Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

sự cần thiết phải trang bị kĩ năng sống cho hs thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.93 KB, 3 trang )

sự cần thiết phải trang bị kĩ năng sống cho hs thpt

Chương trình giáo dục trong nhà trường còn thiếu các chương trình giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm
cho học sinh – sinh viên; còn thiếu các sân chơi thiết thực dành cho học sinh trong giờ học ngoại khóa…
Thầy Khắc Hiếu lần đầu đóng vai lừa đảo sinh viên
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Học từ việc nhỏ nhất

Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo phát triển Việt Nam, trong đó
nhấn mạnh cần phát triển kỹ năng cho học sinh để xây dựng lực lượng lao động trong
một nền kinh thế thị trường hiện đại ở Việt Nam.
Giáo dục quá nặng về lý thuyết
Lâu nay, điều mà hầu như ai trong chúng ta từng trải qua thời học sinh – sinh viên cũng
có chung nhận xét là chương trình học dành cho học sinh ở nước ta ít tạo được hứng
thú cho người học! Sách giáo khoa (SGK) còn xa rời thực tế, nặng về lý thuyết, thiếu
thực hành.
Trong đó, môn Toán với hệ thống kiến thức quá nặng nề về tính toán, xa rời ứng dụng
thực tiễn (đặc biệt là phần lượng giác và một số phần về hàm số). Còn các môn tự
nhiên khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học… chỉ đơn thuần là lý thuyết suông nặng nề,
khô khan, không có thực nghiệm minh họa và nếu có thực hành cũng rất ít ỏi không đủ
phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh.

WB khuyến cáo cần trang bị kỹ năng sống cho học sinh ngay từ bậc mầm non
Đối với các môn khoa học xã hội, môn Văn tuy có nhiều tác phẩm hay nhưng cách
phân tích, hành văn còn khuôn mẫu, sáo mòn, đôi lúc không phù hợp với cảm nghĩ của


học sinh trong bối cảnh ngày nay. Còn môn Giáo dục công dân nặng về giáo lý chính
trị, tư tưởng hơn là dạy cho học sinh những bài học nhân văn cũng như trang bị kỹ
năng sống thực tiễn cho các em...
Ngôn ngữ tiếng Anh và nội dung bài học được biên soạn cũng rất đơn điệu, khác với


tiếng Anh mà người ta đang dùng. Các tiết học thường chú trọng về mặt ngữ pháp chứ
ít thực hành phần nghe và nói. Mà đây là hai trong 4 kỹ năng quan trọng nhất trong việc
học tiếng Anh.
Tin học tuy đã được đưa vào nhà trường từ lâu nhưng chưa có chương trình thống
nhất, chưa có tính ứng dụng cao. Và ngay cả bậc đại học, theo một nghiên cứu gần
đây của Viện Thông tin - Truyền thông quốc gia, 70% sinh viên tốt nghiệp ngành Công
nghệ thông tin cần phải qua đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu của các
doanh nghiệp.
Còn Lịch sử là môn học đáng lẽ sẽ rất hấp dẫn cũng trở nên nặng nề vì quá thiên về
học thuộc lòng, không có những bài chuyên đề để học sinh tự tìm tòi tài liệu, tranh ảnh.
Phần lớn học sinh quên nhiều nội dung lịch sử chỉ một tháng sau khi kiểm tra. Học sinh
chủ yếu học thuộc bài để đối phó với các kỳ thi chứ không phải học trong tâm thế thích
thú, say mê.
Đó là chưa kể chương trình giáo dục trong nhà trường còn thiếu các chương trình giáo
dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho học sinh – sinh viên; còn thiếu các sân chơi thiết
thực dành cho học sinh trong giờ học ngoại khóa… Nên việc học sinh – sinh viên Việt
Nam “rất đầy” về kiến thức, nặng lý thuyết nhưng thiếu thực hành, thiếu kỹ năng sống
trở thành một bài toán lâu nay chưa được giải. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân khiến cho lực lượng nhân lực Việt Nam thường bị thua khi đi tuyển dụng trong các
công ty – doanh nghiệp nước ngoài.
>>10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS
World Bank khuyến cáo thị trường lao động Việt Nam
Ngày 29/11 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Phát triển Việt Nam
2014 với tựa đề “Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế
thị trường hiện đại ở Việt Nam”.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết: “Tỷ lệ lao động Việt
Nam có kỹ năng đọc, viết và tính toán cao hơn so với các nước khác, kể cả các nước
giàu có hơn Việt Nam, nhưng một lực lượng lao động có kỹ năng cao mới sẽ là chìa
khóa thành công trong chuyển đổi kinh tế”.
Theo báo cáo của WB, với phần lớn lực lượng lao động có khả năng đọc và viết, thách

thức hiện nay của Việt Nam là làm thế nào có thể biến các sinh viên tốt nghiệp từ
những người “giỏi học theo sách” trở thành những người có tư duy phản biện và biết
cách giải quyết vấn đề, những người được trang bị đầy đủ để lĩnh hội các kỹ năng kỹ
thuật từ các trường đại học, trường dạy nghề và trong suốt quãng đời làm việc của
mình.
Báo cáo đưa ra phân tích cho thấy tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế sẽ dẫn tới sự dịch
chuyển của cầu đối với lao động, chuyển từ các công việc chủ yếu là thủ công và đơn


giản ngày nay sang các công việc phi thủ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.
Các chuyên gia của WB đề xuất một kế hoạch gồm 3 bước để thực thi chiến lược tổng
thể về kỹ năng cho Việt Nam. Cụ thể, bước một sẽ tập trung tăng cường khả năng sẵn
sàng đi học thông qua phát triển giáo dục mầm non; bước hai là xây dựng nền tảng
nhận thức và hành vi trong giáo dục phổ thông; bước ba là phát triển kỹ năng kỹ thuật
phù hợp với công việc thông qua một hệ thống được kết nối tốt hơn giữa người sử
dụng lao động với sinh viên, các trường đại học và các trường dạy nghề.
Đây là những khuyến cáo rất cụ thể để ngành giáo dục Việt Nam tiếp thu, chọn lọc và
thực hiện sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Để trong tương lai không xa,
nhất là vào năm 2015 khi ASEAN trở thành thị trường lao động thống nhất thì người lao
động VN sẽ cạnh tranh được với nhân lực các nước trong khu vực Đông Nam Á, và xa
hơn là thị trường lao động toàn cầu.



×