Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại agribank cn tx ngã bảy hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.72 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM HUỲNH Ý NHI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN
TẠI AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 8/ 2013


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, là bước đi không có quyền chọn lựa của nền
kinh tế Việt Nam. Hòa cùng thời buổi hội nhập, cả nước ta đang chung tay xây
dựng vì một Việt Nam không những ổn định về chính trị mà còn vững mạnh về
kinh tế. Vì thế, cả nền kinh tế nói chung và đặc biệt là ngành Ngân hàng nói riêng
phải đi đầu trong quá trình hội nhập. Tại sao? Bởi vì đây là một trong những ngành
có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Với
phương châm “đi vay để cho vay”, toàn ngành Ngân hàng đứng ra điều hòa nguồn
vốn cho nền kinh tế, luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Trong cơ cấu kinh tế của nước ta, nông nghiệp luôn là thế mạnh, cùng với các
ngành kinh tế khác, nông nghiệp và nông thôn đang có những bước tiến vượt bậc.
Với khát vọng làm giàu cho đất nước cũng như chính bản thân mình, người nông


dân tại thị xã Ngã Bảy đã và đang khai thác những lợi thế về nông nghiệp mà
chính thiên nhiên đã ban tặng kết hợp với những kinh nghiệm sẵn có và sức lao
động, và áp dụng những kỷ thuật tiến tiến vào sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm
hơn cho nền kinh tế. Với mong muốn của người dân là rất lớn, tuy nhiên để thực
hiện được mục tiêu đó đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, nguồn vốn này đối
với đa số hộ sản xuất nông nghiệp không thể tự đáp ứng được mà phải có sự cho
vay hỗ trợ từ nhiều nguồn. Vì vậy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam (Agribank), CN Tx Ngã Bảy đóng vai trò hết sức quan trọng thông qua
hoạt động cho vay dành cho đối tượng khách hàng là hộ nông dân. Vì chỉ có
Agribank là có mô hình cho vay hộ nông dân bên lĩnh vực nông nghiệp. Nếu được
sự cung cấp của Agribank các hộ nông dân có thể chủ động hơn trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, và với nguồn lực tài chính ấy các hộ gia đình có thể mở rộng qui
mô sản xuất nông nghiệp, có nguồn kinh phí lớn để chăm sóc cây trồng vật nuôi.
Agribank chi nhánh thị xã Ngã Bảy Hậu Giang là một Ngân hàng trong hệ
thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng
hoàn thiện và đổi mới cơ chế cho vay hộ nông dân.Nếu như trước đây đa số nông
dân thường đi vay bên ngoài với lãi suất cao thì nay đã có Agribank chi nhánh thị
xã Ngã Bảy cùng người dân giải quyết khó khăn về vốn. Với vai trò từng bước đẩy
mạnh và mở rộng các phương thức hoạt động từ huy động vốn đến cho vay một
cách linh hoạt nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho hộ nông dân từng bước
đưa hoạt động sản xuất của họ ngày càng đạt hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống
của người dân và cho xã hội ngày càng phát triển.

1


Tuy nhiên đầu tư vốn vào nông nghiệp chủ yếu là cho vay hộ nông dân vẫn còn
một số tồn tại.Theo thống kê, đất nông nghiệp ở Hậu Giang là nhóm đất có quy mô
lớn nhất với trên 139.148ha, chiếm 86,9% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó chủ
yếu là đất trồng cây ngắn ngày, theo muà vụ, lượng khách hàng trung bình mỗi

năm chỉ vào khoảng 2.300 người/ năm, doanh số cho vay 190 tỷ đồng,tăng trưởng
tín dụng tăng theo nhu cầu vốn của hộ nông dân, nhưng trong tình hình kinh tế- xã
hội khó khăn, lạm phát tăng cao thì nhu cầu vốn của hộ nông dân có tỷ lệ thuận
hay không, để mở rộng, phát triển hoạt động cho vay hộ nông dân thì cần phải
phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn vay một cách chính xác. Và từ đó
cũng hiểu rõ về thực trạng cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động cho vay
của Agribank chi nhánh thị xã Ngã Bảy Hậu Giang đối với các hộ nông dân. Vì
vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông
dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
Thị xã Ngã Bảy Hậu giang ” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau:
- Luật các tổ chức tín dụng và các quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng.
- Một số chủ trương, chính sách về tín dụng hộ nông dân như:Quyết đinh
67/1998/QĐ-TTg; Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010, Quyết định số
63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010.
- Những số liệu thực tế được cung cấp và thông tin thu thập được qua quá
trình thực tập tại phòng Tín Dụng của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng là hộ nông dân
tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang từ năm 2010 đến năm 2012. Qua đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay dành cho hộ nông dân tại
Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh để xem nguồn
vốn của chi nhánh có đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Mục tiêu 2: Phân tích tổng quát về thực trạng hoạt động cho vay đối với
hộ nông dân của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua một số chỉ tiêu: doanh

số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, tình hình nợ xấu qua các năm 2010-2012.

2


- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao kết quả hoạt động
cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang trong tương
lai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại phòng Tín Dụng của Agribank CN Tx Ngã Bảy
Hậu Giang.
1.3.2. Thời gian
- Đề tài được thực hiện từ ngày 26/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của 3 năm 2010, 2011, 2012.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung phân tích hoạt động cho vay dành cho đối tượng khách
hàng là các hộ nông dân.
- Các báo cáo tài chính, số liệu, tài liệu được cung cấp từ phía ngân hàng
như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết
minh báo cáo tài chính của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua các năm
2010-2012.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng

2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong
đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất
định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và
lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Quan hệ giao dịch này được thể hiện
qua nội dung sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định,
giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong
một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ
phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu,
khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng.
Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho
vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc
“đi vay để cho vay”. Tín dụng Ngân hàng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho
khách hàng nhằm thõa mãn nhu cầu về vốn của khách hàng dựa trên nguyên tắc
khách hàng phải trả cả gốc và lãi đúng như thời hạn cam kết.
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân
2.1.2.1. Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh các
ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp. Có tính chất tự sản xuất, tự tiêu, do cá
nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài ra còn
nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn. Hộ nông dân có
đặc điểm như sau:
- Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia vào các hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Khả năng của hộ chỉ có thể thỏa
mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng
và lao động.


4


- Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro do thiên nhiên gây ra thì hộ
nông dân chưa có khả năng khắc phục và phòng ngừa.
- Hộ nông dân nghèo và trung bình còn chiếm tỷ trọng cao, khó khăn nhất
của hộ nông dân là “thiếu vốn”.
2.1.2.3. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với hộ nông dân
a) Khái niệm:
Hoạt động tín dụng hộ nông dân là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn
tự có, nguồn vốn huy động nhằm cấp tín dụng để hộ nông dân sản xuất.
b) Đặc điểm trong hoạt động cho vay nông nghiệp của Ngân hàng:
 Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật:
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh
trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành, nghề
cụ thể mà ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở
những mặt sau:
- Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu
nợ. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một
số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất
định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch tiến hành thu nợ.
- Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con giống là yếu tố quyết định để tính toán
thời hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc
con và qui trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều
giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn.
 Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của
khách hàng:
Đối với khách hàng sản xuất – kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay
ngân hàng chủ yếu có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về

sẽ là yếu tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên
sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu
tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác
động tới giá cả của nông sản (thời tiết thuận lợi cho mùa bội thu, nhưng giá nông
sản hạ,…) làm ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng đi vay.
 Chi phí tổ chức cho vay cao:
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức
mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng/ món vay, chi phí
phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là:

5


Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí
nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ.
Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay
thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh,
bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã…).
Bên cạnh đó, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí
cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
2.1.3. Phân tích tình hình cho vay đối với hộ nông dân:
2.1.3.1. Phân tích doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh các các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cho vay,
không xét đến việc khoản tín dụng đó đã thu được về hay chưa, thường được xác
định theo tháng, quý hay năm.
2.1.3.2. Phân tích doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà Ngân hàng đã thu về từ các
khoản cho vay của Ngân hàng kể cả các khoản vay của năm nay và những năm
trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.
2.1.3.3. Phân tích dư nợ

Là toàn bộ số tiền Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ, dư nợ cho
vay được tính tại một thời điểm xác định.
Tổng dư nợ cuối kỳ = Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ + Dư nợ đầu kỳ
2.1.3.4. Nợ quá hạn và nợ xấu
 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm cả vốn gốc
và lãi) không trả nợ đúng hạn, được đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn
và không chấp nhận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp
đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn.
- Không trả đúng hạn: là việc khách hàng trả lãi hoặc gốc trễ hạn từ 1 ngày
trở lên so với ngày trả nợ được thỏa thuận.
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh
lại kỳ hạn trả nợ.
- Gia hạn nợ vay: là việc Ngân hàng chấp nhận kéo dài thêm một khoảng
thời gian trả nợ gốc và lãi vốn vay vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước
đó trong hợp đồng.

6


- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc Ngân hàng chấp nhận thay đổi kỳ hạn trả
nợ gốc và lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong
hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.
Theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành,
Nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm:
 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đày đủ gốc và lãi đúng thời

hạn còn lại.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
 Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ
các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy định.
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)

7


 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4theo quy định (khoản 2 điều 6
QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5: khả năng thu hồi chậm hoặc
không thể thu hồi làm ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nợ xấu làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút, đôi khi dẫn đến thua lỗ, bị
mất khả năng thanh toán cho khách hàng. Nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng
càng thấp và ngược lại. Dựa vào cách phân lại trên ta dễ dàng đánh giá được tình
hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt nếu nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao,
và xấu nếu nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn.
2.1.4.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay:
2.1.4.1. Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu hồi nợ = ------------------- x100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho khách
hàng vay, ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính số tiền
cho vay của mình. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân
hàng là rất tốt, ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
2.1.4.2. Tỷ lệ thu lãi
Lãi thu được
Tỷ lệ thu lãi =

* 100%
Tổng lãi phải thu


Nếu tỷ lệ thu lãi > = 85% là tốt
2.1.4.3. Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động

8


Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy
động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân
hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn
hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia
vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này
nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây
lãng phí.
2.1.4.4. Tỷ lệ dư nợ/ Tổng nguồn vốn (%).
Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung
vốn tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu
càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng
đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu
cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.
2.1.4.5. Hệ số rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng
Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả
nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.
Nợ xấu
Hệ số rủi ro tín dụng =


x 100%
Tổng dư nợ

(Tỷ lệ nợ xấu)

Tỷ lệ nợ xấu phải <= 3% ( không do NHNN qui định chỉ là do các qui định
gián tiếp suy luận ra theo QĐ 493/2005 NHNN và QĐ 18/2007 NHNN. Hệ số rủi
ro tín dụng được xem là chỉ tiêu để đo lường rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu quan trọng
nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì
chất lượng tín dụng cao, rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Nói chung càng thấp thì
càng tốt).
2.1.4.6. Vòng quay vốn tín dụng (vòng).
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = -----------------------------Dư nợ bình quân

9


(S0 + S4)/2 + S1 + S2 + S3
Trong đó: Dư nợ bình quân trong năm = ------------------------------4
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời
gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì
được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
2.1.4.7. Tỷ lệ nợ xấu đối với hộ nông dân / doanh số cho vay hộ nông dân
Chỉ tiêu này cho ta thấy được hoạt động cho vay trong hộ nông dân như thế
nào, nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì việc cho vay trong hộ nông dân không hiệu quả còn tỷ
lệ này thấp hoặc không có thì cho ta biết được hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
này hiệu quả cao và có thể mở rộng quy mô.
2.1.4.8. Tỷ lệ nợ xấu đối với hộ nông dân / số hộ nông dân
Với tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân/ tổng số hộ nông dân vay tại Ngân hàng, điều

này thể hiện trung bình mỗi hộ nông dân chiếm bao nhiêu phần trăm nợ xấu. Điều
này nói lên nếu tỷ lệ nợ xấu trên mỗi hộ nông dân tăng thì hoạt động cho vay trong
lĩnh vực này không tốt, từ đó Ngân hàng nên có hướng điều chuyển vốn hoặc tìm
giải pháp hạn chế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu từ bên trong Ngân hàng: Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp từ
phòng tín dụng của Agribank CN Tx Ngã Bảy qua 3 năm 2010 –2012. Ngoài ra,
còn thông qua quan sát từ những chuyến thẩm định thực tế kèm theo trao đổi và
học hỏi các cán bộ tín dụng.
Số liệu thu thập từ bên ngoài Ngân hàng: Thu thập từ báo chí, và sách giáo
khoa chuyên ngành đã học.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian;
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường; phương pháp tính toán; quy mô và điều
kiện kinh doanh.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh tuyệt đối
Là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian
và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về quy mô, khối lượng của
chỉ tiêu kinh tế đó. Từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của chỉ tiêu kinh tế và đưa
ra biện pháp khắc phục.

10


Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1- yo
Trong đó:

yo: chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
2.2.2.3. Phương pháp so sánh tương đối
Dựa trên các giá trị chênh lệch tương đối, để so sánh đánh giá chung sự thay
đổi của một chỉ tiêu kinh tế qua các năm hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các
chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của chỉ tiêu kinh tế và đưa ra biện
pháp khắc phục. Phương pháp so sánh số tương đối (%): là kết quả của phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1- yo
∆y =

------------- x 100
yo

Trong đó:
yo: chỉ tiêu năm trước
y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

11


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK CN TX
NGÃ BẢY HẬU GIANG.
Tổ chức tiền thân của NHNo & PTNT Huyện Phụng Hiệp là Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Phụng Hiệp được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo

Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp
Phụng Hiệp trực thuộc của Ngân hàng Phát Triển Nông nghiệp Cần Thơ.
Ngày 14/11/1990, theoNghị định số 400/CT Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Phụng Hiệp chính thức đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Phụng Hiệp.
Ngày 15/10/1996 Quyết định số 280/QĐNH của NHNo & PTNT Việt Nam
đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Phụng Hiệp thành NHNo & PTNT Phụng Hiệp là
Chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Cần Thơ.
Đến ngày 01/03/2004 theoQuyết định 64/QĐ/HĐQT – TCCB của Chủ Tịch
Hội Đồng Quản Trị NHNo & PTNT Việt Nam. NHNo & PTNT Huyện Phụng
Hiệp là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Hậu Giang.
Theo Quyết định số 528/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 22/11/2005 của Chủ
Tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo & PTNT Việt Nam về việc: “đổi tên Chi nhánh
NHNo &PTNT Huyện Phụng Hiệp thành Chi nhánh NHNo & PTNT Thị xã Tân
Hiệp. Đến ngày 17/01/2007 Quyết định số 23/QĐ - HĐQT - TCCB của Hội Đồng
Quản Trị NHNo & PTNT Việt Nam đổi tên Chi nhánh NHNo & PTNT Thị xã Tân
Hiệp thành NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy.
Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang là một Chi nhánh cấp 2, với đội ngũ
nhân viên còn thiếu về số lượng. Thế nhưng với sự đoàn kết và nỗ lực của tập thể
Công nhân viên Ngân hàng, trong những năm qua, Chi nhánh đã đóng góp một
phần to lớn trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế của thị xã Ngã Bảy và các vùng lân
cận. Chi nhánh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa nguồn vốn cho nền kinh tế
địa phương, là nơi giao dịch đáng tin cậy của người dân.Hiện nay số lượng khách
hàng biết đến và giao dịch với Chi nhánh ngày càng đông chứng tỏ Agribank thị xã
Ngã Bảy đã rất có uy tín với khách hàng.
Mặc dù hiện tại vẫn còn khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của một tập thể
đoàn kết, Agribank Thị xã Ngã Bảy luôn phấn đấu với phương châm “lấy nông
thôn làm thành thị, Nông nghiệp làm đối tượng cho vay, khách hàng chính là nông
dân” nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là Nông
nghiệp và Nông thôn.


12


3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN AGRIBANK
CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG.
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám đốc

PGĐ phụ trách
kế hoạch- kinh

PGĐ phụ trách
kế toán- ngân quỹ

Phòng kế hoạch
kinh doanh

Phòng kế toánngân quỹ

Nhân viên
tín dụng

Nhân viên
thu nợ

Nhân viên
kế toán

Nhân viên tài xế,
bảo vệ, tạp vụ


Nguồn: Phòng KHKD Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức đến 9/2013 của Chi Nhánh
3.2.2. Chức năng các phòng ban của Agribank CN TX Ngã Bảy Hậu Giang
3.2.2.1. Ban giám đốc
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch
kinh doanh, hướng dẫn, giám sát các phòng ban thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ.
- Có quyền trong việc tổ chức, điều hành, khen thưởng, miễn nhiệm cán bộ
của Ngân hàng.
- Điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, ký kết hợp đồng tín dụng với
khách hàng trong giới hạn ủy quyền của Giám đốc Agribank tỉnh Hậu Giang.
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ
nhiệm vụ của Ngân hàng.
3.2.2.2. Phòng tín dụng
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

13


- Tiếp nhận, làm ủy thác và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn
vốn trong nước, ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục.
- Kiểm tra hoạt động tín dụng.

- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
3.2.2.3. Phòng Kế toán – Ngân quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánhAgribankthị xã Ngã
Bảy giao cho.
3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CN TX
NGÃ BẢY HẬU GIANG QUA CÁC NĂM (2010-2012).
Trong ba năm (2010-2012), trước những khó khăn, thách thức và cơ hội,
ngân hàng Agribank CN Tx Ngã Bảy với sự nổ lực không ngừng đã vượt qua khó
khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ từ cấp trên giao phó và đạt được kết quả khả
quan, được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Tx Ngã Bảy
Hậu Giang từ năm 2010 đến 2012.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu

2010

2011

2011/2010

Số tiền

2012

2012/2011

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ(%)

Doanh thu

25.095

43.127

43.942

18.032

72

815

2

Chi phí


18.855

32.872

34.160

14.017

74

1.288

3,9

6.240

10.255

9.782

4.015

64,3

(473)

(4,6)

Lợi nhuận


Nguồn: Phòng KHKD Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang năm (2010-2012)

14


Qua bảng số liệu 3.1, nhìn chung các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận
của Ngân hàng tăng liên tục qua ba năm (2010- 2012). Trong đó, lợi nhuận là chỉ
tiêu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả. Kết quả khả quan này là do Ngân hàng đã
phấn đấu thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tăng cường
huy động vốn, gìn giữa và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng
cường quảng bá hình ảnh…Trong ba năm thì năm 2011 là năm có mức lợi nhuận
đạt cao nhất với tốc độ tăng trưởng là 64,3% so với năm 2010. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận 2011 của Ngân đã có phần chậm lại hơn so với năm trước.
Nguyên nhân một phần là do sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn, ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số cho vay trong năm của ngân hàng, phần
khác là do năm 2012, chi phí hoạt động của Ngân hàng đã gia tăng đáng kể, ảnh
hưởng đến lợi nhuận đạt được trong năm.
Khi xét về chỉ tiêu doanh thu và chi phí, dễ dàng nhận thấy, hai chỉ tiêu này
gia tăng qua mỗi năm. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng doanh thu là 72%, tốc độ
tăng trưởng chi phí là 74%. Sang năm 2012, doanh thu tăng trưởng 2% so với
2011, tốc độ tăng trưởng chi phí là 3,9%. Năm 2011 và 2012, tốc độ tăng trưởng
doanh thu luôn ở phía sau tốc độ tăng trưởng chi phí. Nguyên nhân là do các Ngân
hàng cạnh tranh nhau gia tăng lãi suất huy động khiến chi phí hoạt động cũng tăng
theo, tình trạng lạm phát cao, giá cả sinh hoạt leo thang, chi phí quảng bá, tiếp thị,
khen thưởng... cũng gia tăng. Việc muốn tăng trưởng doanh thu nên kéo theo sự
gia tăng của chi phí hoạt động là một điều dễ lý giải, tuy nhiên, Ngân hàng nên có
những biện pháp cắt giảm chi phí một cách hợp lý để tránh nguy cơ chi phí sẽ có
tốc độ tăng trưởng nhanh hơn doanh thu vào những năm sau.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua khá phát
triển, lợi nhuận gia tăng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng đang tăng với tốc độ

ngày một nhanh hơn. Do đó, bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng thu nhập Ngân hàng
cũng cần chú trọng việc cắt giảm chi phí hoạt động đến mức tốt nhất. Đồng thời
cần phải phát huy những mặt mạnh của mình để có thể góp phần phát triển Ngân
hàng ngày một hiện đại và đa năng.
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TRONG NĂM 2014 CỦA AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG.
3.4.1. Thuận lợi của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang.
- Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang được đặt tại chợ Ngã Bảy lại có 2
mặt tiền nên rất thuận lợi cho việc khách hàng biết đến và giao dịch với Ngân
hàng.
- Agribank CN Tx Ngã Bảy luôn được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính
quyền địa phương trong công tác cho vay và thu hồi nợ.

15


- Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ từ khâu kinh doanh đến khâu quản
lý,đảm bảo tiếp nhận thông tin kịp thời với bên ngoài. Ban Lãnh Đạo và mỗi cán
bộ tín dụng được trang bị một máy tính xách tay, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
các cán bộ tín dụng trong quá trình làm việc cũng như lúc đi công tác.
- Ngày 27/10/2008 Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang chính thức áp
dụng hệ thống thanh toán nội bộ Ngân hàng và kế toán khách hàng (IPICAS) vào
giao dịch. Chính vì thế mà việc giao dịch với khách hàng được tiến hành thuận lợi
và nhanh chóng, chính xác, phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ, có khả năng nắm
bắt thông tin nhanh,có trách nhiệm trong công việc. Ban Lãnh Đạo luôn gần
gũigắn bó với nhân viên. Nhân viên giao dịch với khách hàng luôn cởi mở, giải
đáp cặn kẽ khi khách hàng có thắc mắc.
- Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang có bề dày lịch sử lâu dài nên đã
chiếm được lòng tin của khách hàng lại được sự giúp đỡ của Ban ngành, đoàn thể

trong công tác cho vay và thu hồi nợ. Điều này đã góp phần giúp cho Chi nhánh
hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao.
- Công tác kiểm tra kiểm soát từ các Ngân hàng cấp trên được tăng cường
chặt chẽ vì thế những sai sót được phát hiện và xử lý kịp thời.
3.4.2. Khó khăn của Agribank CN TX Ngã Bảy Hậu Giang.
- Tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt. Điển hình là sự xuất
hiện ngày càng nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) như:
SacomBank, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Nam Việt, Ngân
hàng Miền Tây,…Các NHTMCP này lại thường thường xuyên tổ chức đi quảng
cáo, tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằm
thu hút khách hàng, đồng thời ưu đãi về phí chuyển tiền cùng hệ thống. Hơn nữa
lại làm việc thêm ngày thứ 7 nên thu hút lượng khách hàng tương đối lớn. Và trong
tương lai sẽ còn nhiều các tổ chức tín dụng khác đóng trụ sở thị xã Ngã Bảy vì thế
tạo sức ép rất lớn cho Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang.
- Phần lớn người dân thị xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh
doanh nhỏ lẻ, trình độ dân trí còn thấp nên gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng
trong việc cho vay và thu nợ.
- Chi nhánh có cả 2 mặt tiền đều giáp lộ, lộ hẹp, lại không có bãi giữ xe.
Nhân viên và khách hàng phải đậu xe lấn đường lộ. Việc này cũng gây khó khăn ít
nhiều cho nhân viên và khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng.Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến việc mở rộng dịch vụ của Ngân hàng và giữ chân những
khách hàng lớn.

16


- Tuy Chi nhánh được sự quan tâm giúp đỡ của các Ban ngành, cơ quan
chức năng như: chính quyền địa phương, tòa án, cơ quan thi hành án… nhưng
chưa có sự hỗ trợ đúng mức trong công tác thu hồi nợ. Nhiều hồ sơ của Chi nhánh
yêu cầu phát mãi tài sản để thu hồi nợ nhưng trong khoảng thời gian rất dài vẫn

chưa được giải quyết dẫn đến nợ tồn đọng khá lâu, ảnh hưởng đến thu nhập của
Ngân hàng.
- Tình hình lạm phát cao gây khó khăn cho đời sống người dân, trong khi giá
nông sản bấp bênh, giá phân bón, máy móc Nông nghiệp lại tăng cao dẫn đến tình
trạng thua lỗ và vì đó Ngân hàng cũng gặp khó khăn trong công việc thu hồi nợ.
- Giao thông nơi đây còn nhiều bất tiện là một gánh nặng khiến cán bộ tín
dụng gặp khó khăn trong việc bám sát địa bàn để kiểm tra và thu hồi nợ.
3.4.3. Phương hướng phát triển của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang
trong năm 2014.
- Đẩy mạnh và xem trọng công tác huy động vốn tại địa phương, để hạ thấp
hơn nữa lãi suất đầu vào nhằm nâng cao khả năng về tài chính và chủ động được
trong công tác đầu tư tín dụng.
- Mở rộng đối tượng đầu tư, chú trọng đến các đối tượng hộ sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và các công trình, dự án xây dựng ở các khu vực chợ và cụm dân cư.
- Kế hoạch nguồn vốn tự huy động tại địa phương đến 2014 đạt 420 tỷ
đồng, tăng so với 2013 là 102 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 32%.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng là 15%. Kế hoạch dư nợ tín dụng đến 2014
đạt: 185 tỷ đồng, tăng so với 2013 là 24,18 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15%.
Trong đó về cơ cấu dư nợ:
Dư nợ ngắn hạn chiếm 85% trên tổng dư nợ.
- Dư nợ trung và dài hạn chiếm 15% trên tổng dư nợ.
- Kế hoạch đến cuối năm 2014 nợ xấu ở mức dưới 3.5 tỷ đồng.

17


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI
AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG
4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU

GIANG QUA CÁC NĂM (2010-2012).
4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất của hộ nông dân tại thị xã Ngã Bảy
Hậu Giang.
Thị xã Ngã Bảy là một trong hai thị xã của tỉnh Hậu Giang, kinh tế chủ yếu
nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang
trang, đời sống nhân dân được năng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, Ngã Bảy có diện
tích gieo trồng lúa hằng năm hơn 200 nghìn ha, sản lượng ổn định từ 1,1 đến 1,2
triệu tấn/năm. Cây mía đã có vùng nguyên liệu với diện tích lớn (hơn 14 nghìn ha),
năng suất cao so các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Diện tích cây ăn
trái của tỉnh đạt hơn 26 nghìn ha, sản lượng đạt hơn 202.840 tấn. Nhiều loại nông
sản như: bưởi năm roi, bưởi hồ lô, cam sành, quýt đường, xoài cát Hòa Lộc, chanh
không hạt, khóm (dứa), cá thát lát, cá rô Ngã Bảy... rất nổi tiếng, được nhiều nơi
biết đến. Nhất là đảm đương tiêu thụ diện tích trên 7.000 ha cam sành của người
dân huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy. Cũng theo ngành Nông nghiệp tỉnh,
Hậu Giang có khoảng 1.700ha bưởi Năm Roi, tập trung chủ yếu ở huyện Châu
Thành. Hàng năm nhà vườn trong tỉnh cung ứng khoảng 24.800 tấn/năm bưởi Năm
Roi cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 (Khóa X), sau 5 năm tập trung khai thác lợi thế về lúa gạo, thủy sản và cây
ăn trái, giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp năm 2012 của tỉnh đạt gần 4.000 tỷ
đồng (tăng 18,66% so với năm 2009), ước năm 2013 tăng 23,9% so với năm 2009.
Năm 2013, ước thu nhập trên địa bàn tỉnh đạt 21,5 triệu đồng/người/năm,
tăng gấp 2 lần so với 2009. Trong đó, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt từ
8,9 triệu đồng/người (năm 2009) lên 19,48 triệu đồng/người (năm 2013), tăng 2,2
lần. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 14,51%. Thị xã Ngã Bảy đã triển khai nhiều chương
trình, đề án, dự án phát triển sản xuất; tiến hành xây dựng một số chuỗi các giá trị
sản phẩm có thế mạnh như: Lúa gạo, chanh không hạt, mía…
Nông sản hàng hóa ngày càng đa dạng, đạt chất lượng, hiệu quả, một số mặt
hàng nông sản bước đầu hình thành mối liên kết bốn nhà; tỷ lệ cơ giới hóa ở các
khâu trong sản xuất nông nghiệp tăng khá, đời sống văn hóa, tinh thần của người
nông dân ngày càng được cải thiện, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính

trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Đời sống người dân ngày càng khá giả, đủ chăm lo đời
sống thường ngày và cũng ngỉ đến việc dành dụm sau này nên họ ngỉ đến Ngân
hàng.

18


4.1.2. Tình hình nguồn vốn Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua ba
năm (2010-2012).
Nguồn vốn tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang được hình thành từ hai
nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các ngân hàng phải tự xây dựng
chiến lược phù hợp thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình.
Vốn huy động đây là kết quả có được từ công tác huy động vốn của Ngân
hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn mở rộng mạng lưới hoạt động trong
địa bàn thị xã nhằm tăng cường công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư
tín dụng. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy
động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách hàng chọn lựa.
Công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng được thực hiện tốt hơn, vì vậy mà
nguồn vốn huy động liên tục tăng trong 3 năm qua.
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua
ba năm (2010-2012).
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

Chênh lệch

2010


2011

2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

2011-2010

2012-2011

Số tiền

(%)

342

(0.015)

(4,4)

0.019

5,8

VHĐ


188.778 223.641 349.860

34.863

18,5

126.219

56,4

Tổng

189.116 223.964 350.202

34.848

18,43

126.238

56,37

VĐC

338

323

Số tiền


(%)

Nguồn: Phòng kế toán Agribank Tx Ngã Bảy trong giai đoạn 2010-2012.

năm 2010

năm 2011

VĐC
0,18
%

VĐC

VHĐ

năm 2012

VĐC
0,14
%

VHĐ
99,82
%

VĐC

VĐC
0,1%


VHĐ
99,86
%

VHĐ

VĐC

VHĐ

VHĐ
99,9
%

Hình 4.1: Biểu đồ tình hình nguồn vốn tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu
Giang qua năm (2010-2012).

19


Trong cả ba năm thì nguốn vốn từ huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn của ngân hàng, chiếm gần 99,9%. Việc vốn huy động luôn chiếm
tỷ trọng cao trong nguồn vốn của ngân hàng chứng tỏ Agribank CN Tx Ngã Bảy
Hậu Giang có cơ cấu nguồn vốn tốt, ổn định, khả năng huy động vốn tốt và tự chủ
cao. Việc có vốn huy động cao giúp ngân hàng giảm chi phí tín dụng (do chi phí
cho vốn huy động nhỏ hơn chi phí cho vốn điều chuyển), có điều kiện thuận lợi để
tăng trưởng tín dụng, tăng lợi nhuận. Vốn huy động sẽ được chuyển hóa sang vốn
tín dụng để ngân hàng bổ sung cho nhu cầu vay sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng
trong nền kinh tế mà không cần phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ

ngân hàng cấp trên. Nhờ cho vay mà ngân hàng có được thu nhập để từ đó bồi
hoàn lại khoản tiền gửi của khách hàng, các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận
cho ngân hàng. Ngân hàng đạt được những thành công trong việc huy động vốn
như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan sau: Ban lãnh đạo Chi nhánh có
chính sách kịp thời, vận dụng cơ chế linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường để
giữ khách hàng một cách ổn định và bền vững. Chi nhánh tăng cường công tác tiếp
thị, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi tăng huy động vốn và cho vay như:
quà tặng, bốc thăm trúng thưởng, quay số ...Thêm vào đó, Ngân hàng được thành
lập từ rất lâu (tiếp nhận ngân hàng chế độ cũ năm 1987 đến nay) vì thế uy tín của
ngân hàng rất cao, được khách hàng tin cậy.
Tình hình biến động nguồn vốn: Xét về tình hình biến động nguồn vốn qua
3 năm, nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng, đấy là một tín hiệu tốt cho thấy
hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng. Năm 2012 cơ cấu
nguồn vốn tăng nhanh hơn so với các năm khác, tăng 126.219 triệu đồng (tương
ứng 56,4%) so với năm 2011. Nguyên nhân chủ quan là nhờ Agribank chi nhánh
thị xã Ngã Bảy đã kịp thời có một số chương trình Marketing huy động vốn trong
dân hiệu quả, mở rộng và phát triển thêm nhiều sản phẩm, những cố gắng trong
việc cải thiện và rút ngắn thời gian làm thủ tục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách
hàng. Trong năm 2012 vốn điều chuyển cũng có phần tăng nhưng không đáng kể.
Điều này chứng tỏ khả năng huy động và tự chủ về vốn của Ngân hàng ngày càng
được tăng lên, số vốn điều chuyển từ trên xuống ngày càng giảm.
Năm 2010, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 189.116 triệu đồng. Sang năm
2011, nguồn vốn đã gia tăng thêm 34.848 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng
18,4%. Nguyên nhân năm 2011, nguồn vốn của ngân hàng chỉ tăng được như vậy
là do những biến động kinh tế bất thường trong năm, lạm phát tăng cao, sản xuất
kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là là sự chạy đua lãi suất gay gắt giữa
các ngân hàng thương mại, những điều chỉnh của Ngân hàng Trung Ương như hạn
chế tín dụng trong một số lĩnh vực, những chính sách điều chỉnh nhằm nâng cao
tiêu chuẩn an toàn của hệ thống Ngân hàng.


20


Nhìn chung, Agribank chi nhánh thị xã Ngã Bảy Hậu Giang có một cơ cấu
nguồn vốn khá tốt, ổn định, khả năng huy động vốn tốt và tự chủ cao. Trong những
năm sắp đến, ngân hàng sẽ tự đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình và điều
chuyển vốn ngược lên ngân hàng cấp trên.
4.1.3. Tình hình huy động vốn của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang
qua ba năm (2010-2012).
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Nếu không có nghiệp vụ này, Ngân hàng sẽ
không có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Mặt khác, thông
qua nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng có thể đo lường uy tín cũng như sự tín
nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng hàng có thể có những
biện pháp để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.
Có thể nói chiến lượt huy động vốn là sự mở đầu trong việc kinh doanh tiền
tệ của các Ngân hàng, nó mang tính chất thường xuyên và liên tục. Nghiệp vụ huy
động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng mà còn có ý nghĩa
quan trọng đối với khách hàng. Bởi vì đây là nghiệp vụ giúp cho khách hàng có thể
yên tâm để cất trữ lượng tiền nhàn rỗi của mình một cách an toàn hoặc có thể đầu
tư tiết kiệm để gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Vì những lợi ích trên, cũng như
các Ngân hàng khác, Chi nhánh Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang luôn phấn
đấu để đưa ra ngày càng nhiều hình thức huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác
nhau, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Và một điều không kém phần
quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên trong Ngân hàng, họ phải có trách
nhiệm là làm cho khách hàng thỏa mái, hài lòng khi giao dịch với Ngân hàng và để
một ấn tượng đẹp về Ngân hàng trong lòng khách hàng, có như vậy Ngân hàng
mới có thể đạt được kết quả huy động như mình mong muốn.
Là một Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên trong
công tác huy động vốn Ngân hàng chú ý nhiều đến các nguồn vốn lớn và rẻ, bởi vì

khi huy động được nguồn vốn rẻ giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí trả lãi,
mạnh dạn đầu tư làm tăng lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng cũng được giảm
thiểu. Đây là điều mà bất kỳ Ngân hàng nào hoạt động vì mục đích lợi nhuận cũng
muốn đạt được.
Trong những năm qua, nền kinh tế có nhiều biến động. Hoạt động của
Ngân hàng cũng vì thế bị ảnh hưởng không ít. Tình hình lãi suất, tỷ giá, giá
vàng biến động không ngừng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của
người dân trong việc đầu tư mua vàng hay gởi tiền vào Ngân hàng. Tuy nhiên,
đối với Chi nhánh Agribank Thị xã Ngã Bảy tình hình huy động vốn có rất
nhiều khả quan.

21


Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh dưới các hình thức: nhận tiền gửi
của kho bạc, các tổ chức kinh tế, dân cư dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn. Tình hình huy động vốn của Agribank CN Tx Ngã Bảy trong
giai đoạn như sau:
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang
qua ba năm (2010-2012).
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2010

2011


2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

2011/2010

8.337

10.947

14.435

2.610

Tỷ lệ
(%)
31

32.577

20.373

24.841

(12.204)


147.646

191.686

307.750

44.040

6.374

4.551

11.097

141.272

187.134

296.654

45.862

TG TCTD

41

381

410


TG Khác

177

254

188.778

223.641

TG TCKT
TG KB
TG dân cư
+ Không kỳ hạn
+ Có kỳ hạn

Tổng

Số tiền

2012/2011
Số tiền
3.488

Tỷ lệ
(%)
32

(0.4)


4.468

0,2

30

116.064

61

(1.823) (28,6)

6.546

143,8

32,5

109.520

58,5

340

829

29

7,6


2.424

77

0,4

2.170

854

349.860

34.863

18,5

126.219

56,4

Nguồn: Phòng kế toán của Agribank CN TX Ngã Bảy năm( 2010–2012)
(Ghi chú: TCKT: tổ chức kinh tế; KB: Kho bạc)

Tiền gửi của TCKT:
Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng của các tổ chức kinh tế, phần lớn đây là
khoản tiền gửi không kỳ hạn. Khi chưa đến chu kỳ sản xuất kinh doanh hay
chưa có nhu cầu sử dụng vốn thì các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân
hàng để trang trãi một phần chi phí, hay nhằm mục đích là để chi trả và thanh

toán trong quá trình kinh doanh. Nhìn chung tiền gửi của TCKT tăng qua các
năm.Năm 2012 là huy động được 14.435 triệu đồng tăng 3.488 triệu đồng tương
ứng với tốc độ tăng trưởng là 32% so với năm 2011, đây cũng là năm có mức
huy động cao nhất trong ba năm. Tuy nhiên, khoản tiền gửi của các TCKT vẫn
còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, nguyên nhân là do hiện
nay các doanh nghiệp tập trung tại thị xã Ngã Bảy còn thấp nên vốn này chiếm
tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, do đó ảnh hưởng rất ít đến
nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Thêm vào đó, là ảnh hưởng chung của tình
hình kinh tế của cả nước nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức

22


kinh tế trong những năm vừa qua gặp không ít khó khăn nên tiền gửi của các tổ
chức kinh tế trong những năm vừa qua tăng trưởng không ổn định.
Tiền gửi kho bạc:
Đây là lượng tiền thu từ thuế, phí, lệ phí của Kho bạc thị xã Ngã Bảy chưa
có nhu cầu chi trong một thời gian nhất định vì vậy gửi vào ngân hàng. Kho bạc là
một trong những đối tượng có tiền gửi khá lớn vào Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu
Giang, loại tiền gửi này chủ yếu gửi dưới hình thức không kỳ hạn vì nhu cầu rút
vốn của Kho bạc là thường xuyên để phục vụ cho việc chi tiêu ngân sách. Trong
giai đoạn 2010–2012 lượng tiền gửi của Kho bạc có sự tăng giảm không ổn
định.Năm 2010, số tiền gửi của Kho bạc tại Agribank Ngã Bảy lớn nhất trong giai
đoạn 2010 –2012 với số tiền 32.577 triệu đồng. Nguyên nhân là do trên địa bàn thị
xã có một số công trình bồi thường giải toả (xây giải tỏa để xây cầu Phụng hiệp,
làm đường giao thông...) để phát triển kinh tế nên lượng tiền từ cấp trên về Kho
bạc lớn, trong thời gian chờ bồi thường giải toả thì một trong những biện pháp giữ
an toàn và hiệu quả nhất đó chính là gửi vào Ngân hàng. Năm 2011, tiền gửi của
Kho bạc giảm 12.204 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng trưởng giảm 0,4% so với
năm 2010). Sang năm 2012, tiền gửi của Kho bạc tăng thêm 4.468 triệu đồng

tương ứng tốc độ tăng trưởng 0,2%. Tuy lượng tiền này chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nhưng vì đây là loại tiền gửi
không kỳ hạn nên Ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn huy
động này để cho vay, nhưng dù sao có một lượng vốn lớn cũng giúp Ngân hàng
chủ động hơn vào những lúc thiếu vốn.
Tiền gửi dân cư:
Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy
động của Ngân hàng. Và lượng tiền gửi này đều tăng dần qua các năm. Cụ thể,
năm 2010 Ngân hàng huy động được từ dân cư là 147.646 triệu đồng, sang năm
2011 lượng tiền này tăng thêm 44.040 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng
trưởng là 30% so với năm 2010. Sang năm 2012 con số này lên đến 307.750 triệu
đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 61 % so với năm trước.
Trong tiền gửi dân cư có tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn:
Tiền gửi không kỳ hạn:
Chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng tiền gửi dân cư mà Ngân hàng huy động
được. Loại tiền gửi này tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2011
đạt được là 4.551 triệu đồng, giảm 1.823 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng
trưởng giảm 28,6%. Sang năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên khá cao đạt
được 11.097 triệu đồng, tăng là6.546triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng là 143,8%.
Đây là kết quả rất đáng khích lệ của Agribank CN Tx Ngã Bảy. Nguyên nhân
khách quan của sự gia tăng này là do trong thời buổi nền kinh tế ngày càng phát

23


triển, người dân ngày càng có nhu cầu gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng. Khi có
nhu cầu sử dụng thì có thể rút ra một cách dễ dàng. Đây là một cách rất tiện lợi cho
người dân, vừa có thể cất giữ tiền một cách an toàn, vừa có thể hưởng lãi từ Ngân
hàng. Ngân hàng cũng có thể dùng lượng tiền này để phục vụ cho việc kinh doanh
của mình. Tuy nhiên đây là khoảng tiền mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào

nên Ngân hàng phải trích lập dự trữ bắt buộc theo qui định và Ngân hàng không
chủ động được nguồn vốn cho nên lãi suất áp dụng cho loại hình tiền gửi này
thường rất thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn:
Chủ thể của các khoản tiền gửi này thường là các cán bộ, công nhân viên,
các hộ sản xuất, cá nhân, có thu nhập ổn định. Họ dùng số tiền tạm thời nhàn rỗi
để gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi là chính.
Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi dân cư có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao so
với tiền gửi không kỳ hạn và cao nhất trong tổng vốn huy động. Cụ thể, năm 2011
với tốc độ tăng trưởng tăng 32,5% so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục tăng
với tốc độ tăng trưởng 58,5% so với năm 2011. Đạt được kết quả như vậy là do
Ngân hàng luôn xây dựng một phương án kinh doanh và huy động vốn cụ thể, chú
trọng vào đối tượng dân cư. Thêm vào đó, Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang là
một Ngân hàng Nhà Nước nên có được sự tin cậy của người dân. Ở nông thôn khi
người dân có tiền thường là họ mua vàng để cắt trữ nhưng những năm qua tuy giá
vàng có tăng cao nhưng lại biến động bất thường, lo sợ rủi ro nên các hộ chuyển
sang gửi tiền tại Ngân hàng là nơi cất trữ an toàn và được hưỡng lãi nên vốn huy
động của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, Ngân hàng không ngừng
tăng lãi suất tiết kiệm và mở rộng các chương trình bốc thăm trúng thưởng với
nhiều phần quà hấp dẫn. Điển hình là chương trình tiết kiệm bốc thăm trúng
thưởngvới nhiều phần quà hấp dẫn như: Giải đặc biệt 01 xe tay ga Honda
Airblade, giải nhất 01 xe Honda Wave RS 110, 02 giải nhì mỗi giải 01 Tivi 03 giải
ba mỗi giải 01 máy ảnh kỹ thuật số Canon A480, 05 giải tư mỗi giải 0,5 chỉ vàng
AAA… Đặc biệt đối với hình thức rút thăm trúng thưởng này khách hàng không
được rút tiền trước hạn, khi cần vốn khách hàng có thể vay cầm cố sổ tiết kiệm của
mình tại Chi nhánh. Đạt được kết quả như thế là điều đáng mừng cho Chi nhánh,
vì trong thời buổi kinh tế cả nước đang gặp khó khăn mà hoạt động của Ngân hàng
lại rất có hiệu quả. Thành quả này phải kể đến tài chỉ đạo của Ban Giám Đốc Chi
nhánh và sự đồng thuận nỗ lực từ trên xuống của tập thể cán bộ công nhân viên
Ngân hàng. Với khoản tiền gửi có kỳ hạn này Ngân hàng có thể chủ động được

nguồn vốn để phục vụ cho việc kinh doanh của mình.
Bên cạnh các khoản tiền gửi từ tiền gửi trong dân cư thì ngân hàng
Agribank chi nhánh thị xã Ngã Bảy còn huy động được thêm từ các tổ chức tín
dụng và các khoản tiền gửi khác như: Tiền gửi bảo hiểm và bảo đảm, ủy thác đầu

24


×