ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------*---------------------
Hồ Dũng
BÁO CHÍ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------*---------------------
Hồ Dũng
BÁO CHÍ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG
Luận văn thạc si ̃ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Công trình này được nghiên cứu và triển khai từ tháng 8/2013 đến 3/2015, do
tác giả Hồ Dũng (học viên lớp cao học khóa QH-2011-X, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện đang công tác tại Khoa
Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế thực hiện.
Tôi xin cam đoan luận văn“Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền
Trung” là công trình khoa học của tôi, với sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Xuân
Sơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này độc lập và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Luận văn có tham khảo và trích dẫn một số sách báo và tài liệu được thể hiện
trong phần tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ
HỒ DŨNG
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Dương Xuân Sơn đã tận tình và nhiệt tâm
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả thầy cô Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp tôi trong
qua trình học tập và triển khai luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh - Trưởng Ban Đại diện
Báo Thanh Niên tại miền Trung, Nhà báo Uông Thái Biểu - Trưởng Ban Đại diện
Báo Nhân Dân tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cùng với các phóng viên
Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Nghệ An và Báo Nhân Dân đã tư vấn và cung
cấp thông tin liên quan đến đề tài luận văn.
Trân trọng!
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ................................ 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN...................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................. 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 10
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ........................................................................ 10
5. Cơ sở lý luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu........................................................... 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................. 12
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 12
Chƣơng 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA BÁO CHÍ VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG ................................................................. 13
1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 13
1.2 Vai trò của báo chí trong việc thông tin về miền Trung ..................................... 17
1.3 Miền Trung - vùng trọng điểm phát triển kinh tế biển đảo ................................ 23
Tiểu kết chương 1:.................................................................................................... 29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO IN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG ................................................... 31
2.1 Tiêu chí lựa chọn tác phẩm về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung ............. 31
2.2 Nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung ............................... 33
2.3 Hình thứ thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung ................................ 68
2.4 Nhận xét nội dung và hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền
Trung ........................................................................................................................ 78
Tiểu kết chương 2:.................................................................................................... 82
1
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP BÁO IN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO
MIỀN TRUNG........................................................................................................ 84
3.1 Kết luận về vai trò báo in với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung .............. 84
3.2 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thông tin báo in về phát triển kinh tế
biển đảo miền Trung hiện nay .................................................................................. 91
3.3 Giải pháp phát huy vai trò báo in với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung .. 92
Tiểu kết chương 3:.................................................................................................... 99
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 103
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐN
: Báo Đà Nẵng
BNA
: Báo Nghệ An
BND
: Báo Nhân Dân
BKH
: Báo Khánh Hòa
BTN
: Báo Thanh Niên
BTT
: Báo Tuổi Trẻ
TCBVN
: Tạp chí Biển Việt Nam
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TÊN BẢNG BIỂU
STT
TRANG
Bảng 2.1: Số lượng tác phẩm có nội dung theo từng ngành kinh
1
tế biển đảo miền Trung (khảo sát trên 6 tờ báo và 1 tạp chí từ
31
1/2013 đến 6/2014).
2
Bảng 2.2: Số lượng tác phẩm trên 6 tờ báo và 1 tạp chí về phát
triển kinh tế biển đảo miền Trung (khảo sát từ 1/2013 đến 6/2014).
32
Bảng 2.3: Số lượng tác phẩm theo thể loại về phát triển kinh tế
3
biển đảo miền Trung (khảo sát trên 6 tờ báo và 1 tạp chí từ
70
1/2013 đến 6/2014).
4
Bảng 2.4: Số lượng tác phẩm theo thể loại trên 6 tờ báo và 1 tạp
chí (khảo sát từ 1/2013 đến 6/2014).
4
72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT
TÊN BẢNG BIỂU
TRANG
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung
1
thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo và tạp
79
chí (phụ lục kết quả điều tra bằng bảng hỏi 2.10).
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của công chúng về chất lượng hình thức
2
thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo và tạp
81
chí (phụ lục kết quả điều tra bằng bảng hỏi 2.11).
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của công chúng về tính thời sự của thông
3
tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo và tạp chí
84
(phụ lục kết quả điều tra bằng bảng hỏi 2.9).
Biểu đồ 3.4: Đánh giá của công chúng về lợi ích của thông tin
4
phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo và tạp chí (phụ
87
lục kết quả điều tra bằng bảng hỏi 2.6).
Biểu đồ 3.5: Mức độ quan tâm của công chúng về thông tin phát
5
triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo chí (phụ lục kết quả
điều tra bằng bảng hỏi 2.3).
5
98
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với đường bờ biền dài 3.260km, gồm nhiều đảo và quần đảo, có trữ lượng lớn
về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, có vị trí chiến lược về giao thông, quốc phòng...
biển đảo nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế. Đặc biệt, thế kỷ XXI Thế kỷ của biển và đại dương - Thế kỷ tiến ra biển của loài người thì Đảng và Nhà
nước càng coi trọng việc phát huy thế mạnh của biển đảo để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 4, khóa X đã đề ra
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với quan điểm: “ Nước ta phải trở thành
quốc gia giàu mạnh về biển, làm giàu từ biển”, “Tạo ra tốc độ phát triển nhanh,
bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”, hướng tới đạt mục tiêu kinh tế trên
biển và ven biển đóng góp 53 – 55% GDP cả nước.
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cũng khẳng định vùng duyên hải ven
biển đóng vai trò là động lực, ngòi nổ phát triển kinh tế biển. Với chiều dài gần
1.800km kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận (chiếm 50% số tỉnh trong cả nước
có bờ biển), diện tích vùng lãnh hải khoảng 300.000km2, có nhiều đảo lớn, có trữ
lượng lớn về hải sản, khoáng sản, dầu mỏ, có vị trí chiến lược về giao thông, quốc
phòng...biển đảo miền Trung có vai trò hết sức to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, biển đảo miền Trung có vai trò như là “cửa ngõ”, có vị thế rất
quan trọng về an ninh - quốc phòng; nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa (Đà Nẵng),
Trường Sa (Khánh Hòa) đang nằm trong tình trạng tranh chấp giữa các nước có
quyền lợi trên Biển Đông rất gay gắt. Vì vậy, vấn đề chủ quyền biển đảo tại khu
vực này được Đảng, Nhà nước cực kỳ quan tâm. Và để bảo vệ chủ quyền vùng biển,
ngoài sự kết hợp sức mạnh quốc phòng, sức mạnh đoàn kết toàn dân,... còn có sự
đóng góp rất lớn của kinh tế biển đảo. Việc phát triển kinh tế biển đảo nói chung và
ở miền Trung nói riêng là phù hợp với xu thế hiện nay. Điều này sẽ giúp cho miền
Trung khai thác hiệu quả tiềm năng của khu vực; ngày càng giàu mạnh về kinh tế;
6
tăng cường sức mạnh an ninh - quốc phòng.
Với tư cách là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội;
là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân,
báo chí có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và
miền Trung nói riêng. Vì vậy, thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020, thực thi
Luật Biển Việt Nam có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế biển đảo miền Trung phát triển
không thể thiếu công cụ đắc lực - báo chí. Báo chí là công cụ hữu hiệu nhất giúp
người dân nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của biển đảo, phát triển kinh tế biển
đảo ở miền Trung hiện nay.
Đặc biệt, trong tình hình tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông hiện nay, nhất là
các hành động khiêu khích, vi phạm chủ quyền vùng biển nước ta của Trung Quốc
thì vai trò báo chí càng thiết thực hơn bao giờ hết. Báo chí là vũ khí đấu tranh hữu
hiệu về mặt chính trị, định hướng dư luận, khơi dậy và khuyến khích tinh thần sản
xuất của các ngành kinh tế biển: đánh bắt, đóng và sữa chữa tàu biển..., là công cụ
đoàn kết toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo.
Nhận thức điều đó, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu vai trò, thực trạng thông
tin của báo chí cũng như tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, phát huy vai trò
của báo chí trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung là hết sức cần thiết và cấp
thiết. Đó là nguyên nhân tác giả đã chọn nghiên cứu vấn đề: “Báo chí với phát triển
kinh tế biển đảo miền Trung”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế biển đảo nói chung và
kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng. Riêng mảng đề tài báo chí thông tin, truyền
thông về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung vẫn còn rất mới.
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến: Luận văn Truyền hình với vấn đề tuyên
truyền về Biển Đảo của tác giả Hồ Thị Giang; luận văn Tuyên truyền về biển đảo
trên báo điện tử Việt Nam hiên nay (khảo sát Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và
VNexpress.net từ tháng 1-12/2013) của tác giả Vương Thị Hà. Tuy nhiên, hai luận
văn trên chỉ đề cập đến khía cạnh tuyên truyền của truyền hình, báo điện tử và nội
7
dung tuyên truyền của đề tài rộng hơn so với để tài chúng tôi đang nghiên cứu.
Liên quan đến đề tài còn có luận văn Thạc sĩ Vai trò của báo chí ngành giao
thông vận tải thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vũ Hồng
Nhung - tác giả luận văn đánh giá: Những vấn đề như cảng biển, vận tải biển, dịch
vụ hàng hải, pháp luật, an toàn hàng hải là những vấn đề được báo Giao thông Vận
tải quan tâm thường xuyên đăng tải. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiến nghị: Tạp chí
Hàng hải Việt Nam phải tập trung vào một số dự án lớn mang tính chất quyết định
bước ngoặt của sự phát triển ngành hàng hải như: phát triển đội tàu, quy hoạch phát
triển hệ thống cảng biển Việt Nam…. Tuy nhiên, luâ ̣n văn chỉ dừng la ̣i đánh giá vai
trò báo chí v ới ngành hàng hải chứ không đi vào nghiên cứu vai trò báo chí với
phát triển kinh tế biển đảo nói chung.
Trong khi đó, luận văn thạc sĩ Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương
trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam đề cập đến tác động của các
chương trình phát thanh kinh tế trên VOV với vấn đề kinh tế biển đảo: phản ánh
nhanh nhạy, toàn diện từ dự báo thời tiết biển, con nước, ngư trường đến nuôi trồng,
khai thác, tiêu dùng, xuất khẩu thủy sản; phát hiện, xây dựng các mô hình, loại hình,
các điển hình tiên tiến về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; phản ánh quá trình thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế biển đảo; tổng kết rút kinh nghiệm để từng bước
phát triển kinh tế biển cũng như ngành hải sản. Tuy nhiên, dung lượng luận văn
dành cho vấn đề phát triển kinh tế biển đảo rất khiêm tốn. Trong tổ ng số 125 trang,
luâ ̣n văn, tác giả Phạm Nguyên Long dành chưa tới nửa trang để đánh giá vai trò
chương trì nh Ngư dân và thủy sản trên VOV với phát triể n kinh tế biể n đảo nói
chung và ngành hải sản nói riêng.
Đặc biệt, luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên
sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam đã đề cập một cách khái quát vai trò
các chương trình về biển đảo trên VOV1: ngoài việc tuyên truyền vị trị , vai trò của
biể n, đảo; thông tin về vấ n đề chủ quyề n lañ h hải còn tuyên truyề n
, giới thiê ̣u
những thành tựu phát triể n kinh tế biể n , đảo của Tổ quốc, từng điạ phương với các
ngành và cả nước, các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế biển . Bên cạnh
8
đó, Nguyễn Thị Hòa - tác giả luận văn cũng kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả
của chương trình về biển đảo Việt Nam: tuyên truyền về những định hướng cơ bản
phát triển kinh tế biển gắn liền với việc bảo vệ môi trường – hệ sinh thái biển; chú
trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát triển kinh tế, an
sinh – xã hội, các mô hình, cách làm hiệu quả, các ngành kinh tế tổng hợp trên
biển…; nâng cao nhận thức của nhân dân về khó khăn và lợi thế của biển đảo để cổ
vũ tinh thần vượt khó, quyết chí làm giàu . Tuy nhiên, luâ ̣n văn chỉ dừng la ̣i ở mức
đô ̣ điể m qua nô ̣i dung chứ không đi vào phân tí ch vai trò của các chương trình về
biể n đảo trên hê ̣ VOV1 với phát triể n kinh tế biển đảo.
Trong khi đó, Bùi Ngọc Toàn - tác giả luận văn thạc sĩ Tuyên truyền phát triển
kinh tế biển của các kênh truyền hình khu vực Bắc Trung Bộ đã đề cập cụ thể vai
trò của các kênh truyền hình địa phương ở khu vực Bắc Trung Bộ trong việc tuyên
truyền chính sách phát triển kinh tế biển. Tác giả đã rút ra được những thành công,
hạn chế và đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của các kênh truyền hình trên
trong hoạt động tuyên truyền phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng
lại ở mức độ đánh giá vai trò tuyên truyền của các 3 kênh truyền hình địa phương:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở khu vực Bắc Trung bộ chứ chưa đề cập hết các
chức năng của kênh truyền hình nói chung và các kênh truyền hình địa phương trên
nói riêng.
Thực trạng trên cho thấy, có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò
của báo chí với phát triển kinh tế biển đảo. Những công trình có liên quan cũng chỉ
dừng lại ở mức độ đề cập, đánh giá một cách sơ lược vai trò của các chương trình
phát thanh, truyền hình, các tờ báo và tạp chí với phát triển kinh tế biển đảo nói
chung và một số ngành kinh tế biển đảo nói riêng trên cấp độ cả nước hoặc ở khu
vực nhỏ. Từ đây có thể khẳng định, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ
thể và sâu sắc về thực tế thực hiện nhiệm vụ thông tin, truyền thông của báo chí
(báo in) với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung. Vì vậy, luận văn Báo chí với
phát triển kinh tế biển đảo miền Trung là một công trình nghiên cứu bước đầu, độc
lập và có tính thời sự.
9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế báo chí (báo in) thực hiện nhiệm vụ thông tin, truyền thông
đối với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung; tìm ra những thành công, hạn chế;
đề xuất giải pháp phát huy vai trò của báo chí (báo in) trong phát triển kinh tế biển
đảo miền Trung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn:
- Tìm hiểu lý luận về vai trò, chức năng, tác động của báo chí đến phát triển
kinh tế nói chung và kinh tế biển đảo nói riêng.
- Tìm hiểu vấn đề phát triển kinh tế biển đảo hiện nay ở miền Trung. Trong đó,
luận văn sẽ tập trung làm rõ tiềm năng, lợi thế của biển đảo miền Trung trong phát
triển kinh tế biển đảo; đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về
phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
- Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền về phát triển
kinh tế biển đảo miền Trung qua khảo sát tin , bài trên Báo Nh ân Dân (BND) , Báo
Thanh Niên (BTN), Báo Tuổi Trẻ (BTT), Tạp chí Biển Việt Nam (TCBVN), Báo
Nghệ An (BNA), Báo Đà Nẵng (BĐN) và Báo Khánh Hòa (BKH). Từ đó, tìm ra ưu,
nhược điểm nội dung, hình thức thông tin cũng như đánh giá thành công và hạn chế
về vai trò, chức năng báo chí (báo in) trong hoạt động thông tin về phát triển kinh
tế biển đảo miền Trung.
- Nghiên cứu các chiến lược, chiến thuật truyền thông về phát triển kinh tế biển
đảo miền Trung trên báo chí (báo in).
- Từ thực tiễn nghiên cứu hoa ̣t đô ̣ng thông tin, truyền thông, luận văn đi đến đề
xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò báo chí (báo in) trong phát triển
kinh tế biển đảo miền Trung.
4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển đảo miền Trung thể hiện
10
qua các tin, bài trên BND, BTN, BTT, TCBVN, BNA, BĐN, BKH.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát những tin, bài liên quan đến đề tài phát tri ển kinh tế biển đảo miền
Trung được đăng tải trên BND, BTN, BTT, BNA, BĐN, BKH, từ 01/2013 –
06/2014.
5. Cơ sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tối sử dụng cơ sở lý luận và
phương pháp nghiên cứu như sau:
5.1 Cơ sở lý luận
- Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nước về sự nghiệp thông tin báo chí.
- Sử dụng những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận báo chí – truyền thông.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích nội dung: Tác giả sử phương pháp này phục vụ việc nghiên cứu nội
dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo chí (báo in); nghiên
cứu lý luận báo chí cũng như chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế biển đảo miền Trung.
- Phương pháp định lượng: điều tra bằng bảng hỏi (anket), tiến hành tại 3/14
tỉnh thành miền Trung (Đà Nẵng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế) với 300 phiếu: đối
tượng điều tra: cán bộ, công chức, người lao đô ̣ng ; mục đích: đánh giá, đo các ch ỉ
báo như bao nhiêu người biết thông tin về kinh tế biển đảo; biết từ những nguồn
nào; mức độ quan tâm ,…. Từ đó, xây dựng giải pháp đẩy mạnh công tác truyền
thông để phát huy vai trò báo in với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
- Phương pháp định tính: tiến hành phỏng vấn sâu một số người đứng đầu cơ
quan báo in; các nhà báo có kinh nghiệm viết về đề tài kinh tế biển đảo miền Trung.
Phương pháp này giúp tác giả tiế p câ ̣n những quan điể m , chính sách , đinh
̣ hướng
thông tin về phát triể n kinh tế biể n đảo ở các cơ quan báo chí ; tiếp câ ̣n những khó
khăn, thuâ ̣n lơ ̣i, kinh nghiê ̣m, phương pháp khai thác đề tài của các nhà báo . Từ đó,
rút ra những kết luận về thực tiễn hoạt động thông tin phát triển kinh tế biển đảo
11
miền Trung của các cơ quan báo chí , nhà báo ; đề xuấ t giải pháp phát huy vai trò
của báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung phù hơ ̣p và sát với thực tiễn.
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, thống
kê, so sánh, phân loại...Tác giả sử dụng các phương pháp này phục vụ cho việc
thống kê số lượng tin, bài; phân loại các tin, bài theo nội dung và hình thức; so sánh
đối chiếu việc thực hiện thông tin, truyền thông về phát triển kinh tế biển đảo miền
Trung giữa các báo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Luận văn góp phần củng cố lý luận về vai trò báo chí đối với kinh tế
- xã hội; kết quả khảo sát thực trạng tin, bài về kinh tế biển đảo miền Trung trên
BND, BTN, BTT, TCBVN, BNA, BĐN, BKH là nguồn tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo về vai trò báo chí với các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
kinh tế biển đảo.
Về thực tiễn: Luận văn làm rõ cách thức vận dụng các học thuyết truyền thông
qua các tình huống, vấn đề cụ thể mà các tờ báo đã sử dụng trong hoạt động thông
tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung; cung cấp cái nhìn khái quát về vai trò
và thực trạng thông tin c ủa báo in với phát triển kinh tế biển đảo miền trung cho
các cơ quan báo in, nhà báo để khắ c phu ̣c những tồ n ta ̣i, khái thác, phát huy tốt hơn
vai trò báo in trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Quan hệ truyền thông giữa báo chí và phát triển kinh tế biển đảo.
Chương 2: Thực trạng thông tin của báo in với phát triển kinh tế biển đảo miền
Trung.
Chương 3: Giải pháp báo in về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
12
Chƣơng 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA BÁO CHÍ VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG
1.1 Khái niệm
1.1.1 Báo chí
Ở nước ta, thuật ngữ báo chí có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển Tiếng
Việt do Hoàng Phê chủ biên, báo chí là “báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ
(nói khái quát)”.[26, tr. 56]
Trong khi đó, tác giả Dương Xuân Sơn quan niệm báo chí là phương tiện thông
đại chúng truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong
hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo
công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn.
Qua các định nghĩa trên về thuật ngữ báo chí, có thể thấy quan niệm thứ nhất
báo chí có thể hiểu là loại hình báo in; quan niệm thứ hai báo chí có thể hiểu là bao
gồm các loại hình báo chí.
Tổng hợp hai nhận định trên, tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng, báo chí có
thể hiểu theo 2 nghĩa. Theo nghĩa hẹp, báo chí được hiểu là những ấn phẩm báo và
tạp chí. Theo nghĩa rộng, báo chí bao gồm các loại hình: báo in (báo giấy), phát
thanh (báo nói), truyền hình (báo hình), báo điện tử (báo mạng). Trong cuộc sống
hàng ngày người ta hay đồng nhất báo chí với truyền thông đại chúng (TTĐC)
nhưng thực ra báo chí chỉ là một phần mà thôi. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu báo chí
là một bộ phận của TTĐC, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền
tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu
quả tác động của TTĐC. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ
truyền thông đại chúng; và ngược lại, nói đến TTĐC - trước hết phải nói đến báo chí.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu thực tế thực hiện
nhiệm vụ thông tin, truyền thông của báo in (chủ yếu là báo) với phát triển kinh tế
biển đảo miền Trung. Cụ thể, tác giả nghiên cứu 6 tờ báo: BND, BTN, BTT, BNA,
BĐN, BKH và một tạp chí là TCBVN.
13
1.1.2 Biển đảo
Trong từ điển tiếng Việt, biển là vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt
trái đất; phần đại dương ở ven đại lục, ít nhiều bị ngăn ra bởi đất liền hoặc bởi
những đảo. Trong khi đó, đại dương được hiểu là “biển lớn, tiếp giáp với cả một
châu hoặc một vùng lớn hơn”.[26, tr.300] Như vậy, biển chỉ là một phần nhỏ của
đại dương bị giới hạn bởi mép lục địa, các đảo và các vùng cao của đáy.
Theo Luật Biển Việt Nam, Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982, cụ thể:
- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là
bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,
có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm
ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền,
các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường
hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục
địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Còn nếu mép ngoài của
rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được
kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ
đường đẳng sâu 2.500 mét.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,
hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong khi đó, tại điều 121 của Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về biển:
14
“Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này
vẫn ở trên mặt nước”.[ 50, tr.53] Còn quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả
bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên
quan chặt chẽ với nhau.
Để được coi là đảo thì cần phải hội tụ các điều kiện sau đây:
- Nền nổi này phải gắn với đáy biển;
- Nền nổi này phải là nền đất và như đất liền (tàu thuyền bị thả trôi, các vật thể tự
nhiên di chuyển như các tảng băng...không được coi là đảo. Tuy nhiên, cấu tạo từ bùn,
san hô, cát, đất rắn, đá...không ảnh hưởng đến việc xác định đó là đảo hay không).
- Đảo phải có nước bao bọc. Vì vậy, một đảo nối liền với bán đảo khi thủy triều
xuống thấp có thể làm mất tính đảo trong khi một đảo nối liền bởi một cây cầu hay
một đường hầm không làm mất tính đảo.
- Khi thủy triều lên, vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Điều này có nghĩa loại
bỏ tất cả các bãi cạn nửa chìm nửa nổi khỏi các định nghĩa về đảo.
1.1.3 Phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
* Kinh tế biển đảo
Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành. Xã hội càng hiện đại thì các
ngành kinh tế biển càng đa dạng. Ở Việt Nam thời kỳ chưa có nhà nước phong kiến
độc lập tự chủ (đến 938), kinh tế biển “với hình thức săn bắt và hái lượm, người
Việt cổ đã sử dụng một số loại tài nguyên biển trong cuộc sống của mình”;“lợi
dụng thuỷ triều để trồng lúa hay giao thông thương mại”.[35, tr.179] Thời kỳ có
nhà nước phong kiến độc lập tự chủ (938 - 1945): “Phát triển kinh tế biển của Việt
Nam được phát triển chủ yếu vẫn là khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn
có vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa để cúng tiến các bậc vua chúa, cống nạp và một
phần cho thương mại”.[35;tr.179] Thời kỳ này chủ yếu là đánh bắt hải sản, làm
nước mắm, nghề làm muối và nhất là việc giao thương đường biển được các triều
phong kiến chú trọng nhất là thời các chúa Nguyễn. Từ 1945 đến trước đổi mới
ngoài các ngành nghề lâu đời lúc này chú trọng đánh bắt hải sản tuy nhiên phương
tiện lạc hậu nên chủ yếu đánh bắt gần bờ. Từ đổi mới cho đến nay “kinh tế biển đã
15
được xây dựng với đầy đủ các lĩnh vực, bao gồm: 1) nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng
và chế biến); 2) khai thác khoáng sản; 3) hàng hải (đóng tàu, chuyên chở, xây
dựng cảng); 4) du lịch và giải trí biển; 5) dịch vụ biển (sản xuất các thiết bị,
phương tiện làm việc trong biển); 6) an ninh - quốc phòng (quản lý vùng biển)”.
[35, tr.181]
Theo tác giả Phan Thị Yến Tuyết: “Kinh tế biển là khái niệm bao gồm các hoạt
động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động liên quan trực tiếp đến khai thác biển.
Chủ thể của những hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên trên biển, trên đất liền ven
biển vùng biển - đảo là những cộng đồng ngư dân và cư dân ven biển”. [ 36, tr.119]
Còn theo PGS.TS. Hồ Tấn Sang, kinh tế biển hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp.
Theo nghĩa hẹp, kinh tế biển bao gồm “Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên
biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); 2. Hải
sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác Dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch
biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và 7. Kinh tế đảo”. [29,
tr.8] Trong khi đó, theo nghĩa rộng, kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh
tế diễn ra trên biển và “các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển
đảo tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào
yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển,
bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào
lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp khai thác khoáng sản biển và chế biến
dầu khí; 3. Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông
tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục
vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển”. [29, tr.8]
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi quy ước khái niệm kinh tế biển đảo hiểu
theo nghĩa rộng, là lĩnh vực kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động kinh tế diễn ra
trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất
liền ven biển.
* Phát triển kinh tế biển đảo
Ngày nay, thuật ngữ phát triển được sử dụng rất phổ biến cho hầu hết lĩnh vực,
16
ngành nghề. Theo từ điển Tiếng Việt, phát triển là “Biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”. [26;tr.797]
Từ khái niệm về phát triển và kinh tế biển đảo, có thể hiểu phát triển kinh tế
biển đảo là quá trình vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hoạt kinh tế trên biển và các hoạt động
kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dãi đất liền ven biển trong một chu
kỳ hay một giai đoạn nhất định của thực tiễn.
* Phát triển kinh tế biển đảo miền Trung
Miền trung bao gồm 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có vị trí đặc
biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng đối với nước ta. Các tỉnh, thành miền Trung đều có biển đảo ở phía
đông, đồng bằng nhỏ hẹp và trung du miền núi ở phía tây.
Vì vậy, nói phát triển kinh tế biển đảo miền trung có nghĩa là quá trình vận
động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện hoạt kinh tế trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên
quan đến khai thác biển ở dãi đất liền ven biển trong một chu kỳ hay một giai đoạn
nhất định của thực tiễn ở khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến
Bình Thuận.
1.2 Vai trò của báo chí trong việc thông tin về miền Trung
1.2.1 Đối với chính trị - kinh tế - văn hóa
Báo chí có tầm quan trọng, tác động rất lớn đối với chính trị - kinh tế - văn hóa
xã hội của nước ta. Miền Trung - “khúc ruột” của cả nước cũng chịu những tác
động ấy từ báo chí.
Trước hết, vai trò của báo chí là những gì báo chí có thể làm được, tức là nói
tới chức năng báo chí: thông tin - giao tiếp; quản lý, giám sát và phản biện xã
hội...Báo chí thực hiện được các vai trò, chức năng trên la do báo chí có những ưu
điểm, đặc trưng riêng biệt mà các loại truyền thông khác không thể thay thế được:
tính đại chúng, tính thời sự, ý nghĩa vô cùng to lớn của thông tin…Chính những ưu
điểm, đặc trưng riêng này mà báo chí có vai trò rất quan trọng: là kênh tạo lập, định
17
hướng và hướng dẫn dư luận; công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách
xã hội; phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân;…
Ở nước ta, có nhiều quan niệm về vai trò, chức năng báo chí. Trong cuốn
Truyền thông đại chúng, tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định: vai trò, chức năng xã hội
của truyền thông đại chúng gồm có chức năng tư tưởng; chức năng giám sát và
quản lý xã hội; chức năng văn hóa; các chức năng khác của truyền thông đại chúng
(kinh doanh, giải trí). Trong khi đó, tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường,
Trần Quang lại quan niệm báo chí có 3 chức năng cơ bản: chức năng giáo dục tư
tưởng; chức năng quản lý và giám sát xã hội; chức năng phát triển văn hóa và giải
trí. Thể hiện một cách đầy đủ và phù hợp với thực tiễn báo chí nước ta hiện nay, tác
giả Nguyễn Văn Dững cho rằng, báo chí có 5 chức năng: chức năng thông tin - giao
tiếp; chức năng tư tưởng; chức năng khai sáng, giải trí; chức năng quản lý, giám sát
và phản biện xã hội; chức năng kinh tế - dịch vụ.
Dựa trên chức năng, khả năng mà báo chí có thể thực hiện được, những nhà
quản lý đề ra nhiệm vụ cho báo chí với nguyên tắc: giữa nhiệm vụ đặt ra và chức
năng báo chí phải phù hợp với nhau; tránh trường hợp đề ra nhiệm vụ một cách áp
đặt với báo chí, trong khi báo chí không có khả năng, không đủ điều kiện để thực
hiện những nhiệm vụ đó. Dựa trên những ưu điểm vốn có của báo chí chúng ta có
thể xác định nhiệm vụ của báo chí đối với chính trị - kinh tế - văn hóa cả nước nói
chung và miền Trung nói riêng như sau:
- Về chính trị: Hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng; củng cố,
phục vụ duy trì chế độ; công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng – văn hóa...
- Về kinh tế: Đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng, doanh nghiệp;
thúc đẩy tiêu dùng sản xuất; thông tin kịp thời tạo nên sức mạnh cạnh tranh; hướng
dẫn thị trường; hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật; giới thiệu mô hình sản
xuất tiến tiến....
- Về văn hóa xã hội: Tiếp thu làm giàu vốn tri thức văn hóa; tiếp nhận nhiều
tri thức văn hóa trên thế giới; làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích lại gần
nhau hơn, học tập tiếp thu, làm giàu cho văn hóa mình; nâng cao nhận thức thẩm
18
mỹ, giáo dục, giải trí đôi với nhân dân; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; giữ gìn
phát huy bản sắc truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; truyền bá những tiêu
chuẩn và các giá trị tinh thần đã được xã hội công nhận; xây dựng ý thức công dân,
chống lại những quan niệm và hành động lệch lạc; đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực và tệ nạn xã hội;...
1.2.2 Đối với phát triển kinh tế biển đảo
Kinh tế biển đảo Việt Nam nói chung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng
là một bộ phận của nền kinh tế. Vì vậy, báo chí với các chức năng và vai trò rất lớn
đối với chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội là công cụ đắc lực thúc đẩy phát triển
kinh tế biển đảo miền Trung. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các bài viết đề cập vai
trò báo chí với phát triển kinh tế biển đảo. Vì vậy, việc nhận định vai trò của báo
chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung chúng tôi dựa trên cơ sở các quan
điểm về báo chí với phát triển kinh tế để suy rộng ra vai trò của báo chí với phát triển
kinh tế biển đảo miền Trung. Bên cạnh đó, chúng tôi còn dựa trên các nhận định của
các nhà báo đứng đầu các cơ quan báo chí về vai trò báo chí trong lĩnh vực này.
Trước hết, báo chí là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Nguyễn Thị Thoa - tác giả luận văn thạc sĩ Báo chí tham gia tích cực
đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất nước nhận định về vai trò báo chí trong quá
trình đổi mới: báo chí đã kịp thời phản ánh các vấn đề và các kiến nghị của các
doanh nghiệp để các cơ quan hoạch định chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước
xem xét điều chỉnh, đổi mới hệ thống chính sách và cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động; đồng thời, báo chí cũng phổ biến kịp thời các
quyết sách của các cơ quan quản lý tới các doanh nghiệp. Còn tác giả Đinh Văn
Hường, trong bài“ Hoạt động và đóng góp kinh tế của báo in đối với kinh tế - xã
hội Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” cho rằng: một nền kinh tế nếu thiếu
thông tin hoặc thông tin sai, chậm, không chính xác và minh bạch sẽ dẫn đến lạc
hậu, trì trệ, sản xuất đình đốn, lưu thông ách tắc, cung cầu không ăn nhập…Bên
cạnh đó, báo chí có thể phát hiện, cổ vũ một ý tưởng kinh doanh, là cầu nối giữa
nhà sản xuất và người tiêu thụ.
19
Thứ hai, báo chí là kênh quảng bá, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.
Trong luận văn Báo chí tham gia tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền kinh tế đất
nước, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng, một trong những vai trò quan trọng của
báo chí trong quá trình đổi mới đất nước là báo chí đã góp phần phát hiện, tổng kết
và phổ biến các mô hình đổi mới ra phạm vi toàn quốc. Còn Nhà báo Nguyễn Thế
Thịnh - Trưởng ban Đại diện BTN tại khu vực miền Trung cho rằng (phụ lục phỏng vấn
sâu 1.1): Báo chí có vài trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế biển đảo miền
Trung, ở chỗ phát hiện mô hình tổ chức tốt, từ đó phản ánh lên mặt báo để các nơi
khác học tập, nhân rộng; ngược lại, phát hiện những vấn đề bất cập, từ đó để các nơi
rút kinh nghiệm.
Thứ ba, báo chí là công cụ đấu tranh chống tiêu cực, tư vấn cho các cơ quan quản
lý biện pháp tháo gỡ những tồn tài bất cập trong lĩnh vực kinh tế. Trong bài “Báo chí
và các vấn đề thời sự kinh tế chủ yếu trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước”( trong cuốn Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội - công trin
̀ h
tâ ̣p hơ ̣p nhiề u bài viế t c ủa tác giả Lê Thanh Bình về vai trò báo chí v ới kinh tế, văn
hóa, xã hội), tác giả nhấn mạnh: báo chí không chỉ thông tin, phân tích các chính
sách kinh tế - xã hội cả nước, báo chí viết về kinh tế phải thể hiện những điểm chưa
phù hợp giữa chính sách và thực tiễn để bổ sung hoàn thiện các chính sách; báo chí
còn có nhiệm vụ góp phần hoàn chỉnh luật pháp (đặc biệt là luật pháp liên quan đến
kinh tế). Còn Nhà báo Uông Thái Biểu - Trưởng ban Đại diện BND tại khu vực
miền Trung - Tây Nguyên cho rằng (phụ lục phỏng vấn sâu 1.2): Vai trò của báo chí
đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển đảo là phát hiện những vấn đề nan giải, nổi
cộm, tiêu cực hay những bất cập trong hệ thống chính sách. Từ đó, giúp cơ quan
chức năng, tham mưu cập nhật thông tin, đúc kết thực tiễn, tìm biện pháp
tháo gỡ, xử lý…Hay trong Tài liệu Hội thảo quốc tế: Đóng góp của Khoa học xã
hội nhân văn trong phát triển kinh tế (2011), tác giả Đinh Văn Hường với
bài“ Hoạt động và đóng góp kinh tế của báo in đối với kinh tế - xã hội Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường”, tác giả Đinh Văn Hường nhận định: Báo chí đấu
tranh với những biểu hiện tiêu cực trong kinh tế như: tham ô, lãng phí, tham nhũng,
20
đầu cơ, hối lộ, trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại…
Thứ tư, báo chí là công cụ tuyên truyền chính sách, cổ vũ, khuyến khích các
hoạt động kinh tế biển đảo miền Trung. Nhận định về vai trò này, Nhà báo Uông
Thái Biểu - Trưởng ban Đại diện BND tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho
rằng (phụ lục phỏng vấn sâu 1.2): Vai trò của báo chí đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế biển đảo là công cụ cổ vũ, động viên các địa phương, đơn vị, các doanh
nghiệp liên quan đến kinh tế biển đảo và bà con ngư dân trong việc phát huy tiềm
năng, thế mạnh, phát triển bền vững kinh tế biển đảo; tuyên truyền sâu, rộng, đúng
đối tượng về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế
biển đảo.
Trên đây là những tác động cơ bản của báo chí đối với phát triển kinh tế nói
chung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng. Với tư cách là một bộ phận của nền
kinh tế nước ta hiện nay, để thúc đẩy kinh tế biển đảo nói chung và kinh tế biển đảo
miền Trung nói riêng không thể thiếu công cụ hỗ trợ đắc lực - báo chí.
1.2.3 Báo in - một trong bốn loại hình báo chí thông tin về phát triển kinh tế
biển đảo
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu báo in ( chủ yếu là báo). Vì vậy,
tác giả giới thiệu đặc điểm của báo in để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Báo in là một trong 4 loại hình báo chí hiện nay ở nước ta (báo phát thanh, báo truyền
hình, báo mạng). Đây là loại hình báo chí ra đời sớm nhất và có nhiều cách gọi: báo in, báo
giấy, báo viết.
Theo Luật Báo chí Việt Nam năm 1999, báo in gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản
tin thông tấn.
Còn theo tác giả Dương Xuân Sơn: “Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung
thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ
như máy in, mực in và giấy in”. [32, tr. 77]
Mỗi loại hình báo chí đều có những ưu nhược điểm. Với những đặc trưng, ưu điểm của
báo in dưới đây là một trong những lý do tác giả nghiên cứu thực tế thực hiện nhiệm vụ
thông tin, truyền thông của báo in về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.
21