Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn phương pháp giảng dạy ngữ văn 6 theo dạng sơ đồ tóm tắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.06 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hưởng ứng cuộc thi viết SKKN ngành GD đã đề ra đồng thời cũng góp phần
nhỏ vào việc tìm ra phương pháp thực hiện tốt chương trình đổi mới phương
pháp dạy học ( PPDH) cho học sinh (HS) THCS có hiệu quả . Bản thân tôi xin
đưa ra một kinh nghiệm nhỏ để mọi người tham khảo và bàn luận về PPDH
môn ngữ văn 6 bằng dạng sơ đồ tóm tắt . Ở dạng sơ đồ này giúp học sinh nắm
được kiến thức theo một hệ thống và bao quát hơn , giảm bớt thời gian GV làm
việc ở phần củng cố , dành thời gian để học sinh làm bài tập vận dụng .
Giáo viên (GV) kiểm tra bài cũ cũng sử dụng câu hỏi bao quát để HS lên
bảng trình bày ( Có thể kiểm tra 2 em cùng một lúc ) , từ sơ đồ HS trình bày
GV cho HS khác nhận xét rồi giới thiệu vào bài mới rất thực tế và dễ hiểu .
Tuy vậy do điều kiện thời gian và trình độ có hạn , vấn đề đưa ra chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những khiếm khuyết . Tôi mong BGK cùng bạn đọc góp ý ,
bổ sung vấn đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1: Đề tài nghiên cứu: “ PPDH Ngữ Văn 6 Theo Dạng Sơ Đồ Tóm Tắt”
Đáp ứng yêu cầu dạy học theo phương pháp đổi mới tích cực chủ động sáng tạo
nơi học sinh , đồng thời loại bỏ phương pháp dạy học cũ là thầy đọc trò chép ,và hạn
chế những phương pháp dạy học làm cho học sinh thụ động , bắt chước, học thuộc
hoặc rập khuôn theo mẫu sẵn có để hướng tới phương pháp rèn luyện học sinh :
“Học để biết học, học để suy nghó , rèn luyện trí thông minh”.Cụ thể là “ø Học
qua hành”.Tăng cường cho học sinh thực hành giao tiếp và luyện tập ngôn ngữ
bằng nhiều hình thức phong phú và thích hợp .Tránh xu hướng làm nặng nề, quá tải
việc học của học sinh bằng cách phức tạp hoá những hiện tượng ngôn ngữ vốn dó là
bản ngữ gần gũi , rất quen thuộc với các em trong cuộc sống , giảm bớt những lý
thuyết khô khan ,khó hiểu cách trình bày rắc rối, những yêu cầu quá sức đối với học


sinh .
Trên tinh thần đó từ sơ đồ tóm tắt học sinh có thể vừa phân nhóm được kiến
thức ,vừa có thể lấy ví dụ để làm rõ vấn đề một cách sáng tạo.
2: phạm vi đề tài :
Đưa ra ba bài dạy cụ thể tiêu biểu cho ba phân môn Văn , Tiếng Việt , Tập Làm
Văn . Đồng thời có thể áp dụng với bất cứ bài dạy nào phụ thuộc vào nội dung bài
dạy và sự sáng tạo của GV.

2


PHẦN I :
THỰC TRẠNG
Căn cứ vào thực tế đối tượng học sinh ở trường , mặt bằng kiến thức không đồng
đều , về ngôn ngữ đối với HS Êđê cũng khó khăn trong việc học thuộc và trả lời
bằng phương pháp hỏi – đáp . Hơn nữa HS còn học mang tính chất thụ động hoặc
rập khuôn theo mẫu có sẵn nên kết quả mang lại rất thấp cụ thể là :
Qua 4 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy với tổng số HS là 133 em đã đạt được kết quả
cụ thể như sau .
Giỏi : 3 em

chiếm tỉ lệ 4,8%

Khá : 28 em

chiếm tỉ lệ 21%

Trung Bình : 52 em

chiếm tỉ lệ 29,1%


Yếu : 60 em

chiếm tỉ lệ 45,1%

Như vậy qua kết quả trên cho thấy chất lượng HS còn rất thấp , tỉ lệ HS yếu còn
rất cao .
Sở dó kết quả thấp như vậy là do hai nguyên nhân chủ yếu sau .
1. Nguyên nhân khách quan :
Phong trào học tập nhìn chung còn rất thấp , ý thức học tập của HS chưa cao , hơn
nữa việc quan tâm đôn đốc con em học tập của phụ huynh còn kém , vẫn còn tình
trạng phụ huynh bắt con em mình làm việc nhà nhiều dẫn đến các em mệt mỏi ,
3


không tiếp thu được kiến thức ở lớp , buổi tối lại buồn ngủ không học bài cũ . Mặt
khác PPDH theo phương pháp hỏi – đáp HS học thuộc theo kiểu học vẹt , có thể ở
nhà học thuộc nhưng đến lớp lại quên nên kết quả kiểm tra chưa cao .
2. Nguyên nhân chủ quan:
Bản thân HS chưa thực sự tự giác , chủ động trong việc học tập , vẫn còn tình
trạng HS học mang tính thụ động đối phó nên chất lượng chưa đạt so với chỉ tiêu đề
ra . Vì thế cần đổi mới PPDH môn Ngữ Văn 6 để nâng cao chất lượng dạy và học .

4


II> PHẦN II:
CÁC GIẢI PHÁP
Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm về dạng sơ đồ tóm tắt môn ngữ văn 6 qua
một số bài cụ thể :

- Ông Lão đánh cá và con cá vàng
- Danh từ
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Đồng thời có thể lồng ghép trong bất kì trường hợp nào cũng được , tuỳ theo sự
sáng tạo của giáo viên .
Bài 1: Ông Lão đánh cá và con cá vàng
Trong phân phối chương trình mới thì bài này có từ chương trình học chính thức 2
tiết trước kia nay đưa vào chương trình đọc thêm nhưng thời gian vẫn hai tiết buộc
giáo viên phải hướng dẫn HS thực hiện .
-GV: Hướng dẫn cách đọc , phân vai cho HS đọc văn bản , sau đó yêu cầu HS
tóm tắt lại văn bản .
- HS: kể tóm tắt văn bản
- GV: phác hoạ bằng sơ đồ theo lời kể của HS ( ghi phần bảng phụ).Nhìn vào sơ
đồ HS nắm tổng thể toàn bộ tác phẩm tại lớp
Sơ đồ tóm tắt được phát hoạ như sau
Lần một : Chỉ có bùn
- Ông Lão đánh cá ra biển

Lần hai : Rong biển
Lần ba:



Nguyện đền ơn

Máng
Ông Lão về kể
lại câu chuyện

Nhà

Mụ vợ đòi Nhất phẩm phu nhân
5


Gợn sóng êm ả

Nữ hoàng

Đã nổi sóng
Biển

Long vương

Nổi sóng dữ dội
Nổi sóng mù mòt
Nổi sóng ầm ầm

Lòng tham , bội bạc

bò trừng trò đích đáng

Về phần nghệ thuật chúng ta tuỳ thuộc vào đặc điểm nghệ thuật trong từng bài để
sử dụng dạng sơ đồ.
Đối với văn bản “ Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng” để giúp HS tư duy hình
tượng theo lối kết cấu tăng tiến thì chúng ta dùng sơ đồ dạng bậc thang.
Long vương
Nữ hoàng
Nhất phẩm
Nhà rộng


Phu nhân

Cái máng
Mụ vợ

Mắng và bắt quét chồng đi

mắng như tát dọn chuồng ngựa
nước vào mặt

Quát to hơn
Mắng
Thái độ
mụ vợ

Đuổi

Lủi thủi ra biển
Lại lóc cóc

Lại đi ra biển
Đi ra

Ông lão biển

Lại đi
ra biển
Nổi sóng
Nổi sóng


Nổi sóng dữ dội

ầm ầm

mù mòt

Đã nổi sóng

Gợn
Biển

sóng êm ả
6


Qua dạng sơ đồ bậc thang như trên HS sẽ thấy rõ: lòng tham vô đáy và sự bội bạc
của mụ vợ gắn liền đan xen với sự phẫn nộ của biển cả và con cá vàng. Nhìn vào sơ
đồ HS cũng thấy rõ sự việc đi từ thấp đến cao , đó là kết cấu tăng tiến .
Vậy để triển khai phân tích thêm nhân vật mụ vợ của ông lão thì GV tổ chức cho
HS tìm hiểu hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa ,
đồng thời bám sát sơ đồ để phân tích .
+ Ở hoạt động này GV chỉ cho HS trên sơ đồ để thấy rõ sự tham lam tăng dần của
mụ vợ thì cảnh biển cũng thay đổi theo.
+ GV hỏi HS nhìn vào sơ đồ trả lời được cảnh biển cũng thay đổi theo chiều hướng
xấu dần . Từ đó rút ra kết luận : Lòng tham và sự bội bạc
của mụ vợ làm cho thiên nhiên phải nổi cơn thònh nộ

+ Tiếp theo : Nhìn vào sơ đồ GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét: Lòng tham của mụ
vợ càng tăng thì tình cảm đối với Ông Lão như thế nào ?
Qua sơ đồ HS dể dàng nhận thấy : Lòng tham càng tăng thì tình cảm càng giảm .

Vậy qua đó rút ra nhận xét
=> Lòng tham làm cho con người trở nên bất nghóa .
- Ngoài ra từ sơ đồ GV giúp HS nhận thấy được sự đối lập giữa nhân vật mụ vợ
với Ông Lão và con cá vàng .
- Từ đó HS tự rút ra bài học cho bản thân .
- GV nhận xét ,tổng hợp và cho HS đọc ghi nhớ .
Bài 2: “Danh từ ”
Vấn đề này được phân phối thành 3 tiết : 2 tiết danh từ và 1 tiết cụm danh từ . GV
sử dụng dạng sơ đồ để liên kết kiến thức ba tiết theo một hệ thống để HS dễ học ,
7


dễ nhớ .
* Đối với tiết danh từ . Gồm hai vấn đề :
1. Đặc điểm của danh từ :
GV tổ chức cho HS tìm hiểu ví dụ trên bảng phụ theo hệ thống câu hỏi

SGK ,

sau đó rút ra kết luận .
GV phác họa bằng sơ đồ :
Chỉ người , vật , hiện tượng , khái niệm ……

Danh từ

Thường kết hợp với những từ chỉ số lượng đứng
trước và những từ : ấy , kia , đó ……… đứng sau .
Thường làm chủ ngữ trong câu , khi làm vò ngữ
thường có từ “ là” đứng trước.


GV yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ nhắc lại các đặc điểm của danh từ để HS nắm kiến
thức ngay tại lớp .
2. Các nhóm danh từ :
Từ ví dụ phân tích GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các nhóm danh từ . Sau đó
GV nhận xét tổng hợp bằng sơ đồ :

Danh từ

Chỉ sự vật

Đơn vò

Tự nhiên

Quy ước
8


( loại từ )
Đơn vò quy ước

Đơn vò quy ước

chính xác

ước chừng

VD:
Lít, tạ, kg….


VD:
nắm, mớ, bó…..

Từ sơ đồ HS nắm toàn bộ kiến thức theo một hệ thống, tránh tình trạng HS cầm
sách đọc ở phần trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên. Mà tập cho học sinh diễn đạt
bằng lời qua theo dõi sơ đồ. Từ đó vận dụng kiến thức vào làm các bài tập vận
dụng, có thể khai thác hết bài tập tại lớp.
* Sang tiết danh từ tiếp theo :
- Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ GV yêu cầu HS trình bày bằng sơ đồ ( ghi ở phần
bảng phụ ).
Từ đó GV giới thiệu vào bài mới , đảm bảo được tính thực tế liên kết chặt chẽ
giữa kiến thức cũ và mới , theo lối học mới ôn cũ .
- GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa . Để
phân biệt danh từ chung và danh từ riêng sau đó tìm hiểu quy tắc viết hoa danh từ
riêng .
- Từ nội dung đó ta lại trở lại với sơ đồ , ta sẽ bổ sung vào nhóm danh từ chỉ sự
vật hai nhóm danh từ riêng và danh từ chung. Trên cơ sở kiến thức cũ , HS củng
cố thêm cho mình sơ đồ phân loại rõ ràng nhất

9


Danh từ

Sự vật

Danh từ chung

Đơn vò


Danh từ riêng

Tự nhiên

Quy ước

Chính xác

Ước chừng

- Tiếp theo bài cụm danh từ.
- Chúng ta cũng dùng sơ đồ để giải thích cấu tạo của cụm danh từ và đặt nó vào
mô hình cụm danh từ để HS nhìn thấy một cách rõ ràng.
* Từ việc tìm hiểu ví dụ , cho HS quan sát mô hình cụm danh từ .
- GV giải thích các kí hiệu trong mô hình trên sơ đồ để HS hiểu tại sao trên mô
hình lại có phần phụ trứơc ( kí hiệu t ) nhưng lại có t1 và t2 ,tương tự phần sau ( kí
hiệu s ) nhưng lại có s1 và s2 .
*Sơ đồ cấu tạo cụm danh từ :
Cụm danh từ = Phần trước + Danh từ trung tâm + Phần sau
(t)

(T)

(s)

Trong đó t là phần phụ trước : có 2 loại
t1 : Những cụm từ chỉ toàn thể sự vật : cả , tất cả , toàn bộ
t
t2 : Những từ chỉ số lưọng : một , hai ……..và những lượng từ
có ý nghóa tập hợp : Những , các , mọi ….

s là phần phụ sau cũng có hai loại
10


s1: Những từ chỉ đặc điểm , tính chất , vò trí của sự vật……..
s
s2 : Là những chỉ từ :Dùng để trỏ vào sự vật ; này ,ấy,kia ,nọ...

* Mô hình cụm danh từ :
Phần trước
t2
t1
ba

Phần trung tâm
T1
T2
con
trâu

Phần sau
s1

s2
ấy

hai

cái


bánh

nướng

một

lưỡi

búa

của cha

để lại
Từ mô hình HS vận dụng vào làm bài tập ở phần luyện tập.
- Phần trung tâm :
Là do loại từ và danh từ chỉ sự vật đảm nhiệm .
Bài 3: “Sự Việc Và Nhân Vật Trong Văn Tự Sự” .
Đây là hai yếu tố cơ bản để tạo nên tác phẩm tự sự :
* Sự việc hay còn gọi là cốt truyện : là yếu tố đầu tiên vì thế nó phải đảm bảo một
chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và không gian cụ thể có :
Nguyên nhân

diễn biến

kết quả và mang lại một ý nghóa .

+ Cốt truyện thường được tạo nên bởi một loại chất liệu cơ bản đó là các sự kiện
va ønhững tình tiết cụ thể , các tình tiết đó đã có sẵn trong cuộc sống vốn dó đầy biến
11



động , phong phú và phức tạp . Từ đó nảy sinh biết bao nhiêu vấn đề : đấu tranh
giữa cái tốt – cái xấu , cái mới – cái cũ , sự cao thượng – sự thấp hèn , tình yêu
thương ,ước mơ và hi vọng.
Từ vấn đề đó tác giả sử dụng trí tưởng tượng , nhiều yếu tố thần kì , hoang đường
nhưng vẫn giữ được cốt lõi của hiện thực cuộc sống .
* Nhân vật : là một yếu tố nghệ thuật hết sức quan trọng trong việc thể hiện chủ
đề , tư tưởng của tác phẩm .
+ Nhân vật là những con người bằng xương bằng thòt : có tên tuổi , diện mạo , tính
cách , cuộc đời riêng .
Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng và phong phú , xét về vai trò
thì có nhân vật chính xuất hiện nhiều thể hiện chủ đề của tác phẩm và nhân vật phụ
: bổ trợ cho hình tượng nhân vật chính hoạt động .

Vậy vấn đề đó được biểu diễn bằng sơ đồ tóm tắt như sau:

Văn bản tự sự

Cốt truyện

Chuổi sự việc

Nhân vật

Tên gọi , diện mạo , tính
cách , việc làm ………

Nguyên nhân

Diễn biến


Nhân vật chính

Nhân vật phụ
12


Kết thúc

Thể hiện tư tưởng ,

Bổ trợ để nhân

chủ đề trong tác phẩm

vật chính hoạt động

ý nghóa

Đấu tranh giữa cái thiện - ác
tốt – xấu , mới – cũ

Niềm tin , ước mơ và hi vọng

Nhìn vào sơ đồ dễ dàng nhận thấy nội dung bài học một cách tổng quát , HS dễ nhớ
và có thể lấy ví dụ thích hợp trong các văn bản đã học .

Ví dụ:

Sơn Tinh – Thuỷ Tinh


Vua Hùng kén rể

- Sơn Tinh : chúa vùng núi cao ,có
tài lạ …….
13


Sơn Tinh Thuỷ Tinh đến cầu hôn - Thuỷ Tinh : chúa vùng nước thẳm…

Vua Hùng ra điều kiện chọn rể

Sơn Tinh đến trước được vợ

Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng
nước đánh sơn tinh

Hai bên giao chiến hằng tháng trời
cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút về

Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước
đánh Sơn Tinh nhưng đều thua

Ước mơ của người việt cổ là chế
ngự được thiên tài , suy tôn , ca
ngợi công lao dựng nước của
Vua Hùng

14



PHẦN III:
KẾT QUẢ
Qua các tiết dạy thực nghiệm giải pháp ở trường tôi nhận thấy đa số HS có hứng
thú học tập . Đồng thời HS có thời gian thực hành nhiều hơn từ đó HS yêu thích
môn học hơn .Đặc biệt là chất lượng của các tiết dạy thực hành , kiểm tra đã thấy
sự tiến bộ rõ rệt hơn , kết quả kiểm tra cao hơn so với trước . Cụ thể là qua một số
bài kiểm tra đònh kì tôi nhận thấy HS đạt điểm khá tăng từ 28

40 bài , giảm

bớt tỉ lệ HS bò điểm yếu từ 60 xuống còn 42 bài , số bài điểm trung bình cũng tăng
lên một cách đáng kể .
Vậy việc đổi mới PPDH là con đường thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của
chương trình SGK THCS đổi mới . Qua đó vấn đề quan tâm là chất lượng học tập
của HS để đào tạo những nhân tài cho đất nước , để hội nhập với thế giới tri thức
rộng lớn của nhân loại .
Song cần phải phát huy hơn nữa và thực hiện sáng tạo , có hiệu quả PPDH theo
hướng tích cực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của HS .

15


PHẦN IV:
LỜI KẾT
Dạng sơ đồ tóm tắt được dùng với dụng ý hệ thống hoá kiến thức từ việc ôn bài
cũ và triển khai bài mới nhằm nâng cao hơn nữa kết quả dạy học , khơi dậy năng
lực thực hành của người học . Ngoài ra còn rèn luyện các kó năng nghe – nói – đọc
– viết , phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo của HS trong học tập , tăng tính
thực hành , ứng dụng , đồng thời hình thành năng lực phân tích , cảm thụ , bình

giảng văn học một cách chân thực , chủ động .
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã trình bày qua các tiết dạy cụ thể. Song về
giải pháp có thể còn một số khiếm khuyết . Mong được sự góp ý chân thành từ
phía bạn đọc.

16


17



×