Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.95 KB, 2 trang )

Câu hỏi: Tại sao Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc?
Đánh giá thực trạng về việc thực hiện chủ trương này.
Bài làm
Cương lĩnh năm 1991 ( được Đại hội VII thông qua) lần đầu tiên đưa ra
quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa,
có tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân, được nêu ra trước đây;
phê phán những cái lỗi thời thấp kém; chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ;
những tư tưởng hành vi phi văn hóa, phản văn hóa, những khuynh hướng
sùng ngoại lai căng mất gốc, sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý; bảo vệ nền
văn hóa dân tộc trước sự xâm lăng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
và mở rông giao lưu quốc tế. Cùng với việc phát triển đầu tư của nhà nước,
cần thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Con người đứng vị trí trung
tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Đề cao quyền con
người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và
quyền làm chủ của nhân dân. Tất cả phải vì con người, chăm lo cho hạnh
phúc của con người; phát huy nhân tố con người và phát triển nguồn nhân lực
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xây dựng gia đình ấm no bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của
xã hội, là cacis nôi nuôi dưỡng và là tổ ấm của con người.
Thực trạng về việc thực hiện chủ trương này: Nhìn vào tổng thể việc xây
dựng nền văn hóa cũng như từng mặt, từng lĩnh vực văn hóa, văn hóa – nghệ
thuật, thông tin báo chí… chúng ta đều nhận thấy được một bức tranh đan xen
giữa những thành tựu và tiến bộ với những yếu kem và khuyết điểm.
Những thành tựu và tiến bộ: Việc thực hiện chủ trương này đã góp phần
nâng cao một bước sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội với
đường lối mới, CNH – HĐH với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mở
rộng một bước dân chủ hóa xã hội, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, tính
tích cực của nhân dân, làm cho nhân tố văn hóa bước đầu tác động tích cực
vào các mặt sản xuất, kinh doanh, quản lý xã hội, tạo động lực phát triển kinh


tế - xã hội. Phong trào “toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa, quy tụ
các phong trào văn hóa tại các ngành, các giới là một biểu hiện sống động.
Bên cạnh đó cũng có những quyết điểm yếu kém, nhất là sự sa sút về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và nếp sống ở một bộ phận cán bộ, đảng
viên và nhân dân, mức độ trầm trọng của tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng
phí, các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực khác. Rõ ràng là tuy chúng ta
đã đạt được nhiều thành tựu,nhưng những tiến bộ văn hóa còn chưa vững
chắc, sự phát triển văn hóa còn chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Công tác văn hóa chưa thực
hiện tốt và làm chuyển biến rõ rệt nhiệm vụ trọng tâm cấp bách là xây dựng
con người, môi trường văn hóa chưa lành mạnh. Chúng ta chưa tạo được
những chương trình văn hóa, những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có chất
lượng cao tương xứng với những chiến công và thành tựu của dân tộc, chưa
tạo được những chuyển biến cơ bản trong thực hiện chính sách kinh tế trong
văn hóa, và văn hóa trong kinh tế, chưa tiến hành thường xuyên việc phát huy
nhân tố tiên tiến trong phong trào văn hóa và bồi dưỡng những tài năng văn
hóa.
Những yếu kém và khuyết điểm có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và
khách quan nhưng chủ quan là chủ yếu. Không ít cấp úy, ngành, địa phương,
dơn vị, 1 bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng vị trí vai trò của văn
hóa, chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quyết định chỉ thị và nhiệm
vụ văn hóa cho nên chưa có chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong lãnh đạo chỉ
đạo xây dựng và quản lý về văn hóa. Các cơ quan chỉ đạo và quản ý trực tiếp
về văn hóa của Đảng, của chính quyền và các đoàn thể tuy nhiều cố gắng
nhưng vẫn còn chậm cụ thể hóa và thể chế hóa đồng bộ nhiều quan điểm, chủ
trương lớn đẫn đến thụ động, lúng túng, hữu khuynh trong việc tiến hành và
quản lý các hoạt động văn hóa. Việc tăng cường nguồn nhân lực và phương
tiện hoạt động cho văn hóa tuy được chú trọng hơn trước nhưng vẫn còn
nhiều bất cập. Phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đối
với văn hóa còn chậm được đổi mới. Bản thân đội ngũ những người làm văn

hóa, 1 bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ, báo trí, xuất bản và còn bộc lộ 1
số yếu kém về nhận thức, trình độ, trách nhiệm và đạo đức trong hoạt động
văn hóa.

×