HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1/Tên chủ đề dạy học :
Tổ chức hoạt động ngoại khóa LỊCH SỬ theo hình
thức :
“ Câu lạc bộ em yêu lịch sử Hà Nội ”
2/ Môn học chính của chủ đề : LỊCH SỬ
3/ Các môn được tích hợp : Lịch sử, Địa lí, Ngữ
văn , Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Giáo dục công
dân, Âm nhạc….
Phiếu thông tin về giáo viên ( hoặc nhóm giáo viên) dự thi :
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng giáo dục và đào tạo Quốc Oai
- Trường THCS Thị Trấn
- Địa chỉ : Thị Trấn Quốc Oai – Quốc Oai - Hà Nội
+ Điện thoại: 0433 843 346
+ Email :
- Thông tin về giáo viên :
Họ và tên : Nguyễn
Thị Toàn
Ngày sinh : 23 - 6 - 1969
Trình độ chuyên môn :
- Hệ đào tạo : Đại học
- Chuyên ngành : Lịch sử
- Điện thoại : 0943 093 757
- Email :
I /Tên chủ đề dạy học :
Tổ chức hoạt động ngoại khóa LỊCH SỬ theo hình
thức :
“ Câu lạc bộ em yêu lịch sử Hà Nội ”
II/ MỤC TIÊU CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP :
- Theo chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015, học sinh nước ta sẽ học theo
phương pháp tích hợp. Đây là xu hướng dạy học hiện đại mà nhiều quốc gia trên
thế giới tiến hành thành công.
- Khoa học Lịch sử có nội dung rất rộng nhưng dễ tìm kiếm để phục vụ cho dạy
học tích hợp ( qua internet để khai thác các nguồn học liệu từ website giáo dục
violet, tailieu.com.vn...; từ các phần mềm World Atlats, Encarta... ;từ các niên
giám thống kê và nhất là sự giao thoa kiến thức với tất cả các môn học ở trường
trung học phổ thông.
→ Phải nói rằng là rất thuận lợi để dạy học tích hợp liên môn, xuyên môn vừa
tránh chồng chéo, vừa đảm bảo tính toàn diện và hiện đại của kiến thức Lịch sử.
Rất thuận lợi để dạy học tích hợp nội môn ( dọc và ngang ) nhằm đảm bảo tính lô ric kế thừa và khoa học của kiến thức, đảm bảo phương châm dạy học tích cực :
“lấy học sinh làm trung tâm ".
- Để bài học được thành công học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức
liên môn : Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn , Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Giáo dục công
dân, Âm nhạc….
III/ ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC:
• ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Nghiên cứu, tìm hiểu, kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học lịch
sử “ phương pháp kiểm tra và đánh giá, phương pháp trắc nghiệm khách quan…”
Thông qua những hoạt động tư duy “ mà cơ bản là phân tích , tổng hợp, so sánh ,
phát hiện….’’ để giúp học sinh hệ thống hóa lại kiến thức lịch sử mà học sinh đã
được lĩnh hội qua các bài nội khóa . Kiến thức được hệ thống hóa là cơ sở giúp học
sinh tiếp tục nhận thức những khái niệm , những qui luật lịch sử mới hoàn chỉnh
những hiểu biết cũ trên cơ sở những hiểu biết mới . Tư duy của học sinh phát triển
theo hướng như vậy trong học tập lịch sử , và đó chính là yếu tố tâm lí chủ yếu của
việc lĩnh hội tri thức.
• ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN :
- Ban giám hiệu + Tổng phụ trách đội trường THCS Thị Trấn
- Hình thức : Chỉ đạo thực hiện – chi kinh phí để thực nghiệm
- Giáo viên Văn , Sử trường THCS Thị Trấn
+ Hình thức : Trao đổi, rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, phương
pháp tiến hành.
- Học sinh : lớp 8b . Trường THCS Thị Trấn
+ Hình thức : Tự nguyện tham ra các đội chơi , chuẩn bị kĩ kiến thức
để thi đấu => kết quả đội nhất – nhì.
IV/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP :
1. Đối với thực tiễn giảng dạy :
- Theo tôi, thông qua kinh nghiệm 24 năm giảng dạy môn Lịch sử thì dạy học tích
hợp sẽ giúp học sinh:
+ Nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn để từ đó hình thành năng
lực một cách hiệu quả.
+ Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phát huy sở trường tư duy cho từng học sinh.
- Nguyên nhân là do dạy học tích hợp đã phối kết một cách lô-gíc những bộ phận
kiến thức khác nhau về độ sâu, độ rộng nhưng giống nhau về hướng phản ánh: làm
bài học sinh động, hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo đặc tính bộ môn và trọng tâm.
→ Tôi thấy dạy học tích hợp hoàn toàn khả thi vì nó đảm bảo cho giáo viên thực
hiện tốt 4 nguyên tắc cơ bản của giáo dục:
+ Tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh
+ Tính hệ thống và liên hệ thực tế
+ Tính giáo dục
+ Tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh
2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội :
- Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp.
(Cùng một hiện tượng nhưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong mỗi
nguyên nhân lại cùng chịu tác động đồng thời từ hàng loạt các yếu tố khác nữa. )
Vậy, dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh thích nghi tốt trong đời sống và
sản xuất hiện đại.
V/ CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC – HỌC LIỆU :
* NỘI DUNG :
- Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo chương trình , có văn nghệ xen
kẽ, có dành cho khán giả .
- Cho học sinh đăng kí dự thi theo hình thức tự nguyện sau đó gắp thăm
để xếp thành viên đội chơi. Học sinh tham gia phải đạt các tiêu chuẩn sau :
+ Học giỏi hoặc khá về môn lịch sử và ham thích nghiên cứu, học tập lịch
sử
+ Học khá các môn khác để có thể trả lời được các câu hỏi
+ Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ được
giao, góp phần nâng cao chất lượng của buổi học ngoại khoá
- Cách tính điểm cho các câu hỏi
- Đồng hồ tính thời gian ( đồng hồ bấm giây )
- Quà dành cho các đội và khán giả
- Dụng cụ tín hiệu ( chuông )
- Bảng hiệu có ghi tên từng đội
- Phân công đội trưởng
- Khăn trải bàn , hoa tươi……..
* ĐỐI TƯỢNG :
- Giáo viên :
+ Người dẫn chương trình kiêm giám khảo
+ Thư kí : Theo dõi thời gian, số điểm từng đội
- Học sinh :
+ 8 học sinh khối 8 chia làm 2 đội chơi :
• Đội 1 : Mang tên – Lê Văn Hưu
• Đội 2 : Mang tên – Ngô Sĩ Liên
+ Toàn bộ học sinh lớp 8B ngồi làm khán giả
* Ứng dụng công nghệ thông tin :
- Máy vi tính, máy chiếu... là phương tiện hiện đại để dạy học Lịch sử vì có khả
năng cung cấp thông tin khá đa dạng, phong phú ( chữ, hình ảnh tĩnh và động, âm
thanh ) → rất hấp dẫn sự theo dõi của người học.
- Đặc biệt các hình ảnh động → Giúp học sinh hình dung kiến thức Lịch sử dễ
hơn, nhanh hơn, sâu và rộng hơn.
VI / CÁC HÌNH THỨC TÍCH HỢP CƠ BẢN :
- Có 3 hình thức tích hợp cơ bản là : liên môn, xuyên môn và nội môn.
+ Tích hợp liên môn :
Là hình thức tích hợp được chú trọng nhất. Đây là hướng tích hợp mở rộng ra tất
cả các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, thể dục – thể thao
(ngoài môn Lịch sử ).
+ Tích hợp xuyên môn :
Là hình thức tích hợp mở rộng phạm vi tìm hiểu ra ngoài trường học. Nó đảm bảo
tính cập nhật, tính thực tế vì gắn với các tư liệu thu thập được trong cuộc sống
cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tích hợp nội môn :
Là hình thức tích hợp lâu nay vẫn thường sử dụng trong dạy học truyền thống, nay
sẽ có định hướng rõ ràng hơn. Tích hợp nội môn gồm :
* Tích hợp dọc ( là tích hợp trong cùng một phân môn Lịch sử với nhau từ bậc
trung học cơ sở trở lên )
* Tích hợp ngang ( là tích hợp giữa 2 phân môn Lịch sử với nhau, giữa lý thuyết
và thực hành rèn luyện kĩ năng ).
1/. Các mức độ tích hợp trong một bài học :
- Tích hợp ở mức độ toàn phần ( cao nhất )
- Tích hợp ở mức độ bộ phận ( trung bình
- Tích hợp ở mức độ liên hệ ( thấp nhất )
2/. Cách tổ chức dạy học và phương pháp dạy học :
- Để có 1 tiết dạy học tích hợp của môn Lịch sử trung học cơ sở trên lớp, tôi xác
định có 4 bước chuẩn bị cơ bản :
- Xác định giáo cụ trực quan và mức độ tích hợp cho bài học
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp
- Xác định hình thức tích hợp và hướng khai thác giáo cụ trực quan
- Xác định hệ thống câu hỏi mang tính sát thực với nội dung, có liên hệ thực tế và
tính phân hóa được dẫn dắt từ dễ đến khó
- Tạo môi trường tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với
người học. → Giúp cho học sinh và giáo viên tự tin bày tỏ ý kiến cá nhân, tạo điều
kiện học tập và giảng dạy với tính tự lập và liên kết nhóm, tính sáng tạo ngày càng
được phát huy.
VII/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ NỘI DUNG ĐỀ CẬP CỦA CHỦ ĐỀ :
Muốn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng như các bộ môn
khác ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử không thể chỉ tiến hành giảng dạy ở nội
khóa, hình thức giảng dạy chủ yếu, mà còn phải coi trọng công tác ngoại khóa.
Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ : “ Đặc điểm của
phương pháp giáo dục ở bậc THCS là nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa học tập
văn hóa với hoạt động xã hội và sinh hoạt đoàn thể, bảo đảm cho học sinh có thể
củng cố và nâng cao vốn kiến thức, phát triển tốt tư duy cho khoa học, bồi dưỡng
tốt ý thức, kĩ năng và thói quen lao động kiểu mới , phát huy mạnh hơn nữa tính
năng động và vai trò làm chủ tập thể của mình thông qua một quá trình vừa học tập
vừa tham gia vào quá trình cải tạo thiên nhiên và xã hội theo mức độ thích hợp.
Cần coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học cho học
sinh, hướng dẫn học sinh biết cách tự nghiên cứu sách, báo khoa học , thảo luận
chuyên đề , ghi chép tư liệu, tập làm thực nghiệm khoa học….’’
Kết hợp chặt chẽ các hình thức giảng dạy nội khóa và ngoại khóa là hết sức
cần thiết trong dạy học lịch sử, nó góp phần giáo dục một cách toàn diện cho học
sinh , thực hiện tốt được nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn lịch sử
trong nhà trường phổ thông .
* Đặc biệt các tiết dạy về lịch sử Hà Nội là rất quan trọng trong
quá trình dạy học lịch sử , nó chứng minh sự phát triển của một địa phương nằm
trong sự phát triển chung, hợp qui luật của đất nước, chứng minh vai trò và sự
đóng góp tích cực của nhân dân Hà Nội đối với dân tộc . Qua đó, giáo dục cho học
sinh lòng yêu quê hương đất nước, tự hào với dân tộc, xây dựng lòng yêu nước
chân chính. Nó làm cho quá khứ lịch sử xích lại gần với nhận thức của học sinh,
dường như biến những kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về
cuộc sống hiện thực ngày nay : gắn các em vào đời sống xã hội.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay các giờ dạy về lịch sử Hà nội chưa thật sự
có hiệu quả cao, có nhiều lí do như : Giáo viên chưa tâm huyết, dạy chỉ mang tính
chất hình thức cho đủ , đúng chương trình – Học sinh không hứng thú học, sách
giáo khoa về lịch sử Hà nội còn thiếu vì vậy học sinh còn chưa chịu sưu tầm tìm
hiểu về lịch sử địa phương mình, nhất là học sinh ngoại thành thấy các địa danh
lịch sử ë néi thµnh còn quá xa vời, trừu tượng……
Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập Lịch sử cho các em học
sinh. Tổ chức những hình thức học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao, phát huy
được năng lực tư duy cho học sinh, phát triển kĩ năng và năng lực học tập của học
sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử
Theo quan điểm của tôi để gây được hứng thú học tập lịch sử cho học
sinh điều quan trọng nhất là sự sáng tạo của người Thầy. Sự năng động sáng tạo
của người Thầy trong việc cải tiến phương pháp dạy học là yếu tố cơ bản nhất để
gây được hứng thú học tập cho các em . Bởi vì do đặc trưng của bộ môn – Lịch sử
là những sự việc rất cụ thể, sinh động đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy đòi hỏi
người giáo viên dạy lịch sử, trên cơ sở tư liệu lịch sử đã được thông tin, cần tổ
chức hoạt động nhận thức, tự lập, tự giác của học sinh. Cần tạo điều kiện cho học
sinh suy nghĩ , mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình.
Thực tiễn hiện nay có rất nhiều những chương trình bổ ích và lí thú
về lịch sử được phổ biến trên thông tin đại chúng như “ Nhà sử học nhỏ tuổi ” ,
“ Ngược dòng lịch sử ” , “ Theo dòng lịch sử ’’ …………Những chương trình này
thực sự có một giá trị rất lớn về chức năng giáo dục , cũng như giáo dưỡng, nâng
cao vị trí, ý nghĩa của môn học lịch sử…….
Vì vậy, là một giáo viên dạy lịch sử giỏi và tâm huyết với nghề nghiệp
là phải biết kết hợp giữa lí luận và thực tiễn . Bằng sự năng động sáng tạo của mình
vận dụng , cải tiến cho phù hợp với trình độ , năng lực học sinh của mình , phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường để tổ chức những hình thức học tập đạt
hiệu quả cao nhất .
2 /MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Gắn liền với bài học nội khóa. Bổ sung và làm phong phú thêm bài
học trên lớp .
- Mang tính chất tự nguyện của học sinh. Học sinh có thể tự chọn và
tham gia trả lời các câu hỏi có những kiến thức phù hợp với sở
thích và trình độ của mình.
- Phát triển năng lực nhận thức độc lập, tích cực hoạt động, bồi
dưỡng năng khiếu của học sinh.
- Cung cấp, làm phong phú tri thức lịch sử cho học sinh. Rèn luyện
năng lực tư duy biện chứng, khả năng thực hành cho học sinh
- Góp phần làm phong phú thêm cho sinh hoạt tập thể của nhà
trường. Giúp các em ngày càng yêu thích môn học lịch sử hơn .
Bằng sự kết hợp hài hòa và năng động giữa các phương pháp dạy học
lịch sử , tôi tiến hành một buổi ngoại khóa theo hình thức : “ Câu lạc bộ em yêu
Lịch sử Hà Nội ”, với nội dung phong phú và hấp dẫn đã gây được sự hứng thú học
tập lịch sử của học sinh . Giúp học sinh nhớ kĩ hiểu sâu những kiến thức lịch sử.
Nâng cao hiệu quả và chất lượng bộ môn lịch sử theo yêu cầu giáo dưỡng , giáo
dục của bộ môn và thực tiễn của nhà trường . Đây là một hình thức ngoại khóa kết
hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn, giữa các cách dạy học và các cách ôn tập để
tạo lên một chương trình hấp dẫn, bổ ích và lí thú theo xu hướng tích cực hóa, cá
nhân hóa quá trình hoạt động tư duy của học sinh. Gây hứng thú học tập lịch sử
cho học sinh. Giúp các em thêm yêu thích môn lịch sử .
3/ NỘI DUNG CỤ THỂ:
NGOẠI KHOÁ :
Câu lạc bộ em yêu lịch sử Hà Nội
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hệ thống hóa những kiến thức lịch sử cho học sinh trong cả cấp học.
Giúp các em hiểu biết và nắm chắc kiến thức lịch sử .
- Tạo ra một sân chơi thú vị, bổ ích giúp các em yêu thích môn Lịch sử
hơn. Nâng cao hiệu quả chất lượng môn học .
- Rèn luyện các em khả năng phân tích để thấy được bản chất các sự kiện
lịch sử. Giúp các em khả năng nói, khả năng diễn đạt ý, khả năng phát hiện bản
chất thông qua dấu hiệu.
B/ NỘI DUNG :
1. Ổn định
Hoạt động của thầy và trò
Hình
thức tích
hợp
1. Giới thiệu lí do :
- Tích
Kính thưa các thầy cô giáo !
hợp:
Thưa toàn thể các em !
Liên môn
Lịch sử là mồ hôi, máu xương của biết bao thế hệ trẻ đã ra sức ( Văn –
giữ gìn, bảo vệ và sáng tạo lên những giá trị vật chất và phi vật chất giáo dục
tặng lại cho đời sau . Cuộc sống của chúng ta hôm nay chính là chúng công dân)
ta đang thụ hưởng những thành quả lịch sử của cha ông ta hôm qua tạo
dựng lên .
Lịch sử vì thế mà thiêng liêng biết bao !
Hành trang mà chúng ta bước vào thế kỉ mới không chỉ là ngoại
ngữ, tin học và khoa học công nghệ cao , mà hành trang chúng ta
không thể thiếu là truyền thống và lịch sử vĩ đại của cả dân tộc.
Lịch sử dân tộc là chiếc cầu để chúng ta bắc vào tương lai. Học
lịch sử giúp chúng ta biết được cội nguồn dân tộc, biết được quá trình
lao động sáng tạo của tổ tiên, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu
trong sản xuất, chiến đấu, thừa hưởng những tinh hoa của các nền văn
minh nổi tiếng .
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ”
Câu thơ nổi tiếng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh như thúc giục
chúng ta phải học Lịch sử để hiểu biết , để phát huy và đó cũng là trách
nhiệm thiêng liêng của mỗi chúng ta
Góp một phần nhỏ vào trách nhiệm thiêng liêng ấy. Với trách
nhiệm của một giáo viên dạy Lịch sử. Hôm nay tôi tiến hành ngoại
khoá Lịch sử theo hình thức “Câu lạc bộ em yêu Lịch sử Hà nội ”. Hy
vọng buổi ngoại khoá này sẽ góp phần làm phong phú thêm cho sinh
hoạt tập thể của trường THCS Thị Trấn . Giúp các em ngày càng yêu
thích môn học lịch sử hơn .
3. Các bước tiến hành :
- Tích
- Giới thiệu đại biểu đến dự…….
hợp:
- Giới thiệu người dẫn chương trình – Thư kí
Liên môn
- Giới thiệu 2 đội chơi:
( Hoạt
+ Đội 1 : Lê Văn Hưu
động
+Đội 2 : Ngô Sĩ Liên
ngoài giờ
=> GV nói sơ qua về tiểu sử 2 nhà sử học mà các đội mang tên………
lên lớp )
- Đội trưởng các đội tự giới thiệu thành viên đội chơi của mình………
- Thông báo nội dung chương trình “ Câu lạc bộ em yêu lịch sử Hà
nội’’ gồm các phần sau :
+ Phần 1 : Địa danh lịch sử
+ Phần 2 : Nhân vật lịch sử
+ Phần 3 : Dành cho khán giả
+ Phần 4 : Dấu ấn lịch sử
+ Phần 5 : Tìm hiểu địa danh quê hương em ( DÀNH
CHO CẢ LỚP)
Longhướng Đông
Đô chơi Đông
Quan
- Thăng
Giáo viên
dẫn luật
:
Đông Kinh
VIII/KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
• Hiệu quả về kiến thức và giáo dục :
- Buổi ngoại khoá đã thực sự để lại cho học sinh một ấn tượng sâu
sắc. Một kỉ niệm đẹp không phai nhạt. Tạo lên một sân chơi thú vị bổ ích và lí thú
( Được kiểm chứng qua tâm sự của học sinh được tham gia )
- Học sinh phát huy được năng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và
phát triển hứng thú về các vấn đề thế giới quan, chính trị, thẩm mĩ………..Nhờ vậy
không những kết quả học tập lịch sử được nâng cao mà chất lượng học tập các bộ
môn khác có liên quan ( Văn học, địa lí) cũng tốt hơn, tài năng của học sinh cũng
được phát hiện và bồi dưỡng .
- Cung cấp và làm phong phú tri thức lịch sử cho học sinh. Qua bài
học nội khoá học sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử, khái niệm
lịch sử, qui luật lịch sử……song do chương trình qui định, thời gian học tập có hạn
cho nên kiến thức chưa thật phong phú, sâu sắc chưa gây được hứng thú mạnh mẽ
cho việc tự học cho học sinh . Thông qua hoạt động ngoại khoá này giáo viên đã
cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hoá chung để hiểu đúng và sâu sắc sự
kiện lịch sử => Thực hiện được mục tiêu đào tạo của cấp học
- Các vấn đề được đặt ra trong một hệ thống có quan hệ hữu cơ với
nhau. Trong mối liên hệ giữa câu hỏi và sự kiện lịch sử => củng cố được kiến thức
đã học trong bài nội khoá
- Độ sâu của vấn đề đang học được đánh giá cao. Do đó học sinh không
chỉ nhớ nhiều , biết rộng mà phải đào sâu suy nghĩ vấn đề được đặt ra và ghi nhớ
một cách chính xác những nét cơ bản của kiến thức => giúp học sinh trên cơ sở
nhớ, biết , để hiểu sâu sắc và do đó nhớ kĩ, hiểu sâu, nắm chắc vấn đề….
- Với hình thức ngoại khoá như trên . Học sinh được tự đặt vấn đề,
được nêu ý kiến riêng của mình. Sự đánh giá kết quả học tập căn cứ vào trình độ
hiểu biết của học sinh, đòi hỏi học sinh phải lập luận => óc tư duy của học sinh
phát triển.=> Rèn được tính tự tin cho học sinh ( khi học sinh đứng lên trả lời )
- Học sinh được hướng dẫn nắm vững kiến thức đã học, tiếp cận với
những kiến thức mới, cổ vũ, khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi những điều
mình chưa biết để bổ xung cho những điều mình đã biết, những kiến thức mình đã
có
- Tư duy học sinh được phát triển, rèn được kĩ năng lựa chọn ngôn ngữ
diễn đạt cho học sinh => các em thấy tự hào về truyền thống lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc và của quê hương mình => có ảnh hưởng rất lớn đến việc
hình thành nhân cách, lí tưởng của học sinh. Có tác dụng giáo dục tư tưởng, chính
trị, đạo đức cho học sinh
- Đặc biệt khi tìm hiểu về địa danh lịch sử ngay tại nơi mình đang sống,
nó có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giáo dục các em có tình cảm yêu quê
hương , gắn bó với quê hương, tự hào về truyền thống lịch sử quê hương mình
trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ đó các em thấy cần có trách
nhiệm hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như những địa
danh lịch sử ở nơi mình đang sống…………
• Đánh giá chất lượng :
- Như đã trình bày ở trên. Đây là buổi ngoại khoá theo hình thức “
Câu lạc bộ em yêu lịch sử Hà Nội ”. Vì vậy mà việc đánh giá chất lượng
không phụ thuộc vào bài kiểm tra mà chính là số điểm của học sinh thu được sau
cuộc chơi
- 85 % số câu hỏi được hai đội trả lời chính xác hoàn toàn
- 10 % số câu hỏi được hai đội trả lời chính xác 90 %
- 5 % còn lại hai đội trả lời chưa chính xác và khán giả đã giành quyền
trả lời
- Đặc biệt phần thi dành cho khán giả đã gây được sức hút khá mạnh.
Rất nhiều học sinh hăng hái tham gia và đều giành được phần quà của chương trình
trong niềm vui phấn khởi, được cổ vũ, được chơi và được chiến thắng ……..
- Kết quả số điểm của hai đội chơi như sau :
+ Đội Lê Văn Hưu . Đạt giải Nhất với số điểm là : 130 điểm
+ Đội Ngô Sĩ Liên . Đạt giải Nhì với số điểm
: 112 điểm
IX/ CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH :
- Bài viết tiểu luận của học sinh…
KẾT LUẬN :
- Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, lịch sử có nhiệm vụ
và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói
chung. Môn học lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học
lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống. Cho nên , cũng như ở các môn học khác, việc học tập
lịch sử cũng đòi hỏi phải phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Bởi vì, mọi khoa
học đều là tổng kết những kinh nghiệm , hiểu biết, trong cuộc đấu tranh với tự
nhiên và xã hội, đạt tới trình độ khái quát hoá, trừu tượng hoá, đi sâu vào bản chất
sự kiện, hiện tượng , rút ra qui luật vận động của sự vật và tác động đến nó, từ đó
đạt được chân lí khách quan .
- Quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần trí nhớ, không phải tư
duy, động não, không có bài tập thực hành…..đã ảnh hưởng đến việc đánh giá, tổ
chức, phương pháp dạy học. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy
giảm chất lượng môn học.
- Phương pháp dạy học là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ
thuật. Không có phương pháp nào là vạn năng có thể thay thế các phương pháp
khác. Trong thực tiễn dạy học cũng không có giáo viên nào lại không biết kết hợp
đồng thời các phương pháp dạy học. Nhưng kết hợp như thế nào để đạt được hiệu
quả cao nhất thì đó chính là ở năng lực sư phạm và sự năng động sáng tạo của giáo
viên. Và cũng như vậy, giáo viên nào cũng có thể tổ chức được hoạt động ngoại
khoá, nhưng không phải giáo viên nào cũng tổ chức đạt hiệu quả cao, mà muốn
thành công, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải là người hiểu sâu, biết rộng, giỏi
về chuyên môn cũng như giỏi về năng lực tổ chức và đặc biệt phải là người tâm
huyết với nghề nghiệp .
- Ngày nay , khi trình độ lí thuyết về việc trí dục ở nhà trường đang
được nâng cao và nhiệm vụ phát triển tận lực trí tuệ của học sinh đang được đặt ra
thì việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh như tôi đã trình bày ở trên càng
có ý nghĩa đặc biệt . Nó đáp ứng được yêu cầu thiết thực của trình độ học sinh,
cũng như phù hợp với sự phát triển của xã hội .
Đặc biệt đối với “ Lịch sử Hà Nội ” càng cần thiết phải cho học sinh tìm
hiểu nhiều hơn nữa , vì Hà Nội ngày nay đã được mở rộng , học sinh ngoại thành
còn thấy quá xa lạ với những di tích lịch sử, những sự kiện lịch sử gắn liền với Hà
Nội xưa, nên ý thức tìm hiểu về truyền thống Hà Nội còn hạn chế. Vì vậy việc giáo
dục truyền thống lịch sử Hà Nội ngàn năm văn hiến, gắn liền với truyền thống lịch
sử quê hương, ngay tại nơi học sinh đang sống theo tôi là rất cần thiêt, có như vậy
mới khơi dậy được ý thức tự hào dân tộc, truyền thống yêu quê hương đất nước ,
giáo dục ý thức bảo vệ các di tích lịch sử ngay tại quê hương mình . Như vậy là
chúng ta đã đạt được mục đích của việc dạy học lịch sử