Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (từ 1986 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.09 MB, 135 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh

Chu thị ánh tuyết

Quan hệ hợp t ác t hư ơ ng mại
giữa Việ t N a m v à c ác nước ch âu p hi
(từ năm 1986 đến nay)

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Vinh - 2009


Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh

Chu thị ánh tuyết

Quan hệ hợp tác th ương mại
giữa Vi ệt Nam và cá c nước ch âu
phi
(từ năm 1986 đến nay)
Chuyên ngành: lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.50

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Người hướng dẫn khoa học:
pgs. Phan văn ban


Vinh - 2009


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của tập
thể Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, Khoa Sau Đại học trường Đại học
Vinh, các bạn học viên Cao học 15 - Lịch sử thế giới.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các Thầy Cô, đặc biệt là PGS. Phan Văn Ban, người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài.
Xin gửi tới toàn thể Thầy Cô giáo và các bạn lời chúc hạnh phúc
và thành đạt.

Vinh, tháng 12 năm 2009
Học viên

Chu Thị ánh Tuyết


mục lục
Trang
A. Mở đầu.......................................................................................................1

1.

Lý do chọn đề tài.................................................................................1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................3


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................6

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................6

5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu sử dụng......7

6.

Những đóng góp của luận văn.............................................................8

7.

Bố cục luận văn...................................................................................8

B. Nội dung .....................................................................................................9
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại
giữa Việt Nam với các nước châu Phi (Từ nĂM 1986 đến
nay) .............................................................................................9

1.1.

Sự thay đổi của cục diện thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXi .............................................................................9


1.2.

Tình hình châu Phi và chính sách đối ngoại của các nước châu Phi ....13

1.2.1. Những thay đổi về chính trị, kinh tế - xã hội ở châu Phi....................13
1.2.2. Chính sách đối ngoại của các nước châu Phi ....................................19
1.3.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước châu Phi.........30

1.4.

Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa nước CHXHCN Việt Nam và
các nước châu Phi ............................................................................35

Chương 2. Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác thương mại giữa
Việt Nam với các nước châu Phi (từ NĂM 1986 đến nay) ..........39

2.1.

Quá trình hình thành khung pháp lý cho phát triển thương mại
của Việt Nam đối với các nước châu Phi...........................................39


2.2.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi nói
chung.................................................................................................43


2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Phi ........43
2.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ các nước châu
Phi.....................................................................................................60
2.3.

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với một số nước châu
Phi.....................................................................................................70

2.3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi.........................................70
2.3.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập ...........................................73
2.3.3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Marốc ............................................76
2.3.4. Quan hệ thương mại Việt Nam - Algeria...........................................78
2.3.5. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nigeria...........................................80
2.3.6. Quan hệ thương mại Việt Nam - Tanzania ........................................83
2.3.7. Quan hệ thương mại Việt Nam và một số nước châu Phi khác ..........85
Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ hợp tác thương mại giữa việt
nam với các nước châu phi (từ năm 1986 đến nay) ....................91

3.1.

Những thành tựu và hạn chế..............................................................91

3.1.1. Thành tựu..........................................................................................91
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................96
3.2.

Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hợp tác thương mại
Việt Nam với các nước châu Phi ......................................................97

3.2.1. Thuận lợi...........................................................................................97

3.2.2. Khó khăn...........................................................................................98
3.3.

Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác thương mại
Việt Nam - các nước châu Phi.........................................................101

C. Kết LUẬN ..............................................................................................111
D. tài liệu tham khảo ...................................................................................113


1
E. Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AU

Liờn minh chõu Phi

ASEAN

hiệp hội cỏc quốc gia Đông Nam Á

AGOA

Điều luật tăng trưởng và cơ hội dành cho chõu Phi

CPA

hiệp ước đối tỏc Cotonou


CFA

Đồng tiền chung châu Phi

COMESA

khối thị trường chung Đụng Nam Phi

ECCaS

cộng đồng kinh tế cỏc quốc gia Trung Phi

ECOwAS

cộng đồng kinh tế cỏc quốc gia Tõy Phi

EU

Liờn minh chõu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

MDGS


Mục tiờu thiờn niờn kỷ

MFN

Tối huệ quốc

NEPAD

Chương trỡnh đối tỏc mới vỡ sự phỏt triển chõu Phi

NK

Nhập khẩu

OAU

Tổ chức thống nhất chõu Phi

ODA

Viện trợ và phỏt triển

PCT

Hiệp ước hợp tỏc và sỏng chế

PSC

Hội đồng hoà bỡnh và an ninh chõu Phi


RPCS

Cộng đồng kinh tế khu vực chõu Phi

SACU

Liờn minh thuế quan miền Nam chõu Phi

SADC

Cộng đồng phỏt triển Nam Phi

UEMOA

Liờn minh kinh tế tiền tệ Tõy Phi

wTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất nhập

FAO


Tổ chức Nụng lương Thế giới


1

a. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ hợp tác đã phát triển là xu thế hiện nay của thế giới, cũng là
nhu cầu của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, không
một quốc gia nào muốn phát triển thịnh vượng mà lại “đóng kín cửa”, các
nền kinh tế dù ở trình độ nào đều phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, bất cứ một quốc gia nào
muốn mở cửa nền kinh tế đều phải phát triển các mối quan hệ đối ngoại giữa
nước mình với các nước khác, nhất là phát triển quan hệ kinh tế. Đây là mối
quan hệ quan trọng nhất không những đối với các nước kém phát triển, quan
hệ kinh tế đối ngoại còn hạn hẹp, mà cả đối với các nước phát triển, có nhiều
mối quan hệ kinh tế trên toàn cầu. Do vậy, phát triển mối quan hệ hợp tác,
đặc biệt là hợp tác kinh tế, giữa các nước, các tổ chức quốc tế đã trở thành
mối quan tâm của toàn nhân loại, trở thành một xu thế tất yếu.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, Việt Nam đã nhanh
chóng thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế để hòa nhập với bên
ngoài, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường. Với mong muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế,
sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực vì sự ổn
định, thịnh vượng và phát triển chung. Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt
được những thành công nhất định trong quá trình phát triển đường lối kinh tế
đối ngoại của mình như: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
(ASEAN), Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM), trở thành thành viên của Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại

thế giới (WTO). Bên cạnh việc tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và
các tổ chức trong khu vực, Việt Nam còn mở rộng quan hệ thương mại, tranh
thủ nguồn viện trợ và vốn đầu tư của các nước cũng như các tổ chức quốc tế.


2
Trong đó, châu Phi được coi là một trong những chiếc nôi của nhân loại, nằm
trên tuyến đường giao thông chiến lược quốc tế từ Đông sang Tây, nối Đại
Tây Dương với ấn Độ Dương, châu á với châu Âu và châu Mĩ, có ý nghĩa
quan trọng về cả kinh tế và quân sự. Các nước châu Phi đang ngày càng trở
thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Về phía các nước châu Phi, trước xu thế toàn cầu hóa và xu thế phát
triển của thế giới, lấy kinh tế làm trung tâm, các nước châu Phi bắt đầu nhận
thấy khu vực Đông Nam á (trong đó có Việt Nam) một tiềm năng hợp tác to
lớn trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, các nước châu Phi đã có những điều chỉnh
trong chính sách đối ngoại, tích cực đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác nhiều mặt
với Đông Nam á, với Việt Nam. Trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế thương
mại được đặc biệt chú trọng.
Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu
Phi trong thời gian qua đã có những thành tựu đáng khích lệ, triển vọng đầy
hứa hẹn. Tuy nhiên, quan hệ này về cơ bản vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng thực có của hai bên. Nguyên nhân chủ yếu là do khoảng cách địa lý xa
xôi, gây khó khăn cho các hoạt động trao đổi kinh tế - thương mại - đầu tư;
tình hình chính trị xã hội các nước châu Phi vẫn còn thiếu ổn định, gây bất lợi
cho quan hệ kinh tế trong khu vực cũng như ngoài khu vực; sự khác biệt về
ngôn ngữ văn hóa, hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh... tạo thành
những rào cản hạn chế sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các
nước châu Phi.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế thương
mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi (từ 1986 đến nay) không chỉ mang

ý nghĩa khoa học mà còn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra, đó là
cung cấp những hiểu biết để làm căn cứ hoạch định chính sách kinh tế đối
ngoại của Việt Nam với các nước châu Phi. Việc nghiên cứu mối quan hệ


3
hợp tác kinh tế Việt Nam với các nước châu Phi, rút ra những những bài học
kinh nghiệm, vạch ra triển vọng, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy mối
quan hệ đó lên một tầm cao mới, đó là việc làm cần được đẩy mạnh.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ vào việc nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Quan
hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ 1986 đến
nay)” làm nội dung chính cho luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Châu Phi là lục địa lớn thứ 3 thế giới (sau châu á và châu Mĩ) với diện
tích 30 triệu km2, dân số khoảng 800 triệu người, là một lục địa rộng lớn gồm
54 quốc gia, tất cả đều là những nước đang phát triển. Đây là một lục địa giàu
tài nguyên, khoáng sản. Từ đầu thập kỷ 1990 đến nay, các nước châu Phi đã
có những chuyển biến tích cực về kinh tế - chính trị nhờ có cải cách kinh tế
và mở rộng ra thế giới bên ngoài. Tốc độ tăng trưởng ngày càng được cải
thiện của châu Phi khiến châu lục này có nhu cầu rất lớn về công nghệ và
hàng hóa từ thế giới bên ngoài. Vì vậy việc nghiên cứu về châu lục này đã
được đặt ra đối với các nhà sử học thế giới.
Đối với giới nghiên cứu, giới sử học châu á, do điều kiện cụ thể việc
nghiên cứu châu Phi khá muộn. Đến thập niên 90 của thế kỷ 20, nghiên cứu
châu Phi trở thành một bộ môn khoa học chuyên ngành.
Một số nước đã thành lập các thành viên, các tổ chức chuyên nghiên
cứu về châu Phi như Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông ở Việt Nam.
Nhìn chung, các tác giả tập trung khai thác quá trình hình thành và phát triển
của châu Phi, quá trình cải cách và những bước tiến về kinh tế của châu Phi.

ở Việt Nam, việc nghiên cứu châu Phi chủ yếu tập trung ở Viện
Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,


4
Vụ châu Phi Tây á và Nam á thuộc Bộ Ngoại giao và một số cơ quan khác.
Các công trình đã được công bố:
1 - Hội nghị toàn cầu về hợp tác Việt Nam - Trung Đông - châu Phi.
Tham luận và tài liệu tham khảo của Bộ ngoại giao xuất bản tháng 4/2007 cuốn sách tập hợp các bài tham luận của các bộ, các ngành, các địa phương,
các xí nghiệp nhằm đưa ra phương hướng và các biện pháp thúc đẩy hợp tác
Việt Nam - Trung Đông - châu Phi. Ngoài ra, cuốn sách còn là nguồn tài liệu
tham khảo về các thông tin cơ bản: Về một số quốc gia khu vực Tây á - châu
Phi có quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.
2 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam
- châu Phi: thực trạng và giải pháp - Hà Nội ngày 5/2006 đề tài độc lập cấp
Nhà nước năm 2005. Cuốn sách này tập hợp những bài viết của các GS, PGS,
tiến sĩ, thạc sĩ nhằm tập trung thảo luận một số vấn đề: Tiềm năng, vai trò vị
trí của thị trường châu Phi đối với Việt Nam là như thế nào?; Những cản trở
và thách thức chủ yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển
quan hệ thương mại với châu Phi là gì? Chính phủ Việt Nam cần làm gì để hỗ
trợ các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và phát triển trên thị trường châu
Phi? Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường châu Phi?.
3 - Quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi của tác giả Đỗ Đức Định Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông - 2005, phân tích một cách toàn
diện mối quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, giáo dục, y tế, du lịch... trong sự tác động của bối cảnh quốc tế và
khu vực. Trên cơ sở đó, tác giả dự đoán triển vọng hợp tác Việt Nam - châu
Phi trong thời gian tới.
4 - Tình hình kinh tế cơ bản của châu Phi. Tác giả Đỗ Đức Định chủ
biên - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 2006, là bức tranh toàn cảnh



5
về tình hình chính trị và trình độ phát triển kinh tế của châu Phi cũng như
những xu hướng phát triển chính của châu Phi. Bên cạnh đó, cuốn sách còn
đánh giá chung về khu vực châu Phi và quan hệ Việt Nam - châu Phi.
5 - Thị trường một số nước châu Phi - cơ hội đối với Việt Nam - Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 2007, do tác giả Đinh Thị Thơm chủ biên.
Cuốn sách đã hệ thống hóa, phân tích những thông tin và tổng hợp những ý
kiến không chỉ thuần túy và về phương diện kinh tế, thương mại mà cả về
phương diện địa - kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội... Những yếu tố quy định
tính đặc thù của thị trường châu Phi là gợi ý về giải pháp thúc đẩy quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và thị trường châu Phi.
6 - Việt Nam và châu Phi: Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm và cơ hội
phát triển - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội 2007, do tác giả Đỗ Đức
Định - Greg milis đồng chủ biên. Cuốn sách này nhằm ưu tiên cho cuộc thảo
luận và trao đổi kinh nghiệm trong ba lĩnh vực quan trọng: cơ hội, kinh
nghiệm trong phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực của Việt Nam và
châu Phi. Những bài học về tăng trưởng kinh tế kết hợp với xóa đói giảm
nghèo; hiệu quả việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ nước ngoài. Đây là những
vấn đề thiết yếu trong quá trình cải cách và hội nhập quan hệ của Việt Nam
cũng như các nước châu Phi. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo bổ ích cho
các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các doanh
nghiệp, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường Đại học, cùng những người
quan tâm đến sự phát triển củaViệt Nam - châu Phi.
Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam từ trước đến nay, vấn
đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các công trình nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở mặt này hay mặt khác mà chưa đi sâu, chưa đề cập một
cách toàn diện có hệ thống về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt
Nam với các nước châu Phi.



6
Vấn đề này còn được đề cập đến trong các báo (Thương mại, Nhân
dân, Đầu tư...), tạp chí (Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Những vấn đề
kinh tế thế giới, Quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam á...). Trong mỗi bài viết, các
tác giả nghiên cứu một số mặt có liên quan đến châu Phi hay đến mối quan hệ
Việt Nam - châu Phi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựng lại bức tranh tổng thể về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa
Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 - đến nay) chỉ rõ nguyên nhân
của thực trạng ấy, phân tích cơ hội, thách thức dự báo triển vọng phát triển của
mối quan hệ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích những nhân tố tác động tới mối quan hệ hợp tác kinh tế
thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, trong đó tập trung làm
sáng rõ sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các nước châu Phi và quá
trình đổi mới tư duy, triển khai đường lối đối ngoại đổi mới (đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế) của Đảng và Nhà nước ta dưới tác động của bối
cảnh thế giới và khu vực.
- Khái quát quan hệ hợp tác Việt Nam - các nước châu Phi, chỉ ra
nguyên nhân chủ yếu của thực trạng ấy, lấy đó làm cơ sở để phân tích quan
hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi trong giai đoạn
từ năm 1986 đến nay.
- Dự báo triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan
hệ hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư kinh tế Việt Nam - các nước châu Phi

trong thời gian tới.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - các
nước châu Phi (từ 1986 đến nay) trong sự tác động của tình hình thế giới và
khu vực dẫn đến việc điều chỉnh chiến lược mới của các nước châu Phi đối
với châu á, Đông Nam á (trong đó có Việt Nam) và sự đổi mới đường lối đối
ngoại của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, đề tài nghiên cứu đối tượng bắt đầu từ năm 1986 Đại hội
lần thứ VI của Đảng - là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ
đổi mới đất nước. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư
tưởng, xã hội - trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đảng cộng sản chủ trương mở
cửa nền kinh tế để hoà nhập với bên ngoài, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Với mong muốn là bạn với tất cả
các nước trong cộng đồng quốc tế, sẵn sàng hợp tác với các quốc gia, các tổ
chức quốc tế và khu vực vì sự ổn định, thịnh vượng và phát triển chung.
Về không gian, được xác định cụ thể là nghiên cứu toàn diện mối quan
hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi.
Quan hệ Việt Nam - các nước châu Phi mối quan hệ song phương và
đa phương. Vì vậy trên cơ sở khái quát tình hình chung, đề tài đi vào phân
tích quan hệ kinh tế thương mại cụ thể giữa Việt Nam và các nước châu Phi.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế thương mại
giữa Việt Nam với một số nước như Nam Phi, Algerie, Ma rốc, Ai Cập,
Nigeria, Tanzania, Madagasca, Senegal, Libya,...). Đây là những đối tác kinh
tế chủ yếu của Việt Nam với các nước châu Phi.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu sử dụng

5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


8
- Luận văn dựa trên nền tảng lý luận chung là chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng ta về quan hệ
quốc tế để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận đặt ra trong quá trình
thực hiện đề tài.
- Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu cơ bản:
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và các phương pháp cụ thể như:
Phân tích, so sánh, tổng hợp...
5.2. Nguồn tài liệu sử dụng
- Nguồn tài liệu lấy từ kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu:
Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Viện Kinh tế thế giới...
- Các tài liệu của Thông tấn xã, Thư viện Quốc gia, Học viện Quan hệ
quốc tế, các Webside của Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại...
- Các bài phát biểu, tuyên bố, trả lời phỏng vấn của các quan chức
chính phủ Việt Nam, các nước châu Phi được đăng trên các báo, tạp chí (Báo
Nhân dân, báo Thương mại, báo Đầu tư...).
- Các bài viết đăng trên các báo và tạp chí (Tạp chí Quốc tế, Tạp chí
Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, Tạp
chí Những vấn đề kinh tế thế giới...).
6. Những đóng góp của luận văn
Là công trình khoa học nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về quan hệ hợp
tác kinh tế thương mại Việt Nam - các nước châu Phi từ năm 1986 đến nay.
- Đề tài nêu được những nền tảng căn bản mà trên đó hình thành và
phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các
nước châu Phi đồng thời làm sáng tỏ thực trạng của mối quan hệ này đúng như
nó đã và đang diễn ra.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập chuyên ngành và các ngành có liên quan.


9
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác thương mại
giữa Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến
nay).
Chương 2. Quá trình phát triển của quan hệ hợp tác thương mại giữa
Việt Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay).
Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt
Nam với các nước châu Phi (từ năm 1986 đến nay).

B. Nội dung
Chương 1

Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác
thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi
(Từ NĂM 1986 đến nay)
1.1. Sự thay đổi của cục diện thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXi
Chiến tranh lạnh kết thúc đã kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô và hệ
thống XHCN ở Đông Âu, cùng với sự suy yếu của Mỹ là sự trỗi dậy của Tây
Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và sự phân hoá của các nước thế giới thứ ba.
Chính điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn chiến lược của các
quốc gia trên thế giới. Các quốc gia không còn đứng trên lập trường đối đầu
quyết liệt nữa mà thay vào đó là đối thoại, hợp tác hướng tới toàn cầu hoá.

Sự sụp đổ của hệ thống thế giới lưỡng cực đã buộc các quốc gia, trước
hết là các cường quốc vào tình thế phải nhìn nhận và xây dựng lại đường lối
phát triển và vị thế chiến lược của mình trong khi điểm tựa cho việc hoạch


10
định chính sách là trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ còn trật tự thế giới mới lại
chưa rõ ràng đối với nhận thức của chủ thể. Thực tế thì trật tự thế giới mới
được hình thành sau chiến tranh lạnh kết thúc đã được các nhà nghiên cứu
đánh giá như một trạng thái quá độ của thế giới sang cấu trúc đa cực hoặc gọi
là "nhất siêu đa cường".
Hiện nay, sự vươn lên của Mỹ để thực hiện cái gọi là trật tự thế giới
"đơn cực" do Mỹ lãnh đạo. Mỹ cho rằng, với sức mạnh tổng hợp của mình,
Mỹ hoàn toàn có thể thực hiện được mưu đồ này. Song, âm mưu của Mỹ
không dễ gì mà đạt được, bởi vì Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tồn tại
trên thế giới, cho nên xét đến cùng, sự vận động phát triển của Mỹ cũng
không nằm ngoài sự vận động và phát triển của thế giới, không nằm ngoài
ranh giới của các mối quan hệ quốc tế. Và trên thực tế hiện nay, từ các xu
hướng vận động khách quan của các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh
lạnh lại đang nổi bật lên tính chất đa cực của cục diện thế giới, nhất là về
kinh tế. Tính đa cực đó đang được thể hiện trước hết trong quan hệ giữa các
nước lớn. Ngoài Mỹ, các cường quốc thế giới, các trung tâm quyền lực khác
đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn, hoặc về kinh tế - thương mại, hoặc
về chính trị - quân sự trong đời sống xã hội loài người. Ngoài các cường quốc
lâu đời đã xuất hiện các cường quốc mới nổi lên ở những khu vực khác nhau
như: Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu... những nước này ngày càng tỏ ra
độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ, chứ không cam chịu là "đối tác lép vế"
của Mỹ.
Thời kỳ này đặc điểm nổi bật là cuộc chạy đua vừa công khai, vừa
không công khai giữa các nước để giành lấy quyền lực trong tương lai và

cuộc chạy đua này đang diễn ra trong xu thế hoà bình vừa hợp tác, vừa kiềm
chế lẫn nhau. Có thể thấy rõ khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nước
đều theo đuổi mục tiêu ổn định và phát triển, đặc biệt là tập trung vào phát


11
triển kinh tế cho dù thế giới còn tồn tại nhiều nhân tố bất ổn định chưa xác
định rõ ràng, các cuộc xung đột và chiến tranh cục bộ xảy ra ở một số nơi,
song xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế nổi trội hiện nay
của thế giới. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu
thế chủ đạo của thế giới sau chiến tranh lạnh. Làn sóng toàn cầu hoá đã và
đang tập hợp các quốc gia trong các tổ chức của khu vực và sự liên kết giữa
khu vực này với khu vực khác đang diễn ra sôi động ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Toàn cầu hoá mà trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế đã có những tác
động sâu sắc, ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế.
Tính tuỳ thuộc của các quốc gia ngày càng tăng, một quốc gia, một dân tộc
không thể một mình giải quyết nổi những vấn đề mang tính chất toàn cầu, mà
ngược lại phải có sự hợp tác và phối hợp của nhiều nước nhiều quốc gia khác
nhau. Bởi vậy, mỗi quốc gia dân tộc trong bước tiến nhằm khẳng định vai trò,
vị thế của mình trên trường quốc tế đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của làn
sóng toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá cuốn theo tất cả các nước phát triển, cũng
như các nước đang phát triển, thậm chí cả các nước chậm phát triển, cho dù
toàn cầu hoá tạo ra sự không cân xứng về nhiều mặt giữa các nước giàu với
nước nghèo, giữa các lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Nhưng trước xu thế đó tất
cả các quốc gia đều phải chấp nhận bước vào một "sân chơi" chung mà hoàn
toàn không có quyền lựa chọn.
Chúng ta đều biết kinh tế đã trở thành sức mạnh tổng hợp của các quốc
gia là động lực chính của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh
toàn cầu hoá kinh tế, nền kinh tế thế giới đã dần chuyển sang phát triển theo
chiều sâu, ứng dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học công

nghệ. Tất cả các nước đều thi hành chính sách mở cửa, kinh tế thị trường trở
thành phổ biến trên thế giới. Quá trình giao lưu hội nhập kinh tế giữa các
quốc gia ngày càng chặt chẽ. Tiền, kỹ thuật, thông tin, hàng hoá hầu như


12
không còn bị cản trở bởi ranh giới quốc gia nữa, dường như không gian và
thời gian đang dần bị thu hẹp lại.
Trong thời kỳ chuyển tiếp này, các quốc gia đang phát triển và chậm
phát triển đều phải cố gắng để thích nghi với cục diện quốc tế. Chiều hướng
chung là thi hành một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ theo hướng đa
dạng hoá, đa phương hoá, tập hợp đồng minh, liên kết bạn bè trên cơ sở cùng
có lợi, coi việc cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và
khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước lớn, các trung tâm
chính trị - kinh tế trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, các nước đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu
là phải ra sức tận dụng mọi điều kiện để có thể tập trung phát triển kinh tế,
giải quyết những khó khăn, khủng hoảng bên trong. Cách đặt vấn đề về an
ninh, quốc phòng và kinh tế cơ bản cũng đã trở nên khác trước. Sức mạnh
tổng hợp của các quốc gia không chỉ tuỳ thuộc chủ yếu vào sức mạnh chính
trị, quân sự mà còn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế, kinh tế đang ngày càng
đóng vai trò nổi bật hơn so với trước kia.
Lợi ích của kinh tế đã trở thành động lực chính trong các mối quan hệ
quốc tế song phương và đa phương, chính nhu cầu phát triển kinh tế đã vừa là
động lực thúc đẩy các nước tiến hành cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác,
vừa là nhân tố làm gia tăng tình trạng cạnh tranh kinh tế, giữa các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Nhìn chung, bắt đầu từ những năm 1990 thế giới đã bắt đầu bước
sang thời kỳ mới, xu thế mới. Xu thế xung đột đối đầu từ những thời kỳ
trước đã không còn phù hợp nữa mà thay vào đó là xu thế đối thoại, hợp tác

để cùng nhau phát triển hoà bình lại đang dần giữ vai trò chủ đạo của bối
cảnh thế giới hiện nay.


13
Chính sự thay đổi của bối cảnh quốc tế đã đặt ra vấn đề để các quốc
gia, dân tộc phải tự điều chỉnh, tìm kiếm chiến lược phát triển phù hợp cho
riêng mình. Mỗi quốc gia, dân tộc tuỳ thuộc vào điều kiện và khả năng nội
lực của mình để khai thác và tiếp nhận những tác động tích cực, và hạn chế
những mặt tiêu cực do khu vực hoá và toàn cầu hoá đem lại. Nhưng có một
điều chắc chắn rằng các quốc gia, dân tộc không chỉ đơn thuần thực hiện các
điều chỉnh về kinh tế - xã hội mà còn tiến hành cải cách cả hệ thống hoàn
chỉnh về nền chính trị an ninh của đất nước để phù hợp với sự phát triển của
thời đại.
Trước những tác động mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế mới, Việt Nam
đã tiến hành cải cách đất nước, đổi mới đường lối đối ngoại từ Đại hội Đảng
năm 1986, đưa đất nước phát triển theo đúng xu thế của thời đại.
Không riêng gì Việt Nam, đối với các quốc gia ở khu vực châu Phi
cũng vậy. Sự thay đổi của cục diện thế giới đã làm cho tình hình chính trị,
kinh tế ở các quốc gia châu Phi khởi sắc hẳn lên.
1.2. Tình hình châu Phi và chính sách đối ngoại của các nước châu Phi
1.2.1. Những thay đổi về chính trị, kinh tế - xã hội ở châu Phi
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, châu Phi đã đóng một vai trò
hết sức quan trọng. Nơi đây được xem là cái nôi của loài người, vùng Đông
Phi được xem là điểm xuất phát của quá trình chuyển biến từ vượn thành
người, đây cũng là cái nôi của nền văn minh nhân loại, với những nền văn
minh phát triển rực rỡ, đặc biệt là văn minh Ai Cập với những kim tự tháp kỳ
vĩ và bí ẩn. Châu Phi - một châu lục lớn với tổng diện tích hơn 30 triệu km2,
chiếm 1/3 diện tích đất liền của toàn cầu, hơn 800 triệu dân. Châu Phi là châu
lục lớn thứ 3 thế giới sau châu á, châu Mỹ. Châu Phi có vị trí địa chính trị rất

quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản, đất đai phì nhiêu còn chưa được khai
thác. Hiện châu Phi có 17 loại khoáng sản có trữ lượng đứng đầu thế giới


14
như: kim cương, vàng, cô ban, crôm, uranium, dầu mỏ, khí đốt...; chiếm tới
70% trữ lượng cô ban, trên 50% platium, gần 50% kim cương, 10% dầu khí,
67% vàng. Bên cạnh đó nguồn nông sản của châu Phi cũng hết sức giàu có
như ca cao, cây có sợi, đậu tương... Với tất cả những gì mình có, châu Phi đã
trở thành miền đất hứa của tất cả các nước đế quốc xâm lược, kẻ nào cũng
muốn chiếm được khu vực giàu có này.
Vì vậy, mà trong tiến trình phát triển lịch sử của mình châu Phi đã sớm
trở thành nơi tranh giành của chủ nghĩa thực dân. Ngay từ những thập niên
đầu tiên của thế kỷ XIX lần lượt từ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho đến
người Anh, Pháp đã tiến hành "tranh giành châu Phi" và kết quả là các quốc
gia châu Phi đã lần lượt trở thành các nước thuộc địa hay phụ thuộc, phải
chịu ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân Anh và Pháp. Cho nên mặc
dù châu Phi có nhiều tài nguyên, khoáng sản và đã có những bước tiến khổng
lồ trong lĩnh vực văn hoá, nhưng dưới ách áp bức nặng nề và chính sách khai
thác dã man của thực dân phương Tây cho nên đời sống của nhân dân châu
Phi vẫn hết sức đói nghèo, lạc hậu.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước châu Phi phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao là năm 1960, 17 nước ở Tây Phi,
Đông Phi và Trung Phi đã giành được độc lập, được lịch sử ghi nhận là "năm
châu Phi". Phát huy tinh thần đấu tranh, phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc vẫn tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp sau đó, và cuối cùng nhân dân
các nước châu Phi cũng đã giành được thắng lợi trong công cuộc đấu tranh
đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, mang lại hoà bình, độc
lập cho người dân châu Phi.
Ngay sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước

châu Phi đều bắt tay ngay vào công việc xây dựng, phát triển đất nước, mặc
dù còn những khó khăn, thử thách như: nợ nần chồng chất, bệnh tật, nội


15
chiến kéo dài liên miên, mâu thuẫn sắc tộc,tôn giáo... Trước bối cảnh tình
hình quốc tế và khu vực thay đổi, các nước châu Phi không ngừng tìm kiếm
các giải pháp để khắc phục những khó khăn, đồng thời tìm ra con đường để
phát triển đất nước; với sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng đồng quốc tế, cũng
như các tổ chức quốc tế. Các nước châu Phi đã tiến hành cải cách đất nước và
bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong lĩnh vực chính trị, những cải cách từ thập niên 1990 đã mang lại
nhiều thay đổi đáng kinh ngạc tại khu vực này. Hầu hết các nước châu Phi
đều học tập mô hình phương Tây chuyển sang chế độ dân chủ đặc biệt là sau
khi Liên Xô sụp đổ. ở nhiều nơi chế độ chính trị mới đã được thiết lập, bầu
cử đa đảng được tiến hành. Nếu vào năm 1988 các nhà nước một đảng và các
chính phủ độc tài quân sự nắm vị trí chủ đạo ở châu Phi (29 nước theo chế độ
một đảng, 10 nước theo chế độ độc tài quân sự) thì đến năm 1999 hệ thống
chính trị ở châu Phi đã có những biến đổi sâu sắc. Vào thời điểm này các
cuộc bầu cử theo chế độ đa đảng đã tăng lên, các thể chế chính trị độc tài đã
giảm chỉ còn 3 nước. Đến năm 1995 có rất nhiều nước châu Phi đã tổ chức
được các cuộc bầu cử cạnh tranh tự do và công bằng một cách hợp pháp.
Chúng ta có thể kể đến sự thắng lợi của Nelson Mandela năm 1994, là vị tổng
thống da màu đầu tiên lên nắm quyền ở Nam Phi, nhờ cuộc đấu tranh lâu dài
và quyết liệt chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi.
Đa số các nước châu Phi xây dựng nhà nước theo thể chế cộng hoà
tổng thống đa đảng.Từ năm 1990 đến nay có 40 quốc gia thi hành chế độ dân
chủ đa đảng. Năm 1999, Nigiêria là nước Tây Phi đầu tiên tiến hành bầu cử
tổng thống đa đảng, đặt dấu chấm hết cho sự thống trị độc tài quân sự tồn tại
từ năm 1963. Angiêri đã tiến hành bầu cử quốc hội đa đảng năm 1997. Cộng

hoà Nam Phi tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử đa đảng lần thứ 2 vào
năm 1999. Nhiều nước châu Phi đã thành lập hội nghị toàn quốc và hội đồng


16
tối cao trên cơ sở tham gia của nhiều lực lượng chính trị khác nhau. Một số
nước còn tham gia trưng cầu dân ý để từ bỏ chế độ một đảng. Nhìn chung cải
cách chính trị ở châu Phi trong những năm 1990 đã mang lại những kết quả
đáng ghi nhận. Kết quả của việc chuyển đổi sang chế độ chính trị dân chủ đa
đảng tuy không đồng đều trong châu lục, song xu thế dân chủ hoá chính trị
đang là xu thế nổi trội và thắng thế ở châu Phi.Tuy nhiên, việc chuyển qua
chế độ đa đảng và kinh tế thị trường cũng có tính tích cực và hạn chế của nó.
Một trong những cải cách có ý nghĩa gần đây là việc thành lập Nghị
viện châu Phi theo mô hình EU nhằm đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người
dân trong điều hành phát triển và hội nhập kinh tế. Liên minh châu Phi đã
thúc đẩy, nâng cao dân chủ và tinh thần trách nhiệm thông qua việc thực hiện
các chính sách và tiêu chuẩn nhằm đem lại sự ổn định chính trị, phục vụ cho
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Bên cạnh những cải cách về chính trị, các nước châu Phi cũng đã có rất
nhiều nỗ lực để ngăn chặn xung đột vũ trang, xây dựng hoà bình và gìn giữ
an ninh trên châu lục của mình. Cơ chế giải quyết xung đột hữu hiệu nhất của
châu Phi hiện nay là Liên minh châu Phi (AU) và Tổ chức đối tác mới cho sự
phát triển ở châu Phi (NEPAD).
Năm 2004 AU đã tiến hành hội nghị cấp cao và tại đây đã chính thức
thành lập các cơ quan quan trọng như: Hội đồng hoà bình và an ninh châu Phi
(PSC), Nghị viện châu Phi, Toà án châu Phi vì quyền con người và quyền các
dân tộc. Hội đồng hoà bình và an ninh châu Phi theo kế hoạch sẽ thành lập
lực lượng thường trực để bố trí tại năm khu vực của châu Phi, nhằm can
thiệp, ngăn chặn các cuộc xung đột, giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân
đạo, điển hình như ở Xu đăng, Côngô, Bờ Biển Ngà... NEPAD cũng đặt ra

mục tiêu xây dựng các trung tâm giải quyết xung đột địa phương, triển khai


17
xây dựng các hệ thống cảnh báo xung đột ở các địa phương, các quốc gia, các
tiểu khu vực và tiến tới là trên toàn châu lục.
Như vậy, với sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng quốc tế, các tổ chức,
các khu vực và sự nỗ lực không ngừng của mình tình hình chính trị đã có
những tiến triển đáng mừng, căng thẳng được giảm đi, nhiều điểm nóng được
hạ nhiệt, hoà bình còn chưa chắc chắn nhưng cũng đã tạm dịu đi ở một số
điểm nóng của khu vực. Châu Phi đã và đang trên đà thành công trong việc
tạo ra được môi trường an ninh hoà bình của khu vực, đây chính là một trong
những điều đã tạo ra sức hút của châu lục này, làm cho châu Phi trở nên
mạnh mẽ hơn.
Trong lĩnh vực xã hội: sau khi giành được độc lập điều được các quốc
gia châu Phi quan tâm nhất đó chính là vấn đề đời sống xã hội của châu lục,
bởi vì với một thời gian dài sống trong tình trạng bóc lột của thực dân, người
dân châu Phi đã phải chịu một cuộc sống nghèo đói khổ cực, dịch bệnh hoành
hành, sống dưới mức sống của một con người. Cho nên việc cải cách xã hội
cũng đã được đặt ra một cách cấp bách, điều thay đổi trước trên đáng được ghi
nhận đó là sự công nhận về quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung và
việc đề cao quyền và vị thế của phụ nữ nói riêng ở nhiều quốc gia châu Phi. Tỉ
lệ phụ nữ tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước và các tổ chức chính
trị ở châu Phi ngày càng được tăng lên. Nữ tổng thống đầu tiên đã được bầu ra
ở Libêria năm 2006 là một điều đáng mừng cho phụ nữ ở châu lục này. Châu
Phi cũng đang phấn đấu để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ (MDGS) mà châu
lục này đã đưa ra vào năm 2002 tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của
Liên hiệp quốc, trong đó các nước này đã đề ra 8 mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ đã được 189 quốc gia tán thành và phải được hoàn thành vào 2015. Đó là:



18
1. Xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; giảm một nữa tỷ lệ
dân có mức sống dưới 1 USD mỗi ngày, giảm một nửa tỷ lệ người dân bị
thiếu đói.
2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học: đảm bảo cho tất cả trẻ em trai và trẻ
em gái học hết tiểu học.
3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ,
xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong học đường ở cấp tiểu học và trung học tốt
nhất vào năm 2005 và tất cả các cấp vào năm 2015.
4. Giảm tỉ lệ tử vong trẻ em: Giảm 2/3 tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ trong
giai đoạn từ 1990 - 2015.
5. Nâng cao sức khoẻ cho bà mẹ.
6. Phòng chống HIV/AIDS sốt rét và các bệnh khác. Ngăn chặn và cố
gắng đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2015, ngăn chặn, đẩy lùi tỉ lệ
mắc bệnh sốt rét và các bệnh nguy hiểm khác.
7. Đảm bảo bền vững về môi trường. Đưa ra các nguyên tắc phát triển
bền vững vào các chính sách và chương trình quốc gia; Đẩy lùi tình trạng thất
thoát về tài nguyên môi trường. Giảm 1/2 tỉ lệ người dân không được tiếp cận
thường xuyên với nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015, cải thiện đáng
kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người sống ở các khu vực dân cư nghèo
vào năm 2020.
8. Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Trong lĩnh vực kinh tế: chính những tiến bộ đạt được về mặt chính trị
xã hội đã có những tác động đến sự thay đổi về mặt kinh tế.
Mặc dù đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế của châu Phi đang
còn chứa đựng đầy rẫy những bất cập đó là: Tình trạng quản lí yếu kém của
các chính phủ châu Phi, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, bất bình đẳng, do nợ nần
chồng chất, do nghèo đói dịch bệnh, lạc hậu thiếu tri thức đang bao trùm lên



×