Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phương pháp chiếu xạ thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.35 KB, 15 trang )

Chủ đề : CHIẾU XẠ THỰC PHẨM
(Nhóm 8)
-Quang phổ hấp thu là phương pháp nghiên cứu về sự hấp thu bức xạ. Bức xạ bị hấp thu được
xác định thông qua tần số hay bước sóng của bức xạ khi bức xạ tương tác với mẫu
-Sự thay đổi cường độ của quá trình hấp thu tạo nên phổ hấp thu. Phổ hấp thu được trình bày
dưới dạng phổ điện từ.

-Quang phổ có ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống. Ứng với các bước sóng khác nhau
sẽ có những ứng dụng cụ thể.
-Trong đó đáng quan tâm là tia X và tia gama với những ứng dụng mà chúng mang lại.
-Hai tia này có:
+khả năng đâm xuyên tốt: truyền qua được những vật chắn sáng thông thường như giấy, gỗ, hay
kim loại mỏng … Bước sóng càng ngắn, đâm xuyên càng mạnh
+Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
+Làm phát quang một số chất.
+Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí.
+Tác dụng sinh học rất mạnh: hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn, …
-Với y học là phương pháp xạ trị

bằng tia X mở ra

sống

cho

ung

thư

các


con
bệnh

đường
nhân


-Nhờ những tính chất trên mà Tia X và Tia gama còn có một ứng dụng hết sức quan trọng trong
công nghiệp thực phẩm. Đây là một ứng dụng mới mở ra xu thế phát triển của ngành.
I.

Tìm hiểu về chiếu xạ thực phẩm
1. Chiếu xạ thực phẩm là gì ?
a. Khái niệm và phân loại
 Khái niệm:
 Chiếu xạ thực phẩm là cách thức tác động lên thực phẩm bằng tia ion hóa để xử lý

thực phẩm, nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm.
 Phân loại
- Chiếu xạ bằng dòng electron: Dùng trực tiếp dòng electron chiếu lên thực phẩm để tiêu diệt
vi khuẩn

-

Chiếu xạ bằng tia Gramma: Dùng tia gamma – chất đồng vị phóng xạ ( như 60Co) được chọn
đặc trưng để tác động lên thực phẩm

-

Chiếu xạ bằng tia X: Tương tự như tia gramma, tia X cũng là hạt photon có quang

phổ rộng, cũng có khả năng xuyên thấu ngang bằng như 60Co, được sử dụng cơ bản

trong chiếu xạ.
b. Cơ chế chiếu xạ thực phẩm
- Cơ chế của quá trình chiếu xạ dựa trên tính chất ion hóa của các tia xạ ( Tia
gamma , tia X... ) các nguyên tử, phân tử, cấu thành nên các cơ thể sống, đặc biệt là
các phân tử DNA của tế bào vi sinh và tế bào thực vật. Khi các phân tử của DNA bị
ion hóa, các liên kết giữa chúng dễ đứt gãy, không có khả năng phục hồi, khi đó tế
-

bào sẽ bị chết trong quá trình phân bào.
Khả năng chịu đựng chiếu xạ bằng bức xạ ion hóa của từng loại , loài vi sinh được
đặc trưng bằng liều D10. Liều D10 là liều mà 90% vi sinh bị tiêu diệt. Ở một vùng
liều chiếu nhất định, lượng VSV sống sót sau khi chiếu xạ được biểu diễn theo công
thức :

N=N0 x 10 –D/D10
 Trong đó :
 N : số vsv sống sót sau khi chiếu xạ
 N0 : số vsv ban đầu
 D10: liều chiếu (KgY) làm chết 90% vi sinh
 D : Liều chiếu (KgY)
 Mức độ vsv gây bệnh sống sót sau chiếu xạ phụ thuộc vào các yếu tố :
 Kích thước DNA
 Tốc độ hồi phục của chúng
 Liều chiếu xạ
 Một số giá trị liều D10 đối với một vài loài vi sinh gây bệnh:


D10 (KgY)


STT

Loài VSV

Liều

1

moraxella osloensis

5-10

2

micrococcus radiodurans

3-7

3

clostridium botulinum

2-3,5

4

Bào tử của nấm

0,5-5


5

saccharomyces cerevisiae

0,4-0,6

6

salmonella

0,2-1

7

staphylococcus aureus

0,2-0,6

8

escherichia coli

0,1-0,35

9

pseudomonas

0,02-0,2


c. Mục đích của chiếu xạ
- Giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm
- Chiếu xạ góp phần ngăn chặn sự lây lan nhiều dịch bệnh .Khi chiếu xạ thực phẩm

sẽ tiêu diệt các côn trùng, ký sinh trùng => sản phẩm đạt vô trùng cao nhất.
Làm chậm sự phát triển ,quá trình chín,ngăn chặn sự nảy mầm ở các loại củ, hạt.
Tạo ra nguồn thực phẩm an toàn.
2. Ưu và nhược điểm của phương pháp chiếu xạ.
a. Ưu điểm của chiếu xạ
- Tạo ra nguồn thực phẩm an toàn. Thực phẩm chiếu xạ không tiếp xúc với chất
-

phóng xạ mà chỉ bị chiếu bởi tia gama từ nguồn phóng xạ ,do đó không thể bị
-

nhiễm xạ,
Sau khi chiếu xạ thực phẩm không xuất hiện bất kỳ độc tố nào và không có sự thay

-

đổi các thành phần hóa học gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người .
Quá trình tương tác giữa bức xạ và thực phẩm chỉ tạo ra một lượng nhiệt không
đáng kể ( Chiếu 10 kGy nhiệt độ chỉ tăng lên 2 0C ) nên chiếu xạ tiêu diệt được vi
sinh vật.... nhưng không làm chín ,không làm tổn thất các chất dinh dưỡng và biến

-

dạng bao bì bao gói thực phẩm bằng plastic.
Các nhà máy sử dụng chiếu xạ thực phẩm theo đúng quy trình an toàn sẽ không gây

hại đến môi trường xung quanh và sức khỏe của công nhân làm việc .
Chiếu xạ thực phẩm đem lại hiệu quả cao ,tiết kiệm năng lượng.
Lợi ích kinh tế lớn , thực phẩm có thể được bảo quản lâu hơn ,hạn chế tổn thất.
b. Nhược điểm của chiếu xạ
Một số vi sinh vật có khả năng chỉnh sữa lại cấu trúc tế bào của mình. Do đó chúng
có khả năng sống sót và phát triển trở lại sau khi chiếu xạ . Ví dụ như dạng vi sinh


vật có bào tử ( Clostridium botulinum , bacillus cereus...) và những loại vi sinh vật
-

tái tại ADN
( Deinococcus radiodurans) có khả năng chống xạ rất tốt.
Virut có khả năng chịu đựng tốt và không bị tiêu diệt bởi tia chiếu xạ thường dùng

-

trong sản xuất chẳng hạn như virut gây bệnh cò điên.
Thực phẩm đã nhiễm đốc tố vi sinh không thể làm sạch bằng phương pháp chiếu xạ

-

được.
Thiết bị đắt tiền, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

/>
3. Liều lượng chiếu xạ trong thực phẩm.
a. Danh mục thực phẩm được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa.

TT


Nhóm thực phẩm Mục đích chiếu xạ

1

Nhóm 1: Sản Ức chế sự nảy mầm
phẩm nông sản
dạng thân, rễ, củ

2

Nhóm 2: Quả
tươi và rau tươi
(trừ Loại 1)

3

4

Chậm qúa trình chín
Kéo dài thời gian bảo
quản
Kiểm soát kiểm dịch

Liều hấp thụ cho phép (kGy)
Tối thiểu
0,05

Tối đa
0,2


0,2

1

1

2,5

0,15

1

Nhóm 3: Ngũ cốc
và các sản phẩm
bột ngũ
cốc; đậu hạt, hạt
có dầu, hoa quả
khô

Diệt côn trùng
Giảm hàm
lượng vi sinh vật

0,25
1,5

1
5


Ức chế sự nảy mầm

0,1

0,25

Nhóm 4: Thủy sản
và sản phẩm thủy
sản, bao
gồm động vật
không xương

Hạn chế vi sinh vật
gây bệnh

1

7

Kéo dài thời gian bảo
quản

1

3


5

6


sống, động vật
lưỡng cư (tươi
sống hoặc đông
lạnh)
Nhóm 5: Thịt gia
cầm và sản
phẩm từ gia cầm
ở dạng tươi sống
hoặc đông lạnh

Kiểm soát nhiễm ký
sinh trùng

0,1

0,2

Hạn chế vi sinh vật
gây bệnh

1

7

Kéo dài thời gian bảo
quản
Kiểm soát nhiễm ký
sinh trùng


1

3

0,3

2

2

10

0,3

1

0,3

1

1

3

2

7

Nhóm 6: Rau khô, Hạn chế vi sinh vật
gia vị và thảo mộc gây bệnh

Diệt côn trùng

7

Nhóm 7: Thực Diệt côn trùng
phẩm khô có
Kiểm soát nấm mốc
nguồn gốc động
vật
Hạn chế vi sinh vật

b. Yêu cầu đối với thực phẩm chiếu xạ
- Thực phẩm chiếu xạ là thực phẩm có từ 5% trở lên (theo khối lượng) đã hấp thụ
-

một liều vượt quá liều hấp thụ tối thiểu.
Thực phẩm trước khi chiếu xạ phải được chế biến trong điều kiện bảo đảm vệ sinh,

-

đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn tương ứng.
Thực phẩm đã chiếu xạ không được chiếu xạ lại trừ trường hợp: ngũ cốc, đậu đỗ,
các loại thực phẩm khô và các hàng hóa khác tương tự được chiếu xạ với mục đích

kiểm soát tái nhiễm côn trùng hoặc ức chế sự nảy mầm
 Thực phẩm không được coi là chiếu xạ lại nếu :


-


Thực phẩm chế biến từ nguyên liệu đã được chiếu xạ ở liều hấp thụ không lớn hơn

-

1kGy;
Thực phẩm đem chiếu xạ chứa không quá 5% thành phần theo khối lượng đã được

-

chiếu xạ ;
Yêu cầu công nghệ đặc thù phải chiếu xạ qua nhiều giai đoạn, để tổng liều hấp thụ

-

ở các giai đoạn của quá trình chế biến đạt được giá trị đủ gây hiệu quả mong muồn.
Chỉ được phép lưu thông trên thị trường những thực phẩm chiếu xạ có ghi

nhãn thực phẩm đầy đủ theo quy định của Nhà Nước
4. phân biệt thực phẩm đã được chiếu xạ

Theo các quy định quốc tế, thực phẩm chiếu xạ đều phải có gắn biểu tượng của việc
chiếu xạ (biểu tượng Radura) trên bao bì để người tiêu dùng nhận biết. Biểu tượng gồm
có một vòng tròn dứt đoạn bao quanh (tượng trưng cho sự chiếu xạ).Bên trong là hai cánh
hoa và một chấm tròn (tượng trưng cho các loại thực phẩm),trên bao bì phải kèm theo ghi
chú “sản phẩm được chiếu xạ”.

Chèn hình vào
II.

Nguồn chiếu xạ và các thiết bị trong nhà máy chiếu xạ.

1. Quy trình chế biến thực phẩm chiếu xạ trong một nhà máy sản xuất
 Sơ chế bao gồm các quá trình rửa, cắt gọt. Mục đích của quá trình sơ chế là để rửa
sạch các chất bẩn còn dính trên bề mặt nguyên liệu, tạo hình cho sản phẩm
 Đóng kiện: nguyên liệu sau khi sơ chế để thuận tiện cho việc nhập liệu, tháo liệu,
xếp đặt trong buồng xử lí.
 Vật liệu chế tạo tốt nhất hiện nay là các kim loại nhẹ như nhôm, hợp kim nhôm, thép
không rỉ
 Xử lí: Có 2 cách xử lí
 Chỉ xử lí chiếu xạ: cách này áp dụng cho các loại thực phẩm có hàm lượng nước

thấp, ít hợp chất bay hơi như màu, mùi, hàm lượng vitamin thấp. Cách xử lý này
đơn giản và ít tốn chi phí. Phương pháp này hiệu quả với các loại thực phẩm có hàm
lượng tinh bột cao…
 Xử lí chiếu xạ kết hợp với làm lạnh: cách này áp dụng với các loại thực phẩm có
hàm lượng nước, vitamin cao, có chứa nhiều hợp chất bay hơi.Xử lí chiếu xạ kết
hợp vơi làm lạnh nhằm giảm sự thất thoát màu, mùi, vitamin, giảm liều chiếu xạ so
với xử lí bức xạ thường. Cách này có 3 dạng tiến hành:


-

Làm lạnh trước sau đó mới chiếu xạ: cách này áp dụng trong việc hạn chế các hoạt
động sinh lí của nguyên liệu như hô hấp, chín, nảy mầm… Tuy nhiên không tiêu

-

diệt các vi sinh vật ở dạng bào tử vì chúng có khả năng chống tia bức xạ mạnh.
Chiếu xạ kết hợp với làm lạnh cùng lúc: buồng xử lí chiếu xạ cũng là buồng làm
lạnh. Phương pháp này cho hiệu quả cao, giảm lượng vi sinh vật, cũng như đảm bảo


-

chất lượng và cảm quan cho sản phẩm. Tuy nhiên chi phí đầu tư sẽ cao.
Chiếu xạ kết hợp với làm lạnh đột ngột: trong băng truyền nhập liệu, trước khi đến
nguồn bức xạ, sản phẩm sẽ đi qua bộ phận phun hơi dạng tuyết.Phương pháp này
tiêu diệt vi sinh vật rất hiệu quả vì kết hợp được chiếu xạ và sốc nhiệt. Nhưng tế
bào sản phẩm cũng bị phá vỡ theo, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng nước
cao, làm giảm chất lượng sản phẩm. Cho nên phương pháp này chỉ phù hợp với các
sản phẩm có hàm lương nước thấp như: ngũ cốc,....

2. Nguồn gốc các tia

Cách tạo ra các tia như thế nào ?

3. Quy định của nhà nước đối với nhà máy chiếu xạ và cơ sở chiếu xạ thực phẩm.
-

Điều 4: Yêu cầu chung đối với cơ sở chiếu xạ thực phẩm.
Cơ sở chiếu xạ thực phẩm phải thực hiện các quy định tại pháp lệnh và kiểm soát

-

chiếu xạ, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành pháp lệnh
Cơ sở chiếu xạ thực phẩm chỉ được hoạt động sau khi có sự đồng ý bằng văn bản

-

của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ sở chiếu xạ thực phẩm phải có 02 khu vực riêng biệt dành cho thực phẩm chờ
chiếu xạ và thực phẩm đã được chiếu xạ để tránh tái nhiễm hoặc chiếu xạ lặp lại

.Những khu vực này phải đủ rộng ,phù hợp với quy mô chiếu xạ và phải đáp ứng

-

đầy đủ các điều kiện bảo quản thực phẩm tương ứng.
Cơ sở chiếu xạ thực phẩm phải có đầy đủ cán bộ đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên
môn,kỹ thuật phù hợp theo quy định của pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ và
các quy định khác của pháp luật.

5. Quy định quốc tế và trong nước liên quan đến chiếu xạ thực phẩm
- Theo quy định 21 CFR 179.26 (c), FDA yêu cầu các loại thực phẩm được chiếu xạ

phải mang các biểu tượng chiếu xạ quốc tế và phải in dòng chữ “Đã qua xử lý bằng


bức xạ” hoặc “Đã qua xử lý bằng chiếu xạ” (“Treated with radiation” hoặc “Treated
by irradiation”) trên nhãn thực phẩm. Với các dấu hiệu này trên nhãn thực phẩm,
người tiêu dùng có thể tiếp tục nhận diện được thực phẩm đã qua chiếu xạ bao gồm
cả giáp xác. Đối với thực phẩm không ở dạng bao gói, logo và dòng chữ thông báo
về chiếu xạ phải được giới thiệu cho người mua bằng việc dán nhãn lên kiện hàng ở
vị trí dễ nhìn thấy hoặc dán dấu hiệu tại quầy hàng, ô tô hoặc thiết bị phù hợp khác
-

mang thông tin rằng sản phẩm đã được xử lý bằng bức xạ.
Các loại thực phẩm sau không bị FDA yêu cầu dán nhãn: 1) các thực phẩm với
nhiều thành phần nguyên liệu có chứa những nguyên liệu đã được chiếu xạ (như gia
vị) nhưng bản thân thực phẩm đó không được chiếu xạ, 2) các thực phẩm đã chiếu
xạ phục vụ trong các nhà hàng.

III.


Biến đổi của thực phẩm sau khi chiếu xạ.
1. Biến đổi bên trong
 Biến đổi dinh dưỡng:
- Thành phần của thực phẩm bao gồm:
+ các đa lượng: protein, lipid, các carbohydrates
+các vi lượng: vitamin và các khoáng đa vi lượng.
- Một ưu điểm rất lớn của xử lý chiếu xạ là hàm lượng protein, lipid, các
carbohydrates hầu như không biến đổi qua xử lý chiếu xạ. Các thay đổi thường là
-

thay đổi cấu trúc của các polymer sinh học trên.
Các protein có thể bị mất cầu nối disulfuri hay bị phân cách thành các peptid ngắn.
Các acid béo trong lipid có thể bị cắt mạch hay bị oxi hóa nối đôi gây cho sản phẩm
có mùi ôi. Vì vậy nên trong sản phẩm có hàm lượng lipid cao như lac, olive, dừa

-

thường không được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ.
Các carbohydrates có thể bị cắt mạch thành các polysaccharides ngắn hay bị oxi
hóa thành acid hữu cơ gây chua cho sản phẩm.

-Tuy nhiên các biến đổi trên sẽ giảm hẳn nếu chiếu xạ vào thực phẩm trong môi trường lạnh ,
phương pháp tốt nhất là xử lý chiếu xạ kết hợp với quá trình làm lạnh. Mặt khác các thực phẩm
trên khi đi vào cơ thể cũng bị cơ thể tiến hành các quá trình tương tự để tiêu hóa.Vì vậy nhìn
chung hàm lượng dinh dưỡng các chất trên được bảo toàn khi xử lý chiếu xạ.
-Ảnh hưởng của chiếu xạ lên thực phẩm thể hiện rõ nhất là hàm lượng vitamin. Trong các
vitamin thông dụng thì các vitamin nhóm B bao gồm Thiamine (B1), Riboflavin (B2),
Pyridoxine (B6), ascorbic acid (vitamin C) có sự thay đổi lớn nhất.Nguyên nhân là do trong tế
bào thưc vật,,các chất này có vai trò trong chuỗi vận chuyển điện tử của quá trình quag hợp nên



rất nhạy với các kích thích điện từ. Các vitamin tan trong dầu như vitamin D, K, E có tính nhạy
sáng cũng biến đổi mạnh. Một điều lý thú có một số vitamin lại tăng hàm lượng sau khi chuyển
xạ do sự chuyển hóa của các tiền vitamin dưới bức xạ, như vitamin D, B12. Sự nhạy với bức xạ
của vitamin được cho như sau: thiamin > ascorbic > pyridoxine > riboflavin > folic acid >
cobalamin > nicotinic acid (vitamin tan trong nước) và vitamin E> carotene> vitamin A >
vitamin K > vitamin D (vitamin tan trong dầu).

Thực
phẩm
Thịt bò
Thịt lợn

Lúa mì
Bột mì

Liều chiếu Phần trăm hao hụt (%)
Thiamin Riboflavin Nicotinic
(kGy)
4.7-7.1
4.5
1.5
2.0
0.3-0.5

(B1)
60
15
22

12
0

(B2)
4
22
0
13
0

acid
14
22
0
9
11

Pyridoxine Pantothenic Vitamin
(B6)
10
2
+15
0

acid
+78
-

B12
10

-

+:Hàm lượng tăng thêm.
Bảng: ảnh hưởng của chiếu xạ lên hàm lượng Vitamin ở một số thực phẩm.

Thiamin HCL (B1) 2.31
Riboflavin (B2) 4.32
Pyridoxine (B6) 7.26
Nicotinic acid
212.9
Pantothenic acid 24.0
Biotin
0.093
Folic acid
0.83
Vitamin A
2716
Vitamin D*
375.1
Vitamin K*
1.29
Vtaimin B12
0.008

1.53
4.6
7.62
213.9
21.8
0.097

1.22
2340
342.8
1.01
0.016

*: Nồng độ tính bằng đơn vị hoạt độ UI/kg.

1.57
4.46
5.32
197.9
23.5
0.098
1.26
2270
354.0
0.81
0.014

1.98
4.90
6.7
208.2
24.9
0.013
1.47
2270
446.1
0.85

0.009


Qua bảng trên ta thấy chiếu xạ β có sự thay đổi về hàm lượng vitamin ít hơn so với chiếu xạ γ .
Tuy nhiên như đè cập ở trên thi chiếu xạ β không đem lạ iệu quả diệt khẩn tôt bằng chiếu xạ γ .
Một thành phần quan trong khác cua chất lượng sản phẩm là cảm quan. Tuy trong rau quả thành
phần gây màu la carotenoid là các chất nhạy với bức xạ điện tử, nhưng các thử nghiệm cho thấy
ảnh hưởng của chiếu xạ lên cảm quan về màu sắc, mùi vị của các sản phẩm rau quả hầu như
không biểu hiện. Ở một số trường hợp xử lý chiếu xạ gần biến đổi về màu sắc nhưng sự biến đổi
này là đồng loạt, không phải cục bộ nên có thể chấp nhận được. Ở các sản phẩm khác sự thay đổi
khó có thể phân biệt được băng mắt thường. Vì vậy người tiêu dùng khó nhận ra sản phẩm nào
được sở lý bằng chiếu xạ và sản phẩm nào không. Vì vậy trên bao bì phải có cảnh báo cho người
tiêu dùng về sản phẩm mình muốn mua.

2. Bến đổi bên ngoài ( Cảm quan)
 Biến đổi về bao bì:
- Quá trình chiếu xạ thương được tiến hành khi sản phẩm đã được đóng gói trong bao

bì, vì vậy chiếu xạ cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng bao bì. Các loại bao bì
có nguonf góc vô cơ như thủy tinh, kim loại it bị ảnh hưởng, các bao bì có nguồn
góc sinh học như giấy và các bao bì nhựa tổng hợp thì bị ảnh hưởng mạnh hơn.Tuy
nhiên có loại bao bị tổng hợp như P.E (Polyethylene), P.S (Polystirene) thì hầu như
không bị ảnh hưởng.

Vật liệu

Liều chiếu tối đa

ảnh hưởng ở liều chiếu tối đa


Polyethylene ( P.E)
Polystyrene ( P.S)
PVC

(kGy)
5000
1000
100

Bị mở, xuất hiện acid HCL trong sản

100
25
10

phẩm
Giòn, dễ vỡ
Giảm khối lượng bao bì
Bị mờ

Giấy bìa
Popypropylene
Thủy tinh


Bảng trên cho thấy nếu bao bi bằng P.E hay P.S thì chúng ta không phải lo lắng đến sự biến tính
của bao bì.
-Trong những năm gần đây, việc bao bi không đạt chất lượng được lưu thông trên thị trường mà
không có sự kiểm soát nghiêm ngoặt. Vì vậy nhà sản xuất thực phẩm cần phải quan tâm đến vấn
đề này vì khi có sự cố xảy ra thì họ là người chiu trách nhiệm chính.


Có khuyến cáo gì đối với người tiêu dùng khi
sử dụng thực phẩm chiếu xạ hay không

IV.

Hiện trạng chiếu xạ thực phẩm hiện nay
1. Hiện trạng chiếu xạ thực phẩm trên thế giới

a.Hoa Kỳ
- Từ những năm 1960, Hoa Kỳ và Canada đã bắt đầu cho áp dụng kỹ thuật chiếu xạ (irradiation)
vào một số thực phẩm và ngũ cốc để diệt trùng.
- Từ năm 1972, cơ quan NASA Hoa Kỳ đã cho chiếu xạ tất cả thực phẩm dùng trong các chuyến
du hành trong không gian .
- 1990 Hoa Kỳ cho phép chiếu xạ trái cây tươi, thịt gà.
- Năm 1997 cơ quan FDA (Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm) cho việc chiếu xạ các
loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt heo (để diệt giun bao Trichinella).
- Năm 2000 thịt bò xay ép miếng (beef patties) được chiếu xạ, lần đầu tiên được thấy xuất hiện
tại một số chợ ở Minnesota; sau đó thì mặt hàng này từ từ lan dần sang các tiểu bang khác.
- Tháng 9/2008 Environmental Protection Agency của Hoa Kỳ đã cho phép các nhà xuất cảng
Mỹ thể chiếu xạ mồng tơi có rau spinach.
- Thịt bò hamburger chiếu xạ ngày nay đã có mặt tại một số chợ và siêu thị Hoa Kỳ mà dẫn đầu
là Wal Mart. Beef patties thấy có bán tại những chợ như SuperValu, Rainbow Foods, Hy-Vee
Supermarkets…


- Đối với Canada, từ 40 năm nay quốc gia nầy cũng đã thường cho áp dụng kỹ thuật chiếu xạ vào
một số nông sản như khoai tây, củ hành, lúa mì, bột mì và các lo ại gia vị khô. Chiếu xạ thực
phẩm không có tính cách bắt buộc tại Canada.
- Các cơ quan thuộc khối Liên hiệp Quốc như Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Tổ Chức Lương

Nông Thế giới (FAO),Về phía Hoa kỳ và Canada thì có Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược
Phẩm (FDA), Hiệp Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (The American Medical Association), Hiệp Hội các nhà
Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (The American Dietetic Association), Cơ quan y tế Health Canada đã hết
lòng ca ngợi và xác nhận tính chất an toàn của phương pháp chiếu xạ.
b.Châu Âu
- Thượng viện Liên Âu (European Parliament) có vẻ hơi khắc khe, họ chỉ cho phép chiếu xạ các
rau mùi khô, và các loại gia vị mà thôi.
- Pháp là quốc gia cởi mở nhất với lối 15 sản phẩm và nguyên liệu được cho phép chi ếu xạ như:
các loại gia vị, rau mùi khô, củ hành, hành lá, tỏi, rau quả khô, thịt gà, tôm tép, đùi ếch, chất
gomme arabique, các chất phụ gia như ovalbumine (lòng trắng hột gà), caséine và caséinates.
- Công nghiệp chiếu xạ thực phẩm tại Pháp được thực hiện tại 7 trung tâm lớn, đó là các trung
tâm Berric, Sable, Orsay, Chaumesnil, Pouzauges, Dagneux và Marseille.
- Ngày nay kỹ thuật chiếu xạ thực phẩm đã được 39 quốc gia nhìn nhận và cho phép thực hiện
trên 40 loại mặt hàng khác nhau. Chiếu xạ là phương pháp mới có tính năng kỹ thuật cao, có
nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp khử trùng cổ điển bằng nhiệt hoặc hoá chất, được ứng
dụng ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm.
2. Hiện trạng chiếu xạ thực phẩm tại Việt Nam

- 1985 công nghệ chiếu xạ thực phẩm đã được nghiên cứu và ứng dụng tại Viên nghiên cứu hạt
nhân Đà Lạt.
- Năm 1991, tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Hà Nội, một thiết bị chiếu xạ bán công
nghiệp nguồn Cobalt-60 dùng cho bảo quản lương thực thực phẩm (chủ yếu là khoai tây) đã
được đưa vào hoạt động.


- Hiện nay, ở nước ta có Trung tâm chiếu xạ - Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (ở phía
Bắc) và Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (ở phía Nam) thực hiện việc chiếu
xạ thực phẩm. Tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ mỗi năm có khoảng
5.000 tấn thực phẩm và 2.000 mét khối dụng cụ y tế các loại đã được đưa vào để chiếu phóng xạ
với liều lượng cho phép để diệt khuẩn...

- 14/10/2004 Bộ Y tế ra Quyết định số 3616/2004/QĐ_BYT về việc ban hành “Quy định vệ sinh
an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ”.
3. Tiềm năng phát triển của chiếu xạ thực phẩm trong tương lai.

- Ngành chiếu xạ tại Việt nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Nhu cầu chiếu xạ tại
Việt Nam trong các năm vừa qua hầu như đến từ yêu cầu của phía đối tác nhập khẩu như Mỹ,
Châu Âu, Nga, New Zealand…
- Trong hoàn cảnh hiện nay, để phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm thực
phẩm chiếu xạ, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, đảm bảo uy tín cho nhà sản xuất và để có căn
cứ pháp lý cho việc kiểm tra và quản lý sản phẩm thực phẩm chiếu xạ, mặt khác,để đảm bảo lợi
ích cho doanh nghiệp, tránh tình trạng độc quyền trong các ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước
không cấm, đồng thời tranh thủ kỹ thuật, công nghệ hiện đại của thế giới đi đôi với lợi ích của
quốc gia, cần xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm chiếu xạ, trên cơ sở
chấp nhận các tiêu chuẩn tương ứng của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn Thực phẩm (CODEX).
- Tại Việt Nam, hiện có 5 đơn vị hoạt động chiếu xạ, bao gồm 2 đơn vị nhà nước với chức năng
chủ yếu là nghiên cứu (Viện khoa học và kỹ thuật Hạt nhân Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và
triển khai công nghệ bức xạ) và 3 đơn vị thương mại (CTCP Sơn Sơn, CTCP An Phú, CTTNHH
Thái Sơn).
- Nhu cầu chiếu xạ đối với hai lĩnh vực chủ yếu là thủy sản và trái cây tươi hiện vẫn khá thấp,
vào khoảng 40.000-55.000 tấn/năm. Sản lượng xuất khẩu đối với hai mặt hàng này dự kiến sẽ gia
tăng trong các năm sau khi nhận được một số tín hiệu tích cực từ ngành thủy sản cũng như việc
mở rộng sản phẩm nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
- APC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, chiếu xạ thực phẩm. Với rào cản gia
nhập ngành lớn, tính cạnh tranh trong ngành khá thấp. Hiện nay, thị trường chiếu xạ được chia sẻ


bởi ba doanh nghiệp thương mại (CTCP An Phú, CTCP Sơn Sơn, TNHH Thái Sơn); trong đó An
Phú có công suất và thị phần lớn nhất (hơn 60%).
- Trong quyết định số 127/QD-TTg về quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ đến năm
2020, thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển lĩnh vực chiếu xạ khử trùng

vật phẩm y tế, khử trùng thực phẩm (thủy hải sản, thịt, trái cây, rau và gia vị). Song song đó,
quyết định cũng chỉ rõ một số chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 (bảng sau)

Bảng: Một số chỉ tiêu định hướng theo quy hoạch phát triển ứng dụng bức xạ đến năm 2020.
Mục tiêu

2011-2015

2016-2020

Tỉ lệ tăng doanh thu dịch vụ chiếu xạ công nghiệp

20

18

Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu về chiếu xạ công nghiệp

35

40

Số cơ sở chiếu xạ công nghiệp

16

30

Nguồn: Quyết định số 127/QD-TT


/> />_quan_lt_updated_on_29102010-newest.pdf
vdsc.com.vn/Handler/fxPresentation/DownloadAttachment.ashx?Id...

Tài liệu tham khảo :
/>

/>


×