Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tư tưởng của ngô thì nhậm về trung nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.92 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******* _ *******

NGUYỄN VĂN TRỌNG

TƯ TƯỞNG CỦA NGÔ THÌ NHẬM
VỀ TRUNG NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
******* _ *******

NGUYỄN VĂN TRỌNG

TƯ TƯỞNG CỦA NGÔ THÌ NHẬM
VỀ TRUNG NGHĨA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh

HÀ NỘI - 2015
2




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hạnh.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trọng

1


LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ và động viên của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS. Trần Thị
Hạnh về những ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn tận tình của cô trong suốt thời
gian tôi thực hiện luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo

trong khoa Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhận văn đã cung
cấp cho tôi những tri thức quý báu trong suốt quá trình học tập cũng như đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình bạn bè, những
người đã luôn bên tôi động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trọng

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA
NGÔ THÌ NHẬM ....................................................................................... 8
1.1. Những điều kiện cho sự hình thành tư tưởng của Ngô Thì Nhậm 8
1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII ...... 8
1.1.2 Tiền đề tư tưởng cho việc hình thành tư tưởng của Ngô Thì Nhậm .....16
1.2. Cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của Ngô Thì Nhậm ................. 32
1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm ..............................................32
1.2.2. Tác phẩm chính của Ngô Thì Nhậm ....................................................38
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM
“TRUNG”, “NGHĨA” CỦA NGÔ THÌ NHẬM ........................................ 43

2.1. Quan niệm về trung nghĩa của Ngô Thì Nhậm trước năm 1788 ....... 43
2.1.1 Quan niệm về “trung” ............................................................................43
2.1.2. Quan niệm về “nghĩa” ..........................................................................49
2.2. Quan niệm về trung nghĩa của Ngô Thì Nhậm sau năm 1788 ... 53
2.2.1. Quan niệm về “trung” ...........................................................................53
2.2.2. Quan niệm về “nghĩa” ..........................................................................58
2.3. Giá trị và hạn chế trong quan niệm trung nghĩa của Ngô Thì
Nhậm ..................................................................................................... 63
2.3.1 Một số giá trị trong quan niệm “trung”, “nghĩa” của Ngô Thì Nhậm. ..63
2.3.2 Một số hạn chế trong quan niệm “trung”, “nghĩa” của Ngô Thì
Nhậm .................................................................................................. 66
KẾT LUẬN.................................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO ...................................................... 71

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là một quá trình trải qua hàng nghìn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tư tưởng của những nhà tư tưởng, những
người anh hùng của dân tộc, có cống hiến lớn lao về mọi mặt cho đất nước,
đồng thời là đại diện tiêu biểu cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nghiên cứu và
tìm hiểu tư tưởng của những con người đó trong lịch sử không chỉ giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về họ mà còn có cái nhìn khách quan đúng đắn hơn về những
chân giá trị mà họ đã để lại cho thế hệ chúng ta hiện nay.
Lịch sử Việt Nam ở giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII, xã hội có những sự
rối ren, những hậu quả của việc chiến tranh liên miên đã gây tác động lớn đến
kinh tế xã hội đất nước, những mâu thuẫn trong xã hội đưa đất nước đến tình
trạng khủng hoảng. Về mặt tư tưởng văn hóa, giai đoạn này đã có những phát

triển với sự xuất hiện, phát triển của nhiều xu hướng tư tưởng và nhiều nhà tư
tưởng tiêu biểu.
Ngô Thì Nhậm, một con người, nhà Nho, nhà tư tưởng lỗi lạc ở thế kỷ
XVIII đã để lại cho dân tộc kho tàng đồ sộ với những áng văn thơ phản ánh
lịch sử, cùng với những tư tưởng triết học sâu sắc. Những áng văn thơ, những
tư tưởng triết học của ông gắn liền với hai thời kỳ khi ông ra làm quan với
triều đình Lê – Trịnh và cống hiến hết mình cho triều Tây Sơn, nơi ông đã tìm
thấy đúng giá trị, lý tưởng sống của mình.
Ngô Thì Nhậm (1746- 1803) đã sống trong thời kỳ lịch sử đầy hỗn loạn
nửa sau thế kỷ XVIII. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây giới nghiên cứu
mới có những bài viết, đánh giá về tầm vóc cũng như giá trị mà người trí thức
Ngô Thì Nhậm đã để lại cho thế hệ sau. Những cống hiến trên mọi phương
diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn học và triết học đều có những
đóng góp của ông.

1


Trong hệ thống tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, tư tưởng trung nghĩa có
một vị trí vô cùng quan trọng. Chính những quan niệm trung nghĩa đã được
Ngô Thì Nhậm phát triển lên một tầm cao mới, đầy tính tích cực và nó có tác
động to lớn đến sự nghiệp chính trị của ông. Chính vì vậy, tư tưởng trung
nghĩa được ông thể hiện trong hầu hết những tác phẩm tiêu biểu của ông. Việc
tìm hiểu tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm có một ý nghĩa hết sức quan
trọng cho chúng ta thấy được những giá trị tư tưởng của ông trong hệ thống
lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay những công trình nghiên
cứu về quan điểm, quan niệm của Ngô Thì Nhậm nói chung và tư tưởng trung
nghĩa nói riêng còn rất ít.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Tư tưởng của
Ngô Thì Nhâm về trung nghĩa”.

2. Tình hình nghiên cứu
* Các công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
và Ngô Thì Nhậm.
Công trình của Nguyễn Tài Thư viết về “ Lịch sử tư tưởng Việt Nam”
do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993. Công trình đã nêu khái quát toàn bộ
lịch sử tư tưởng Việt Nam, trong đó có nội dung tác giả đã trình bày tư tưởng
của Ngô Thì Nhậm.
Công trình của GS Mai Quốc Liên bảo về luận án Phó tiến sĩ “ Xác
định giá trị và vị trí của Ngô Thì Nhậm trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII”
năm 1987. Bên cạnh đó GS Mai Quốc Liên còn có công trình “ Ngô Thì
Nhậm trong văn học Tây Sơn”, Nxb Sở văn hóa Thông tin Nghĩa Bình, 1985.
Công trình này đã nêu được những nội dung chính về cuộc đời và những
chặng đường tư tưởng chính của Ngô Thì Nhậm.
Đề tài số B2006-ĐN04-04 “ Nghiên cứu tư tưởng triết học và đạo làm
người của Ngô Thì Nhậm và sự vận dụng vào nước ta trong điều kiện hiện
nay” do TS Trần Ngọc Ánh chủ nhiệm đã nghiên cứu và phân tích có hệ

2


thống tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, công trình đã làm rõ sự tương đồng và
khá biệt về mặt tưởng triết học và đạo làm người của Ngô Thì Nhậm và một
số nhà tư tưởng đương thời, từ đó rút ra những bài học vận dụng trong hoàn
cảnh xã hội nước ta hiện nay.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Cường“ Vấn đề con người và giáo dục
con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì
Nhậm”. Luận án đã chỉ ra được tính tương đồng và sự khác biệt, sự kế thừa,
phát triển, những cống hiến và sự hạn chế của các nhà tư tưởng trên trong
quan niệm về vấn đề con người và giáo dục con người ở Việt Nam. Luận án
cũng đánh giá những nội dung tư tưởng có giá trị và ý nghĩa thực tiễn về vấn

đề con người và giáo dục con người của các nhà tư tưởng trên đối với việc
xây dựng con người Việt Nam hiện nay, góp phần khẳng định và xây dựng
nền triết học Việt Nam.
Ngoài những công trình chuyên biệt viết về tư tưởng Ngô Thì Nhậm
ở Việt Nam như đã nêu ở trên, vấn đề tư tưởng của Ngô Thì Nhậm cũng được
nhiều tác giả đề cập trong các tạp chí.
Tạp chí triết học số 2 năm 1972 có bài viết “ Ngô Thì Nhậm trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII” của tác giả Lê Sĩ Thắng. Bài viết cũng đã
tóm tắt những chặng đường phát triển của tư tưởng Ngô Thì Nhậm.
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 7 năm 1983 có bài viết của tác giả Mai
Quốc Liên “ Ngô Thì Nhậm một nhân vật lịch sử và là nhà văn hóa kiệt xuất”.
Trong bài viết này tác giả đã tóm tắt cuộc đời, sự nghiệp tư tưởng của Ngô
Thì Nhậm nhằm làm rõ hơn những đóng góp của ông trong chặng đường lịch
sử của dân tộc.
Tạp chí nghiên cứu Hán Nôm số 1 năm 2007có bài “ Về cuốn Tam
thiên tự Ngô Thì Nhậm soạn”của tác giả Hoàng Hồng Cấm. Trong bài viết
này tác giả đã đề cập lại nội dung chính của tác phẩm và những đánh giá vai
trò của tác phẩm đối với lịch sử nghiên cứu chữ Nôm của nước nhà.

3


Tạp chí Giáo dục số 136 năm 2006 có bài “ Tư tưởng Ngô Thì Nhậm
về trọng dụng hiền tài” của tác giả Nguyễn Bá Cường. Tác giả đã nêu bật lên
tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về giáo dục, trọng dụng hiền tài từ đó đưa ra
những giá trị của tư tưởng đó đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam.
Tạp chí triết học số 5 năm 2007 có bài viết “ Nhận thức luận của
Ngô Thì Nhậm, bước phát triển tư tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XVIII” của
tác giả Trần Ngọc Ánh. Trong bài viết này tác giả đã nêu lên tư tưởng tiến bộ
của Ngô Thì Nhậm, khẳng định ông đã vượt lên so với những nhà trí thức

đương thời, đó là sự phát triển tư tưởng triết học Việt Nam thời kỳ đó.
Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội số 2 năm 2009 có bài
viết “ Ngô Thì Nhậm, người trí thức Nho học chân chính, nhà tư tưởng lỗi
lạc” của tác giả Nguyễn Bá Cường. Trong bài viết này tác giả đã nêu lên tóm
tắt về cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Ngô Thì Nhậm từ đó chúng ta có cái nhìn
tổng thể hơn về một con người sống trong thời kỳ đầy biến cố nhưng tư tưởng
vẫn vượt lên trên thời đại.
Trên tạp chí Tia sáng của Bộ Khoa học Công nghệ có bài viết “ Ngô
Thì Nhậm và hành trình tới tự do” của tác giả Phạm Trần Lê. Trong bài viết
tác giả đã nêu bật một số nội dung những chặng đường tư tưởng của Ngô Thì
Nhậm và làm rõ những tư tưởng vì dân, vì đất nước lên cao nhất.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về tư tưởng của Ngô Thì Nhậm có thể nói
trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Công trình nghiên cứu về Ngô Thì Nhậm ngày càng
phong phú, đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của Ngô Thì Nhậm. Tuy
nhiên, công trình nghiên cứu độc lập về tư tưởng trung nghĩa của Ngô Thì
Nhậm hiện nay vẫn chưa có.
* Các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm.
Tuyển tập “Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm” của Cao Xuân Huy và
Thạch Can gồm hai tập, Nxb Khoa học Xã hội, 1978. Công trình này đã biên

4


tập, dịch phần lớn các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm và đưa tư tưởng Ngô Thì
Nhậm đến gần hơn với giới nghiên cứu.
Công trình mới nhất “ Ngô Thì Nhậm toàn tập” do Viện nghiên cứu
Hán Nôm biên soạn bao gồm 5 tập, Nxb Khoa học Xã hội. Bộ tác phẩm này
được dịch và biên soạn khá đầy đủ từ trước đến nay về toàn bộ cuộc đời sự
nghiệp thơ văn, tư tưởng của Ngô Thì Nhậm.

Tác giả luận văn đã sưu tầm, nghiên cứu và kế thừa những kết quả của
các công trình trên. Ngô Thì Nhậm là một nhà tri thức lỗi lạc của nước ta
trong thế kỷ XVIII, một thế kỷ mà xã hội Việt Nam rơi vào tình cảnh chiến
tranh liên miên, nhân dân chịu nhiều đau khổ. Ở những thời điểm lịch sử Ngô
Thì Nhậm được một số tài liệu không chính thống ghi chép lại và có sự phê
phán bảo thủ khi ông có liên quan đến nhiều vấn đề chính trị trong thời điểm
ông ra làm quan thời Lê – Trịnh. Trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây việc
nghiên cứu và đánh giá đúng vai trò lịch sử của Ngô Thì Nhậm luôn thu hút
được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu. Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình,
tác phẩm bài viết nghiên cứu về Ngô Thì Nhậm được công bố. Tuy vậy có
những nội dung trong quan niệm của ông chưa được nghiên cứu đầy đủ dù nó
góp phần ảnh hưởng quyết định đến chặng đường tư tưởng của Ngô Thì
Nhậm.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn làm rõ những nội dung tư tuởng “ Trung”, “ Nghĩa” của Ngô
Thì Nhậm, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế về lý luận, thực tiễn của tư
tưởng Ngô Thì Nhậm.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ
sau:

5


* Làm rõ những điều kiện, tiền đề cho việc hình thành tư tưởng của
Ngô Thì Nhậm.
*Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng “Trung”, “ Nghĩa” .
* Nhận xét đánh giá về những giá trị, hạn chế về lý luận và thực tiễn
của tư tưởng Ngô Thì Nhậm.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng –
duy vật lịch sử.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng
hợp, logic – lịch sử, khái quát hóa, so sánh đối chiếu,…..
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng “ Trung”, “Nghĩa” trong hệ thống tư
tưởng của Ngô Thì Nhậm.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa trên bộ tác
phẩm Ngô Thì Nhậm toàn tập, bao gồm:
* Năm tập Ngô Thì Nhậm toàn tập, do Viện nghiên cứu Hán Nôm biên
soạn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2005.
* Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm gồm quyển I và II, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, xuất bản năm 1978.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những nội dung tư tưởng về “ Trung”,
“Nghĩa” trong hệ thống tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, từ đó thấy được những
giá trị, góp phần vào sự phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận văn có
thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm hai chương, năm tiết.


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA
NGÔ THÌ NHẬM
1.1. Những điều kiện cho sự hình thành tư tưởng của Ngô Thì Nhậm
1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII
Xã hội Việt Nam vào giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII đầy những biến
động thăng trầm. Sự bất ổn về chính trị dẫn đến có những sự xáo trộn về cơ
cấu tầng lớp trong xã hội và kinh tế thì không có tính ổn định lâu dài. Triều
Lê sơ từ khi giành được độc lập khỏi ách thống trị nhà Minh đầu thế kỷ XV,
đã bị nhà Mạc lật đổ vào thế kỷ XVI. Việc nhà Mạc thay thế nhà Lê đã tạo ra
những phản ứng trong giới Nho sĩ Việt lúc bấy giờ. Trong khoảng thời gian
nhà Mạc cai trị đất nước, Nguyễn Kim rồi đến Trịnh Kiểm dấy cờ khởi nghĩa
Trung Hưng lập lên Nam triều ở vùng Thanh Hóa chống lại thế lực Bắc triều.
Do có danh nghĩa chính thống nhà Lê nên uy tín của Nam triều ngày càng
tăng mạnh,đã lôi kéo được đông đảo nho sĩ từ bỏ nhà Mạc về với danh nghĩa
nhà Lê.
Chính sách của triều đình nhà Mạc trải qua nhiều đời vua cũng không
thể đem lại kết quả có lợi cho họ, thêm vào đó càng về sau nhà Mạc càng tỏ ra
không quan tâm đến đất nước, từ chỗ giành thế chủ động so với Nam triều
dần đánh mất sự chủ động dẫn đến sự suy yếu và thất bại hoàn toàn so với
Nam triều. Khi mà nền quân chủ tập quyền trên một đất nước thống nhất bị
phá vỡ, với cục diện Trịnh- Nguyễn phân tranh, sự chia cắt lãnh thổ đàng
Ngoài và đàng Trong thì tư tưởng chính trị có những điều mới mẻ với thể chế
vua Lê- chúa Trịnh. Hệ thống chính trị ở đàng Ngoài hình thành với “thể chế
Vua Lê – Chúa Trịnh mà thực quyền nằm trong tay phủ chúa” [46, tr.346].Ở
thế kỷ XVII, thời kỳ “chúa Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Căn

biết lo trị dân, lại nhờ có những tôi giỏi như Phạm Công Trứ, Nguyễn Công
Hãng hết lòng phò tá, sửa sang việc, nước được yên” [50, tr. 346]. Xã hội

8


đàng Ngoài sang đến thế kỷ XVIII, đã thể hiện sự khủng hoảng trầm trọng,
với những cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy ở khắp mọi nơi, có quy mô rộng
lớn.
Ở đàng Trong, thế kỷ XVII chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng diện tích
lãnh thổ về phía Nam. Họ Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ nam
dải Hoành Sơn cho đến mũi Cà Mau. Nhưng từ giữa thế kỷ XVIII, sự bóc lột
nặng nề của quan lại đối với người nông dân đã đẩy xã hội vào suy thoái
nghiêm trọng.
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, nền kinh tế của chế độ phong kiến
tập quyền Việt Nam có những bước phát triển, trong đó có sự nảy sinh của
yếu tố kinh tế thị trường tư bản từ phương Đông và phương Tây tới. Mặc dù
đó chỉ là mầm mống, manh nha nhưng nó là yếu tố mới mang tính độc lập. Sự
xuất hiện yếu tố này là do tình trạng chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước
quân chủ chuyên chế với sự bảo lưu lâu dài của tàn dư công xã nông thôn.
Cùng với đó, chiến tranh liên miên đã đưa đất nước ở cả hai miền rơi vào
khủng hoảng trầm trọng và khi đó nhà nước đẩy mạnh bóc lột hơn nữa đối với
nông dân nên đã tạo ra một bước cản lớn đối với sự chuyển mình của kinh tế.
Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài được chú ý tới nhất đó là vấn đề
ruộng đất. Ruộng đất công phần lớn rơi vào tay địa chủ cường hào, ruộng đất
tư hữu đã phát triển cao độ, “việc mua bán ruộng đất, kiện tụng về ruộng đất
luôn luôn là chuyện rắc rối ở làng xã” [46, tr.355]. Thiên tai, nạn đói đã trở
thành điều kiện của việc mở rộng diện tích đất tư. Ở Đàng Ngoài, sự phát
triển của chế độ sở hữu ruộng đất làng xã, là nét đặc sắc tình hình nông
nghiệp ở giai đoạn này. Sự phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất

dẫn đến sự thay đổi chế độ thuế, khi tất cả các loại ruộng đất tư, ruộng làng xã
đều phải chịu thuế. Ở Đàng Trong, đất đai khá rộng lớn từ phía nam sông
Gianh đến mũi Cà Mau. Bên cạnh ruộng công làng xã có loại ruộng gọi là
quan điền trang và quan đồn điền. Dù có chữ quan đứng đầu nhưng loại ruộng

9


này không phải là ruộng nhà nước mà thực chất là ruộng tư của chúa. Cũng
như ở Đàng Ngoài, tệ chiếm công vi tư ngày càng phát triển, đến mức vào
giữa thế kỷ XVIII, nhiều người nông dân không có nổi một tấc đất, phải bỏ
nhà đi phiêu tán. Những vùng đất xuôi về phía nam mới được khai hoang thì
chúa Nguyễn nhanh chóng đưa vào quản lý. Đất đai ở đàng Trong vì mới
được khai hoang nên rất màu mỡ, phì nhiêu vì thế nên nông nghiệp ở đàng
Trong rất phát triển. Một điều đặc biệt trong sự phát triển ruộng đất ở đàng
Trong đó chính là những người nông dân bị bần cùng hóa có thể tìm đến
những vùng đất khai hoang mới, ít nhiều đã giải quyết được sự tự do, cuộc
sống của họ. Điều này lí giải vì sao “cuộc khủng hoảng xã hội ở Đàng Trong
đến muộn hơn so với Đàng Ngoài” [46, tr. 365].
Xã hội nước ta ở thời kỳ này xuất hiện nhiều ngành nghề mới phát
triển. Ở châu Âu, lúc này đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật,
chính vì thế nhu cầu cần giao lưu buôn bán là nhu cầu tất yếu nên có sự tác
động mạnh mẽ đến xã hội Đại Việt lúc đó. Ngành thủ công nghiệp của cả hai
Đàng Trong và Đàng Ngoài đều đẩy mạnh, thành lập nhiều xưởng đóng
thuyền, sản xuất nhiều loại vũ khí. Những ngành nghề thủ công nghiệp phát
triển mạnh mẽ ở trong nhân dân với nhiều loại hình khác nhau như nghề làm
gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường, rèn, làm giấy … xuất hiện phân bố rải rác cả
ở hai Đàng.
Sự phát triển của làng nghề thủ công từ những cơ sở nhỏ bé cho đến
những nơi sản xuất quy mô lớn là cả một quá trình phát triển lâu dài. Nó cần

rất nhiều yếu tố động lực để phát triển như sự tích lũy vốn, của cải lâu dần
theo thời gian, kỹ thuật sản xuất, sự sáng tạo của các cá nhân để tạo nên
những sản phẩm. Ở Đàng ngoài, có “các làng nghề và cụm làng nghề nổi
tiếng là vùng Bưởi ven đô Thăng Long làm giấy như làng Phù Định, Yên
Thái, làng Châu Khê ( Bắc Ninh). Người ta sản xuất các loại giấy khác nhau
như giấy lệnh, giấy trung, giấy vàng, giấy thanh dương…. Cụm làng La dệt

10


vải, các làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng. Cụm các làng đúc đồng Đề
Cầu và Đại Bái, đúc bạc và làm đồ bạc như Châu Khê và Đồng Xâm. Cụm
làng nghề ở Quất Động, Đào Xá, Văn Lâm….” [61, tr. 29].
Ở Đàng trong có “nghề gốm Phước Tích (Phú Xuân), Biên Hòa, nghề
rèn ở Hiền Lương, nghề dệt ở Hương Trà, Điện Bà, Tân Châu”[61, tr. 29]. Sự
phát triển làng nghề thủ công nghiệp trong giai đoạn này xuất phát từ các làng
xã nông thôn, lúc đầu là kết hợp, sau đó trở thành chuyên nghiệp. Lâu dần
hàng hóa, sản phẩm của các làng nghề được buôn bán ở khắp mọi nơi, kinh tế
được mở rộng. Từ vùng nông thôn, hàng hóa đã xâm nhập nhanh chóng vào
các đô thị. “Nhìn chung, thủ công nghiệp nhân dân ở các thế kỷ XVII – XVIII
vừa mở rộng, vừa phát triển ở một mức độ nhất định nhu cầu của nhân dân
trong nước và nhu cầu của thương nhân nước ngoài, đi sâu hơn vào nền kinh
tế thị trường có tính quốc tế” [46, tr. 371].
Sang thế kỷ XVII, thương nghiệp ngày càng phát triển mạnh, giao lưu
buôn bán tấp nập ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Buôn bán trong nước thì
nhộn nhịp, chợ được mọc lên ở khắp mọi nơi, hầu như mỗi làng đều có chợ
hoặc các cụm làng chia phiên trong tuần đầu để họp chợ. Nhưng hình thức,
mặt hàng buôn bán ở trong nước hết sức đa dạng “gạo, muối, hải sản, thuốc
lào, bát đũa ấm chén, vải vóc tơ lụa” [46, tr. 373] và có sự buôn bán giữa cả
hai Đàng. “Tại các địa phương, các chợ được dựng nên tại mỗi xã hay một

nhóm xã, để tiện việc mua bán, giao lưu hàng hóa. Việc vận tải hàng thường
dùng là thuyền trên sông ngòi” [50, tr.373]. Trong thời kỳ này, buôn bán
trong nước xuất hiện một hiện tượng đặc biệt đó sự hình thành của các làng
buôn. Nó thể hiện sự chuyên môn hóa và buôn bán nội thương cũng được
phát triển nâng tầm một cách đáng kể.
Thương nghiệp ở giai đoạn này, phát triển phải kể đến sự giao lưu buôn
bán với các thương gia nước ngoài. Các thương nhân chủ yếu đến từ Trung
Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh và Hà Lan. Ở Đàng Ngoài, việc

11


buôn bán với các thương nhân nước ngoài chủ yếu diễn ra ở thương điếm Phố
Hiến (Hưng Yên), với các mặt hàng phong phú đa dạng từ khắp các nước
mang tới. Ở Đàng Trong chúa Nguyễn mở cửa Hội An, thương cảng lớn và
vô cùng sầm uất. “Thương thuyền các nước Âu châu khác đi đến mua bán
cũng nhiều. Người Âu gọi Đàng Trong là nước Quảng Nam”[50, tr.374]. Rõ
ràng việc buôn bán với các thương nhân nước ngoài không chỉ tạo ra những
con phố buôn bán đông đúc mà còn tạo ra một tầng lớp có của cải do buôn
bán mang lại. Các nhà buôn giàu có trong nước ngày càng khẳng định vị trí
của mình trong xã hội và tạo ra những nếp sống quan cách, hàng phố.
Thêm vào đó là sự tiếp xúc kinh tế, văn hóa với các luồng giao thương
quan trọng Bắc Nam và Tây Đông đã là những nhân tố ngoại sinh kích thích
nền kinh tế hàng hóa đô thị phát triển. Sự hứng khởi đô thị ở Việt Nam trong
thế kỷ XVII, bao gồm cả một mạng lưới đô thị ở cả Đàng Trong và Đàng
Ngoài. Đô thị hầu hết nằm ở những nơi có vị trí thuận lợi như dọc con sông,
nơi có đầu mối giao thông thuận tiện. Có những đô thị ở giai đoạn này nặng
về chính trị như Thăng Long, Gia Định còn một số đô thị lại nghiêng về sự
phát triển kinh tế, hay buôn bán với người nước ngoài như Phố Hiến, Hội An.
Quy mô các đô thị cũng to nhỏ khác nhau xuất hiện dọc theo cả nước, trong

đó đáng chú ý nhất phải nói đến đó là đô thị Thăng Long – Kẻ Chợ, đô thị lâu
đời nhất. Ở thế kỷ XVII – XVIII khu chợ 36 phố phường đã trở nên sôi động
hơn bao giờ hết, do làn sóng nhập cư ồ ạt của các thợ thủ công từ các làng
nghề phụ cận và đồng bằng Bắc Bộ. Đây có thể nói là một đô thị trung tâm
lớn nhất, tập trung sự phát triển cả kinh tế chính trị của cả đất nước lúc bấy
giờ.
Việc buôn bán với người nước ngoài ở thời kỳ này có những bước phát
triển hơn hẳn với những giai đoạn trước và mở rộng hơn. Thương nghiệp phát
triển rầm rộ, giao thương với nhiều nước trên thế giới có tác động thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của đất nước và “mặc dầu chưa đều đặn, liên tục nhưng đã

12


đánh dấu thời kỳ Đại Việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế” [61,
tr.378].
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII,
mà trong đó có sự phát triển mạnh về thương nghiệp và phần nào đó là thủ
công nghiệp. Sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa làm cho nền kinh tế Việt
Nam bớt đi tính chất tự túc tự cấp, nông nghiệp thuần túy và địa phương chủ
nghĩa. Rõ ràng những chính sách phát triển kinh tế thông thoáng của cả ở
Đàng Ngoài và Đàng Trong đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ về
thương nghiệp trong giai đoạn này. Nhưng rõ ràng những hạn chế về lịch sử,
phương thức sản xuất khi đó đã không thể tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và
liên tục thương nghiệp trong thời kỳ đó. Kết quả tất yếu việc buôn bán nhanh
chóng thưa thớt và lụi tàn và cuối thế XVIII. Việc thay đổi ngành nghề kinh tế
đã có tác động to lớn đến cấu trúc kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tư
tưởng.
Xã hội Việt Nam sang thế kỷ XVII đã có những sự thay đổi dưới ảnh
hưởng trực tiếp của những biến cố chính trị. Hơn thế, trải qua các triều đại

nhà Mạc, Lê Trung Hưng, Trịnh – Nguyễn, Tây Sơn kết cấu xã hội Việt Nam
liên tục chuyển biến. Sự phân tầng đẳng cấp và xung đột đẳng cấp ngày càng
tăng cao chuyển hóa thành một cuộc đấu tranh giai cấp thật sự, thể hiện trong
những cao trào bạo động nông dân bùng nổ ở các triều đại trên. Sự phát triển
nền kinh tế hàng hóa đô thị, thị trường diễn ra một quá trình giao lưu đẳng
cấp.
Thế kỷ XVIII, cấu trúc xã hội Đại Việt vẫn bao gồm sĩ, nông, công,
thương và được phân theo nghề nghiệp. Trên thực tế ba tầng lớp nông, công,
thương đã nằm trung trong đẳng cấp thứ dân nhưng theo thời gian vẫn có sự
thay đổi đáng kể trong sự phân hóa của xã hội. Khi thương nghiệp được phát
triển mạnh, “thợ thủ công và thương nhân theo đà phát triển cùng kinh tế hàng
hóa đô thị, một số ít trở thành những chủ xưởng và phú thương giàu có,

13


nhưng vẫn không vươn lên được về địa chính trị, nếu không tìm cách kết giao
để chen chân vào hàng ngũ quan liêu. Bản thân nông dân cũng tự phân hóa.
Một số ít trở thành những địa chủ và cường hào, trong khi đó đại đa số trở
thành nông dân bần cùng, mất đất, phải bỏ làng đi xiêu tán, trở thành giặc dã”
[61, tr.35]. Xã hội phong kiến Việt Nam khi đó cũng đã xuất hiện nhiều mâu
thuẫn nhưng nổi lên vẫn là mâu thuẫn nông dân với địa chủ, quý tộc.
Trong khi đó tầng lớp sĩ xuất hiện từ gốc xã hội cho đến những tầng lớp
đẳng cấp nhất trong bộ máy quan lại triều đình. Thời kỳ đầu của nhà Lê –
Trịnh và Nguyễn tầng lớp quan liêu quý tộc chủ yếu là giới thân thích nội,
ngoại tông thất của quý tốc. Nhưng theo thời gian, nhu cầu của bộ máy quan
liêu và chế độ giáo dục khoa cử mở rộng, thành phần nho sĩ khoa bảng trong
đẳng cấp quan liêu ngày càng gia tăng.
Bước sang thế kỷ XVIII, khi mà chế độ phong kiến Lê – Trịnh,
Nguyễn đã có những dấu hiệu khủng hoảng sâu rộng về mọi mặt của xã hội

thì tầng lớp nho sĩ bắt đầu đã có sự phân hóa rõ rệt. Đạo theo một chữ trung
của Nho giáo, những nho sĩ luôn đặt đạo cơ bản đó lên hàng đầu để phục vụ
cho triều đình. Ở Đàng Ngoài, thể chế Vua Lê – Chúa Trịnh, mặc dù trên
danh nghĩa vẫn là vua Lê nhưng quyền bính không còn trong tay vua Lê. Mâu
thuẫn ngay tại trong chính nội tại bộ máy quan lại triều đình đã cho chúng ta
thấy thái độ chính trị của họ. Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có những
khuynh hướng:
Một là “ Có khuynh hướng ẩn dật”
Hai là “ Khuynh hướng xu thời, nịnh thế. Chủ yếu là xu nịnh Phủ chúa”
Ba là “ Khuynh hướng chống đối chính quyền hiện hành, dưới danh
nghĩa phù Lê diệt Trịnh”
Bốn là “ Khuynh hướng củng cố, bảo vệ chế độ đang lung lay, suy sụp”
Chúng ta nhận thấy rõ nét nhất khuynh hướng thứ tư có sự biểu hiện rõ
nét nhất trong thời Lê – Trịnh. Đó là những nhà nho sĩ muốn đem cái đạo, để

14


bình thiên hạ, giúp triều đình. Trong số những nhà Nho phải kể đến đó chính
là Lê Quý Đôn, Phạm Đình Trọng và Ngô Thì Nhậm cũng nằm trong số này
khi bước đầu ông ra làm quan cho triều đình Lê – Trịnh.
Khi phòng trào Tây Sơn bắt đầu phát triển từ Đàng Trong tiến ra Bắc
đã làm rung chuyển cả hệ thống phong kiến tập quyền hàng trăm năm của
triều đình Lê – Trịnh. Ở đây, tầng lớp nho sĩ dưới thời Lê – Trịnh phải đối
mặt với một quyết định phải thể hiện rõ lập trường đối với chế độ chính
quyền mới. Khi đó tầng lớp nho sĩ đã bị phân hóa rõ rệt và xuất hiện nhiều xu
hướng chính trị đối với triều đình Tây Sơn. “Trong bối cảnh ấy, nhiều nhà
Nho bằng cách ứng xử riêng của mình và trong những điều kiện của thời đại
đã cố gắng nhận diện các nguy cơ đe dọa, làm suy yếu mà học thuyết họ tôn
thờ và chủ yếu là tìm ra nguy cơ mà Nhà nước quân chủ gắn liền với lợi ích

của họ đã bị đổ vỡ, rồi từ đó đề ra những hướng giải quyết mà theo họ là hữu
hiệu” [17, tr.55]. Xét theo trên tinh thần dứt khoát thái độ đối với triều Tây
Sơn có ba xu hướng: Chống Tây Sơn, theo Tây Sơn và không chống mà cũng
không theo. Những người chống Tây Sơn là đám nho sĩ cựu thần nhà Lê và
đó là sự cản trở của ý thức hệ mang tính chất bảo thủ, mang tính giai cấp
nhiều hơn. Xu hướng theo nhà Tây Sơn có Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp
là có tính tích cực nhất.
Xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XVIII, nhiều nho sĩ có sự phân hóa theo xu
hướng và nhanh chóng biến đổi dưới tác động của những biến cố lịch sử. Dù
thế nào đi chăng nữa khi “nhận thức các nguy cơ như thế nào và cách chọn
hướng giải quyết của nhà Nho ra sao quy định diện mạo và đường hướng vận
động của Nho giáo thế kỷ XIX. Nhận thức và cách giải quyết đó còn gắn liền
với những điều kiện kinh tế - xã hội đương thời, của ý thức tư tưởng của các
tầng lớp xã hội” [17, tr.55].
Tóm lại, những vấn đề cơ bản trong điều kiện chính trị xã hội của Việt
Nam từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII là sự khủng hoảng cho đến khi sụp

15


đổ của cả hai hệ thống chính quyền phong kiến ở cả Đàng Ngoài và Đàng
Trong. Chiến tranh đã làm cho kinh tế xã hội kiệt quệ, nhân dân rơi vào tình
cảnh lầm than. Mặc dù có sự khủng hoảng xã hội, nhưng ở giai đoạn này
chứng kiến sự phát triển mạnh về thương nghiệp cả về nội thương lẫn ngoại
thương và đó chính là nét tươi mới của giai đoạn này. Nhưng sự hứng khởi đó
cũng không cứu vãn được chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu khi phong
trào Tây Sơn đã thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ XVIII. Tất cả những sự
kiện đó đã tác động mạnh mẽ tới nhà trí thức tài ba Ngô Thì Nhậm và ông đã
hướng tầm nhìn thiên tài của mình lên một tầm cao mới, để lại cho dân tộc
một hệ thống tác phẩm đồ sộ phản ánh rõ nét nhất những diễn biến chân thực

về xã hội Việt Nam ở thời kỳ đầy biến động này.
1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho việc hình thành tư tưởng của Ngô Thì Nhậm
* Tư tưởng yêu nước truyền thống
Lịch sử Việt Nam trải qua bao nhiêu thời đại thịnh suy, dù khi nào tư
tưởng yêu nước vẫn luôn làm kim chỉ nam cho hành động, là một tiêu chuẩn
để nhận định đúng sai, chân lý và sai lầm.
Từ khi nước Nam ta được hình thành, ngay sau đó đã bị đô hộ một
ngàn năm Bắc thuộc và tưởng chừng như thời gian đó sẽ làm cho dân tộc ta
lụi tàn, không thể gượng dậy được nữa nhưng trái lại những tư tưởng yêu
nước chẳng những được duy trì mà còn có cơ hội được phát triển với sự phát
triển của một phong trào dân tộc giải phóng. Nhưng đỉnh cao của chủ nghĩa
yêu nước mà Ngô Thì Nhậm đã tiếp thu được đó là từ những cuộc chiến đấu
thần thánh chống giặc ngoại xâm Tống, Nguyên, Minh, đó đầu là những cuộc
chiến đấu vĩ đại của dân tộc ta. Tư tưởng yêu nước tự bao giờ đã ngấm vào
máu thịt của mỗi người dân nước ta, nó đã được hình thành ngay từ khi mỗi
con người còn bé, luôn được hun đúc, phát triển và mỗi khi dân tộc bị lâm
nguy thì tư tưởng đó lại được phát huy một cách mạnh mẽ. “Nam Quốc Sơn
Hà” của Lý Thường Kiệt được ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân

16


Tống, bài thơ là một lời khẳng định đanh thép về tinh thần của dân tộc nước
ta lúc bấy giờ, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn quyết định thắng lợi trong việc
đánh bại quân xâm lược . Bài thơ như như một bản Tuyên ngôn độc lập khẳng
định chủ quyền, độc lập dân tộc và sự quyết tâm của dân tộc ta trong bảo về
sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Trong hai thế kỷ tiếp theo, nhà Trần phải đối mặt với một thách thức vô
cùng to lớn trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc đó là chống lại
đạo quân Nguyên xâm lược. Đó là một đội quân xâm lược hùng mạnh, vô

cùng hung hãn và chúng đã chinh phúc khắp các lãnh thổ rộng lớn. Nhưng
chúng không ngờ khi sang đến Đại Việt, chúng đã thất bại vô cùng thảm hại
và thất bại tới những ba lần. Ở cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm
lược chúng ta thấy được rõ đỉnh cao “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, đó
là một bản hịch khơi dậy tinh thần yêu nước của toàn thể người dân trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Bài “Hịch tướng sĩ” khi đó có tầm
quan trọng vô cùng to lớn quyết định tới việc rèn luyện một đội quân tuyệt
đỉnh anh hùng. Trần Hưng Đạo đã chỉ rõ khi nước ta hòa bình một thời gian,
quân sĩ tỏ ra phát sinh tư tưởng tự mãn, tỏ rõ sự thờ ờ và đó là một điều vô
cùng nguy hiểm gây ra hậu họa khôn lường. Chính bài “Hịch tướng sĩ” đã
khơi dậy tinh thần chiến đấu cao độ và sau đó đã chiến thắng trước giặc
Nguyên xâm lược.
Bước sang đến thế kỷ XV, nước ta bị đô hộ một cách tàn bạo dưới thời
nhà Minh, quân xâm lược đã dùng mọi thủ đoạn để tiêu diệt mọi mầm mống
chống lại chúng. Nhưng cũng từ trong những chính sách cai trị tàn ác đó, tư
tưởng yêu nước của dân tộc ta lại trỗi dậy nhanh chóng và hình thành lên cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, những chính sách tài tình
của Nguyễn Trãi đã đưa đến thắng lợi, quét sạch lũ giặc ra khỏi đất nước ta.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sau đó “Đại Cáo Bình Ngô” được
Nguyễn Trãi viết cho chúng ta thấy được một tinh thần yêu nước to lớn, sự

17


căm hờn quân giặc đến cao độ. Bản “Đại Cáo Bình Ngô” nói lên được ý thức
tự hào dân tộc, một cơ sở chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Chủ nghĩa yêu nước phải làm này sinh chủ nghĩa anh hùng thì quốc gia
dân tộc mới sống còn được danh dự, nhất là khi đất nước ở một vị trí địa dư
chính trị đặc biệt như Việt Nam. Yêu nước, nhân dân vua tôi đồng lòng chính
là chìa khóa đi đến những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc bảo vệ giặc ngoại

xâm của đất nước ta. Những tư tưởng đó theo tiến trình lịch sử đã được một
nhà Nho như Ngô Thì Nhậm tiếp thu và có sự nhận thức đầy đủ một cách
đúng đắn về tư tưởng yêu nước của dân tộc ta.
Tóm lại, những tư tưởng yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của Ngô Thì
Nhậm. Đặc biệt với một con người thông minh, ham học hỏi và có ý chí muốn
công hiến cho đất nước thì tư tưởng yêu nước trong tâm hồn ông lại càng sâu
sắc hơn bao giờ hết.
* Tư tưởng Nho giáo
Ngô Thì Nhậm tiếp thu, kế thừa phát triển Nho giáo, một học thuyết
chính trị - đạo đức ra đời, tồn tại và ảnh hưởng ở các nước Đông Á. Trong
suốt thời gian tồn tại và phát triển nó có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đến
nhiều nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Nho giáo được ra đời ở thời
Xuân Thu do Khổng Tử (551-479 TCN) sáng lập. Sau khi ông mất, tư tưởng
của ông đã được các thế hệ học trò kế thừa.
Đến thế kỷ II TCN, Nho giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng
vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã tồn tại suốt thời phong kiến và
là công cụ đắc lực giúp cho các triều vua cai trị đất nước. Theo Khổng Tử, đó
là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh
Tử gọi là ngũ luân: “vua - tôi, cha – con, chồng - vợ, anh - em, bạn - bè.
Trong đó ba mối quan hệ cơ bản nhất mà Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương
– ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến xã hội. Trong

18


thời đại của mình, “Khổng Tử đã đề cập đến những mối quan hệ và những
tiêu chuẩn này, song ông nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ vua tôi và cha
con”[8, tr.58].
Theo cách diễn giải của Doãn Chính, với quan hệ vua tôi trước hết

Khổng Tử cho rằng ngôi vua duy trì theo kiểu cha truyền con nối. Ông lên án
việc chức tước truyền theo huyết thống, dòng dõi mặc dù trong xã hội đương
thời vẫn có ba kiểu lên ngôi được thừa nhận như: lên ngôi do cha truyền lại,
lên ngôi do vua tước truyền lại và lên ngôi do đổi mệnh vua. Ông cho rằng
người cầm quyền phải có đức, có tài mà không cần tính đến đẳng cấp xuất
thân của họ. Ông cũng đưa ra những đức tính và nhiệm vụ của người đứng
đầu của một quốc gia. Khổng Tử đề cập đến việc dân phải coi vua như cha
mẹ của mình, dân vì vua mà trung, vua vì dân để được lòng dân tin cũng là
trung vậy. Trong quan hệ cha con, Khổng Tử đề cập đến phạm trù trung, song
Tăng Tử và đời sau mới phát triển, hoàn thiện nội dung này.
Phạm trù “Đức” chính là phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần
phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ bên trên. Từ Khổng Tử, ông nhấn
mạnh “Tam đức” : nhân, trí, dũng; tới Mạnh Tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí ; cho
tới Đổng Trọng Thư là “ngũ thường”: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trong Nho giáo
“tam cương” và “ngũ thường” được kết hợp và gọi tắt là đạo cương thường, là
nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối
mọi suy nghĩ, hành động và là tiêu chuẩn vàng ngọc để đánh giá phẩm hạnh
của con người. Đạo cương thường góp phần điều chỉnh hành vi của con
người, đưa những hành động của con người vào trong khuôn khổ theo chế độ
lễ pháp mà các nhà nước đặt ra.
“Nhân” là phạm trù trung tâm của cương thường, các phạm trù khác
đều xoay quanh phạm trù này. “Nhân” theo Khổng Tử có nghĩa là yêu người
và có sự trung, thứ. Trong đó, trung thứ tức là lòng mình suy ra lòng người,
cần phải giúp người. Khổng Tử khuyên rằng nên làm cho người những cái mà

19


mình muốn và đừng làm cho người những cái mà mình không muốn. Phạm
trù đức nhân tuy bao chứa nhiều nội hàm khác nhau, song cái gốc và cốt lõi

của nhân là hiếu đễ. Theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa
chồng và vợ, giữa anh và em với nhau là những tình cảm tự nhiên, vốn thuộc
về bản tính con người. Như vậy “nhân” “được coi là cái đức hạnh cơ bản,
quyết định bản tính người và tính chất quan hệ đích thực có tính người trong
gia tộc” và “là cái đức cơ bản, là đức tính hoàn thiện, là cái gốc của mọi đức
khác nên nó là biểu hiện quan trọng nhất của đạo làm người” [24, tr. 3].
Theo quan điểm của Nho giáo, “nghĩa” là một trong năm đức tính cơ
bản nhất nhân – nghĩa – lễ - trí - tín, luôn phải có ở con người. “Nghĩa” chính
là tiêu chuẩn của hành vi con người, đề cao những hành động tốt đẹp của con
người mà đặc biệt của người quân tử. “Nghĩa” còn được Nho giáo quan niệm
là cách thức để cai trị quốc gia và nếu không có nghĩa thì thiên hạ sẽ loạn.
“Lễ” là phạm trù quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa
người với người. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua,
chồng vợ phải có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bè
phải giữ được lòng tin. “ Lễ còn được Khổng Tử hiểu là những phong tục, tập
quán những quy tắc quy định kỷ cương và lối ứng xử, nó có liên hệ mật thiết
với “nhân”. “ Nhân là bản chất, nội dung “lễ” là hình thức biểu hiện của
“nhân” [24, tr.14].
Theo diễn giải của Doãn Chính, thì “trí” là sự minh mẫn nói chung để
phân biệt, đánh giá con người và tình huống, qua đó tự xác định cho mình
cách ứng xử cho phải đạo. Không Tử quan niệm con người phải có “trí” mới
vươn tới được đức nhân nên không thể là người nhân mà thiếu trí. Ông một
mặt tin vào mệnh trời cho rằng tri thức là bẩm sinh, là tri thức thượng thặng,
là thượng trí, trời sinh ra đã có và không biến đổi. “Trí đem lại cho con người
suốt, minh mẫn để hiểu biết được đạo lý, xét đoán được sự việc, phân biệt
được phải trái, thiện ác, để trau dồi đạo đức và hành động phù hợp với “thiên

20



×