Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Để đạt được mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp, thì phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) là một trong những
nhân tố quan trọng. Có thể nói đến nay các KCN, KCX đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong ngành công nghiệp Việt Nam cũng như trong nền kinh tế đất
nước. Các KCN, KCX trong thời gian qua đã và đang có những kết quả đáng khích lệ
đối với kinh tế xã hội đất nước.
Các KCN, KCX với quy hoạch đồng bộ, các cơ sở hạ tầng khá tốt, hình thành
các dịch vụ cần thiết và có thủ tục đơn giản đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu
tư. Các KCN, KCX được đánh giá là một nhân tố quan trọng trong chiến lược thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ tiên tiến.
Trong những năm vừa qua, các KCN trên địa bàn Hà Nội đã có những bước
phát triển tương đối tốt. Sự phát triển này đã thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển. Tuy
nhiên, các KCN vẫn tồn tại một số vấn đề khó khăn cần có phương hướng và biện
pháp khắc phục nhằm khai thác được những tiềm năng.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là dựa trên những lý luận chung về KCN,
KCX, thực trạng đầu tư vào các KCN trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
để đưa ra một số phương hướng nhằm thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội.
Đề án bao gồm có 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về KCN và KCX
Chương II: Thực trạng đầu tư vào các KCN Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển các
KCN Hà Nội
Do còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy
em mong được sự góp ý của cô giáo
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ KHU CHẾ XUẤT
1. KHÁI NIỆM
1.1.Khái niệm khu công nghiệp (KCN)
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh
giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính
phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
1.2.Đặc điểm của khu công nghiệp.
Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các
doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh
của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế về khu
công nghiệp và khu chế xuất...
- Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển
công nghiệp. Các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển
cơ cấu, nhưng ngành mà mới sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bên cạnh đó, thủ tục
hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt tại đây
thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu
của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn,
thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm
soát ô nhiễm môi trường.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3 Các lĩnh vực được phép đầu tư trong công nghiệp
Trong các khu công nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các
doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
- Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghệ để xuất khẩu và tiêu thụ
tại thị trường trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật,
quy trình công nghệ.
- Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản
phẩm và tạo ra sản phẩm mới.
Các ngành công nghiệp dưới nhà nước khuyến khích đầu tư là cơ khí, luyện
kim, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, hóa dầu, công nghiệp hàng dùng và một
số ngành khác.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất rất quan trọng. Với lợi thế của nó
việc phát triển khu công nghệ, khu chế xuất sẽ góp phần to lớn phát triển kinh tế địa
phương.
2.1.Đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nguồn vốn bổ
sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế
Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một khối
lượng vốn đầu tư rất lớn.Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX là rất quan trọng vì KCN, KCX
phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo ngân hàng thế giới
(WB), các dự án thực hiện trong KCN, KCX do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do
liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước ngoài, 33 do các
nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước). Do vậy KCN, KCX đã góp phần
đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nước chủ nhà.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.Thu hút công nghệ
Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang và chưa
phát triển rất quan tâm.Tình trạng lạc hậu về công nghệ của các nước này làm cho họ
hy vọng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX công nghệ sẽ được
chuyển giao. Bởi vì để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và
thị trường nội địa, nhà đầu tư thường đưa vào KCN, KCX những công nghệ tương
đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể giới. Mặc dù trong các
KCN, người ta chủ yếu thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng, gia công lắp ráp, song qúa
trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức: đào tạo công nhân
nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi
được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoà
2.3.Đầu tư vào KCN, KCX thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH
Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang
lại làm cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản
phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào trong KCN, KCX tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao
động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại. Ngoài ra, KCN, KCX còn
góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Theo thống kê của WEPZA (Hiệp hội KCX thế giới) một KCX diện tích
khoảng 100ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trong vòng 20 năm sẽ tạo
việc làm làm cho 10.000 lao động. Từ đó tạo ra hàng xuất trị giá 100 triệu USD/năm
và 100 triệu USD/năm thông qua thu nhập gián tiếp ngoài KCX. Như vậy tính bình
quân một công nhân trong KCX tạo ra giá trị 5.000-10.000USD/năm.
Thực tế có rất nhiều nước đã tiến hành CNH, HĐH đất nước thành công nhờ
một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của KCN, KCX. Trung Quốc thời kỳ bắt
đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng loạt các KCX tập trung đã
biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành trung tâm công
nghiệp, đô thị từ đó mở rộng hơn vào nội địa. Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 60 đã xây
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dựng mới hàng loạt các KCX cùng các thành phố mới, các tập đoàn công nghiệp lớn
lên từ đó... Nhật Bản, Đài Loan thành công trong việc xây dựng các khu công nghệ
cao tạo ra các đột phá về công nghệ thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, chiếm vị
trí hàng đầu thế giới như các sản phẩm điện tử, tin học, viễn thông, chế tạo xe hơi,
luyện kim...
Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX. Thành
công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCX góp phần quan trọng đưa
đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước.
2.4.Mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế
Ngày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận
đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư.
Xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các
nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, đầu tư trực tiếp
vào KCN, KCX cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các
nước, lãnh thổ của chủ đầu tư.
3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
3.1.Vị trí địa lý
Trong 10 yếu tố thành công của KCN, KCX của hiệp hội các khu chế xuất thế
giới đã tổng kế thì có hai yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên. Đó là:
Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển.
Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động.
Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các khu vực này
sẽ tận dụng được đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mở rộng
trong điều kiện khu công nghiệp thành công.
3.2.Vị trí kinh tế xã hội
Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị. Do
đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ lao
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Do vậy hiện nay ở nước ta các KCN, KCX
chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điều kiện sẵn có, giảm rủi ro
cho các nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
3.3.Kết cấu hạ tầng
Đây là yếu tố (xuất phát điểm) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu
tư vào KCN, KCX.
Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với các
nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng: điện, nước,
công trình công cộng khác đường xá, cầu cống... Tác động trực tiếp đến giá thuế đất,
ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư.
3.4.Thị trường
Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các KCN, KCX là tận
dung thị trường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt động sinh lợi tránh tình trạng ứ
đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ cộng với
thị trường rộng lớn.
Nghiên cứu thị trường là một trong các hạng mục phải xem xét trong quá trình
lập dự án nghiên cứu khả thi.
3.5.Vốn đầu tư nước ngoài
Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công
ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường đầu tư có
lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư.
3.6.Yếu tố chính trị
Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ hợp tác
kinh tế. Thông thường những tác động này thể hiện ở:
Việc giành cho các nước kém phát triển điều kiện ưu đãi về vốn đặc biệt là
vốn ODA, các khoản việc trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi.
Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chức
kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Ở HÀ NỘI
1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
1.1.Tình hình phát triển
Tính đến cuối tháng 9/2010, cả nước đã có 254 KCN được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên gần 69 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho
thuê đạt trên 45 nghìn ha. Đã có 171 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Về tình hình quy hoạch KCN, theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006
của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015, dự kiến thành lập mới 115 KCN và mở
rộng 27 KCN với tổng diện tích gần 32.000 ha. Sau một thời gian thực hiện Quyết
định nêu trên, một số KCN đã được thành lập và một số KCN đã được bổ sung vào
quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020. Tính chung từ nay đến năm 2020, số
KCN quy hoạch thành lập đến năm 2020 là 211 KCN với tổng diện tích 64.720 ha.
1.2. Những đóng góp của mô hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam
Tính đến nay, các KCN đã thu hút được trên 4.400 dự án đầu tư (gồm 2.202
dự án đầu tư nước ngoài và 2.314 dự án đầu tư trong nước) với tổng số vốn đầu tư
đăng ký đạt khoảng 17,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và trên 100 ngàn tỷ đồng
vốn đầu tư trong nước, chưa kể hơn 1 tỷ USD và 31,5 ngàn tỷ đồng đầu tư phát triển
hạ tầng các KCN, trong đó gần 2.400 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và gần 900
dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng.
Nhìn chung, tình hình hoạt động và triển khai của các dự án trong KCN diễn
ra nhanh và thuận lợi với xu hướng mở rộng hoạt động và xin tăng vốn của các doanh
nghiệp KCN tiếp tục gia tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp
KCN (kể cả trong nước và nước ngoài) ước đạt khoảng 14 tỷ USD, giá trị xuất khẩu
đạt gần 6 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 8 tỷ USD, nộp ngân sách tăng và đạt khoảng
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
650 triệu USD và thu hút khoảng 740 ngàn lao động trực tiếp.. Ngành nghề phát triển
kinh doanh trong các KCN gồm có các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp
nhẹ, điện tử, hóa chất, cơ khí chế tạo, luyện thép, dầu khí, chế biến thức ăn gia súc,
phân bón, dịch vụ thương mại xuất khẩu...
Trong các khu công nghiệp, đã giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh, có 2.300 ha mặt bằng được thuê, chiếm 32% diện tích đất công nghiệp,
21 khu công nghiệp cho thuê trên 50% diện tích đất công nghiệp. Các doanh nghiệp
tại KCN, KCX có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao nhờ khai thác các nguồn lực từ
bên ngoài kết hợp với các nguồn lực của từng vùng, địa phương. Chỉ tính riêng 3 năm
2007-2009, giá trị sản lượng và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN cả
nước là:
Giá trị sản
lượng (triệu
USD)
Giá trị xuất
khẩu
(triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng hàng năm
Giá trị sản
lượng
Giá trị xuất
khẩu
2007 1.155 848
2008 1.871 1.300 61% 53%
2009 2.982 1.761 59% 35%
Năm 2009, các KCN đóng góp 25% giá trị sản lượng công nghiệp và 16% giá
trị của cả nước, thu hút 450.000 lao động, tạo thêm sức mua cho thị trường các nước
khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Ngay trong các KCN phần lớn các nhà máy có công nghệ
tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đã trực tiếp đưa tỷ lệ xuất khẩu của KCN đạt hơn
70%, các KCN đã thực sự tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ, kinh
nghiệm về tổ chức kinh doanh của nhiều nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯCÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA HÀ NỘI
2.1 Sự cần thiết đầu tư các khu công nghiệp ở Hà Nội
Hà Nội, trước đây được gọi là Thăng Long – “mảnh đất rồng bay”, nằm ở
trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc Châu thổ sông Hồng là nơi hội tụ các điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Với
hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt,
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển
các ngành công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor và hàng trăm
các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tại đây. Qua hàng nghìn năm
phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá lớn có sức hấp dẫn của cả nước nói riêng
và trên thế giới nói chung.
Ngoài ra, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng cùng với sự khai sinh của hàng ngàn
doanh nghiệp (DN) mỗi năm đã cho phép Hà Nội hình dung về một trung tâm kinh tế
phát triển vượt bậc trong tương lai.
Tính đến hết năm 2009, các KCN của Hà Nội đã thu hút được gần 300 dự án
với số vốn đầu tư đăng ký đạt trên 3,1 tỷ USD và trên 350 tỷ đồng. Chỉ tính riêng
năm 2009, doanh thu của các DN trong KCN tập trung đạt gần 1,5 tỷ USD. Tại
những cụm công nghiệp nhỏ và vừa, doanh thu của DN cũng đạt hơn 1238 tỷ đồng.
2.2 Thực trạng đầu tư các khu công nghiệp ở Hà Nội
Sau gần 20 năm phát triển, các KCN, CNN mới trên địa bàn Thành phố Hà
Nội đã tạo dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất công
nghiệp hiện đại. Hoạt động của các KCN, CCN mới trên địa bàn đã đóng góp trên
60% giá trị công nghiệp của Thủ đô, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Thủ đô và cả nước; đặc biệt là các KCN tập trung đã khẳng định được vai trò, vị trí là
nền tảng, nòng cốt, thu hút hàng chục vạn lao động, tạo tiền đề phát triển đô thị mới,
lôi kéo nông thôn và các ngành dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại và
bảo đảm môi trường.
Tính đến thời điểm hiện nay, thành phố Hà Nội có 17 KCN&CX với tổng diện
tích trên 4.000 ha đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập. Trong đó có 8
KCN với tổng diện tích gần 1.200 ha đã cơ bản hoàn thành hạ tầng và lấp đầy diện
tích đất cho thuê, đó là KCN Thăng Long (274ha); KCN Nam Thăng Long (40ha);
KCN Sài Đồng B (45ha); KCN Nội Bài (115ha); KCN Hà Nội - Đài Tư (40ha); KCN
Thạch Thất - Quốc Oai (155ha); KCN Phú Nghĩa (170ha); KCN Quang Minh I
(407ha). Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đạt được đến năm 2009 của 8 KCN này bằng
khoảng 1/10 của tổng các KCN cả nước.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Riêng các KCN&CX đã thu hút được 524 dự án đầu tư với các thương hiệu
lớn như Canon, Panasonic, Yamaha, Toto, Meiko,…trong đó, 252 dự án đầu tư nước
ngoài với vốn đăng ký 3,55 tỷ USD và 272 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký
11.000 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp trong các KCN trên hiện đang hoạt động SXKD có hiệu
quả, đã có 360 dự án đã đi vào hoạt động SXKD ổn định; năm 2009, doanh thu đạt
trên 3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 50% giá trị xuất khẩu của
Thành phố; giải quyết việc làm cho trên 10 vạn lao động. Một số chỉ tiêu về đầu tư
đạt ở mức khá cao: vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 153 tỷ đồng/dự án; thu hút gần
100 lao động/ha; doanh thu bình quân 49 tỷ đồng/ha; nộp Ngân sách khoảng 1,2 tỷ
đồng/ha.
Các KCN&CX đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư gồm:
KCN Quang Minh II (266ha); Bắc Thường Tín (388ha); Phụng Hiệp (174ha); sạch
Sóc Sơn (340ha); Hỗ trợ Nam Hà Nội (440ha); Đông Anh (300ha); Nam Phú Cát
(300ha); Kim Hoa (45,5ha) - phần diện tích thuộc Hà Nội; Các KCNC như khu công
viên phần mềm CNTT Him Lam 38ha đang trình duyệt quy hoạch chi tiết; KCNC
sinh học Từ Liêm giai đoạn I: 200ha, đã trình duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
3. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG CỦA HÀ NỘI
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế mở cửa hội
nhập với thế giới, Hà Nội đã sớm bắt tay vào xây dựng tập trung các KCN, coi đó là
giải pháp thực tế để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Chúng ta sẽ nghiên cứu5
khu công nghiệp đã được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, đó là KCN Sài Đồng B,
KCN Nội Bài, KCN Đài Tu, KCN Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Daewoo Hanel).
Các khu công nghiệp mới tập trung trên địa bàn Hà Nội
Khu công nghiệp
Diện tích
(ha)
Chủ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng
Vốn ĐT
(tr.USD)
Vốn T.hiện
(tr.USD)
KCN Sài Đồng B 97 Việt Nam 12 5
KCN Thăng Long 121 Nhật Bản - Việt Nam 53,2 12
KCN Nội Bài 100 Malaysia - Việt 30 20
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nam
KCN Sài Đồng A 407 Hàn Quốc - Việt
Nam
152 2
KCN Hà Nội - Đài Tư 40 Đài Loan 12 3
3.1 Khu công nghiệp Sài Đồng B
Khu công nghiệp Sài Đồng B với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là bên
Việt Nam (Công ty Điện tử Hanel). Khu Công nghiệp Sài Đồng B rộng 97,11 ha,
gồm 78,38 ha dành cho phát triển công nghiệp và 18,73 ha cho xây dựng phụ. Các
chủ thuê đất sẽ phải tuân theo các quy định của Hiệp ước môi trường của Chính phủ
Việt Nam về tiếng ồn, ô nhiễm không khí và chất thải.
Hướng ưu tiên đầu tư KCN này là các sản phẩm điện tử và các sản phẩm
không có chất thải gây ô nhiễm môi trường.
3.2 Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là công ty liên doanh giữa tập đoàn
Sumitomo và Công ty Cơ khí Đông Anh. Tổng số vốn đầu tư của dự án là 53228000
USD, vốn pháp định là 16.867.000 USD, trong đó bên Việt Nam đóng góp 42%, phía
Nhật Bản đóng góp 58%. Tổng diện tích KCN là 121 ha. Hạ tầng kỹ thuật KCN
Thăng Long được hoàn thành vào 6/2000 chỉ trong một thời gian ngắn, KCN đã thu
hút được 6 doanh nghiệp với tổn vốn đầu tư 123.350.000 USD.
Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN là các sản phẩm điện, điện tử, viễn thông và
các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng khác
3.3 Khu công nghiệp Nội Bài
Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty liên doanh giữa công ty
Renong Malaysia và công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư của
dự án là 29.950.000 USD, vốn pháp định là 11.667.000 USD với tổng diện tích 100
ha. Hướng ưu tiên cho đầu tư vào KCN Nội Bài là các sản phẩm cơ khí, máy móc.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.4 Khu công nghiệp Sài Đồng A
Đây là dự án hợp tác giữa tập đoàn điện tử Daewoo và công ty điện tử Hanel.
Tổng diện tích KCN là 407 ha với 3 chức năng: KCN 197 ha, khu nhà ở 100 ha, 110
ha làm công viên, vườn hoa
3.5 Khu công nghiệp Hà Nội-Đài Tư
Đây là KCN duy nhất của Hà Nội có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đài Loan).
KCN có tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 12 triệu USD, trong đó vốn pháp định
là 3.600.000 USD. Tổng diện tích KCN là 40 ha. Đến 4/2000 hạ tầng kỹ thuật KCN
đã cơ bản được hoàn thành. Tính đến 6/2000 đã có 4 doanh nghiệp đầu tư vào KCN
với tổng vốn đầu tư 6210 USD. Chủ đầu tư KCN hy vọng có thể lấp đầy KCN trong
thời gian không xa. Hướng ưu tiên đầu tư vào KCN Hà Nội - Đài Tư là các sản phẩm
điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc và sản xuất các đồ dùng gia đình
4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
4.1 Thủ tục cấp giấy phép đầu tư
Ban Quản lý cỏc khu cụng nghiệp và chế xuất Hà Nội được Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập để quản lý cỏc khu cụng nghiệp và khu chế xuất trờn địa
bàn. Ban Quản lý cỏc khu cụng nghiệp và chế xuất Hà Nội hoạt động theo cơ chế
"một cửa", "tại chỗ", giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư vào
khu công nghiệp. Ban Quản lý được Bộ Kế hoạch và đầu tư ủy quyền cấp phép cho
các loại dự án sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch khu công nghiệp
+ Doanh nghiệp chế xuất có quy mô vốn đầu tư dưới 40 triệuUSD.
+ Các dự án sản xuất có quy mô đến 10 triệu USD.
+ Các dự án dịch vụ công nghiệp có quy mô vốn đến 5 triệu USD.
+ Không thuộc danh mục dự án có tiềm năng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Thời gian cấp phép là 15 ngày kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận được hồ sơ hợp lệ.
13