢN
LÝ RỦI
RO
KH
ỐI
QUẢN
LÝ NỘI

BỘ
KHỐI
TRỰC
THUỘC
Phòng quan hệ
khách hàng 1
Phòng quan hệ
khách hàng 2
Phòng quản lý
rủi ro
Phòng quản trị
tín dụng
Phòng dịch vụ
khách hàng DN
Phòng khách
hàng cá nhân
Phòng quản lý
và dịch vụ theo
kho quỹ
Phòng tài chính
kế toán
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế hoạch
tổng hợp
Các phòng giao
dịch
Các quỹ tiết
kiệm
- Phòng quản trị tín dụng

- Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp (bao gồm cả Thanh toán
quốc tế)
- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
- Phòng quản lý và dịch vụ theo kho quỹ
+ Khối quản lý nội bộ
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế hoạch tổng hợp (bao gồm cả Điện toán)
+ Khối trực thuộc: bao gồm các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm
2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của các phòng:
2.1. Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp
A. Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
1. Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách
hàng:
a. Xây dựng chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính
sách khách hàng, phát triển thị trường, thị phần; triển khai các sản phẩm hiện
có (tín dụng, dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng...) phù hợp với điều kiện cụ
thể của Chi nhánh và theo hướng dẫn của BIDV. Đề xuất cải tiến, phát triển
các sản phẩn dành cho khách hàng doanh nghiệp tới Ban Phát triển sản phẩm
và tài trợ thương mại.
b. Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng và
triển khai chương trình, kế hoạch bán sản phẩm tháng/quý/năm và các giải
pháp tiếp thị, marketing nhằm phát triển khách hàng, thị trường, thị phần,
quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu của Chi nhánh và
của BIDV.
c. Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng doanh nghiệp,
đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm
dịch vụ của chi nhánh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng
cạnh tranh.
2. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ

thương mại, dịch vụ...):
Website: Email : Tel : 0918.775.368
a. Triển khai thực hiện chính sách khách hàng doanh nghiệp của
BIDV phù hợp với đặc điểm khách hàng tại chi nhánh; tiếp thị, tìm hiểu nhu
cầu, tìm kiếm khách hàng, dự án; tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của
khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan, đề xuất với Giám đốc chi
nhánh cách giải quyết nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và bán
được nhiều sản phẩm.
b. Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện
pháp marketing, quảng bá thương hiệu; bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
của chi nhánh/BIDV cho khách hàng (tín dụng, tài trợ thương mại, dịch vụ,
quản lý tiền mặt...). Xác định cơ hội thực hiện việc hợp tác sử dụng sản
phẩm dịch vụ, xác định cơ cấu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của
khách hàng tiến tới cung ứng trọn gói sản phẩn tài chính - ngân hàng (tín
dụng, tài trợ thương mại, tiền gửi, ngoại hối, thanh toán và các sản phẩm
khác như bảo hiểm, dịch vụ tài chính doanh nghiệp, chứng khoán...) với tiện
ích ngày càng cao.
c. Tham gia đề xuất xây dựng các sản phẩm mới, cải tiến nâng cao
chất lượng, tiện ích các sản phẩm, dịch vụ đã có.
d. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; tư vấn cho khách hàng lựa chọn
sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng; phổ biến, hướng dẫn và giải
đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ ngân
hàng, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách hiệu quả với tính chuyên
nghiệp cao;
3. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với
khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng:
a. Thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng hiện
tại, khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu; mở rộng nền khách
hàng; đàm phán mở rộng các lĩnh vực hợp tác với khách hàng; chăm sóc
toàn diện khách hàng, đảm bảo khách hàng được phục vụ đầy đủ với chất

lượng ngày càng cao.
b. Thu thập, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng.
c. Chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần
của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu và quản lý cân đối lãi/lỗ trong quan hệ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khách hàng doanh nghiệp nhằm đạt lợi nhuận mục tiêu đề ra trên cơ sở đảm
bảo phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
B. Công tác tín dụng:
1. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng:
a. Thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khoản vay;
Đối chiếu với các điều kiện tín dụng; đánh giá tài sản đảm bảo; phối hợp
thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền đề xuất của Phòng Tài trợ dự án.
b. Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt/chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro theo đúng quy
trình cấp tín dụng của BIDV. Thông báo cho khách hàng về quyết định tín
dụng của Chi nhánh/BIDV.
c. Hướng dẫn khách hàng và chuẩn bị hồ sơ tín dụng theo quy định.
Đề xuất cho vay/bảo lãnh/điều chỉnh tín dụng các dự án/khoản vay của
khách hàng; soạn thảo hợp đồng tín dụng/bảo lãnh và các hợp đồng có liên
quan khác và đảm bảo các hợp đồng này được lập, được ký theo đúng quy
định.
d. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh và đề xuất
giải ngân/phát hành bảo lãnh để chuyển Phòng quản trị tín dụng xử lý. Thực
hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản đảm bảo nợ vay.
e. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng cho Phòng
quản trị tín dụng quản lý. Cung cấp các chi tiết liên quan cho Phòng Quản trị
tín dụng theo các mẫu biểu quy định.
2. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra
giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách
hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ

cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất
toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều
kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất
xử lý.
3. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất
các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng.
4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm
lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
5. Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với
khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
6. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp),
mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi
nhánh.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng
khi cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình,
quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng
pháp lý và điều kiện tín dụng.
d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết
định cấp tín dụng.
C. Các nhiệm vụ khác:
1. Quản lý thông tin:
a. Quản lý hồ sơ; đầu mối thu thập, tổng hợp, phân tích, bảo mật thông
tin và chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi quản
lý. Cung cấp thông tin cho các bên liên quan trong thẩm quyền và phạm vi
quản lý.

b. Thực hiện chế độ báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám
đốc chi nhánh và của BIDV theo quy định.
2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp
vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển thương hiệu...).
3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi
quản lý liên quan đến nhiệm vụ của phòng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức
năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình
tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
2.2. Phòng/Tổ tài trợ dự án
1. Thực hiện một phần nhiệm vụ của Phòng Quan hệ khách hàng
doanh nghiệp đối với các dự án.
2. Trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế - kỹ thuật,
hiệu quả dự án của khách hàng (theo phân cấp uỷ quyền và/hoặc đề xuất của
Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp). Chịu trách nhiệm lập báo cáo đề
xuất tài trợ dự án trình Lãnh đạo/chuyển Phòng Quản lý rủi ro trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
3. Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. Tìm kiếm dự án
tốt của các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Tư vấn, giới thiệu
cho khách hàng lựa chọn sản phẩm, phương thức tài trợ, phương án thu xếp
tài chính và các điều kiện cần đáp ứng.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
2.3. Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
A. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
1. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá
nhân:
a. Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng; Triển khai
các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ...) phù hợp với

điều kiện cụ thể của chi nhánh và hướng dẫn của BIDV. Đề xuất việc cải
tiến/phát triển các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân tới Ban
Phát triển các sản phẩm bán lẻ và Marketing.
b. Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ
(dân cư, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ bản lẻ của
ngân hàng bạn trên địa bàn...) để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện
pháp phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp
theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của chi nhánh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể
cho từng nhóm sản phẩm:
a. Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của
khách hàng; đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm
và tiện ích ngân hàng. Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng của những
sản phẩm đã có đến Ban Phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing nhằm nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
b. Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm
tại Chi nhánh.
3. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ
ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị
liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng
về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những
tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.
B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
a. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân (danh mục
sản phẩm triển khai tại chi nhánh, thị phần, doanh thu...); phối hợp với
Phòng Tổng hợp nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng/sản
phẩm từng tháng/quý/năm).
b. Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm.

2. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của
BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình
sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.
3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.
4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi
nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính
sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
C. Công tác tín dụng:
1. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay
vốn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm
định.
3. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín
dụng, quản lý rủi ro ( giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...).
4. Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín
dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình
nghiệp vụ của BIDV.
5. Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn
hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ,
tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.
6. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến
khoản vay để trình lãnh đạo ký.
7. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh
đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản
vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý.
8. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát
tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả
nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán
hợp đồng. Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả

thuận trong hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để
đề xuất xử lý.
9. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.
10. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất
miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
11. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức
tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách
hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình,
quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng
pháp lý và điều kiện tín dụng.
d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết
định cấp tín dụng.
D. Các nhiệm vụ khác:
1. Quản lý thông tin, báo cáo:
a. Đầu mối quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, cập nhật, bổ sung, điều
chỉnh, lưu trữ, bảo mật...) về khách hàng, sản phẩm, thị phần, thị trường; Cung
cấp thông tin cho các bên liên quan theo quy định về thẩm quyền và phạm vi
quản lý.
b. Thực hiện chế độ lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban
giám đốc và của BIDV theo quy định.
2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp
vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...).
3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi
quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức
năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình

tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
2.4. Phòng quản lý rủi ro
A. Công tác quản lý tín dụng
1. Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng:
a. Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín
dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành.
b. Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tín
dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện
pháp phát triển tín dụng và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả
tín dụng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
c. Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng (giới hạn, cơ
cấu, hiệu quả, mức sinh lời...) trong hoạt động tín dụng của chi nhánh; phối
hợp với Phòng Tổng hợp - Nguồn vốn xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên
quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
2. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh
mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng
tín dụng vào việc quản lý danh mục.
3. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức,
điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và
từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi
nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và
đề xuất xử lý nếu có vi phạm.
4. Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi
nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách
hàng theo quy định.
5. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp
kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán

để lập cân đối kế toán theo quy định..
6. Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản
đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.
7. Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về
công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân
tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
8. Thực hiện việc xử lý nợ xấu:
a. Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu.
b. Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý
tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...).
c. Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền
của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền).
d. Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý; Quản lý
danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ...
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
1. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín
dụng:
a. Phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản
hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạng rủi ro tín dụng.
b. Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy
trình, thủ tục, rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi
ro, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
2. Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:
a. Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng,
dự án từ các phòng liên quan (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng tài trợ
thương mại, Phòng giao dịch...) để thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về
hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo và
đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp
với quy định, quy trình, thủ tục và mức rủi ro có thể chấp nhận được của

BIDV và của Chi nhánh.
b. Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo
lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức
phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm
quyền) và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất, quyết định của mình.
c. Thông báo các quyết định cho vay đã được phê duyệt đến phòng
liên quan theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản
vay.
3. Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các
khoản nợ có vấn đề.
4. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và
kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về
an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi
nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng
quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của
Chi nhánh.
C. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác
nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển
khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại
Chi nhánh.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra
và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các
phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.
3. Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá
các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố
rủi ro phát hiện được.
4. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi
nhánh.

D. Công tác phòng chống rửa tiền:
1. Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống
rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về
việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các
phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ/đột xuất theo quy định.
E. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO:
1. Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất
lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh.
2. Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ
thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách
hàng.
3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm
tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi
nhánh.
4. Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ
thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của
Chi nhánh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
G. Công tác kiểm tra nội bộ
1 Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh:
a. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội
bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của
Tổng giám đốc/Giám đốc (chế độ phân công, phân cấp, uỷ quyến, chế độ giao
ban, báo cáo...) tại các phòng và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh nhằm tự
phát hiện các sai sót, đảm bảo an toàn trong hoạt động.
b. Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh.
2. Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có

thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh theo
quy định.
3. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra
thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; tham gia ý kiến
về những vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh.
4. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn
thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ
thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật
và của BIDV.
5. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra,
giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.
H. Các nhiệm vụ khác:
1. Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức
giao dịch đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn
vị trực thuộc. Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động,
đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rủi ro (đề xuất, phê duyệt, cài đặt và tuân
thủ các quy trình và hạn mức hoạt động).
2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín
dụng và xử lý nợ.
3. Là thường trực kiêm thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi
ro, Hội đồng bán nợ... theo quy định.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hành (quy định,
hướng dẫn về công tác tín dụng, quản lý rủi ro, xử lý nợ).
5. Thực hiện thu thập, quản lý thông tin về tín dụng; lập các báo cáo
về công tác tín dụng theo quy định và phục vụ quản trị điều hành của lãnh
đạo.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
2.5. Phòng quản trị tín dụng
1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với

khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:
a. Tiếp nhận, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh/hồ sơ
thế chấp từ các phòng liên quan. Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông
tin liên quan đến khoản vay (tạo hồ sơ, cài đặt hạn mức, gia hạn, tài sản đảm
bảo, lãi suất...) từ phân hệ tín dụng vào phân hệ tài trợ thương mại vào hệ
thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định.
b. Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác
của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.
c. Tiếp nhận (từ Phòng Quan hệ khách hàng) hồ sơ giải ngân/cấp bảo
lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân/cấp
bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký (trường hợp liên quan đến
nghiệp vụ thanh toán quốc tế trước khi lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh
phải lấy ý kiến của Phòng/Tổ thanh toán quốc tế).
d. Lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh và chuyển các chứng từ theo quy định cho
Phòng Dịch vụ khách hàng/Phòng (tổ) Thanh toán quốc tế để thực hiện
thanh toán theo yêu cầu chỉ dẫn của khách hàng trong hồ sơ giải ngân.
e. Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản
nợ đến hạn và chuyển giao cho Phòng Quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát
khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm
bảo nợ vay.
g. Theo dõi diễn biến các khoản tín dụng; đề xuất ý kiến về việc trích
lập dự phòng rủi ro.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại
nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết
quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền
quyết định.
3. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng;
tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện.

Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
4. Các nhiệm vụ khác:
a. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo
lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo
mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo
quy định.
b. Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
2.6. Phòng quản lý và dịch vụ theo kho quỹ
1. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ:
a. Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp,
cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý...) của ngân hàng và của khách
hàng.
b. Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập); phối hợp chặt chẽ với các Phòng
Dịch vụ khách hàng, Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu
chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng.
Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu-chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo
quy định.
2. Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về
các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát
triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho
quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền
tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng.
3. Các nhiệm vụ khác:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
a. Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy
định.
b. Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ kho
quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.

2.7. Phòng kế hoạch tổng hợp
A. Công tác kế hoạch - tổng hợp:
1. Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp:
a. Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có
ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh.
b. Thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của
Chi nhánh qua từng thời kỳ.
c. Lập hồ sơ, kho dữ liệu thông tin về những vấn đề trên.
2. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh:
a. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh. Tham
mưu, đề xuất, xác định định hướng hoạt động của chi nhánh trong từng thời
kỳ.
b. Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển mạng lưới các kênh phân
phối sản phẩm.
c. Xây dựng các chính sách, biện pháp phát triển khách hàng, sản
phẩm, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và định hướng
của BIDV.
d. Phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc trong Chi nhánh để tổng
hợp xây dựng một hệ thống kế hoạch các mặt hoạt động và kế hoạch biện
pháp làm công cụ điều hành:
- Xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh doanh (chỉ tiêu bắt buộc và chỉ
tiêu tham chiếu) về quy mô, doanh số, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, chất lượng,
hiệu quả...
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ (tín dụng, bản lẻ, huy động vốn,
tài trợ thương mại, thanh toán...) gắn với kế hoạch thu-chi tài chính từng đơn
vị.
- Kế hoạch tài chính.
- Các kế hoạch bộ phận/biện pháp hỗ trợ (kế hoạch phát triển khách

hàng, kế hoạch gia tăng bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới và đang
có, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh bán hàng, kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực, kế hoạch marketing, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản
phẩm, kế hoạch bán chéo sản phẩm, kế hoạch liên kết, hợp tác;...).
3. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh:
a. Tham mưu về việc giao kế hoạch cho các đơn vị trong Chi nhánh và
tổ chức cho các đơn vị bảo vệ kế hoạch với Ban giám đốc.
b. Xây dựng chương trình và biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch
kinh doanh tháng/quý/năm của Chi nhánh làm cơ sở cho các đơn vị xây
dựng kế hoạch và triển khai cụ thể.
c. Tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện kế
hoạch kinh doanh của các đơn vị thuộc Chi nhánh.
4. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh:
a. Đầu mối tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, đánh giá kết
quả hoàn thành kế hoạch kinh doanh và kết quả quản trị điều hành của Chi
nhánh (tháng/quý/năm); lập báo cáo phục vụ giao ban cụm/khu vực.
b. Hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị trong Chi nhánh chuẩn bị
báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch trên từng mặt nghiệp vụ.
c. Theo dõi, đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình, tiến độ
triển khai kế hoạch và chương trình công tác đã được phê duyệt của từng
đơn vị.
d. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo hoặc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch
(nếu xét thấy cần thiết).
e. Tham mưu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị;
5. Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
a. Thu thập, quản lý, lưu trữ, cung cấp, bảo mật hồ sơ và dữ liệu thông
tin về công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch của chi nhánh. Lập các báo
cáo định kỳ/đột xuất về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phục vụ quản

trị điều hành.
b. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, phát triển mạng lưới và
quản trị điều hành của chi nhánh theo các chỉ tiêu, tiêu chí và hướng dẫn của
BIDV.
d. Tổng hợp và phản ảnh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất biện
pháp tháo gỡ, kiến nghị sự hỗ trợ của BIDV.
e. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tiến độ phấn đấu lên hạng/trụ hạng
doanh nghiệp của Chi nhánh.
g. Đề xuất ý kiến tham gia của Chi nhánh về phát triển kinh tế địa
phương đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động của Chi nhánh khi
đuợc các cơ quan chức năng của địa phương yêu cầu.
B. Công tác nguồn vốn:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện
pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để
góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất,
về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV
và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu
suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV.
2. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng
theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ
cho các phòng có liên quan.
3. Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ
với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung
cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong
hoạt động kinh doanh.
4. Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị
trường, các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý.
5. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh
doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn
tại Chi nhánh.
6. Lập các báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy
định.
C. Các nhiệm vụ khác:
1. Công tác pháp chế - chế độ: Đầu mối tiếp nhận, nghiên cứu, phổ
biến, sao gửi, lưu trữ các văn bản chế độ nhận được và các văn bản chế độ
do Giám đốc chi nhánh ban hành. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi
nhánh về việc hướng dẫn hoặc phân công các phòng chức năng hướng dẫn
thực hiện những vấn đề liên quan. Tư vấn cho Giám đốc chi nhánh những
vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
2. Làm nhiệm vụ thư ký cho Ban giám đốc: Chuẩn bị tài liệu, tổng hợp
về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình chấp hành quy chế điều hành
của các đơn vị phục vụ các cuộc họp giao ban của Ban giám đốc. Trực tiếp
ghi biên bản và thông báo kết luận của Giám đốc trong cuộc họp giao ban
đến các đơn vị trong Chi nhánh.
3. Là thành viên của một số Hội đồng theo quy định;
4. Đầu mối phối hợp giải quyết các quyền và nghĩa vụ khi có quyết
định chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
2.8. Phòng tài chính kế toán
1. Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng
hợp:
a. Quản lý phân hệ GL; Trực tiếp xử lý hạch toán kế toán các nghiệp
vụ phát sinh tại phân hệ kế toán tổng hợp (GL) và phân hệ quản lý nội bộ.
b. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, công tác quyết toán của chi
nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của BIDV.
2. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán
của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm):
a. Đối chiếu, kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh từ các giao

dịch hạch toán tự động tại các phòng thuộc Trụ sở chi nhánh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Quản lý, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ tài khoản kế toán tổng hợp tại
Trụ sở chi nhánh. Kiểm tra tính khớp đúng giữa các loại báo cáo kế toán tại Chi
nhánh.
c. Quản lý, lưu trữ toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh tại Trụ sở chi
nhánh.
d. Hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra công tác hậu kiểm tại các Phòng giao
dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc Chi nhánh.
e. Đề xuất với Giám đốc chi nhánh xử lý những sai sót phát hiện qua hậu
kiểm.
3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính:
a. Đầu mối phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng và trình kế
hoạch tài chính, tài sản, kế hoạch quỹ thu nhập hàng năm theo quy định.
b. Đề xuất giao kế hoạch thu-chi, lợi nhuận, giao quỹ thu nhập cho các
đơn vị trong Chi nhánh.
c. Theo dõi, quản lý tài sản (giá trị), vốn và các quỹ của Chi nhánh.
d. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (tổng hợp, xác định, kê khai,
quyết toán và nộp các loại thuế theo quy định).
e. Thẩm định, quản lý, tham gia ý kiến vào các phương án, dự toán
mua sắm, chi tiêu.
g. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính. Định kỳ phân tích,
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động
của từng phòng, khả năng sinh lời của từng sản phẩm và của hoạt động kinh
doanh của toàn chi nhánh để phục vụ quản trị điều hành.
h. Lập quyết toán tài chính của Chi nhánh.
4. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực
hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản,
định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế
độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu có) đối với các phòng giao dịch có BDS

riêng.
5. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy
trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×