Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thúy sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.68 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC TIỆP

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 11-Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC TIỆP
MSSV: B110300

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÚY SƠN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU

Tháng 11 -Năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của khoa kinh kế - quản trị kinh doanh trường Đại học
Cần Thơ cùng với sự chấp nhận của công ty cổ phần đầu tư thúy sơn, sau hơn hai
tháng thực tập tại công ty, cùng với những kiến thức được học tại trường, tôi đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài ” Phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Thúy sơn”. Để hoàn thành đề tài này
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cũng đã nhận được sự giúp đở tận tình từ phía
nhà trường và cơ quan thực tập, nhất là sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị
Hồng Liễu trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế quản trị kinh doanh đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báo, trong suốt thời gian tôi học
tại trường, những kiến thức đó đã giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kế toán của công ty cổ
phần đầu tư Thúy Sơn, đã hướng dẫn tận tình và cung cấp số liệu cho tôi trong
thời gian thực tập
Tuy vậy với những kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sau cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô và chúc công ty cổ
phần đầu tư Thúy Sơn hoạt động ngày càng hiệu quả.

Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Ngọc Tiệp


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm2013
Người thực hiện
Nguyễn Ngọc Tiệp

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

iii

tháng

năm 2013


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1
1.1 Đặc vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
13.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
1.4 Lược khảo tài liệu ..................................................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................3
2.1 Cơ sở lý luận ..........................................................................................................3
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng – lợi nhuận ...................3
2.1.2 Phân loại chi phí theo ứng xử của chi phí...........................................................3
2.1.3 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong việc phân tích C.V.P ..........................7
2.1.4 Điểm hòa vốn ......................................................................................................9
2.15 Những hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C-V -P .............................11

2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................11
2.2.1Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................12
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THÚY
SƠN ...........................................................................................................................13
3.1 Lịch sử hình thành ...............................................................................................13
3.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................14
3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý .......................................................................................14
3.2.2 Chức năng của các phòng ban ..........................................................................16
3.2.3 Tổ chức công tác kế toán ..................................................................................16
3.3 Chức năng nhiệm vụ ............................................................................................19
3.3.1 Chức năng .........................................................................................................19

v


3.3.2 Nhiệm vụ...........................................................................................................19
3.4 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh .....................................................19
3.4.1 Các mặt hàng chủ yếu của công ty ...................................................................19
3.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm của công ty cổ phần đầu tư Thúy
Sơn ( từ năm 2010-2012) ...........................................................................................20
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ........................................................23
3.5.1 Thuận lợi ...........................................................................................................23
3.5.2 Khó khăn ...........................................................................................................24
3.5.3 Định hướng phát triển .......................................................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................26
4.1. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty .......................................................26
4.1.1 Phân tích kết cấu mặt hàng ...............................................................................26
4.1.2 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty qua các năm (năm 2010 – 6
tháng 2013) ................................................................................................................26

4.2 Chi phí liên quan đến các mặt hàng của công ty .................................................29
4.2.1 căn cứ phân loại ................................................................................................29
4.2.2 Các loại chi phí .................................................................................................30
4.3 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của công ty ..............................................46
4.3.1 Số dư đảm phí ...................................................................................................43
4.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí .........................................................................................48
4.3.3 Cơ cấu chi phí ...................................................................................................50
4.4 CVP Trong phân tích rủi ro kinh doanh tại công ty ............................................51
4.4.1 Phân tích rủi ro kinh doanh thông qua đòn bẩy kinh doanh .............................51
4.4.2 Phân tích điểm hòa vốn .....................................................................................52
4.5 Phân tích CVP Trong việc ra quyết định và lựa chọn phương án kinh doanh ....55
4.6 Một số giải pháp thực hiện phương án ................................................................63
4.7 Đánh giá việc phân tích CVP tại công ty.............................................................65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................67
5.1 Kết luận ................................................................................................................67
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................68
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................69

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí .........................................................7
Bảng 3.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 6 tháng
năm 2013 ........................................................................................................................... 21
Bảng 3.2 Bảng kế hoạch chi phí cho năm 2013 .............................................................. 25
Bảng 4.1 Bảng kết cấu mặt hàng....................................................................................... 26
Bảng 4.2 Tình hình sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty từ năm
2010 - 6 tháng năm 2013 ................................................................................................. 27

Bảng 4.3 Căn cứ ứng xử của chi phí ................................................................................ 29
Bảng 4.4 Bảng giá mua nguyên liệu gỗ ........................................................................... 30
Bảng 4.5 Bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu .............................................................. 30
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp biến phí nguyên vật liệu các mặt hàng ................................. 31
Bảng 4.7 Bảng tính chi phí tiền công theo từng mức lương .......................................... 33
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp biến phí nhân công trực tiếp các mặt hàng ........................... 33
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp định phí nhân công trực tiếp ...............................................34
Bảng 4.10 Chi phí nhiên liệu phục vụ cho phân xưởng ................................................. 35
Bảng 4.11 Chi phí vật dụng sử dụng cho phân xưởng ................................................... 36
Bảng 4.12 Bảng chi tiết biến phí sản xuất chung ............................................................ 36
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp biến phí sản xuất chung ................................................... 37
Bảng 4.14 Bảng tổng hợp định phí sản xuất chung của toàn công ty.......................... 38
Bảng 4.15 Bảng chi tiết biến phí bán hàng ..................................................................... 40
Bảng 4.16 Bảng tổng hợp biến phí bán hàng ................................................................... 40
Bảng 4.17 Bảng tổng hợp định phí bán hàng .................................................................. 41
Bảng 4.18 Bảng tổng hợp định phí quản lý doanh nghiệp ............................................. 43
Bảng 4.19 Bảng tổng hợp biến phí của công ty ............................................................. 44
Bảng 4.20 Bảng tổng hợp biến phí đơn vị của công ty ................................................. 45

Bảng 4.21 Bảng tổng hợp định phí của công ty........................................................45
Bảng 4.22 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí
của các mặt hàng ........................................................................................................47
Bảng 4.23 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng ...................................................49
vii


Bảng 4.24 Bảng thể hiện cơ cấu chi phí ...................................................................50
Bảng 4.25 Sản lượng và doanh thu hòa vốn của các mặt hàng .................................52
Bảng 4.26 Tỷ lệ sản lượng hòa vốn ...........................................................................53
Bảng 4.27 Bảng thể hiện số dư an toàn của các mặt hàng.........................................55

Bảng 4.28 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 1 ............................56
Bảng 4.29 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 2 ..............................57
Bảng 4.30 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 3 ..............................58
Bảng 4.32 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 4 .............................59
Bảng 4.33 Bảng báo cáo thu nhập theo SDĐP của phương án 5 ............................61
Bảng 4.35 Bảng thể hiện lợi nhuận tăng thêm các phương án ..................................62

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đồ thị của biến phí tỷ lệ ................................................................................4
Hình 2.2 Đồ thị của biến phí cấp bậc..........................................................................4
Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn của định phí ........................................................................5
Hình 2.4 Đồ thị điểm hòa vốn ...................................................................................10
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn ....................15
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán .................................................................................17
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ............................18
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn tình hình tiêu thụ các mặt hàng từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................28
Hình 4.2 Đồ thị thể hiện cơ cấu chi phí của công ty .................................................50
Hình 4.3 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ tràm .................................................54
Hình 4.4 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng dăm gỗ bạch đàn .........................................54
Hình 4.5 Sơ đồ thể hiện lợi nhuận các phương án .....................................................58

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPKB:

Chi phí khả biến

CPBB:

Chi phí bất biến

SDĐP:

Số dư đảm phí

TSCĐ:

Tài sản cố định

DSB:

Doanh số bán

CCDC:

Công cụ dụng cụ

SL:

Sản lượng

LN:
CPNVL:

CPNCTT:
SXC:
QLDN:
BH:

Lợi nhuận
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công trực tiếp
Sản xuất chung
Quản lý doanh nghiệp
Bán hàng

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của lạm phát, cạnh tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp, tìm đầu ra cho
hàng hóa và dịch vụ, làm cho các nhà quản trị không ngừng đưa ra những chiến
lược kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình và đánh
bại các đối thủ cùng ngành. Từ đó ta có thể thấy rằng vai trò của người quản trị
vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Nếu kế hoạch kinh doanh hiệu quả sẽ đem lại khoản lợi nhuận lớn cho doanh
nghiệp, ngược lại nếu nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh hay nhận
định sai lầm sẽ dẫn đến thua lỗ hay có thể bị phá sản. Một trong những công cụ
giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn đó là phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận hay phân tích CVP, đây là việc xem xét các mối
quan hệ nội tại của các nhân tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất

biến đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Tóm lại phân tích CVP cung cấp cho người quản lý cái nhìm tổng
quát của doanh thu và chi phí trong ngắn hạn, phân tích CVP cong giúp họ nhận
ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn lực hiệu quả
hơn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Phân tích mối quan
hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn” nhằm
đánh giá tình hình sản lượng, chi phí và lợi nhuận của công ty đồng thời đưa ra
những đề xuất về kết cấu chi phí phù hợp, ứng dụng CVP trong việc ra quyết
định và lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho công
ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí, khối lượng và lợi nhuận của công
ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn nhằm đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế rủi ro
trong kinh doanh, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại công ty, nhằm tập hợp chi
phí khả biến và bất biến
Phân tích những rủi ro trong kinh doanh của công ty thông qua việc phân
tích điểm hòa vốn và đòn bẫy kinh doanh
Phân tích ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí – khối lượng đối với lợi
nhuận của công ty.

1


Đánh giá kết cấu chi phí và lợi nhuận hiện tại của công ty, đưa ra giải pháp
tối ưu nhằm hạn chế tối thiểu khả năng phát sinh lỗ và tối đa lợi nhuận
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1 Không gian

Công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn
1.3.2 Thời gian
Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, thời
gian thực hiện đề tài 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về chi phí phát sinh, doanh số thực hiện, lợi nhuận đạt được và
mối quan hệ của các nhân tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Huỳnh Thị Thúy Kiều, (2010) “Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng
- lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải Phan Thành” Luận
văn phân tích các yếu tố chi phí và ảnh hưởng của những kết cấu chi phí đến lợi
nhuận của doanh nghiệp, phân tích mối quan hệ của các yếu tố giá, khối lượng và
chi phí ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra
những giải pháp nhằm năng cao lợi nhuận.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận
Khái niệm:
Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận (CVP) là xem xét mối
quan hệ nội tại của các yếu tố: Giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất
biến và kết cấu mặt hang, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng đó đến lợi nhuận của
doanh nghiệp
Phân tích CVP là biện pháp hữu ích nhằm giúp cho các nhà quản trị trong
quá trình ra quyết định như định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi sử dụng

tốt điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có…
Mục đích:
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói
cách khác chính là phân tích rủi ro từ kết cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo
về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra kết cấu chi phí phù hợp để đạt
được lợi nhuận cao nhất.
2.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Ứng xử của chi phí: Chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi mức độ
hoạt động
Mức độ hoạt động: Số sản phẩm, số giờ máy sản xuất…
2.1.2.1 Chi phí khả biến (biến phí)
Chi phí khả biến (CPKB) là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm
theo tỷ lệ với sự gia tăng, giảm về mức độ hoạt động. Tuy nhiên tính trên một
đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến là không đổi.Chi phí khả biến
chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không có hoạt động biến phí bằng 0 Chi phí
là biến phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp (trả
lương khoán theo sản phẩm), chi phí nhân viên bán hàng (trả lương khoán theo
doanh thu)…
Có hai loại biến phí:
a. Chi phí khả biến tỷ lệ
Biến phí tỷ lệ là chi phí thay đổi theo tỷ lệ thay đổi của mức độ hoạt động.
Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí hoa hồng (chia theo một tỷ lệ
trên doanh thu), chi phí vận chuyển hàng bán (trả theo trọng lượng)…

3


Số tiền
Y=ax
ax


0

sản phẩm ( mức hoạt động)

x

Hình 2.1: Đồ thị của biến phí tỷ lệ
b. Chi phí khả biến cấp bậc
Biến phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều,
nói cách khác tổng của biến phí bậc thang cũng biến động theo quan hệ tỷ lệ
thuận với biến động của mức hoạt động, nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp.
Biến phí bậc thang gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bảo trì máy móc…
Ví dụ: Chi phí nhân viên bán hàng trả theo từng mức doanh thu ( doanh thu
dưới 400.000.000đ tiền lương 1.000.000đ, doanh thu từ 400.000.000 đến dưới
800.000.000 tiền lương 1.500.000
Số tiền
(chi phí)

Sản phẩm (mức hoạt động)
Hình 2.2: Đồ thị của biến phí cấp bậc
2.1.2.2 Chi phí bất biến (định phí)
Chi phí bất biến (CPBB) là những chi phí không thay đổi về tổng số khi
mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp nhất định. Ví dụ: Chi phí thuê
nhà hàng năm, chi phí nhân viên quản lý trả cố định (theo thời gian), chi phí bảo
hiểm…
Phạm vi phù hợp: phạm vi phù hợp là phạm vi ở đó các mối quan hệ của chi
phí với cách ứng xử của chúng được vững chắc
Phương trình biểu diễn định phí Y =A ( hằng số)


4


Với Y: Định phí
A: Giá trị của định phí, là một hằng số
Y

Y=A
A
X
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn của định phí
Từ hình 2.3 ta thấy đường biểu diễn của định phí không có liên quan với
mức hoạt động, đó là đường thẳng song song với trục hoành, điều này có nghĩa
là một khi doanh nghiệp đã chi tiêu cho định phí, thì dù cho không có hoạt động
doanh nghiệp vẫn phải hạch toán khoản định phí đó, đồng thời dù mức độ hoạt
động như thế nào thì định phí vẫn không đổi.
Chi phí bất biến chia làm hai loại: Chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất
biến không bắt buộc.
a. Chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc là những chi phí có bản chất lâu dài, không thể cắt
giảm đến không dù cho mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián
đoạn
Ví dụ: Chi phí khấu hao nhà xưởng máy móc, chi phí bảo hiểm tài sản…
b.Chi phí bất biến không bắt buộc
Chi phí bất biến không bắt buộc là những chi phí có bản chất ngắn hạn,
trong những trường hợp cần thiết có thể cắt giảm
Ví dụ: Chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí thuê tư vấn quản lý…
Bảng tóm tắt ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức độ hoạt
động
Loại chi phí


Chi phí tính cho 1 sản phẩm

Chi phí tính cho tổng số

Biến phí

Cố định

Thay đổi

Định phí

Thay đổi

Cố định

2.1.2.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến
và khả biến
5


Phương trình tuyến tính: Y= aX + b
Trong đó:
a: Chi phí khả biến
b: Chi phí bất biến
X: Mức độ hoạt động
Y: Chi phí hỗn hợp
2.1.2.3 Phương pháp tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí

a. Phương pháp cực đại – cực tiểu
Theo phương pháp này ta cần xác định a (biến phí) và b (định phí)
Cách xác định a: Lấy chênh lệch về chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất so
với mức độ hoạt động thấp nhất, lấy kết quả biến động chi phí này đem chia cho
biến động về mức độ hoạt động cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất.
a=

Ymax - Ymin

(2.1)

Xmax - Xmin

Trong đó:
Ymax : Chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất
Ymin: Chi phí ở mức độ hoạt động thấp nhất
Xmax: Mức độ hoạt động cao nhất
Xmin: Mức độ hoạt động thấp nhất
Tìm b: b = Y –aX

(2.2)

Ở mức độ cao nhất:
b = Ymax - aXmax
Ở mức độ thấp:
b = Ymin - aXmin
Sau khi tìm được a và b ta thế vào phương trình
Y = aX + b ( điều kiện: Xmin ≤ X ≤ Xmax)
b. Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp mà việc phân tích thông qua

việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ đã hoạt
động

6


c. Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác định phương trình biến thiên
của chi phí dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân tích
thống kê, sử dụng các số liệu chi tiết đã thu thập để đưa ra phương trình.
Ta có công thức sau:
∑XY = b∑X + a∑(X2)
∑Y = nb + a∑X
X: Mức độ hoạt động
Y: Chi phí hoạt động
n: Lần quan sát thực hiện thống kê
a, b: Hai thông số cần tìm
2.1.3 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong việc phân tích C -V - P
2.1.3.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư
đảm phí dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp Chi phí bất
biến chính là lợi nhuận. Nếu số dư đảm phí không đủ bù đắp định phí thì doanh
nghiệp sẽ bị lỗ, doanh nghiệp có lãi khi số dư đảm phí lớn hơn định phí
Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí khả biến

(2.3)

Nếu gọi x là sản lượng, g là giá bán, a là chi phí khả biến đơn vị, b là chi
phí bất biến. Ta có bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau
Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí

Chỉ tiêu

Tính cho 1 sản phẩm

Tổng số

Doanh thu

g

gx

Chi phí khả biến

a

ax

g-a

(g-a)x

b

b

Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
Lợi nhuận


(g-a)x - b

Từ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí tổng quát ta có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp không hoạt động sản lượng x = 0, lợi
nhuận thì lợi nhuận P = -b, nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
Trường hợp 2: Tại sản lượng xh mà số dư đảm phí bằng chi phí bất biến, lợi
nhuận = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
(g-a) xh = b => xh = (g-a)/b

7


Trường hợp 3:
Tại sản lượng x1> xh => lợi nhuận tại x1 là P1 = (g-a) * x1 - b
Tại sản lượng x2 > x1 > xh => lợi nhuận tại x2 là P2 = (g-a)*x2 - b
Như vậy, sản lượng tăng lên một lượng ∆P = P2 – P1 = (g-a)*(x2-x1)
Kết luận:
Nếu sản lượng tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng
sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị trên giá bán. Bằng cách này ta
dễ dàng xác định lợi nhuận tăng thêm ở các mức độ hoạt động khác nhau mà
không cần phải thiết lập toàn bộ các báo cáo thu nhập, mà chỉ cần lấy số lượng
đơn vị sản phẩm bán trên điểm hòa vốn nhân với số dư đảm phí cho một đơn vị
sản phẩm
2.1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí (SDĐP)
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ trọng của số dư đảm phí với doanh thu
Tỷ lệ SDĐP =

Tổng SDĐP

x 100%


(2.4)

Tổng doanh thu
Tỷ lệ số dư đảm phí thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, lợi
nhuận sẽ như thế nào nếu có sự biến động trong doanh thu. Các nhà quản lý có
xu hướng sử dụng tỷ lệ để dự tính lợi nhuận hơn là sử dụng số dư đảm phí vì sử
dụng tỷ lệ sẽ thuận tiện hơn trong việc so sánh giữa nhiều sản phẩm khác nhau
Nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1lượng bằng doanh thu tăng
lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Xét trong ngắn hạn thì bộ phận nào có tỷ lệ số
dư đảm phí cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn
2.1.3.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tương đối, phản ánh mối quan hệ tỷ lệ của
biến phí và định phí trong tổng chi phí kinh doanh
Biến phí có tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí cao, nếu doanh thu tăng, lợi
nhuận tăng nhanh hoặc ngược lại.
Biến phí có tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí thấp, nếu doanh thu tăng thì
lợi nhuận tăng chậm hoặc ngược lại.
Kết cấu chi phí phụ thuộc vào các yếu tố: Kế hoạch phát triển dài hạn, biến
động hàng năm của doanh thu, thái độ của người quản lý đối với rủi ro.
2.1.3.4 Đòn bẩy kinh doanh (đòn cân hoạt động)
Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định pí trong
tổ chức doanh nghiệp. Do vậy đòn bẩy kinh doanh sẽ mạnh ở các doanh nghiệp

8


có tỷ lệ định phí cao và đòn bẩy kinh doanh sẽ yếu ở các doanh nghiệp có tỷ lệ
định phí thấp. Điều này cũng có nghĩa nếu doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh khi doanh thu biến động do tác động

của đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn cảu đòn bẩy kinh doanh được đo lường qua
công thức sau:
Tổng số dư đảm phí
(2.5)

Đòn bẩy kinh doanh =
Lợi nhuận ròng

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được tính ở một mức doanh thu nhất định.
Đòn bẩy kinh doanh cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % Khi doanh số
bán tăng (giảm) 1%.
2.1.4 Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc
là một điểm tổng số dư đảm phí đúng bằng chi phí bất biến ( định phí). Điểm hòa
vốn được xác định bằng sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn
Ý nghĩa: Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích
mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn
cung cấp cái nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh
nghiệp. Đó là việc xác định:
Sản lượng doanh thu ở mức độ nào để đạt được điểm hòa vốn
Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu
thụ, doanh thu
Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong
muốn
Phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị xem xét quá trình kinh
doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng doanh thu sản lượng báo
nhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh. Từ đó có những kế hoạch kinh doanh
hiệu quả hơn.
2.1.4.1 Cách tính điểm hòa vốn
Có hai cách tính điểm hòa vốn

 Phương pháp phương trình kế toán:
Doanh thu = CPKB + CPBB + Lợi nhuận

(2.6)

Giá bán 1 sp x SL TT = (CPKB 1 sp x SLTT) + CPBB + LN
Tại điểm hòa vốn: Lợi nhuận = 0, thế giá bán, biến phí, định phí sẽ tính
được sản lượng tiêu thụ hòa vốn
Doanh thu hòa vốn = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ hòa vốn
9


 Phương pháp số dư đảm phí:
-Sản lượng hòa vốn
∑ Chi phí bất biến
Sản lượng hòa vốn =
Số dư đảm phí đơn vị

(2.7)

- Doanh số bán hòa vốn (DSB)
DSBHòa vốn =

∑ Chi phí bất biến
(2.8)

Tỷ lệ số dư đảm phí
2.1.4.2 Thời gian hòa vốn
360 x doanh số hòa vốn
(2.9)

Thời gian hòa vốn =
Doanh số dự kiến
2.1.4.3 Đồ thị hòa vốn
Doanh thu
Điểm hòa vốn

Doanh thu
hòa vốn

Vùng lãi

Tổng chi phí

Tổng CPKB

Doanh thu

Tổng CPBB

Vùng lỗ

Sản lượng hòa vốn

Sản lượng

Hình 2.4: Đồ thị điểm hòa vốn
2.1.4.4 Số dư an toàn
Mức độ an toàn của doanh nghiệp có thể đo bằng doanh thu an toàn hoặc tỷ
lệ doanh thu an toàn
Số dư an toàn được tính bằng hiệu số giữa doanh số thực hiện hay doanh số

kế hoạch và doanh số hòa vốn.

10


Số dư an toàn = Doanh số thực hiện (Kế hoạch) – Doanh số hòa vốn
Tỷ lệ doanh thu an toàn =

Mức doanh thu an toàn
Doanh thu thực hiện

x 100%

(2.10)

Ý nghĩa: Số dư an toàn chỉ ra tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Nó
chỉ ra khả năng tránh xa phát sinh lỗ. Số dư an toàn cao khả năng phát sinh lỗ
thấp, số dư an toàn thấp khả năng phát sinh lỗ cao.
Để số dư an toàn cao thì phải tăng doanh số thực hiện, hay giảm doanh số
hòa vốn
-Tăng doanh số thực hiện: Tăng khối lượng bán ra, tăng giá bán. Trong đó
việc tăng giá bán là rất khó áp dụng trong thực tế.
-Giảm doanh số hòa vốn: bằng cách giảm tổng chi phí bất biến hay tăng tỷ
lệ số dư đảm phí
2.1.5 Những hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ C - V – P
Qua nghiên cứu mối quan hệ C.V.P chúng ta thấy rằng, việc đặt chi phí
trong mối quan hệ khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định kinh
doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số trường hợp giả định, mà những
điều kiện này rất ít xảy ra trong thực tế. những điều kiện giả định đó là:
Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và

thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên thực
tế cho thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả sản lượng lẫn chi phí.
Khi gia tăng sản lượng chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất
biến tăng theo dạng gộp chứ không phải tuyến tính như chúng ta giả định. Việc
tách chi phí hỗn hợp thành chi phí khả biến và bất biến một cách chính xác là rất
khó khăn, do đó việc tách chi phí này chỉ mang tính gần đúng
Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có
nghĩa là lượng sản xuất bằng lượng bán ra, điều này khó có thể thực hiện trong
thực tế
Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong
suốt phạm vi thích hợp.
Giá bán sản phẩm không thay đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh
nghiệp định mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán công ty gồm: Báo cáo tài chính,
sổ chi tiết các tài khoản liên quan, báo cáo doanh thu chi phí của từng nhóm mặt
hàng, kế hoạch kinh doanh từ phòng kinh doanh và phỏng vấn nhân viên kế toán
của công ty

11


2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết, sổ cái để
tính toán chi phí khả biến và bất biến tại công ty.
Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số lượng doanh thu, số lượng
của các mặt hàng
Sử dụng các công thức của kế toán quản trị, kết hợp với việc vẽ các đồ thị
nhằm phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.


12


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÚY SƠN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty chính thức thành lập và đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh
vào ngày 04 tháng 12 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 7 ngày 06 tháng 8 năm
2012 theo quyết định của sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần thơ cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh số 1800685731.

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THUÝ SƠN
Tên nước ngoài: THUY SON INVESTMENT JOINT –STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TS COMPANY
Địa điểm kinh doanh: Khu Vực Phú Thắng, Phường Tân Phú, Quận Cái Răng
TP Cần Thơ.
Văn phòng đại diện: 97 Mậu Thân, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
TPCT
Mã địa chỉ kinh doanh: 1800685731
Điện thoại: 07102.223833 - 07103.734701 – 07102.484466
Fax: 07103.730206
Email: _thuysongroup.com.vn.
Công ty sở hữu 1,200 Hecta và liên kết 29,000 Hecta rừng trồng tại Tỉnh Cà
Mau, có hai nhà máy dăm gỗ, phòng nhân giống cấy mô thực vật, nhà máy viên
gỗ, vườn ươm. Thị trường chiến lược là Trung Quốc, Korea, Japan và Châu âu
Công ty có hệ thống đại lý thu mua gỗ là 120 trong khu vực bán kính 150
KM vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Số lượng nhân viên hiện tại của công ty là 130 người và có 240 nhân công

chuyên trồng rừng. Công ty đặt bên bờ Cái Da gần Cảng Cái Cui là một trong
những Cảng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long nên rất thuận tiện cho việc cập
bến của ghe, tàu góp phần thúc đẩy cho việc thu mua nguyên liệu và xuất khẩu
hàng hoá.
Ngoài ra Công ty còn có các dây chuyền máy móc, thiết bị được trang bị
một cách hiện đại, chỉ cần nhập khẩu lắp ráp đưa vào là có thể hoạt động ngay.
Mặt khác, công ty còn có đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình năng nổ trong
công việc, có trình độ tay nghề cao và có phong cách làm việc chuyên nghiệp
nên đã tạo ra những sản phẩm chất lượng được khách hàng trong và ngoài nước
tín nhiệm.

13


×