Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành Da giày Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.81 KB, 26 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục lục
Lời mở đầu ………………………………………………………………………. 2
Chương I: Giới thiệu ngành công nghiệp phụ trợ ..…………………………... 4
1.1. Vài nét về công nghiệp phụ trợ ………………………………………….. 4
1.1.1. Khái niệm công nghiệp phụ trợ …………………………………………… 4
1.1.2. Đặc điểm công nghiệp phụ trợ …………………………………………….. 5
1.2. Vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ tới ngành công nghiệp sản xuất
chính ………………………………………………………………………. 6
1.3. Một số nhân tố tác động tới sự phát triển của ngành công nghiệp phụ
trợ …………………………………………………………………………. 7
Chương II: Thực trạng phát triển ngành CNPT da giày ở Việt Nam ……… 10
2.1. Ngành da giày Việt Nam ……………………………………………………. 10
2.1.1. Sự hình thành ngành da giày Việt Nam …………………………………… 10
2.1.2. Tiềm năng phát triển ngành da giày Việt Nam ……………………………. 11
2.2. Công nghiệp phụ trợ ngành da giày Việt Nam …………………………….. 13
2.2.1. Đánh giá chung công nghiệp phụ trợ Việt Nam …………………………... 13
2.2.2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ da giày Việt Nam ………………………. 17
Chương III: Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành da giày …....... 21
3.1. Về phía Nhà nước, Chính phủ ……………………………………………... 21
3.1.1. Tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh
doanh …………………………………………………………………..... 21
3.1.2. Nâng cao hạ tầng cơ sở …………………………………………………… 22
3.1.3. Giải pháp về tài chính ……………………………………………….......... 22
3.2. Về phía các doanh nghiệp ………………………………………………….. 23
3.2.1. Giải pháp công nghệ ………………………………………………………. 23
3.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ………………………………………… 23
3.2.3. Giải pháp về liên kết doanh nghiệp ……………………………………..….24
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu


Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu trên thị
trường quốc tế với tốc độ tăng trưởng ngành cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu đạt trung bình trên 10%/năm. Tuy nhiên theo nhận xét của giới kinh doanh da
giày, trên thị trường thế giới sản phẩm da giày mang nhãn hiệu Việt Nam chưa tạo
được chỗ đứng cho mình. Một trong những nguyên nhân cơ bản, theo các doanh
nghiệp là do ngành da giày Việt Nam hiện chỉ làm hàng gia công xuất khẩu chứ chưa
trực tiếp xuất dưới thương hiệu của mình.
Chúng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da
giày Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết
kế mẫu mã, tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn,
điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi
phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng
không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù
có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức
25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vẫn “bán” sức lao động là chính.
Để ngành da giày phát triển bền vững, khẳng định thế đứng là một ngành xuất
khẩu chủ lực phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày là một vấn đề then
chốt. Muốn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ đòi hỏi chính
phủ và chính quyền các cấp phải có khuôn khổ chính sách phù hợp bên cạnh đó là sự
sẵn sàng của các doanh nghiệp trong cũng như ngoài ngành. Đây là hướng đi khả thi
nhất nhằm bảo đảm cho ngành da giày xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, không chủ động được mẫu
mã thiết kế đang làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh và lợi nhuận
của doanh nghiệp. Phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ góp phần nâng cao sự tự chủ của
các doanh nghiệp trong sản xuất, đồng thời nâng cao giá trị thặng dư mà ngành da
giày thu về với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm.
Từ thực tiễn đó, em lựa chọn đề án “Phát triển công nghiệp phụ trợ cho
ngành Da giày Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015” để tìm hiểu thực trạng, cơ hội
cùng một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ da giày.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lương Thu Hà đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn

thành đề án này.
Kết cấu đề án: Gồm 3 nội dung chính
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I : Giới thiệu ngành công nghiệp phụ trợ.
Chương II : Thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ da giày Việt Nam.
Chương III: Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành da giày.
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
1.1. Vài nét về công nghiệp phụ trợ
1.1.1. Khái niệm công nghiệp phụ trợ
“Công nghiệp phụ trợ - Supporting Industries“ thực ra là một khái niệm mới
xuất hiện ở Đông Á, cùng với trào lưu đầu tư trực tiếp (chủ yếu là hoạt động lắp ráp
– assembly plants) của Nhật vào các nước ASEAN (đặc biệt là Thailand, Malaysia và
Indonesia) giữa thập kỷ 80, và chỉ được dùng phổ biến (ở Đông Á) từ đầu thập kỷ 90.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, không có định nghĩa chính xác tuyệt đối
về ngành Công nghiệp phụ trợ. Một chiếc xe ô tô cấu thành từ 2 vạn linh kiện, còn
máy điện thoại di động cao cấp cấu thành bởi 1.500 linh kiện khác nhau. Ngoài ra,
cần phải có nhiều nguyên vật liệu khác như sắt, thép, sản phẩm hóa học… và không
thể thiếu nhóm các công ty kỹ thuật cơ bản như khuôn, đúc, nhiệt luyện, hàn… để
sản xuất linh kiện.
Ngắn ngọn hơn, các chuyên gia Hàn Quốc khái niệm, Công nghiệp phụ trợ là
ngành công nghiệp vật liệu và phụ tùng. “Đây là khái niệm rộng và chính xác”,
nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển tán thành. Song ông nói
thêm: “Chính xác hơn, đây là ngành công nghiệp sản xuất chi tiết, bộ phận để lắp ráp
một sản phẩm trong một ngành công nghiệp chế tạo”.
Theo cách tổng quát. Định nghĩa chính thức của quốc gia về công nghiệp phụ
trợ được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đưa ra vào vào
năm 1993: Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần

thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp lắp ráp
(bao gồm ô tô, điện và điện tử). Cũng theo cách này, Phòng Năng lượng Hoa Kỳ
trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi “Các ngành công nghiệp phụ trợ: công nghiệp
của tương lai”, đã định nghĩa công nghiệp phụ trợ là những ngành sử dụng nguyên
vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trước khi
chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use indutries).
Tuy khái niệm của Phòng Năng lượng Hoa Kỳ đưa ra rất tổng quát nhưng cơ quan
này, trong phạm vi chức năng của mình, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tiết kiệm
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năng lượng. Do đó, công nghiệp phụ trợ theo quan điểm của cơ quan này là những
ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như than, luyện kim, thiết bị nhiệt, hàn, đúc…
Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ Thái Lan (Bureau of
Supporting Industries Development - BSID): Công nghiệp phụ trợ là các ngành công
nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra
cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện
cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng).
Như vậy Công nghiệp phụ trợ được hiểu là khái niệm chỉ toàn bộ những sản
phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Sản
phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao
động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Công nghiệp phụ trợ nếu không phát triển sẽ
khiến cho các ngành công nghiệp chính thiếu đi sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới
hạn trong một số ít các ngành.
1.1.2. Đặc điểm công nghiệp phụ trợ
Nếu hình dung cấu trúc toàn bộ qui trình sản xuất một sản phẩm như một
quả núi (hay đơn giản là một hình tam giác), thì các ngành công nghiệp phụ trợ đóng
vai trò chân núi, còn công nghiệp lắp ráp đóng vai trò đỉnh núi. Chân núi là những

ngành sử dụng tất cả các kỹ thuật gia công cơ bản (đúc, dập, gò, hàn, cắt gọt, khoan
đột, uốn kéo, cán ép, tạo hình, dệt lưới, in ấn bao bì...) gia công các loại vật liệu từ
các loại kim loại, tới cao su, nhựa, gốm, gỗ và các loại vật liệu tổng hợp khác, nhằm
chế tạo ra các linh kiện, phụ tùng phục vụ lắp ráp.
Công nghiệp phụ trợ ở đây được hiểu không bao hàm chế tạo vật liệu cơ bản
(như các loại sắt thép, nguyên vật liệu thô). Quan hệ giữa các ngành sản xuất linh
kiện bộ phận và các ngành lắp ráp có thể được mô tả như hình bên. Cùng một phần
chân núi (sản xuất phụ tùng linh kiện) muốn sản xuất sản phẩm gì, chỉ cần thay đổi
phần đỉnh (lắp ráp). Điều này cũng nói lên tầm quan trọng của CNPT: không có
chúng, công nghiệp lắp ráp sẽ không thể tồn tại.
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kenichi Ohno - Giáo sư Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản
(2005) đưa ra mô hình chia sẻ của các ngành công nghiệp phụ trợ. Theo Ohno, thuật
ngữ các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan nhiều hơn đến sản xuất theo kiểu lắp
ráp, theo đó các quy trình, các sản phẩm có thể chia sẻ các đầu vào chung. Các ngành
dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm đòi hỏi những loại nguyên liệu đặc thù cho
từng ngành, do đó không nhấn mạnh nhiều đến phát triển công nghiệp phụ trợ trong
các chiến lược đầu tư vào thượng nguồn.
Đặt trong khung phân tích chuỗi giá trị, với mục tiêu xây dựng một chiến lược
quốc gia về phát triển công nghiệp, Kenichi Ohno tổng quát hóa thành các nhóm
ngành công nghiệp phụ trợ sẽ đóng vai trò đảm bảo quá trình công nghiệp hóa “lành
mạnh và trôi chảy”:
- Các ngành cứng như sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện…
- Các ngành mềm như thiết kế sản phẩm, mua sắm, marketing quốc tế, viễn
thông, vận tải, năng lượng, cấp nước…
- Các ngành phục vụ nhu cầu nội địa như thép, hóa chất, giấy, ximăng…
Những ngành này, theo Ohno, cần phải đánh giá về chi phí và khả năng cạnh tranh
trước khi đi theo chiến lược tập trung nội lực phát triển các ngành công nghiệp chủ
đạo.

1.2. Vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) tới ngành công nghiệp sản
xuất chính
Thứ nhất, CNPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng
vừa mở rộng vừa thâm sâu. CNPT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và
những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập
khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng
vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào.
Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì lý do này,
CNPT không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và
phạm vi cũng giới hạn trong một số ít các ngành.
Thứ hai, CNPT có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào
lĩnh vực công nghiệp, đồng thời, kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước. Muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, CNPT phải đi trước một
bước, tạo nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành
công nghiệp lắp ráp bởi lẽ bản thân các tập đoàn và các công ty lớn về lắp ráp hiện
cũng chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm
và lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty hay nhà máy. Điều này đặc biệt
đúng trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển
mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Các mặt
hàng này thường có hàng trăm hoặc hàng ngàn bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ
những loại thông thường đơn giản đến những loại có công nghệ rất cao. Đối với các
công ty nước ngoài đầu tư vào ngành sản xuất này, tỷ lệ nội địa hoá càng cao càng có
lợi. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong
những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao
động chỉ chiếm từ 5-10%, do đó khả năng nội địa hoá có tính chất quyết định đến
thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, tỷ lệ của chi phí về CNPT
cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng

CNPT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Không thu hút
được vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất chính.
Thứ ba, CNPT còn góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng
các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Bởi lẽ, dưới áp lực cạnh tranh, các công ty CNPT
phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh
tranh được với hàng nhập.
1.3. Một số nhân tố tác động tới sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ
1.3.1. Đặc thù ngành
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ gắn chặt với sự phát
triển của các ngành mà nó hỗ trợ. Nói một cách cụ thể hơn, các doanh nghiệp hỗ trợ
có mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh và phụ thuộc lẫn nhau với các doanh nghiệp chế
biến và lắp ráp lớn trong ngành mà chúng hỗ trợ. Các doanh nghiệp lớn này thường là
hạt nhân sự phát triển và các doanh nghiệp phụ trợ đóng vai trò là các vệ tinh phụ
cận. Cần xác định cụ thể các nghành công nghiệp mũi nhọn trước khi xây dựng công
nghiệp phụ trợ. Trên cơ sở chiến lược công nghiệp mũi nhọn, sẽ hình thành mạng
lưới các hoạt động của công nghiệp phụ trợ.
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sự phát triển các ngành công nghiệp chiến lược sẽ tạo cơ sở cho sự phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan. Đồng thời phát tiển công nghiệp phụ trợ
cũng sẽ là lợi thế thu hút được các ngành công nghiệp sản xuất chính.
1.3.2. Chính sách của chính phủ
Phát triển công nghiệp phụ trợ trước hết phải được thúc đẩy từ Chính phủ.
Chính phủ cần xây dựng, hình thành các chính sách về công nghiệp phụ trợ, phải đảm
bảo khi áp dụng nó không được can thiệp qua sâu vào thị trường hay tạo sự bất bỉnh
đẳng trong cạnh tranh, đặc biệt là giữa khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hay
với khối đầu tư nước ngoài. Đồng thời phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Đây sẽ là nguồn bổ sung và thay thế quan trọng trong thị trường, đồng thời
tăng cường cạnh tranh, tạo ra hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phụ trợ.
Hoàn thiện các dịch vụ tài chính dành cho công nghiệp hỗ trợ. Lúc này, vai trò

thực hiện cho vay vốn đầu tư trang thiết bị máy móc với lãi suất thấp của các tổ chức
tín dụng (ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển Việt Nam) là rất quan trọng,
đảm bảo nguồn vốn cho vay, phát triển các sản phẩm tài chính, và cung cấp các dịch
vụ đa dạng phục vụ công nghiệp hỗ trợ. Tích cực thực hiện giải pháp phát triển và
chính sách ưu đãi về thuế, hải quan, …. Hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn địa điểm hoạt
động và biện pháp giảm bớt chi phí nguyên vật liệu.
Đồng thời để sử dụng một cách tối đa các nguồn nhân lực và tài chính, Chính
phủ cần phải xác định một cách rõ ràng số lượng tương đối nhỏ những trụ cột cần ưu
tiên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Chính phủ tăng thuế nhập khẩu linh kiện một số ngành nhằm thúc đẩy quá
trình nội dịa hóa. Tuy nhiên, với một số ngành việc đơn phương ép buộc các công ty
lắp ráp phải sử dụng linh kiện trong nước có thể tác động tiêu cực việc thúc đẩy tăng
trưởng của những ngành đó. Ngược lại, nếu thị trường nội địa tăng trưởng và quy mô
sản xuất vượt qua một ngưỡng nào đó thì các công ty lắp ráp sẽ tự động xác định việc
mua sắm tối tưu linh kiện nội địa nhằm giảm chi phí. Nếu điều này xảy ra, khi chính
phủ có những chính sách thúc đẩy hiệu qủa thì số lượng các nhà sản xuất linh phụ
kiện trong nền sản xuất tăng lên, các ngành công phụ trợ sẽ nhanh chóng được hình
thành.
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chúng ta đã bàn quá nhiều về công nghiệp hỗ trợ, bàn đã chín, chính sách hỗ
trợ cũng đã có và giờ đây quan trọng là bàn chương trình hành động mới, cụ thể hơn,
với những bước đi chắc chắn hơn. Đó mới chính là cơ hội dể phát triển công nghiệp
phụ trợ cho Việt Nam.
1.3.3. Điều kiện cung – cầu, công nghệ, nhân lực
Thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phải cân nhắc đầy đủ bốn vấn đề của công
nghiệp phụ trợ: các điều kiện đầu vào (vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, cộng đồng
kinh doanh..); các điều kiện đầu ra (thị trường, sức mua, hệ thống hỗ trợ…); các thể
chế hỗ trợ và giám sát cạnh tranh; các ngành công nghiệp liên quan; các doanh
nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo,…

Xác định rõ được yếu tố cầu cung, sẽ giúp cho các doanh nghiệp hình thành
được phương hướng phát triển. Đầu tư đổi mới thiết bị nâng cao cao nâng suất; chất
lượng, hay mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng cao, …
Phối hợp vớ các trung tâm nghiên cứu và đạo tạo, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiếp cận được với những công nghệ mới có thể đưa vào thực tiễn sản xuất,
đồng thời phát triển. chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực kế cận cho doanh nghiệp.
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DA GIÀY
VIỆT NAM
2.1. Ngành gia dày Việt Nam
2.1.1. Sự hình thành ngành da giày Việt Nam
Năm 2010 ngành da giày Việt Nam tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập. Thực
chất việc sản xuất và kinh doanh giày dép tại Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng phần
lớn là sản xuất bằng phương pháp thủ công với những cơ xưởng vài mươi nhân công.
Việc thành lập ngành da giày Việt Nam cách đây 20 năm là mốc đánh dấu sự
ra đời của ngành công nghiệp da giày sản xuất theo phương thức hiện đại trên dây
chuyền công nghiệp, từ đó hình thành những nhà máy có quy mô từ vài trăm đến
hàng chục ngàn lao động và tham gia vào việc xuất khẩu giày dép ra thế giới.
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là
một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da
giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô
và dệt may, và Việt Nam đã đứng trong Top 5 các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất
thế giới. Cho đến nay, toàn ngành đã có 812 DN, gồm 516 DN sản xuất giày dép, 263
DN sản xuất cặp - túi xách, 33 DN thuộc da, thu hút hơn 600.000 lao động.
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam
chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao
và chủng loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng
gay gắt do không có nhà nhập khẩu.
Vì vậy, vào giữa những năm 1990, các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam

phải tự tìm kiếm thị trường và chuyển dần xuất khẩu sang các nước Tây Âu. Nhờ
chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước
ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường
quốc tế. Đến cuối năm 2000, số liệu xuất khẩu cho thấy cả ngành da giày lúc bấy giờ
đã đạt mức 1.471 triệu đô la Mỹ.
Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều
chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp da
giày trong nước cơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất
Nguyễn Mạnh Thắng QTKD CN & XD 50c

×