Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khảo sát thực trạng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu tại một số trạm y tế xã thuộc tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 81 trang )

BỘ Y T Ế
TRUỒNG ĐẠI HỌC DUỢC HÀ NỘI
--------------- s o c a ----------------

PHẠM THỊ NGA

KHẢO SÁT THỰC
TRẠNG
TIẾP CẬN
VÀ s ử DỤNG




THUỐC THIẾT YẾU TẠI MỘT s ố TRẠM Y TẾ XÃ
THUỘC TỈNH NAM ĐỊNH
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC SỸ ĐẠI HỌC KHÓA 2002- 2007)

Người hướng dẫn:

PGS. TS. Lê Viết Hùng

Nơi thực hiện:

Bộ môn Quản lý và Kỉnh tế Dược

HÀ NỘI, THÁNG 05 - 2007

ịi m ‘9



MỜ3'&ẨMƠW

Với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS. Lê Viết Hùng
Người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới:
-

ThS. Trần Thị Thoa - cán bộ giảng dạy khoa Y tế công cộng - Đại học
YHà Nội - người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong phương pháp nghiên
cứu và xử lý kết quả để hoàn thành khóa luận.

- Tập thể cán bộ Bộ môn Quản lý và Kỉnh tế Dược - Đại học Dược Hà
Nội - đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện khóa luận.
- Các cán bộ, nhân viên tại các trạm y tế xã tham gia khảo sát đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn khuyến
khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thiện khóa luận này.

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2007

Sinh từền: rpitífin ^7ít ị Qtụa


MỤC LỤC
Nội d u n g .....................................................................................................Trang
ĐẬT VẤN ĐỂ ................................................................................................................. 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN.................................................................................................3


1.1. Một số khái niệm về tiếp cận và sử dụng TTY........................................3
1.1.1. Khái niệm TTY và DMTTY.............................................................. 3
1.1.2. Khái niệm tiếp cận và sử dụng TTY..................................................4
1.2. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY trên thế giới.................................... 5
1.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt Nam ................................... 7
1.3.1. Việc ban hành DMTTY ở Việt N am ................................................7
1.3.2. Sự cẩn thiết và ưu việt của DMTTY.................................................9
1.3.3. Tinh hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt N am ........................... 10
1.4. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tế xã, phường...............12
1.4.1. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tuyến y tế xã, phường............ 12
1.4.2. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tế xã, phường....... 14
1.5. Một vài nét về y tế tỉnh Nam Định ....................................................... 15
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .................................18

2.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 18
2.1.1. Phương pháp mô tả hồi cứu............................................................ 18
2.1.2. Phương pháp điều tra ngang........................................................... 18
2.1.3. Phương pháp phân tích quản trị h ọ c............................................... 18
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................19
2.1.5. Kỹ thuật thu thập thông tin..............................................................19
2.2. Đối tượng nghiên cứ u............................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứ u...............................................................................20
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.......................................................................22


3.1. Mô tả tình hình tiếp cận TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định
trong năm 2006 ...................................................................................... 22
3.1.1. Tình hình tiếp cận về chủng loại thuốc tại các TY TX ................ 22
3.1.2. Tình hình tiếp cận về chất lượng thuốc tại các TYTX................. 25

3.1.3. Tình hình tiếp cận về nhân lực y tế tại các T Y T X ...................... 26
3.1.4. Tình hình tiếp cận về tài chính tại các TYTX...............................29
3.1.5. Khả năng đáp ứng thuuốc, TTY tại các TYTX ...........................31
3.2. Khảo sát việc sử dụng TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định
trong năm 2006...................................................................................... 33
3.2.1. Thuốc, TTY bán ra tại quầy thuốc các TYTX..............................33
3.2.2. Thuốc, TTY cấp phát cho BHYT, người nghèo tại TYTX ......... 36
3.2.3. Thuốc, TTY cấp phát cho Trẻ em, các CTYT tại TYTX............. 39
3.2.4. Tình hình kê đơn - sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại TYTX...... 42
3.3. Đánh giá và bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY
tại 6 TYTX trong năm 2006.............................................................. 44
3.3.1. Đánh giá về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại 6 TYTX.......44
3.3.2. Bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại 6 TYTX.......48
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT .................................................................... 53

4.1. Kết lu ậ n .................................................................................................53
4.1.1. Về tình hình tiếp cận TTY tại các TYTX.................................... 53
4.1.2. Về việc sử dụng TTY tại các TYTX............................................ 54
4.2. Đề x u ấ t..................................................................................................54
4.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước...................................................... 55
4.2.2. Với các TYTX khảo sát................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

BHYT:

Bảo hiểm y tế


BQ:

Bình quân

CBYT:

Cán bộ y tế

CSSK:

Chăm sóc sức khỏe

CSSKND:

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CSVBVSKND: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
CTYT:

Chương trình y tế

DMTTY:

Danh mục thuốc thiết yếu

TB:

Trung bình


TCYTTG:

Tổ chức y tế thế giới

TTY:

Thuốc thiết yếu

TYTX:

Trạm y tế xã


ĐẶT VẤN ĐỂ
Thuốc thiết yếu có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân. CSSK toàn dân là chiến lược y tế hàng đầu của đại đa
số các quốc gia hiện nay. Để thực hiện việc CSSK cho nhân dân, việc cung
cấp đầy đủ, kịp thời các thuốc thiết yếu với chất lượng tốt, giá cả hợp lý đang
là một nhu cầu cấp bách hàng đầu, đặc biệt là ở các nước nghèo. Theo tổ chức
y tế thế giói “để thực hiện CSSK ban đầu, chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có
thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của người dân ở
cộng đồng”. [2], [13], [21]
Nhận rõ vai trò to lớn của thuốc thiết yếu trong CSSK nói chung và
CSSK ban đầu nói riêng. Ngay từ năm 1985, Bộ y tế đã ban hành danh mục
TTY lần thứ nhất, sau đó thường xuyên xây dựng, sửa đổi, ban hành danh
mục TTY (cứ 3 - 5 năm 1 lần). Danh mục TTY được xây dựng và ban hành
dựa trên mô hình bệnh tật, tình hình kinh tế xã hội và các tiến bộ về công
nghệ trong điều kiện của Việt Nam. Chính sách TTY được coi là một trong
những chiến lược quan trọng đem lại sức khỏe cho mọi người. Mục tiêu của
chính sách TTY là thực hiện việc cung ứng thuốc đúng danh mục đề ra, tức là

đúng nhu cầu, sử dụng an toàn hợp lý, với giá thấp, ai cũng có thể mua để
dùng, nhất là người nghèo trong cộng đồng bằng kỹ thuật thích hợp, ít tốn
kém, có hiệu quả, dễ được cộng đồng chấp nhận. [2], [21]
Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử dụng thuốc của người dân vẫn còn nhiều
khó khăn và thiếu hiệu quả. Vì thế, nghiên cứu về tình hình tiếp cận và sử
dụng thuốc thiết yếu ở tuyến xã là cần thiết để có được những thông tin làm cơ
sở cho việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách nhằm thực hiện được mục
tiêu của nền y tế nước nhà là đảm bảo công bằng trong CSSK cho nhân dân.
[2], [17], [21]

1


Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo
sát thực trạng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu ở một sô trạm y tế xã
thuộc tình Nam Định ”, với các mục tiêu:
1. Mô tả tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu tại 6 trạm y tế xã thuộc tỉnh
Nam Định trong năm 2006.
2. Khảo sát việc sử dụng thuốc thiết yếu tại 6 trạm y tế xã thuộc tỉnh
Nam Định trong năm 2006.
Từ đó: Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp đ ể nâng cao khả năng
tiếp cận và sử dụng TTY tại các trạm y tế xã.

2


PHẦN 1.
TỔNG QUAN

1.1.1. Khái niệm TTY

vàDMTTY
1.1.2. Khái niệm tiếp
cận và sử dụng TTY

1.3.1. Việc ban hành
DMTTY ở Việt Nam
1.3.2. Sự cần thiết và
ưu việt của DMTTY
1.3.3. Tình hình tiếp
cận và sử dụng TTY ở
Việt Nam

1.4. TÌNH HÌNH TIẾP
CẬN VÀ SỬ DỤNG
TTY Ở TUYẾN Y TẾ
XÃ, PHƯỜNG

1.4.1. Tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của
tuyến y tế xã, phường
1.4.2. lìn h hình tiếp
cận và sử dụng TTY ở

1.5. MỘT VÀI NÉT VỀ
Y TẾ TỈNH NAM
ĐINH

tuyến y tế xã, phường



PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Một sô khái niệm về tiếp cận và sử dụng TTY
1.1.1. Khái niệm TTY và DMTTY
1.1.1.1. Khái niệm TTY [2]
TTY là những thuốc cần thiết cho CSSK của đa số nhân dân, được nhà
nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản xuất,
phân phối vói nhu cầu thực tế CSSK của nhân dân, được lựa chọn và cung ứng
để luôn sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt, an
toàn và giá cả phù hợp. [2], [13], [14], [16], [19]
Nguyên tắc lựa chọn TTY:
- Có hiệu lực phòng chữa bệnh cao
- An toàn trong điều trị
- Dạng bào chế (dạng chế phẩm, nồng độ, hàm lượng) dễ sử dụng
- Phù họp với trình độ chuyên môn của nhân viên y tế
- Phù hợp vói các phương tiện, trang thiết bị để sử dụng, bảo quản tại các
tuyến y tế
- Giá thành điều trị hợp lý
- Có sự ưu tiên nhất định cho các thuốc sản xuất trong nước
1.1.1.2. Khái niệm DMTTY [2]
“DMTTY là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào
với số lượng lớn cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”.
- Vói chủng loại thuốc và số lượng thuốc phong phú, phù hợp vói mô
hình bệnh tật và hệ thống y tế của từng noi nên danh mục này có chủng loại
thuốc tương đối đủ với số lượng cân đối phù hợp với điều kiện thực tế về tài

3


chính của mình, chủng loại và lực lượng thuốc này là tối ưu cho việc chăm sóc

sức khoẻ đa số nhân dân.
- Do chủng loại và lực lượng thuốc là tối ưu nên có điều kiện để dự trù,
mua sắm bảo quản để các loại thuốc luôn có với số lượng vừa đủ không quá
thừa, không quá thiếu, dạng thuốc phù hợp vói trình độ của cán bộ y tế và dân
trí địa phương.
- Do vậy, có thể có một số thuốc cẩn thiết để đáp ứng cho một số ít ngưòi
với nhu cầu hoặc thị hiếu riêng biệt nào đó sẽ không có trong danh mục này.
- Một loại thuốc có thể có nhiều dạng khác nhau, vói nhiều tên gọi khác
nhau nhưng trong danh mục thuốc thiết yếu tên thuốc sẽ đơn giản, là tên gốc
để dễ nhớ và đủ thông tin hơn so vói thuốc ngoài thị trường. [2], [14], [16],
[19]
Nguyên tắc xây dựng DMTTY:
- Cơ cấu bản DMTTY phải phù hợp để giải quyết mô hình bênh tật của
nhân dân trong từng thời kỳ.
- Cơ cấu bản DMTTY phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm thuốc cấp cứu,
các nhóm thuốc điều trị các bệnh thông thường nhiều người mắc, các bệnh xã

- DMTTY phải được rà soát, ban hành lại theo chu kỳ 5 năm một lần và
được thay thế kịp thòi hàng năm nếu cần.
1.1.2. Khái niệm tiếp cận và sử dụng TTY
I.I.2.I.

Khái niệm tiếp cận TTY [17]

Tiếp cận là từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu
một đối tượng nghiên cứu nào đó.
Tiếp cận TTY là từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm
hiểu về TTY. Tiếp cận TTY tại trạm y tế xã là tiếp cận các đối tượng tác động
trực tiếp đến TTY. Các đối tượng đó có rất nhiều nhưng có một số đối tượng


4


chính như: chủng loại TTY, chất lượng TTY, nhân lực y tế, tài chính TYTX và
khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại TYTX.
1.1.2.2. Khái niệm sử dụng TTY [17], [19]
Sử dụng TTY là đem TTY dùng vào việc chữa bệnh cho người bệnh. Là
đem những thuốc cần thiết nhất nhằm chữa các bệnh thông thường nhất cho đa
số mọi người trong cộng đồng. Sử dụng TTY ở các trạm y tế bao gồm: số
lượng TTY, tiền bán TTY tại quẩy thuốc trạm y tế xã, số lượng thuốc, tiền
thuốc cấp phát cho các đối tượng: BHYT, người nghèo, trẻ em, các CTYT...

1.2.

Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY trên thế giới [2], [13],

[14], [16], [19]
Thuốc có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, là một trong những yếu tố chủ yếu bảo đảm mục tiêu sức
khoẻ cho mọi người.
Trong những năm cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, ngành công nghiệp Dược đã nghiên cứu ra nhiều loại
thuốc có tác dụng mạnh và hiệu quả cao. Sản lượng thuốc trên thế giới đang
tăng vói tốc độ 9 - 10% mỗi năm. Sản phẩm của thuốc hết sức đa dạng và
phong phú. Chỉ tính riêng nguyên liệu hoá dược dùng để bào chế dưới dạng
thuốc trên thế giói đã có khoảng 2000 loại. Từ những loại nguyên liệu đó,
người ta có thể bào chế được rất nhiều dược phẩm khác nhau tạo điều kiện cho
người thầy thuốc có thể dễ dàng lựa chọn thuốc trong điều trị.
Mặc dù công nghiệp sản xuất thuốc ngày càng phát triển nhưng vấn đề
đáp ứng yêu cầu của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn chưa

được tốt. Theo TCYTTG: “để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chỉ cần 1
USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông
thường của một người dân tại cộng đồng” (diễn văn của tổng giám đốc
TCYTTG trong đại hội đồng TCYTTG lần họp thứ 48, Genever, 2/ 5/ 1995).

5


Tuy nhiên “cho đến năm 1995 vẫn có 50% dân số thế giới không được chăm
sóc sức khoẻ khi mắc những chứng bệnh thông thường nhất và không có thuốc
thiết yếu khi cần”.
Trong khi đó, tình trạng thiếu công bằng trong sử dụng thuốc ngày càng
trầm trọng giữa các nước phát triển và đang phát triển. Điều đáng nói là
khoảng cách đó không rút ngắn lại mà ngày càng xa hơn. Các nước, đặc biệt
là các nước đang phát triển cần phải sử dụng thuốc hợp lý hơn để sử dụng có
hiệu quả nguồn tài chính hạn hẹp của mình. Đồng thời thông qua việc sử dụng
thuốc hợp lý, có thể cung cấp cho nhân dân một lượng thuốc lớn mà không
tăng thêm chi phí. Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ hiệu quả của
chương trình thuốc thiết yếu.
Trong CSSK ban đầu, thuốc thiết yếu là công cụ thiết yếu cho CSSK,
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và được TCYTTG xây dựng thành
chương trình hoạt động riêng. Mục tiêu của chương trình hoạt động thuốc thiết
yếu là:
- Cải thiện các dịch vụ CKSK ban đầu.
- Bảo đảm cung cấp thường xuyên các TTY để điều trị các bệnh
thông thường ở tuyến CSSK ban đầu.
- Thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn vói từng cá nhân,
từng bệnh nhân thông qua việc nâng cao khả năng khám chữa bệnh của
nhân viên y tế.
- Đưa ra phác đồ điều trị chuẩn.

- Tránh lạm dụng và lãng phí thuốc.
Chương trình TTY của TCYTTG được thành lập năm 1972. Tói năm
1975, TCYTTG ban hành danh mục TTY lần thứ nhất, 2 năm sau (1977),
TCYTTG đã xem xét lại để đưa ra danh mục lần thứ 2 gồm 200 loại thuốc. Kể
từ đó, cứ 2 hay 3 năm một lần, các danh mục TTY mẫu lại được điều chỉnh để
phù hợp vói những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cập nhật thuốc mói, loại bỏ

6


thuốc không thích hợp. Tháng 2 năm 1997, u ỷ ban Giám định của TCYTTG
đã chọn một danh mục mẫu các loại TTY lần thứ 10 bao gồm gần 250 thuốc
và vaxcin thiết yếu. Sự thay đổi này ngoài mục đích cập nhật những thuốc mới
còn nhằm đáp ứng nhu cầu trong CSSKND. Hiện nay trên thế giới có hon 150
nước đã áp dụng và có DMTTY (chủ yếu là các nước đang phát triển). Số
lượng tên thuốc trong DMTTY của mỗi nước trung bình khoảng 300 thuốc.
Chương trình hoạt động TTY được thực hiện trên thế giói và đã thu được
những thành tựu to lớn.

1.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt Nam
1.3.1. Việc ban hành DMTTY ở Việt Nam [2], [10], [13], [16], [19]
Cũng như nhiều nước trên thế giói, Việt Nam đã nhận rõ vai trò to lớn
của TTY trong CSSK nói chung và CSSK ban đầu nói riêng vì không có thuốc
thì không chữa được bệnh và không có CSSK.
Từ những năm 1960, Bộ y tế đã chú ý tói việc đảm bảo một danh mục
thuốc tối thiểu, cần thiết cho nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và dựa
vào khả năng của đội ngũ cán bộ y tế thời kỳ đó. Sau này, khi có khuyến cáo
của TCYTTG, Bộ y tế đã ban hành DMTTY lần thứ I vào năm 1985 gồm 225
thuốc.
Bốn năm sau, năm 1989, DMTTY lại được ban hành lần thứ II. Danh

mục này gồm 116 TTY, cùng vói một danh mục gồm 64 thuốc tối cần, trong
đó ở tuyến xã có 58 TTY và 27 thuốc tối cần. Danh mục lần thứ III được ban
hành năm 1995, gồm 255 TTY, phân chia theo trình độ chuyên môn của cán
bộ y tế. Cơ sở y tế có bác sỹ, được sử dụng danh mục TTY gồm 197 loại, còn
cơ sở không có bác sỹ thì sử dụng danh mục TTY gồm 83 loại. Danh mục
TTY lần này đã hợp lý hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế, cập nhật những
thuốc mới có tác dụng tốt trong điều trị, phù hợp với điều kiện nước ta trong
giai đoạn vừa qua.

7


Tuy nhiên trong quá trình thực hiện danh mục mẫu lần thứ III tại các cơ
sở y tế, đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, ngày 28/ 07/ 1999, BYT đã
ban hành DMTTY Việt Nam lần thứ IV với 346 thuốc tân dược, 81 thuốc thiết
yếu y học cổ truyền, 60 danh mục cây thuốc nam, 185 vị thuốc. Đồng thòi Bộ
y tế cũng đã ban hành bản hướng dẫn sử dụng DMTTY Việt Nam lần thứ IV,
nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc là: Cung ứng
thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng đến tận ngưòi dân và đảm bảo sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý trong giai đoạn hiện nay.
Từ năm 1999 đến nay, chính sách quốc gia TTY đã đóng góp vai trò to
lớn trong sự nghiệp CSSKND. Mặt khác trong thòi gian này, cùng vói sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ nói chung và nền công nghiệp Dược
Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều sự thay đổi trong đời sống xã hội của nước
ta. Mô hình bệnh tật chung của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể: các bệnh
nhiễm trùng đã giảm nhưng vẫn còn cao, đặc biệt là ở nông thôn. Nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, u bướu... gia tăng. Cùng vói đó là sự kháng thuốc xảy ra
ngày càng nhiều, nhất là các thuốc kháng sinh. Điều này đặt ra vấn đề là chính
sách quốc gia TTY đã không còn phù hợp với thực tế đất nước.
Ngày 01/ 07/ 2005, Bộ y tế ban hành DMTTY Việt Nam lần thứ V và

bản hướng dẫn sử dụng DMTTY Việt Nam lần thứ V. Danh mục gồm 355
thuốc tân dược (của 314 hoạt chất), 94 chế phẩm dược học cổ truyền và 215 vị
thuốc đông y. Nếu như trong danh mục cũ, chế độ sử dụng thuốc được phân
thành nhiều bậc dựa theo xếp hạng bệnh viện thì hiện nay, điều này đã được
cải thiện: bệnh viện hạng 1 và 2 được sử dụng thuốc vói cùng 1 chế độ, tương
tự là bệnh viện hạng 3 và không hạng. Tại tuyến y tế cơ sở, danh mục TTY
gồm 194 thuốc tân dược, các chế phẩm y học cổ truyền và vị thuốc được dùng
cho tất cả các tuyến và các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền.
DMTTY lần thứ V đã phù hợp hơn với mô hình bệnh tật ở nước ta (phụ
lục 2) và cơ cấu, chức năng của từng hạng bệnh viện. Việc lựa chọn thuốc đưa

8


vào danh mục được làm theo nguyên tắc: đảm bảo hiệu lực điều trị, an toàn,
phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế, hợp lý giữa
hiệu quả điều trị và giá thành.
1.3.2. Sự cần thiết và ưu việt của DMTTY [2], [13]
Số lượng thuốc lưu hành ở Việt Nam hiện nay là rất nhiều, rất phong
phú. Có tói hàng chục ngàn loại thuốc nên việc lựa chọn thuốc để phòng và
chữa bệnh bên cạnh những thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn bất cập khác.
Theo hướng dẫn về những nguyên tắc lựa chọn TTY, cho thấy tính ưu việt của
DMTTY là:
- Danh mục mẫu lần I đưa ra khoảng 200 tên thuốc, tất cả các
thuốc và vaxcin có trong danh mục đó đã được xác nhận là an toàn và
có hiệu lực.
- Loại trừ được hạn chế về sử dụng thuốc do không biết hết mọi tác
dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Tập trung đầu tư cho sản xuất, cung ứng các thuốc thiết yếu nên
đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên, có chất lượng các loại

thuốc cho nhu cầu y tế.
- Có điều kiện tài chính để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phát triển,
sản xuất các loại thuốc mới phù hợp với nhu cầu thực tế ở các nước
đang phát triển.
- Đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hơn.
- Thầy thuốc và nhân dân dễ lựa chọn thuốc cho nhu cầu khám
chữa bệnh của mình.
- Hạn chế được sự lãng phí, tốn kém trong dùng thuốc. Giá cả hợp
lý (thường là thấp) vì đa số thuốc dùng dưới dạng tên gốc nên ngưòi dân
dễ biết, dễ tìm mua, giá cả dễ chấp nhận, đặc biệt là vói cả cộng đồng.
- Đa số các thuốc trong DMTTY đã hết thòi hạn bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp nên nó được sản xuất vói giá không cao, do đó giá bán

9


cũng thoả đáng, mặt khác những thuốc này dùng dưới dạng tên gốc, tên
khoa học, tên thông dụng quốc tế, điều này tạo điều kiện để thầy thuốc,
nhân dân dễ nhận biết, dễ sử dụng, giá cả hợp lý.
- Xác định được nhu cầu thuốc một cách hợp lý.
- Thuận tiện cho việc cung cấp thông tin cũng như việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ.
- Tạo điều kiện thuận lọi cho các cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác quản lý của ngành.
1.3.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt Nam [2], [6], [17]
Chăm sóc sức khoẻ toàn dân là chiến lược y tế hàng đầu của đại đa số
các quốc gia. Để thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, việc cung
cấp đầy đủ, kịp thời các TTY với chất lượng tốt và giá cả hợp lý đang là một
nhu cầu cấp bách hàng đầu, đặc biệt là ở các nước nghèo. Chính vì lý do đó
mà chính sách thuốc quốc gia ở nhiều nước đang phát triển như Philippin,

Malaixia, Trung Quốc... cũng như trong các văn bản hướng dẫn về chính sách
thuốc quốc gia cho các nước đang phát triển của TCYTTG đều xác định rõ:
“Việc lựa chọn và cung ứng thường xuyên TTY vói giá cả hợp lý, chất lượng
phù hợp là một yêu cầu khẩn cấp và việc xây dựng chính sách TTY được coi
là một trong những nội dung cơ bản của chính sách thuốc quốc gia”.
Ở Việt Nam, chương trình quốc gia TTY đã từ lâu là một trong những
chương trình giành được sự quan tâm lớn và đã trở thành một trong các nội
dung mang tính chất chiến lược của ngành. Để nâng cao chất lượng phục vụ
thuốc cho chăm sóc sức khoẻ của đại đa số nhân dân, chính sách quốc gia
TTY đã ra đời như một bộ phận cốt lõi của chính sách quốc gia về thuốc của
Việt Nam. Chính sách quốc gia TTY đã đưa những loại thuốc cần thiết nhất
trong CSSK nhân dân đến tận tay người dân, những người thiệt thòi nhất trong
việc tiếp cận và sử dụng thuốc - loại hàng hoá đặc biệt.

10


* Mục tiêu của chính sách quốc gia TTY
- Nhà nước đảm bảo bằng chính sách, cơ chế và biện pháp việc cung cấp
TTY cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong toàn quốc đến tận
cộng đồng.
- Bộ y tế xây dựng và phổ biến danh mục quốc gia TTY và triển khai việc
sản xuất, cung ứng TTY đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân trong từng thời kỳ.
* Nội dung của chính sách quốc gia TTY
1. Lựa chọn thuốc thiết yếu và ban hành danh mục thuốc thiết yếu
2. Danh mục thuốc thiết yếu
3. Sản xuất thuốc thiết yếu
4. Cung ứng thuốc thiết yếu
5. Kê đơn, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý thuốc thiết yếu
6. Chất lượng thuốc thiết yếu

7. Thông tin về thuốc
8. Đào tạo nhân viên y tế
9. Hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế
10. Các điều khoản đảm bảo cho việc thi hành chính sách
Chính sách quốc gia về TTY đã góp phần thiết thực vào việc CSSK cho
người dân. Chính sách này đã và đang từng bước giúp người dân, đặc biệt là
người nghèo, ngưòi dân tộc thiểu số...ở các vùng sâu, vùng xa...được tiếp cận
và sử dụng các loại thuốc nhằm chữa các bệnh thông thường nhất. Người dân
trong cả nước đã được CSSK toàn diện hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao
sức khoẻ nhân dân. Vì vậy, tuổi thọ trung bình của người dân nước ta đạt hơn
71 tuổi (cao hơn 1 số nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu quân). Tuy
nhiên, trong việc tiếp cận và sử dụng thuốc của người dân vẫn còn nhiều vấn
đề bất cập. Nhà nước đã có chính sách trợ giá và trợ cước vận chuyển thuốc
cho vùng nghèo, người nghèo nhưng việc thực hiện chính sách này còn nhiều

11


khó khăn. Có địa phương thừa thuốc ồ tuyến tỉnh nhưng lại thiếu thuốc ở
tuyến xã do cơ chế vận chuyển và phân phối thuốc xuống cơ sở còn chưa hợp
lý. Một số yếu tố khác như các đặc điểm về phong tục, tập quán, giao thông
khó khăn, mạng lưói y tế còn mỏng và yếu, đặc biệt thiếu cán bộ dược, trình
độ quản lý còn hạn chế... cũng ảnh hưởng đến công tác cung ứng thuốc và sử
dụng thuốc an toàn hợp lý cho ngưòi nghèo, vùng nghèo. Vì thế, việc tiếp cận
và sử dụng thuốc, TTY ở nước ta còn nhiều khó khăn và bất cập.

1.4. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tê xã, phường
1.4.1.

Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ tuyến y tê xã, phường (y tê cơ sở) [4],


[7], [12], [15]
Ngành y tế Việt Nam được tổ chức thành 1 hệ thống chặt chẽ từ trên
xuống dưói theo các tuyến khác nhau. Mỗi tuyến đều có liên quan đến các
tuyến khác, tuyến trên hỗ trợ, chỉ đạo tuyến dưói nhất là về chuyên môn
nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật.
Cụ thể, hệ thống tổ chức ngành y tế được chia thành 4 tuyến:
- Tuyến y tế trung ương
- Tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: sở y tế
- Tuyến y tế huyện, quận, thị xã
- Tuyến y tế xã, phường (y tế cơ sở)
* Khái niệm:
Y

tế cơ sở là đon vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm

trong hệ thống y tế nhà nước. Trạm y tế cơ sở bao gồm các trạm y tế của các
cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học.
* Tổ chức biên chế:
Trạm y tế cơ sở được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư, địa giới hành
chính và theo nhu cẩu chăm sóc sức khoẻ và khả năng ngân sách của cộng
đồng. Cán bộ phụ trách có năng lực quản lý.

12


- Các bộ phận tổ chức: Trạm y tế cơ sở thường có 3 bộ phận:
+ Vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch
+ Điều trị và hộ sinh
+ Dược

- Biên chế cán bộ y tế ở trạm: được xây dựng dựa theo:
+ Địa bàn hoạt động
+ SỐ lượng dân cư (tốt nhất cứ 1000 dân có 1 cán bộ y tế)
+ Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng
* Nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở:
- Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên
môn y tế của u ỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, báo cáo trung tâm y
tế huyện, quận, thị xã và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được
phê duyệt.
- Phát hiện báo cáo kịp thòi các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính
quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh,
phòng chống dịch, giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng, xã, tuyên
truyền bảo vệ sức khoẻ cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
- Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên
môn về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm việc
quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.
- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân
tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ tại hộ gia đình.
- Tổ chức khám chăm sóc và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong
khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có
kế hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng và phát triển thuốc nam, kết hợp
ứng dụng y học dân tộc phòng và chữa bệnh.

13


- Quản lý các chỉ số sức khoẻ và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin
kịp thời, chính xác, liên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng,

ấp, bản và nhân viên y tế cộng đồng.
- Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và giám đốc trung
tâm y tế huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm và
tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng
điểm về y tế tại địa phương.
- Phát hiện báo cáo u ỷ ban nhân dân xã và chính quyền y tế cấp trên
các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thòi ngăn chặn và xử
lý.
- Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các ngành trong xã để
tuyên truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân.
1.4.2. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tế xã, phường [6], [9],
[11], [17]
Những năm qua, sự nghiệp CSVBVSKND ở nước ta tiếp tục đạt được
khá nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế trong đó có y tế cơ sở ngày
càng được quan tâm đầu tư, củng cố và phát triển. Tính đến hết năm 2005,
100% xã, phường đã có cán bộ y tế hoạt động, hơn 65% trạm y tế xã trong cả
nước có bác sỹ công tác. Nhờ coi trọng công tác y học dự phòng, chúng ta đã
ngăn chặn đẩy lùi được các loại bệnh truyền nhiễm gây dịch như bại liệt, uốn
ván sơ sinh, sốt rét; loại trừ bệnh phong trên phạm vi cả nước theo tiêu chuẩn
của tổ chức y tế thế giói, đặc biệt gần đây chúng ta đã khống chế có hiệu quả
các loại dịch bệnh nguy hiểm: SARS và cũm A.HgNị. Dịch vụ CSSKND ngày
càng đa dạng, các kỹ thuật tiên tiến được nghiên cứu, ứng dụng vào điều trị,
thuốc đặc biệt là TTY đến tận tay người dân.

14


Tuy nhiên, công tác CSVBVSKND vẫn còn không ít yếu kém và thách
thức. Hoạt động của lĩnh vực y học dự phòng còn hạn chế, hệ thống y tế chậm

đổi mói, chưa theo kịp sự đòi hỏi của cuộc sống và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật.
Mặt khác, tình trạng thuốc, TTY ở các trạm y tế xã thiếu, không đảm bảo chất
lượng luôn là vấn đề khó khăn đối vói ngành y tế. Tình trạng các trạm y tế chỉ
được cấp một số chủng loại thuốc, thuốc cần thì không có, trong khi những
loại thuốc được cấp nhiều khi không dùng hết lại để hết hạn dùng vẫn đang
tồn tại. Tình trạng ngưòi nghèo phải sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, người
nghèo phải dùng thuốc bảo quản không tốt, người nghèo trước khi dùng thuốc
không được thầy thuốc khám vẫn đang xảy ra. Tình trạng thiếu cả về số lượng
và chất lượng cán bộ y tế tại các trạm y tế xã vẫn còn nan giải. Điều đó gây
khó khăn trong tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY ở các trạm y tế xã, đặc biệt là
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa...

1.5. Một vài nét về tình hình y tê tỉnh Nam Định [10]
Tỉnh Nam Định nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội
90km về hướng Đông Nam, với dân số 1962,0 nghìn người (năm 2005),
1980,0 nghìn người (năm 2006).
Hưởng ứng chương trình hành động TTY của Nhà nước và Bộ y tế, u ỷ
ban nhân dân tỉnh phối hợp với Sở y tế tỉnh Nam Định đã triển khai chương
trình quốc gia TTY đến tận tuyến y tế xã nhằm mục tiêu CSSKND. Trạm y tế
xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với dân nằm trong hệ thống y tế nhà
nước, là nơi đầu tiên mà ngưòi dân có thể tiếp cận khi ốm đau, là cơ sở y tế
gần nhất, dễ tiếp cận nhất đối vói đại đa số người dân sống ở nông thôn như
tỉnh Nam Định. Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với mô hình bệnh tật chủ
yếu là mắc các bệnh nhiễm khuẩn: bệnh viêm phổi, viêm phế quản và tiểu
phế quản cấp, viêm họng và amidan cấp...Mô hình bậnh tật đã giúp Sở y tế
tỉnh có cơ sở cung ứng đầy đủ các thuốc thiết yếu để chữa các bệnh thông
thường mà người dân hay gặp phải trong cộng đồng.

15



Bảng 1. Mười bệnh có tỷ lệ mắc và chết cao nhất ở vùng
đồng bằng sông Hồng năm 2004
Đơn vị tính: trên 100.000 dân
STT

Các bệnh mắc cao nhất

Các bệnh chết cao nhất

1

Bệnh viêm phổi

358,60

Nhiễm HIV

2,56

2

Viêm phế quản và tiểu

305,37

Tai nạn giao thông

1,01


260,67

Bệnh viêm phổi

0,93

196,44

Lao bộ máy hô hấp

0,83

phế quản cấp
3

Viêm họng và amidan
cấp

4

lả chảy, viêm dạ dày,
ruột non có nguồn gốc
nhiễm khuẩn

5

Tai nạn giao thông

126,79


Chảy máu não

0,72

6

Tăng huyết áp nguyên

108,77

Thương tổn do chấn

0,69

phát
7

Cúm

thương sọ trong sọ
95,59

Hội chứng viêm thận

0,66

cấp và tiến triển nhanh
8

Mắt hột


90,53

u ác khí quản, phế

0,48

quản và phổi
9

Loét dạ dày tá tràng

86,34

10

u ác dạ dày

0,42

Thai chậm phát triển,
Lao bộ máy hô hấp

82,92

suy dinh dưỡng, rối

0,36

loạn khi sinh

(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2004)
Ngành y tế tỉnh Nam định trong những năm gần đây đã có những tiến
bộ vượt bậc. Tính đến hết năm 2004, 100% các trạm y tế xã có bác sỹ công
tác, 94% các thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Nhờ đó mà công tác
CSSK cho ngưòi dân ngày càng được đảm bảo. Người dân có thể được khám

16


chữa bệnh bởi các bác sỹ ở ngay tuyến y tế đầu tiên mà họ tiếp cận: tuyến y
tế xã, phường.
Bảng 2. Tình hình y tế xã của tỉnh Nam Định năm 2004
Số xã có bác sỹ

% số xã có bác sỹ

Số xã có y sỹ hoặc

% số xã có y sỹ

nữ hộ sinh

hoặc nữ hộ sinh

229

100

229


100

Số thôn, bản, ấp

Số có nhân viên y tế

% số có nhân viên

Tổng số nhân viên

hoạt động

y tế hoạt động

y tế thôn

3034

94

3034

3227

(Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2004)
Nhân lực y tế là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển ngành y tế của tỉnh.
Chính vì thế, chú trọng đầu tư và phát triển cả về số lượng và chất lượng cán
bộ y tế luôn là mục tiêu hàng đầu của y tế Nam Định. Tỉnh Nam Định đã đề ra
các chính sách hỗ trợ, mức lương cao... để thu hút nhân lực về làm việc tại
tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực dược và cán bộ y tế tại tuyến huyện, xã. Nhờ thế,

nguồn nhân lực y tế tỉnh đã đáp ứng được rất nhiều trong CSSK cho nhân dân
tỉnh Nam Định.
Năm 2006 là năm ngành y tế bắt đầu triển khai thực hiện quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế
5 năm (2006- 2010) theo hướng tăng cường xã hội hoá với vai trò chủ đạo là y
tế công lập. Vì thế, tỉnh Nam Định đã chú trọng đầu tư để phát triển y tế, đặc
biệt là y tế cơ sở. Y tế tỉnh ưu tiên nguồn vốn cho việc nâng cấp 1 số bệnh
viện đa khoa tuyến huyện, trạm y tế xã, phát triển mạng lưới cung ứng thuốc,
nhất là thuốc thiết yếu đến tận tay người dân... đẩy mạnh việc triển khai đề án
xã hội hoá trong CSVBVSKND, tạo điều kiện cho mọi ngưòi dân được tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ CSSK ở mức ngày càng cao.

17


PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN c ú u

2.1.1. Phương pháp mô
tả hồi cứu
2.1.2.
Phương
pháp
nghiên cứu điều tra
2.1.3. Phương pháp quản
trị học
2.1.4. Phương pháp xử lý

số liệu

2.2. ĐỐI TƯỢNG

6 trạm y tế xã thuộc 2
huyện Hải Hậu, Trực
Ninh, tỉnh Nam Định:

NGHIÊN CỨƯ

* Hải Lý, Hải Triều,
Hải Tân (Hải Hậu)
* Việt Hùng, Liêm Hải,
Trực Phú (Trực Ninh)


PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp mô tả hồi cứu:


Hồi cứu lại toàn bộ các số liệu về tình hình tiếp cận và sử dụng thuốc,

thuốc thiết yếu ở các trạm y tế xã trong năm 2006. Bao gồm:
+ Sổ sách ghi chép ban đầu, báo cáo thống kê trong năm 2006: sổ nhập
thuốc, sổ bán thuốc, sổ cấp phát thuốc cho các chương trình y tế, báo cáo hoạt
động của quầy thuốc, báo cáo hoạt động của các chương trình y tế ...
+ Thống kê đầy đủ các thuốc, TTY tại quầy thuốc trạm y tế xã.

2.1.2. Phương pháp điều tra ngang:
+ Sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc sẵn, phiếu điền thông tin để thu thập thông
tin cẩn thiết. (Các thông tin về tiếp cận và sử dụng TTY trong năm 2006).
+ Bộ câu hỏi và phiếu điền thông tin được gửi tới trưởng trạm y tế xã và
người bán thuốc tại quầy thuốc trạm y tế.
+ Trong quá trình khảo sát có phỏng vấn thêm các cán bộ y tế tại các
TYTX nghiên cứu.
Phiếu điền thông tin được trình bày ở phụ lục 1.
2.1.3. Phương pháp quản trị học: Phân tích SWOT (Hình 2.1)
Phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weekness), cơ hội
(Oppurtunity), thách thức (Threat) đối vói việc tiếp cận và sử dụng TTY tại
các trạm y tế xã.

18


×