Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MOT SO BIEN PHAP REN KI NANG SONG CHO HS TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.24 KB, 4 trang )

MỘT SỐ BIÊN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HS
Bác Hồ nói “ Có tài mà không có đức là vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ. Đảng ta khi đánh giá một con người luôn lấy đức làm
gốc. Một con người không có đức dù tài cán đến đâu cũng không thể làm nổi việc gì có ích
cho dân, cho nước. Xuất phát từ thực tiễn xã hội hiện nay, tác động của ngoại cảnh có ảnh
hưởng lớn đến tư tưởng đạo đức của học sinh ngay từ khi bước vào trường học. Do vậy
việc hình thành cho các em những chuẩn mực hành vi là rất quan trọng. Chuẩn mực đạo
đức xã hội bao gồm những hành vi thói quen đạo đức, mối quan hệ giữa con người với con
người trong xã hội. Gần gũi với các em nhất là mối quan hệ gia đình, nhà trường, cộng
đồng và môii trường tự nhiên.
Nhân cách đạo đức của các em khi đến trường rất trong sáng ngây thơ, chưa có khả năng
nhận biết phân tích, chưa hiểu sâu, hiểu rõ mọi tình huống vấn đề. Nếu người thầy không
uốn nắn tốt thì như cây thiếu ánh sáng sẽ phát triển cong vẹo.
Việc bồi dưỡng hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức đâu phải đó là một bài
mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo. Qua bài dạy của giáo viên các
em nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và
trong các mối quan hệ xã hội.
*Biện pháp 1: Xây dựng môii trường lớp học thân thiện:VD:Đối với HS lớp 1 tất cả các
hoạt động với các em đều mới mẻ . Với tính cách nhút nhát của 1 số em thì việc trang trí
một môii trường học tập thân thiện là rất cần thiết . Giáo viên đến lớp sớm trò chuyện với
các em , hỏi thăm về gia đình tâm tư tình cảm , sở thích của từng em . Qua đó giáo viên
nắm bắt được từng đối tượng học sinh trong lớp từ đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp
với các em . Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng , thân thiện , gần gũi giữa cô - trò , giữa trò
– trò
Biện pháp 2 : Giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo :Giáo viên luôn gương
mẫu từ cử chỉ , lời nói , việc làm , cách ăn mặc , đi đứng cho học sinh noi theo . Cô không
những như người mẹ thứ hai mà còn phải như người chị của các em . Thường xuyên quan
tâm , chăm sóc , giúp đỡ , nhường nhịn , gần gũi , ân cần với các em . VD : Bẻ lại cổ áo ,
chải lại tóc , hướng dẫn các em đi giày .v.v... giải quyết những thắc mắc của các em , động
viên khen ngợi , nhân điển hình tốt trước lớp .


Biện pháp 3: Nghiên cứu kỹ năng sống cần rèn qua từng bài dạy cho HS: Giáo viên
nghiên cứu chương trình môn học, mục tiêu cần đạt qua từng bài, xác định kỹ năng cần rèn
cho học sinh.
BP 4: Thông qua các giờ học trên lớp cung cấp từng hành vi đạo đức cho các em.
Việt Nam tham gia hội nhâp WTO nền kinh tế rất phát triển keo theo nhiều biến đổi
trong xã hội. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức xuống cấp. Nên việc giáo dục đạo
đức cho học sinh ngay tư khi bước vào trường học là vô cùng quan trọng. Chính vì thế GV
cung cấp cho các em những hiểu biết ban đầu về các kỹ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép
trong cuộc sống hàng ngày, đó là những kỹ năng sống cần thiết cho mỗi con ngưòi, góp
phần phát triển hoàn thiện nhân cách mai sau.
- Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học chú trọng cung cấp
kỹ năng phù hợp với từng nội dung bài dạy.
- Lựa chọn các phương pháp dạy thích hợp với từng bài dạy gây hứng thú học tập
cho học sinh. Không dập khuôn máy móc, không áp đặt tình huống, cần sáng tạo theo từng
tiết dạy. Qua từng bài tập trò chơi, kể chuyện , quan sát tranh và trả lời câu hỏi, đánh giá và
tự đánh gái hành vi của bản thân và những người xung quanh, ,đóng vai v.v ... Học sinh tự
khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới, kỹ năng mới .Giáo viên khuyến khích những em
tính cách nhút nhát tham gia nhiều hơn..
- Tạo không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh tập phấn khởi bằng những
lời động viên, khen ngợi của GV, các em được phát biểu dân chủ không gò ép.
VD
1
: Khi học Đạo Đức lớp 1- bài 1: Em là học sinh lớp Một.
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”. Từng nhóm 5 em nắm tay
nhau thành vòng tròn. Lần lượt từng em giới thiệu tên của mình với các bạn. Qua trò chơi
đó các em biết trẻ em có quyền có họ tên, tự hào khi giới thiệu tên mình với các bạn. Kỹ
năng này giúp các em, biết tên và tự giới thiệu tên của mình trong giao tiếp hàng ngày, là
cơ sở để học những bài học sau.
VD: Khi chơi sắm vai các em đã tự giới thiệu được vai diễn của mình.
Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sống qua các giờ học:Qua các giờ học giáo viên chú ý nhắc

nhở các em thực hành hành vi đã học VD: Trong các giờ học, học sinh chưa có cử chỉ thể
hiện đúng hành vi đạo đức như: Đưa sách vở cho cô đưa bằng một tay không biết nói lời
''thưa'', ''gửi''. Giáo viên sửa lại hành vi đúng cho các em thể hiện lễ phép với thày cô giáo
và người trên: Em đưa lại bằng hai tay và nói thưa cô em nộp bài ạ.
- Các em được tham gia học nhóm, đóng vai, báo cáo kết quả thảo luận trong các
giờ tự nhiên xã hội thể dục, tiếng việt để thực hành hành vi đạo đức đã học.
Biện pháp 6: Tư vấn cho phụ huynh hướng dẫn các em thực hành hành vi ở nhà.
- Tổ chức họp phụ huynh thông báo đặc điểm tình hình của lớp, nêu tầm quan trọng
của việc giáo dục đạo đức cho học sinh , tính cấp bách của vấn đề kỹ năng sống cho học
sinh . Thống nhất cùng phụ huynh phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà. . Phụ huynh có
nhiệm vụ nhắc nhở con em mình thực hiện hành vi đã học ở nhà. . Đó là những kỹ năng
giao tiếp trong cuộc sống :Đi học và học về biết chào hỏi .Biết tự giới thiệu họ tên của
mình, họ tên bố mẹ, người thân. Đầu tóc, quần áo gọn gàng. Biết lễ phép ,vâng lời ông bà,
cha mẹ, nhường nhịn em nhỏ, đi bộ đúng quy định, đi học đúng giờ.
Biện pháp 7: Tổ chức ngoại khoá để thực hành hành vi đạo đức đã học.Trong chương
trình học buổi 2, . Cần tổ chức cho các em luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đã học
dưới hình thức tổ chức trò chơi như sắm vai, đố vui, hái hoa dân chủ . . . VD:Trong trò
chơi sắm vai, HS được sắm vai các nhân vật - các nhân vật này sẽ ở trong các tình huống
khác nhau và phải biết ứng xử sao cho đúng, hợp với từng hoàn cảnh.
-Ngoài ra còn tổ chức trò chơi đố vui dưới hình thức hái hoa trả lời câu hỏi hoặc dưới hình
thức quan sát động tác của người chủ trò, sau đó gọi đúng gọi nhanh tên và tính chất của sự
vật hiện tượng.
VD trò chơi: "Giúp mẹ việc gì". "Đoán xem cây gì, con gì".
. Dưới hình thức hoạt động ngoại khoá này giúp học sinh được luyện tập thực hành kỹ
năng hành vi vào tình huống cụ thể, gần gũi với các em trongcuộc sống hàng ngày đó là
vốn kinh nghiệm sống của các em.
BP 8: Kết hợp đội thiếu niên rènkỹ năng sống cho học sinh qua sinh hoạt đội sao :
- Có ý kiến đề xuất với đội về nội dung sinh hoạt đội, sao theo từng tuần cho phù hợp và
đạt hiệu quả cao.
- Trao đổi cụ thể nội dung thực hành trong từng tuần sinh hoạt đội sao .VD:

Thực hành kỹ năng tự giới thiệu họ tên của mình.ăn mặc quần áo , đầu tóc gọn gàng sạch
sẽ.giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. lễ phép vâng lời người lớn,.đứng tư thế chào cờ.đi học
đều và đúng giờ không tự ý bỏ học.biết đoàn kết thân ái với bạn khi học, khi chơi, biết
giúp đỡ bạn,đi bộ đúng quy định, thực hiện tót an toàn giao thông.....
..Giáo viên chủ nhiệm tham mưu vớichị phụ trách thống nhất nội dung hình thức sinh hoạt
để từng hành vi đạo đức được thực hành trongcác tình huống cụ thể gần gũi với cuộc sống
của các em.
Biện pháp 9: Kết hợp với đoàn thanh niên xã, khu phố tổ chức các hoạt động cho các
em trong dịp hè.
- Đưa ý kiến đề xuất với nhà trường, đoàn thanh niên, đội thiếu niên nhà trường ý kiến
tham mưu với đoàn thanh niên xã, tổ chức nhiều hoạt động trong dịp hè để các em được
tham gia như văn nghệ, lao động dọn vệ sinh đường làng, quét dọn nghĩa trang, nhà bia
tưởng niệm liệt sỹ. Đó là hình thức giáo dục đạo đức cho các em trách nhiệm với địa
phương nơi cư trú.
Biện pháp 10: Rèn kỹ năng thương xuyên liên tục.
- Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh , đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, kiên trì,
chú tâm nhắc nhở hướng dẫn các em thực hiện hành vi đúng, sửa chữa uốn nắn những
hành vi chưa chuẩn. Tất cả những hành vi đó phải làm thường xuyên liên tục vì các em rất
chóng quên. Giáo viên cần chú ý từng việc làm, cử chỉ, lời nói của các em ở mọi lúc, mọi
nơi, ở trường, ở nhà để các em ghi nhớ và thực hiện theo hành vi đúng để trở thành thói
quen đạo đức tốt cho các em.
Để thực hiện được nhiệm vụ này người giáo viên phải tâm huyết với nghề, thực sự yêu
nghề, mến trẻ, có tinh thần rèn luyện, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tu dưỡng, rèn
luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. đặc biệt là muốn nâng cao lượng giờ đạo đức và
thực hành các kỹ năng hình vi vào cuộc sống thực tế cho học sinh là vấn đề khó đòi hỏi
phải kiên trì, bền bỉ, người thầy phải đầu tư thời gian gần gũi học sinh, nghiên cứu kỹ mục
tiêu bài học, thiết kế tiết dạy hợp lý, kết hợp hài hoà các phương pháp hình thức dạy học.
Chú trọng phương pháp dạy học mới, thầy tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy
vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới.

×