Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cả một loài xuyên tiêu ở tỉnh hua phăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 50 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI

APHINANH SENGTHONGKHAM

NGHIÊN CỨU VỂ ĐẶC ĐlỂM THựC v ậ t
VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT LOÀI XUYÊN TIÊU Ở
TỈNH HUA PHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC KHOÁ 2002-2000

Người hướng dẫn DS

: Hồ Trung Chiến

ThS : Thipthaviphone SOULINHO
: Bộ môn dược liệu - Đại học Dược

Nơi thưc
• hiên




Thời gian thực hiện












Từ 12/2006- 5/2007

)ìĩ
/vlỉ

ro

Hà Nội, Tháng 5 Năm 2007

.


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới thầy giáo DS. Hồ Trung Chiến, thầy giáo Ts.
Nguyễn Viết Thân và ThS. Thipthaviphone SULINHO, người thầy
đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Bộ
môn Dược liệu đã giúp đỡ tạo điều kiện về thời gian, trang thiết bị
trong xuất quá trình tôi thực hiện khoá luận tại bộ môn.
Tôi cũng xin cảm ơn Nhà trường, gia đình, bạn bè, những
người đã tạo điều kiện, cổ vũ động viên tôi trong suất thời gian qua.


Hà Nội ngày 16 tháng 3 năm 2007
Sinh viên

Aphinanh Sengthongkham


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ề .............................................................................. ............................... 1
PHẦN 1:TỔNG QUAN............................................................................................. 2
1.

Những nghiên cứu về thực vật chi Zanthoxylum............................................... 2

1.1 Chi Zanthoxylum trong hệ thống phân loại......................... .............................. 2
1.1.1. Những nghiên cứu về chi Zanthoxylum trên thế giới..... ..............................4
1.1.2 Một số loài Zanthoxylum thường gặp................................. ...........................6
2. Những nghiên cứu về hoá học............................................................. ................10
2.1. Hoá học tinh dầu trên thế giới...................................................... ................... 10
2.2. Những nghiên cứu về hoá học của chi Zanthoxylum...................................... 11
2.3. Tác dụng và công dụng...................................................................................... 12
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ........................................................... 16
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu.............................. .......................... 16
2.1.1. Nguyên liệu và thu mẫu nghiên cứu...............................................................16
2.1.2 Xử lý và bảo quản mẫu.................................................................................... 16
2.1.3 Thiết bị nghiên cứu.......................................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứ u ........................................................... ....................... 16
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật: vi phẫu và b ộ t..............................................16
2.2.2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng........................................................................17
2.2.3. Phương pháp cất kéo hơi nước........................................................................17
2.3. Kết quả thực nghiệm và nhận xét....................................................................17

2.3.1. Về thực vật....................................................................................................... 17
2.3.1.1. Đặc điểm thực vật........................................................................................ 17
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học........................................................................17
2.3.2. Về thành phân hoá học................................................................................. 21
2.3.2.1. Xác định hàm lượng tinh dầu trong quả [15].............................................21
+ Phân tích tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng và GC/MS.......................................... 23
• Phương pháp SKLM....................................................................................... 23
• Phân tích tinh dầu Zanthoxylum sp bằng phương pháp GCMS.................. 25


2.3.2.2. Định tính các nhóm chất chính trong dượcliệu.......................................28
A. Các nhóm chất trong quả.................................................................................... 28


Định tính Flavonoid.....................................................................................28



Định tính Courmarin: .............. ....................................................................29



Định tính Anthranoid...................................................................................30



Định tính alcaloid......................................................................................... 30




Định tính Saponin..........................................................................................31

B. Các nhóm chất trong r ễ ........................................................................................ 33
c. Phân tích sơ bộ một nhóm chất chính trong dượcliệu- Nhóm Flavonoid...... 34
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ x u ấ t ..................................................................... 39
1. Kết luận................................................................................................................ 39
2. Đề xuất.................................................................................................................. 40


DANH MỤC BẢNG
B ảngl: Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu trong quả............... ...........

22

Bảng 2 : Kết quả phân tích tinh dầu sơ bộ bằng GCMC............................

27

Bảng 3 : tóm tắt kết quả định tính của quả Zanthoxylum...........................

32

Bảng 4 : tóm tắt kết quả định tính của rễ Zanthoxyỉum............................

33

Bảng 5 : Giá trị Rf và độ đậm các vết Flavonoid............................ ............

36


Bảng 6 : Giá trị Rf và độ đậm các vết Flavonoid ở ánh sáng tử ngoại

37

254nm.............................................................................................................
Bảng 7: Giá trị Rf và độ đậm các vết Flavonoid ở ánh sáng tử ngoại

37

366nm.............................................................................................................
Ả nhl: Các đặc điểm bột qủa cây Xuyên tiêu..............................................

17

Ảnh 2: Các đặc điểm bột rễ của cây Xuyên tiêu.........................................

19

Ảnh 3: Vi phẫu lá cây Xuyên tiêu................................................................

21


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
T.T

Thuốc thử




Phản ứng

DD

dung dịch

SKLM

sắc ký lớp mỏng

CHDCND Lào

Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào

GC-MS

Gas chromatography-mass spectrometry


ĐẶT VẤN ĐỂ
Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào (CHDCND Lào) là một nước nằm
trong khu vực nhiệt đới mùa ẩm Đông Nam Á với điều môi trường tự nhiên thuận
lợi tạo nên một hệ thực vật rất đa dạng và phong phú đặc biệt là cây tinh dầu và
cây thuốc đặc biệt là dân Lào có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ. Người dân
đã sử dụng tri thức bản địa để tự phòng và chữa bệnh cho mình và cộng đồng.
Cây Mạc Khèn (MạcKhạch, Mạcmạt,.. .tên gọi theo tiếng địa phương) là loại cây
thuộc chi Zanthoxylum, thường cây mọc hoang ở các rừng núi cao phía Đông Bắc
của Lào. Trong Đông y cây này được dùng làm thuốc. Quả được dùng chữa viêm
họng sổ mũi, đau bụng, đau răng, tê thấp dạng thấp,... Rễ dùng để chữa đau
nhức xương, khớp, phong thấp, đau răng,... Lá dùng để đắp vào các vết thương

bầm dập do ngã rất có hiệu quả.
Cho đến nay, ở nứoc CHDCND Lào chưa có công trình nghiên cứu nàovề tác
dụng chữa bệnh của loài Zanthoxylum này. Với mong muốn làm sáng tỏkinh
nghiệm sử dụng trong dân gian, nâng cao tính hiệu quả, an toàn của dược liệu,
đưa dược liệu vào sử dụng một cách khoa học hơn và có thể đẩy mạnh khai thác
sử dụng cây thuốc này vào việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong cộng
đồng các dân tộc Lào, chúng tôi đãtiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cửư đặc
điểm thực vật và thành phần hoá học của một loài Xiiyên tiều ịZanthoxylum) ở
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ” với các nội dung sau:
• Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật của cây
• Nghiên cứu thành phần hoá học của cây

I


PHẦN 1:TỎNG QUAN
1. Những nghiên cứu về thực vật chi Zanthoxylum
1.1 Chi Zanthoxylum trong hệ thống phân loại
Zanthoxylum là một chi lớn bao gồm rất nhiều loài và nhiều tên gọi khác
nhau: Hoa tiêu, Hoa tiêu thích, Sơn hồ tiêu thích, Ba tiêu, Sưng, Hoàng lực, Dã
hoa tiêu, Lưỡng diện châm, Lưỡng phù chắm, Sơn tiêu, Mác khen(Tày), Xuyên
tiêu,... [10]
A. Guillaumin đã thu thập nghiên cứu ở Đông dương, trong quá trình
nghiên cứu của Ông đã thu được 10 loài được xác định tên và tổng hợp theo khoá
phân loài thực vật thành một trong 18 chi thuộc họ Cam quýt (Rutaceae), bộ cam
(Rutales), liên bộ cam (Rutanea), phân phối Hoa Hồng (Rosidea), lớp cây Hai Lá
mầm (Liliopsida) của ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) [11],[16] Có thể mô tả
khoá phân loại vị trí của chi Zanthoxylum như: [11],[16]

2



Sơ đồ 1 : Khoá phân loại thực vật về chi Zanthoxylum


1.1.1. Những nghiên cứu về chi Zanthoxylum trên thê giới
Trên thế giới, theo ước tính có khoảng 200 loài Zanthoxlum, phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới, nhiều nhất ở Nam Mỹ, sau đến vùng Đông Nam Á; chỉ có
một số ít loài ở vùng ôn đới ấm Đông Á, Bắc Mỹ,các quần đảo ở Thái Bình
Dương và Australia. Xuyên tiêu phân bô rải rác từ vùng Đông- Bắc ẤN Độ, kéo
dài sang phía Đông đến Trung Quốc(cả Đài Loan) và đảo Ryukyu của Nhật Bản.
Vùng phân bố của cây còn gồm cả các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Thái
lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Indonexia, đảo Solomon [1] tuy nhiên hiện nay
người ta đã nghiên cứu được một số loài như:
1. Zanthoxylum acanthopodium DC.- cây sẻn. Hoa tiêu lông gai
2. Zanthoxylum ailanthoides Sieb. Et Zucc..Hoa tiêu lá (cây) xứ
3. Zanthoxylum armatum DC. Cây sẻn gai.
4. Zanthoxylum americanum. Hoa tiêu bắc
5. Zanthoxylum avicenae (Lamb.) DC.- cây Hoàng mộc dài.
6. Zanthoxylum aubertia DC.
7.

Zanthoxylum beecheyanum

8. Zanthoxylum bi/oỉiolatum - Hoa tiêu Maricao
9. Zanthoxylum bungaenum Maxim - Hoa tiêu
10. Zanthoxylum capense Harvey

11. Zanthoxylum caribaeum - Hoa tiêu vàng
12. Zanthoxylum clava herculis - Hoa tiêu nam

13. Zanthoxylum coreanum - Hoa tiêu Triều Tiên
14. Zanthoxylum coriaceum - Hoa tiêu Biscayne
15. Zanthoxylum cucullipetalum Guill.

Hoàng mộc cách bầu

16. Zanthoxylum cuspidatum Champ et Beth. Đắng cay leo

4


17. Zanthoxylum dipetalum - kawa’u
18. Zanthoxylum dimorphophyllum - Hoa tiêu gai lá lạ
19. Zanthoxylum dissitum - Đơn diện châm
20. Zanthoxylum esquirolii - Nam tiêu
21. Zanthoxylum ỷarala - Hoa tiêu chanh
22. Zanthoxỵlumýlavum - Sơn tiêu Tây ấn
23. Zanthoxylum hawaiiense - Hoa tiêu Hawaii
24. Zanthoxylum hirsutum
25. Zanthoxỵlum Hamiltoniatum Wall.
26. Zanthoxylum kauaense - Hoa tiêu Kauai
27. Zanthoxylum evodỉaỷoliiim Guill.

Đắng cay ba lá

28. Zanthoxyỉum leatum Drake.

Hoàng mộc sai

29. Zanthoxylum martinicense - Hoa tiêu trắng

30. Zanthoxylum molle - Đoá tiêu
31. Zanthoxylum monophyllum - Tiêu vàng
32. Zanthoxylum nitidum (Roxb) DC.

Hoàng lực, Trưng, Xuyên tiêu

33. Zanthoxylum nitiolum - Sung sân
34. Zanthoxylum oahuense - Hoa tiêu Oahu
35. Zanthoxylum ochroxulum DC.

36. Zanthoxylum ovlỉỷolium Wight
37. Zanthoxylum parvum
38. Zanthoxylum pỉacezkỉi - Hoa tiêu Tứ Xyuên Thẩm Tây
39. Zanthoxylum peckoltianum
40. Zanthoxylum piperitum DC. - Hoa tiêu Nhật Bản
41. Zanthoxylum planispinum Siet.et Zucc.

5

Đắng cay, sẻn gai


42. Zanthoxylum punctatum - Hoa tiêu đốm
43. Zanthoxylum rhetsa (Roxb.)DC.

sẻn hôi, Hoàng mộc hôi

44. Zanthoxylum rhetsoide Drake.

sẻn lá to, Hoàng mộc nhiều gai


45. Zanthoxylum sancho
46. Zanthoxylum scabrum Guill

Dây khúc khắc

47. Zanthoxylum schiniỷolium Sieb.Et Zucc. - Hương tiêu
48. Zanthoxylum setosum Hemls.
49. Zanthoxylum senegalense DC.
50. Zanthoxylum simulans - Xuyên tiêu, Hoa tiêu dại
51. Zanthoxyỉum spiniỷex - niaragato
52. Zanthoxylum stenophyllum - Hoa tiêu lá hẹp
53. Zanthoxylum thomasianum - Hoa tiêu st Thomas

1.1.2 Một sô loài Zanthoxylum thường gặp
Ở Việt Nam có 12 loài, trong đó có cây Xuyên tiêu, ở Việt Nam Xuyên tiêu
cũng phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng núi thấp(dưới 600m) đến trung du và
đôi khi cả ở đồng bằng. Cây có nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh phúc, Hà Tây,
Hoà Bình và khu vực miền Trung từ Thanh Hóa trở vào.
Zanthoxylum L. Cây nhỡ hay cây gỗ có thân thẳng. Nhánh thòng hay trải
ra, có gai thẳng hay cong. Lá không lông hay có lông nhung, kép lông chim lẻ,
mọc so le, lá chét mọc đối hay không, thường có gai. Cụm hoa ở nách hay ở
ngọn; hoa đa tính, khác gốc, không cuống hay có cuống. Lá đài rời, lớp nhiều
hay ít, dính nhau, cánh hoa 4-5, rời, lợp hay xếp van gập trong hay không. Hoa
đực có 4-5 nhị, rời; bầu có lá noãn thô sơ hình nón, hoa gái có đĩa mật dưới bầu
có lá noãn rời nhiều hay ít, vòi nhụy rời hay hợp, thường ở bên đầu nhụy rời hay

6



hợp, mỗi lá noãn là một ô, noãn 2 ở bên, của hình cầu hay gần hình cầu, khô,
mảnh vỏ 1-5, rời có tuyến, mở bởi một rãnh dọc, hạt một trong mỗi mảnh vỏ, vỏ
sẫm, bóng, cán noãn ngắn và khá phát triển, phôi nhũ nạc, phôi thẳng hay hơi
cong, lá mầm mỏng.
1). Zanthoxylum acanthopodium DC. - cây sẻn
Cây gỗ nhỏ cao 4m, thơm, cành có lông ngắn, cứng, gai thẳng, cao đến 2cm.
Lá rất thơm, có từ 5-11 lá phụ, không cuống phụ, không lông, mép có răng, có
10-15 cặp gân phụ, mặt tròn màu nâu, mặt dưới màu nâu vàng; trục có cánh.
Chùm ngắn như xim co; hoa đơn tính màu xanh; nhị cao l-2,5mm; bao phấn đỏ;
ở hoa cái có 3-5 lá noãn, đĩa mật cao. Quả nang có 1-5 ô, mỗi ô một hạch đỏ
[8],[9].
2). Zanthoxylum armatum DC = (Z.alatum Roxb.),- cây sẻn gai
Cây gỗ nhỏ cao 4m. thân to 20cm; gai thẳng, dẹp. Lá có sống có cánh rộng
2mm, mang 3-5(-7) lá chét thon, dài đến 13 cm. Phát hoa ở phần nhánh già, cao
4-7cm; hoa trăng trắng, lá đài 5, hoa cái có nhị lép, bầu 2-5 lá noãn. Quả đại có 1
hạt hình tròn, màu đỏ; hạt có màu đen [8],[9].
3). Zanthoxylum avicennae (Lam)DC. - Muồng truống, Hoàng mộc dài
Cây gỗ nhỏ cao đến 8m; thân có gai, có màu vàng sáng; cành cũng mang
nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá kép lông chim lẻ có 3-11 đôi lá chét hình ngọn
giáo, gốc lá chét không cân, hai bên có góc, mép nguyên hay hơi có răng. Cụm
hoa hình tán kép mọc ở ngọn cành, dài hơn lá. Hoa màu trắng nhạt. Quả dài
4mm, chia 1-3 ụ, có lớp trong không tách được với lớp vỏ ngoài; mồi ô chứa 1
hạt màu đen [8],[9].
4). Zanthoxyỉum cucullỉpetalum Guill.- Hoàng mộc cánh, bầu

7


Cây thân gỗ cao 5m, vỏ màu trắng; gai ít, ngay; cành non có lông. Lá thơm,
dài 14cm; lá phụ dài 4-8cm, mỏng, không có lông. Hoa mọc thành chùm có lông,

cao 12cm; hoa màu vàng, rất thơm; cánh hoa 4, cao lmm; nhị 4. Quả nang màu
đỏ, cao 5mm; có một hột màu đen [8],[9].
5). Zanthoxylum cuspidatum Champ. Ex Beth.(Z.scandens Blume.),- Đắng cay
leo, Hoàng mộc leo.
Cây bụi leo với các nhánh có gai ngắn và cong về phía dưới. Lá kép lông
chim lẻ, với 13-17 đôi lá chét, mọc so le không cân đối; trục lá có khi có gai.
Hoa mọc thành chim xim ở nách lá. Quả nang, có 1-4 hạch, với lớp ngoài có
rãnh, với lóp trong như giấy da tách ra dễ, mỗi hoạch chứa một hạt đen nhánh
[8],[9].
6). Zanthoxylum evodiaefolium Guill,- Đắng cay ba lá, Hoàng mộc phi
Cây gỗ nhỏ cao 8m, thân to 2cm, gai cong cong, cành yếu, có lông màu sét.
Lá có cuống ngắn, l,5-2cm, mang ba lá chét thon, dài đến lOmm, không lông.
Chùm hoa cao 5cm; hoa trắng, thơm, đài không lông, 5 răng nhọn; cánh hoa 5,
dài 2mm; nhỊ5 0 hoa đực. Quả nang có 1 hạt [8],[9].
7). Zanthoxylum leatum Drake,- Hoàng mộc sai
Cây gỗ cao 3-4m; thân có nhiều gai cong; cành non không lông, xám hay
nâu xám. Lá mang 5-9 lá phụ bầu dục, to 5-7

X

2,5-3,5cm, không lông, mỏng,

gân phụ rất mảnh mặt trờn, lồi ở mặt dưới, 7-8 cặp; súng dài hơn 20cm, Hoa
ngắn mọc ở nách lá. Quả nang hình tròn, to có một hột [8],[9].
8). Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC, - Xuyên tiêu, Sưng, Hoàng lực, Trưng.
Cây nhỏ leo với thân hơi đen, có gai, mọc thành bụi cao khoảng l-2m, có
nhiều nhánh màu đỏ nhạt, vươn dài có thể tới lOm, có gai ngắn cong về phía
dưới. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 18-25cm, có 2-3cm đôi lá chét mọc

8



đối; phía lá chét hình trái xoan, gốc tròn đầu nhọn, mép khía răng mỏng, mặt trìn
màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn; hai mặt của gân chính đều có gai. Hoa
mọc thành chùm hoặc thành chùm xim co, đơn độc hay tập trung thành bó ở
nách lá. Quả có 1-5 ô đính noãn trung trục, có phần ngoài nhăn nheo, phần trong
nhăn như giấy da, tách ra được. Mỗi ô chứa một hạt, có vỏ dày, cứng, bao bởi
một màng màu đen nhánh [8],[9].
9). Zanthoxylum planispinum Sieb.et Zucc.- Đắng cay, sẻn gai
Cây gỗ nhỡ, cao tới 4m, phân nhánh nhiều, có cành dài và thừng xuống.
Cành có gai dẹp, thẳng hay gần thẳng, lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3-5 lá
chét không cuống, phần giữa của cuống chung có cánh, những lá chét tròn lớn
hơn, các lá bên không cân ở gốc; Cụm hoa chùm thưa ở nách lá, hoa màu trắng
lục. Quả nang có một hạch, mở, to 5mm, màu đỏ nâu, vỏ quả ngoài dễ tách khỏi
vỏ quả trong. Hạt đơn độc hình cầu màu đen [8,9].
10). Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC = (Z. budrunga Wall.).- sẻn hồi, Hoàng
mộc hồi.
Cây gỗ nhỏ có thân và cành phủ đầy gai nhỏ hình nón, ngắn, có gốc rộng và
tròn. Lá thành bó ở cuối các nhánh, kép lông chim lẻ, với 6-8 đôi lá chét thon với
mép nguyên. Cụm hoa ngù kép ở ngọn,to bằng hạt đậu Hà lan, màu đỏ, có phần
ngoài có khía rãnh, phần trong trắng, sớm rụng mang một hạt tròn ở phía đỉnh,
màu đen bóng láng, như là có dầu, lúc đầu có vị của chanh về sau thấy rất cay
[B],[9].
11). Zanthoxylum rhetsoides Drake = (Z. myriacanthum Wall. Ex Hook. F.).- sẻn
lỏ to, Hoàng mộc nhiều gai
Cây gỗ cao tới lOm, có rất nhiều gai đỏ, thẳng và hơi cong về phía tròn. Lá
kép lông chim chẵn, dài 30-40cm; có 4-6 đôi lá chét, hình trái xoan thuôn, dài ở

9



đầu, hơi có răng ở mép. Hoa trắng có mùi thơm nhẹ, xếp thành chuỳ ở ngọn;
cánh hoa 4-5, nhị 4, vòi nhụy 4, dính nhau [8],[9].
12). Zanthoxylum scabrum Guill.- Dây khúc khắc
Cây leo dài hơn lOm; thân to 7cm; gai nhỏ; cành non có lông. Lá dài đến
30cm, mang 5-9 lá phụ dài đến 14cm, đáy tròn hay hình tim, dài, mỏng, bìa
nguyên hay có răng, có tuyến trong; sóng và cuống đầy lông vàng và gai cong
nhỏ. Phát hoa ở nách lá, cao 2 cm, dày; hoa trắng, không cọng; lá dài 4, tam giác;
cánh hoa 4, xoan, dài l,5mm; nhị 2, noãn sào lép; Quả nang có 1-4 hạch, cao
6mm; hột có màu đen bóng [8],[9].

2. Những nghiên cứu về hoá học
2.1. Hoá học tinh dầu trên thế giói.
Hiện nay trên thế giới, người ta đã và đang từng bứoc đưa ra kết quả các
công trình nghiên cứu về chi Zanthoxylum
Bằng phương pháp cất kéo hoi nước, các nhà nghiên cứu đã thu được
- Trong quả của loài Zanthoxylum acanthopodỉum DC., 1,2% tinh dầu, trong
đó thành phần chính là d-linalool (trên 50%), ngoài ra còn có Dipenten, 1a-phenaldren, Alcol (linalol), Ester(methyl cinnamat), aldehyld(citral).
- Trong quả Zanthoxylum alatum Roxb., 3,75% tinh dầu, với thành phần
chính là 1-a- phenaldren (trên85%) và một phần nhỏ linalool,
serquiterpen.
- Trong quả Zanthoxylum budrunga Wall., có 1-sabinen, terpinan và một
alcol chưa xác định
- Trong tinh dầu cây Zanthoxylum Aubertia DC., có 40-60% Methyl
eugenol và terpinen.

10


- Trong lá Zanthoxyỉum ailanthoides Sieb. Et Zucc., người ta cất được 0.5%

tinh dầu với thành phần chính là Methylnonylketon (84%) và 5%
Methylundecylketon, ngoài ra còn một phần nhỏ alcol.
- Trong hạt của loài Zanthoxylum Hamiltonianum Wall., 3,8-5% tình dầu có
mùi thơm thơm của tinh dầu geraniol, có tỉ trọng 0,840.
- Từ hạt cuă Zanthoxylum ovaliỷolium Wight., 0,3% tinh dầu với thành phần
chính là Saírol, ngoài ra còn có Mycren, 1-Phellandren, acid palmitic.
- Từ quả của Zanthoxylum piperitum DC., 2-6% tinh dầu trong đó có thành
phần chính là hỗn hợp Monoterpenic (54-90%), mà có lẽ là hỗn hợp của
Dipenten d-Limonen ngoài ra còn chứa các hợp chất có chứa Oxy như
Acid béo, Acid palmtic geraniol, cuminaldehyd, Citronellol, Citronellal,
citral và tricyclisches sesquiterpen;.
- Trong tinh dầu lá của Zanthoxylum setosum Hemsl., có 53,4%
Methylnonylketon và Linalool.
- Trong vỏ quả của Zanthoxylum senegalense DC., có chứa 0,37-2,4% tinh
dầu trong đó có Methylnonylketon, Dipenten, Linalool, serquiterpen [17]
* Các thành phần khác
Các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện được các hợp chất
bishordeninyl terpenalcaloid (hợp chất không hoạt quang) trong các cây
Zanthoxylum punctanum, Zanthoxylum procerum, Zanthoxylum chiriquynum,
Zanthoxylum corỉacerum, Zanthoxylum cullảntillo [1 ],[3]
2.2. Những nghiên cứu về hoá học của chi Zanthoxylum
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thành phần hoá học trong cây của các loài
Zanthoxylum chưa có nhiều tài liệu nghiên cứư. Với loài Zanthoxylum
acanthopodium DC, quả chứa một tinh dầu và một chất gây cảm giác ngứa. Chất

11


kích đó có thể là íeragamide. Tinh dầu của hạt chứa dipentene và phellandren
47%, linalol 37,5%, citral 6%, methyl cinnamat 0,02% và các vết acid tự do [8].

Hạt của loài Zanthoxylum avicenae(Lam) DC chứa 30% dầu, quả và lá có chứa
tinh dầu có mùi thơm citronellal [8] [14]. Ở ViệtNam đã có một luận án tiến sỹ
nghiên

cứu

sâu

về

thành

phần

hoá

học

của

loài

Zanthoxylum

avicenae(Lamk.)DC. Tác giả Trịnh Thị Thuỷ đã chiết tách, phân tích và xác định
được cấu trúc hoá học của các hợp chất bishordeninyl terpen alcaloid trong lá cây
Hoàng mộc dài - Zanthoxylum avicenae (Lamk.) DC., mọc ở rừng Quốc gia Cúc
Phương, Ninh bình [1],[3].
Vỏ rễ của Zanthoxylum nitidum( Roxb.) DC. có chứa alcaloid nitidin,
glucosid diosmin. Hạt có 1% tinh dầu với các thành chủ yếu là limonen (44%),

geraniol (12,14%), neral (10,95%), linalol (6,84%)

[8],[14]. Với loài

Zanthoxylum planispinum Sieb. Et Zucc, quả chứa 1,5% tinh dầu, vỏ chứa chất
đắng kết tinh tương tự Berberin, một chất dầu bay hơi và nhựa. Ngoài ra cây còn
có dictamnine. Lá chứa tinh dầu và các chất carbonyl như Methyl nonylketon.
Chưng cất phân đoạn ceton tự do có linalyl-acetat, sesquiterpen hydrocarbon và
tricosane. Quả của Zanthoxyỉum rhetsa (Roxb.) DC. có chứa 0,24% alcaloid và
tinh dầu. Vỏ quả chứa ô-terpinen, d-a-phellandren, 4-caren, p-pinen, d-ađihydrocarvol, 4-terpineol, di-carvotanaceton và một chất có tác dụng kháng
khuẩn khác, vỏ cây có chứa 2 alcaloid có tên là budrungain (0,0025%),
budrungainin(0,005%) và lupeol [8].
2.3. Tác dụng và công dụng.
Cây thuộc chi Zanthoxyỉum chủ yếu được sử dụng theo dân gian và Y học
cổ truyền.

12


Tính vị, tác dụng: Các cây thuộc chi Zanthoxỵlum thường có vị cay, đắng; tính
ấm; có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong trừ thấp, hoạt huyết, giảm đau [8]
* Một số loài Zanthoxylum có thể dùng điều trị các chứng bệnh sau
- Đau răng: các bộ phận của rễ cây sẻn gai, cây Xyuên tiêu [18],[19].
- Đau bụng non mửa, rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy: Quả của Đắng cay, Đắng
cay ba lá [18],[19].
- Đau nhức xương khớp: đau lưng nhức mỏi, phong thấp tê bại, đòn ngã tổn
thương: rễ Xuyên tiêu, quả Đắng cay, rễ Hoàng mộc dài [18],[19].
Đau dạ dàng: quả Hoàng mộc dài, rễ Xuyên tiêu [18],[19].
- Chữa rắn cắn, trị giun sán: quả Xuyên tiêu, quả sẻn gai [18],[19].
- Ung thũng sang độc, mẫn ngứa ngoài da; lá sẻn gai, lá và rễ Xuyên tiêu

[18],[19],[8]
- Cảm mao phong hàn, hen xuyễn: sẻn gai, Đắng cay [18],[19].
* Xếp loại công dụng theo bộ phận dùng của cây:
Rễ: Nhuận tràng, hoạt huyết, giải độc con trùng (độc của bọ cạp).
Vỏ thân: Hoạt huyết thông kinh.
Hoa: làm gia vị, trị các bệnh đường tiết niệu, trị đầy chướng bụng.
Hạt: Giải biểu, bổ tâm, bổ huyết, nhuận tràng[19]:
Toàn cây: Giải độc do rắn cắn, hoạt huyết (kinh nguyệt), giải ung nhọt.
Ngoài ra một sô công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của chi
này còn để cập tới tác dụng chống viêm, kháng Histamine, hạ huyết áp,
điều trị lao trong thỏ.
* Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, đã có báo cáo lâm sàng dùng
Xuyên tiêu trong những trường hợp sau đây [1]:
_ Thuốc giảm đau:

13


Dung dịch tiêm chế từ xuyên tiêu, tiêm bắp thịt mỗi lần 2ml tương đương
với 3g rễ, ngày 1-2 lần. Đã dùng để điều trị cho 500 bệnh nhân đau dây thần
kinh, đau đầu, đâu phong thấp, đau dạ dàng. Kết quả sau khi dùng thuốc 5-10
phút, xuất hiện tác dụng giảm đau kéo dài 4-8 giờ.
_ Thuốc gây tê bề mặt, tê cục bộ:
Dùng xuyên tiêu gây tê để nhổ răng cho 101 trường hợp, đạt kết quả tốt là
98 trường hợp; rạch apxe mủ chân răng 18 trường hợp, đạt kết qủa tốt 14 trường
hợp. Cách làm: lấy bông tẩm ít thuốc đặt vào chân răng, sau 1-2 phút xuất hiện
tác dụng gây tê. Ngoài ra, còn dùng dung dịch 0,5% xuyên tiêu để gây tê cục bộ
trong những trường hợp tiểu phẫu thuật thắt ống dẫn trứng, cắt amidan. Đã sử
dụng trong 62 trường hợp, kết quả ổn định, không xuất hiện tác dụng phụ. Tác
dụng gây tê xuất hiện 3-6 phút sau khi tiêm thuốc.

_ Chữa viêm amidan cấp tính:
Lấy tầng vỏ thứ hai của rễ 35g, nghiên thành bột nhỏ, trộn với bột hổ
phách 15g đem phun bột và amidan, hoặc dùng dạng viêm ngâm. Ngày 4-5 lần.
Đã điều trị cho 28 bệnh nhân viêm amidan cấp tính. Sau 2-6 ngày dùng thuốc,
toàn bộ bệnh nhân đều khỏi. Nhìn chung, sau khi dùng thuốc 12-24 giờ, các triệu
chứng giảm rõ rệt, hạ sốt, giảm ho xét nghiệm máu trở về bình thường.
_ Thuốc gây dị ứng thuốc:
Có một trường hợp sau khi tiêm xuyên tiêu 10 phút thì xuất hiện phản ứng dị
ứng, mẩn ngứa toàn thân, da đỏ, bứt rứt khó khó chịu, thở nhanh , nôn mửa, huyết
áp tăng. Xử lý bằng các uống một cốc nước đường, sau 1 giờ các triệu chứng đều
hết.
+ Cho đến nay , theo thông tin của nước Lào mà tôi đã thu thập được thì
chưa có các công trình nghiên cứu sâu về chi Zanthoxylum. Các nghiên cứu về
công dụng và tác dụng của chi Zanthoxylum được công bố, chứng minh ở trong

14


nước thì rất khiêm tốn. Đại đa số là sử dụng theo phương thức gia truyền kinh
nghiệm dân gian.
Tuy nhiên vẫn có một trong các thông tin đã công bố về chi Zanthoxylum ở
Lào là trong lĩnh vực Nông Lâm “ Lâm sản phi gỗ (NTFP)” [1]

15


PHẦN 2: THựC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu và thu mẫu nghiên cứu.
Các mẫu Zanthoxylum được thu thập từ nhiều địa phương của tỉnh Hua Phăn

thuộc vùng Đông Bắc nước CHDCND Lào.
Mẫu nghiên cứu được thu hái trực tiếp từ rừng thứ sinh và tách riêng từng bộ
phận: Cành lá, quả và rễ. Nơi thu mẫu được khoanh vùng, đánh số toạ độ trên bản
đồ và xác định độ cao so với mặt nước biển.
Mẫu được đánh số (mã hoá), làm khô trong bóng râm, cất giữ trong túi
polyethylen và lưu mẫu.
2.1.2 Xử lý và bảo quản mẫu.
* Mẫu dược liệu cắt vi phẫu có thể dùng mẫu tươi hoặc mẫu khô được làm mềm,
bảo quản trong hỗn hợp cồn- nước- Glycerin( 1:1:1)
* Mẫu dược liệu dùng soi bột được thái nhỏ, sấy khô, nghiền thành bột, bảo quản
trong lọ kính.
* Mẫu dược liệu dùng để chạy sắc ký đựoc thái mhỏ, sấy khô ở nhiệt độ < 60°c
bảo quản nơi khô ráo.
2.1.3 Thiết bị nghiên cứu
- Xác định độ ẩm trên máy Sartorius AG Gottingen MA30-0003 tại bộ
môn Dược liệu
- Máy soi tử ngoại UV- Carbinet II
- Tủ sấy dược liệu khô
- Máy cất quay
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật: vi phẫu và bột

16


Hình thái cây được đo và mô tả tại thực địa, kết hợp với chụp ảnh. cắt vi
phẫu bằng máy cắt cầm tay và nhuộm kép theo phương pháp ghi trong tài liệu
Thực tập Dược liệu, Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật. Nghiên bột bằng cốt
sứ, quan sát dưới kính hiện vi, chụp ảnh dưới kính hiển vi điện tử.
2.2.2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

2.2.3. Phương pháp cất kéo hoi nước
2.3. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.3.1. Về thực vật
2.3.1.1. Đặc điểm thực vật
Qaun sát thực địa chung tôi thấy: Cây xuyên tiêu thuộc loại cây nhỏ, thân gỗ,
thân già màu nâu đen có đốm trắng, thân non màu xanh sáng, mọc thành bụi
trườn cao khoảng 2-3m, có nhiều nhánh có màu đỏ nhạt, vươn dài có thể tới 45m, co gai ngắn, dẹp, cong về phía dưới. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 2030cm, có 2-3 đôi lá chét mọc đối, có gai. Mặt trên không có gai và hơi lồi. Phiến
lá chét hình trái xoan, gốc tròn đầu nhọn, mép khía răng mỏng, mặt trên màu lục
sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Lá phần nhọn màu hồng nhạt.
2.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học
A.

Bột quả: Bột quả đã sấy khô, nghiền mịn, bột có màu nâu hơi ánh vàng, vị

đắng hơi tê ở lưỡi, soi kính hiển vi thấy: Mảnh vỏ quả, Mảnh biểu bì mang lông
(cuống quả), lông che chở, Mảnh vỏ quả có túi chứa tinh dầu hay mảnh mô mềm
có chứa tinh dầu, Mảnh vỏ hạt, Mảnh mạch, Giọt tinh dầu hình cầu có kích thứoc
khác nhau có chiết quang lớn, Hạt tinh bột, Tinh thể calxi oxalat hình khối.
. Chế biến: Hầi các chùm quả già đã chín khi các vỏ quả đã mở đem phơi khô
(chỉ lấy quả, tuốt bỏ các nhánh mang qủa)

17


Ảnhl: Các đặc điểm bột qủa cây Xuyên tiêu

1 . Lông chê chở , 2. Mảnh vỏ quả có chứa tinh dầu , 3. Mảnh biểu bì mang
lông , 4. Tinh thể calcioxalat hình khối, 5. Tinh b ộ t, 6. Mảnh mạch

B.


Bột rễ: Bột rễ đã thái nhỏ sấy khô, nghiền mịn, bột rễ có màu vàng nhạt,

mùi thơm dịu, vị đắng hơi tê lưõi. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Bần, Mảnh
mạch điểm, Tế bào cứng, Sợi bó sợi, Mảnh mô mềm

18


1. Mảnh mạch điểm , 2. Mảnh bần , 3. Tế bào cứng , 4. Bó sợi chứa tinh dầu,
5. Sợi, bó sợi

c. Vi phẫu lá:
. Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của dược liệu [2] [3]
Lá Zanthoxylum sp sau khi thu hái về, lựa chọn những lá điển hình. Làm
mềm dược liệu bằng cách ngâm trong hỗn hợp cồn: nước: glycerin (1:1:1).
Cắt vi phẫu: Dược liệu khô hay tươi đã ngâm mềm cắt ngang bằng lưới
dao hoặc dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay chọn các lát cắt mỏng.
Tẩy: Nhuộm các lát cắt vào dung dịch cloramin qua đêm vi phẫu lá vẫn
chưa trong tiếp tục đi đun nóng, vẫn chưa sạch cho thêm cloramin đi đun nóng
tiếp -> rửa nước nhiều lần -> tẩy Javen 15’ -> rửa nước nhiều lần -> tẩy tiếp

19


×