Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.24 KB, 20 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TIÊU CỰC CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VỊÊT
NAM HIỆN NAY

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài.
Nho giáo được truyền bá vào nước ta từ trung quốc và bắt đầu du nhập
vào nước ta thời kỳ bắc thuộc mặc dù khi truyền bá vào nước ta dân tộc ta đã
có một truyền thống văn hóa lâu đời có đạo phật mạnh đã có thời kỳ thịnh hành
trong xã hội, nhưng trong suốt hơn một nghìn năm bắc thuộc những ảnh hưởng
của nho giáo vào ý thức hệ của ngưòi dân Việt Nam là rất lớn nho giáo đã ảnh
hưởng đến con người và xã hội chính trị và văn hóa đến phong tục tập quán và
hệ tư tưởng của người Việt Nam.
Hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và đặc biệt
là từ khi đất nước tiến hành đổi mới nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã
đạt được những thành tựu vô cùng to lớn việc đất nước tiến hành mở cửa, phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy tạo ra bộ mặt mới cho xã hội. Nhưng bên cạnh
những thành tựu đạt được vẫn còn khá nhiều hạn chế tác động kìm hãm nền
kinh tế, chính trị....Đến công cuộc đổi mới ở nước ta làm xáo trộn các mối quan
hệ trong xã hội, quan hệ trong gia đình và phẩm chất đạo đức cá nhân.....Một
trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó là do trong xã hội vẫn còn
tồn tại những căn bệnh trầm trọng như bảo thủ quan liêu giáo điều chủ nghĩa cá
nhân......... mà nguồn gốc sâu xa của căn bệnh đó xuất phát từ những ảnh
hưởng tiêu cực của tư tuởng nho giáo, do đó việc phát huy khai thác những
nhân tố tích cực và loại bỏ những hạn chế, tiêu cực của tư tưởng nho giáo đang
là một nhiệm vụ cấp thiết của Đảng ta.


B: PHẦN NỘI DUNG.


Chương I
QUÁ TRÌNH DU NHẬP PHÁT TRIỂN
VÀ VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1.1. Sự du nhập và phát triển của nho giáo ở Việt Nam
Trong lịch sử của nước ta phật giáo, đạo giáo và nho giáo đã được du
nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và những trào lưu này đã có những vai trò
tolớn đáng kể trong hoạt động tư tưởng và văn hóa của nhân dân ta.
Theo lịch sử nươc ta dưới thời kỳ nhà Lý, nhà Trần là giai đoạn nước ta
thoát khỏi ách áp bức của bắc thuộc, phật giáo là tôn giáo có thế lực lớn ở nước
ta ở cả trong triều đình và cả dân chúng , tuy nhiên trong quá trình củng cố xây
dựng xã hội phát triển kinh tế văn hóa đất nước tầng lớp thống trị Việt Nam
cảm thấy không thể chịu đựng được riêng vào phật giáo mà còn phải có một
học thuyết tích cực hơn và nho giáo đã được các triều đại tiếp theo sử dụng lúc
đầu nhân dân ta vẫn theo đạo phật mặc dù vậy nho giáo đã dần dần giữ được
một vị trí ngày càng tăng trong việc nước và nhân dân.Và từ thời kỳ nhà Lê trở
đi nho giáo đã trở thành quốc giáo của chế độ phong kiến Việt Nam, tuy vậy
Đạo giáo và phật giáo cũng không mất đi mà đôi khi lại đấu tranh chống lại kể
thù sâm lược cùng nho giáo.Đến cuối thời nhà Lê ở thế kỷ 17,18 thì chế độ
phong kiến suy tàn đã kéo theo sự thất thế của nho giáo cho đến khi nhà
Nguyễn đánh bại tây sơn ở đầu TK 19 thì nho giáo lại được sử dụng như một
quốc giáo nhà nước phong kiến phản động của nho giáo để phục vụ giai cấp
cầm quyền lúc bấy giờ nho giáo khi đựoc du nhập vào Việt Nam đã không giữ
được trạng thái nguyên sơ của nó đã được các nho sĩ Việt Nam dựng tổ quốc
đã khai thác những tích cực của nho giáo để khẳng định những giá trị truyền
thống của dân tộc.


Dựa trên nhưng quan điểm của tư tưởng nho giáo các nhà nho Việt Nam
đã tiếp thu một cách chủ động và cải tiến đi những tư tưởng quá hà khắc của

nho giáo coi các nhà nho Việt Nam cũng muốn nhấn mạnh quan hệ này nhưng
họ vẫn đòi hỏi ở nhà vua trứơc hết phải trung thành vơí tổ quốc và trung
thành với nhân dân.
Cùng với quá trình truyền bá nho giáo vào Việt Nam vào đời sống của
nhân dân các nhà nho Việt Nam cũng hoạt động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực tư
tưởng văn hóa và đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng
nhà nước.Nhiều quan điểm tư tưởng lạc hậu của nho giáo chủ nghĩa duy tâm đã
được các nhà nho phát hiện và loại bỏ, những quan điểm tiến bộ của đạo gia và
đạo phật lại được tiếp thu sử dụng như quan điểm vô thuờng của đạo phật
khuyến khích đức tính hy sinh coi thường cái chết trong cuộc kháng chiến
chống xâm lược. Như vậy nho giáo đã được truyền bá vào nước ta rất lâu đời
trải qua nhiều triều đại phong kiến tuy quá trình phát triển của nó có nhiều
thăng trầm, có những giai đoạn lịch sử nho giáo bị các triều đại phê phán xóa
bỏ nhưng nhìn chung ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo là xuyên suốt trong tiến
trình lịch sử của Việt Nam được các nho sĩ Việt Nam tiếp thu và phát triển cải
biến phù hợp với điều kiện của từng triều đại nhằm phục vụ cho sự thống trị
của giai cấp cầm quyền .
1.2 Vai trò của nho giáo đối với cách mạng Việt Nam.
Trên con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc ta trong quá trình dẫn dắt lãnh đạo Đảng ta đã luôn biết tiếp
thu những mặt tích cực của nho giáo vào đường lối chính sách của Đảng tất
nhiên Người không thể không gạt bỏ nho giáo bởi nhìn chung tư tưởng của nho
giáo là hệ tư tưởng mang tính duy tâm là chủ yếu, nó đại diện của chế độ
phong kiến cổ hủ, lạc hậu, nhưng Người đã không đổ đi
“Chậu nước bẩn cùng đứa trẻ em” Người đã tiếp thu chọn lọc lấy những
nhân tố hợp lý của nho giáo nhằm phục vụ cho cách mạng.


Trước những quan niệm của nho giáo Hồ Chí Minh đã có một sự phát
triển chọn lọc sáng tạo tuy xét về cơ bản thì nho giáo và sự nghiệp cách mạng

của Hồ Chí Minh trái ngược nhau hoàn toàn vì cái mà nho giáo tôn thờ nhất lại
chính là cái mà cách mạng lên án và đánh đổ.
Trước chữ “Trung” của nho giáo Hồ Chí Minh đã phát triển lên thành
“trung hiếu” tức trung với nước hiếu với dân, trung thành với sự nghiệp cách
mạng lên án chế độ phong kiến chứ không phải trung với vua và chế độ phong
kiến như nho giáo.
Nho giáo vua là bậc trí tôn đứng trên xã hội còn nhân dân chỉ là tầng lớp
đáng khinh rẻ thì cách mạng lại làm ngược lại đưa quần chúng lên đia vị làm
chủ đất nước với nhũng tư tưởng trái ngược nhau như thế nên trên con đường
cách mạng Việt Nam hầu như nho giáo luôn là chướng ngại vật của cách
mạng, tuy nhiên những quan điểm tích cực của nho giáo lại là những yếu tố mà
cách mạng chấp nhận và sử dụng, chính nho giáo đã coi: “ Nhân dân là gốc” và
nhận ra sức manh vô địch của nhân dân “ Nhân dân có thể đẩy thuyền nhưnng
cũng có thể lật thuyền” cách mạng đã tiếp thu và đồng thời đặt nhân dân lên
làm lưc lượng chính, làm nên lịch sử kêu gọi nhân dân đấu tranh cho quyền
dân chủ bình đẳng của mình.
Nho giáo coi khinh phụ nữ và trọng đàn ông hơn cho rằng chỉ có đàn ông
mới có khả năng “ trị quốc bình thiên hạ” thì cách mạng đã xóa bỏ những tư
tưởng lạc hậu ấy kêu gọi cả nước đứng lên đánh giặc cứu nước: “ bất kỳ ngưòi
già, trẻ, gái , trai” ai cũng có quyền sống chiến đấu và tham gia sản xuất quản
lý xã hội.Chính sự tiến bộ này mà cách mạng đã giải phóng được một nửa dân
số và nâng sức mạnh của quần chúng lên gấp hai lân.
Chính tình thần sáng tạo phát triển hợp lý mà trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều những quan điểm của nho giáo
nhiều kinh nghiệm giáo dục và tự dưỡng của nho giáo để động viên nhân dân
đứng lên đấu tranh chiến đấu với khí phách kiên cường dũng cảm.


Hồ Chí Minh cũng như nho giáo coi “đạo đức là gốc, cây phải có gỗc thì
cây héo. Người cách mang phải có đạo đức không có đạo đức có tài giỏi mấy

cũng không lãnh đạo được nhân dân”, nếu nho giao coi việc thực hiện lý tưởng
là khó khăn Hồ Chí Minh cũng coi nhiệm vụ cách mạng là rất nặng lề và phức
tạp và gian khổ.
“Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi xa được người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành đựoc nhiệm vụ vẻ vang”.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lê Nin, Hồ Chí Minh đã cho nhân dân
ta nhận thức rõ được những khó khăn và thuận lợi của cuộc kháng chiến, động
viên mọi người trước những thắng lợi ngày một gần, cổ vũ mọi nguời bằng
những tấm guơng kiên cường bất khuất của lịch sử dân tộc trong quá trình đó
không thể bỏ qua nhũng lời răn dạy rút ra tù trong nho giáo “ gian khổ đi trước
hưởng thụ theo sau mọi người” .
“Giàu sang không thể quyến rũ, ngheò khổ không thể chuyển lay, uy lực
không thể khuất phục ...” tất nhiên không phải để thưc hiên mục tiêu của nho
giáo mà đi ngược lại mục tieu ấy mà hướng tới giải phóng tổ quốc dân tộc.
Trong những năm qua công cuộc xây dựng đổi mới đất nuớc của Đảng ta
lãnh đạo đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn bộ mặt xã hội đã đựoc
những sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn còn muôn vàn khó
khăn và thử thách.Những tư tuởng của nho giáo vẫn bám sát chúng ta tiếp tục
đem lại cho chúng ta nhiều bài học cả về chính diên và phản diện xã hội ngày
nay trong nhân dân những biểu hiện về cả nhận thức tình cảm và hành động, tư
tưởng thực dụng suy thoái phẩm chất đạo đức, tham nhũng, buôn lậu, làm giàu
bất chính và những tệ nạn xã hội khác phát triển nghiêm trọng.Và trong những
biện pháp nhằm khắc phục những tình trạng trên không thể không đụng đến
nhiều vấn đề của nho giáo vì ta không thể bào chữa được tính bảo thủ của
nó.Vì thế cẫn có những giải pháp khắc phục song tính tích cực của nho giáo la
không thể phủ nhận bởi những đóng góp của nó cho nền văn hóa của nước ta
những tác dụng tích cực mà chúng ta cần tiếp thu hiên nay là:


Kế thừa nho giáo trong việc coi trọng học thức tôn sư trọng đạo trọng

dụng nhân tài.
Và tính tích cực ở tình thần “dấn thân” vào việc cải tạo xã hội, nếu tinh
thần “dấn thân” được phát huy trong “phong trào đổi mới” hiện nay thì nó sẽ
có thể động viển trong lực lượng quần chúng, trong việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội.


Chương II
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
ĐỐI VỚI XÃ HỘI NƯỚC TA HIÊN NAY

2.1 Tư tưởng địa vị đẳng cấp
Nước ta sau khi tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã từng bước tiến hành xây
dựng một nền dân chủ kiểu mới,nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đúng như lời chỉ
dạy của HCM: “ chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh thì làm cho đến nơi nghĩa
là làm xong cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều chớ để trong
tay bọn ít người, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.Tuy vậy chế độ chuyên
chế phương đông và nho giáo đã có một khoảng thời gian dài để hằn sâu những
ảnh hưởng của tư tưởng không dân chủ vào cách nghĩ, cách sống tâm ly thói
quen của người Việt Nam.
Một trong những ảnh hưởng đó phải kể đến địa vị đẳng cấp, gia trưởng
đối với người cácn bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay.Xã hội bao giờ cũng đòi hỏi
một trạt tự một hệ thống các vị trí cá nhân khác nhau xuất phát từ phân công
lao động xã hội và quan hệ xã hội. Một số cán bộ của ta hiện nay vẫn còn
những quan niệm quản lý không phải là một nghề mà là một địa vị,là cơ hội
điều kiện tốt để thõa mãn ham muốn quyền lực hay thu lợi bất chính, điều quan
trọng ở đây một số can bộ có quan niệm tự cho mình là người lãnh đạo đứng
trên tập thể quẩn chúng đối lập với quần chúng, trong mắt họ nhân dân la
những người “ Dân đen” bảo sao nghe vậy là đối tượng quản lý sai khiến... đó

là những biểu hiện xấu là tiền đề cho nạn tham nhũng, quan liêu...vấn đề này
HCM cũng đã từng phê phán: “ tyhCậy thế mình ở ban này ban nọ,rồi ngang
tàn phóng túng,muốn sao đươc vậy,coi khinh dư luận không nghĩ đến dân,
quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với
dân.”


Trong công cuộc đổi mời hiện nay cơ chế quản lý kinh tế hành chính
cũng như luật pháp của nhà nước ta vẫn còn thiếu sót vẫn còn tồn tại những cơ
hội nhất định để những ngườ có tư tuởng cá nhân chủ nghĩa lợi dụng,làm giàu
bất chính tư tưởng địa vị đẳng cấp không những không mất đi mà còn có chiều
hướng gia tăng .
Ảnh hưởng tư tưởng địa vị đẳng cấp không chỉ ảnh hưởng đến thái độ
nhận thức hành động của những người cán bộ mà còn ảnh hưởng đến những
người dân.Nhiều năm xây dựng nền dân chủ XHCN về cơ bản người dân đã
nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình tuy vậy một số bộ phận nhân
dân nhất là những người dân ở vùng nông thôn,vùng sâu xa mà mọi quan hệ họ
hàng làng xóm và các tập tục cũ vẩn còn chi phối cuộc sống hằng ngày vẫn còn
những tư tuởng an phận chấp nhận thực tại, không chịu sống theo pháp luật
không đấu trang để tự bảo vệ mình với công việc chung họ im lặng và lẩn tránh
không có tinh thần trách nhiệm xây dựng đây là một cơ hội để những tư tưởng
xấu lợi dụng.Như vậy tư tưởng địa vị đẳng cấp vẩn còn tồn tại khá phổ biến ở
xã hội nước ta mà chưa hề mất đi mà trái lai khi có thời cơ nó lại tiếp tục tồn
tại và co khi phát triển đây là điều rất đáng lo ngại vì nó không chỉ tác động
xấu đến nhận thức hành động của người cán bộ và nhân dân mà điều quan
trọng hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước hiện nay
2.2 Tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân tất cả mọi người dù trẻ
hay già nam hay nữ đều có quyền bình đẳng ai cũng có quyền được hưởng tư
do ấm no hạnh phúc, xong trong một số bộ phận nhỏ người dân trong xã hội

cũng còn những tư tưởng bất bình đẳng trọng nam khinh nữ, hiện nay ai cảm
nữ giới bao giờ cũng kém hơn nam giới mang cái gì đó rủi ro không may mắn.
Đây là một tư tưởng cổ hủ lạc hậu mà ảnh hưởng của nó trong cán bộ của nước
ta hiện nay vãn còn khá nhiều.
Trong các cuộc họp bàn hay bầu cử ,ứng cử những người nữ giới luôn
hạn chế số lượng hơn nam giới hay cho dù co nhiều bằng số lượng nhưng khả


năng giải quyết các công việc hệ trọng bao giờ cũng thuộc về nam giới là phần
nhiều.Xét trong cơ cấu bộ máy quản lý của nhà nước ta hiện nay số lượng nữ
giới chiếm giữ những vị trí lãnh đạo cao là rất ít và hạn chế.Điều đó thể hiện
ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trọng nam khinh nữ đối với xã hội nươc ta là
còn rất nhiều , đặc biệt là xét trong các mối quan hệ giữa những người dân mà
đặc biệt là những người dân ở nông thôn nơi mà trình độ thông tin khoa học sự
phát triển của tri thức khoa học còn chậm thì tư tưởng này la khá rỏ nét .Còn
rất nhiều gia đình ở nông thôn hiện nay hình ảnh của những người phụ nữ chỉ
mang ý nghĩa sinh nở và pgục vụ gia đình mà không có vai trò trong các công
việc chính trị xã hội, trong gia đình người chồng người cha thường quán xuyến
chi phối toàn bộ những công việc của gia đình, người phụ nữ chỉ biết nghe lời
mà không được tham gia.Việc coi trọng con trai hơn con gái đã ăn sâu vào tâm
thức thói quen quả người dân là một trong những nguyên nhân của việc sinh đẻ
việc tăng dân số nhanh ở nước ta mà đặc biệt là những vùng nông thôn ít tiếp
cận với tri thức nhân loại .đây là một ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng nho giáo
cần khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của nước ta.
2.3. Tư tưởng phục cố và thân tộc.
Tư tưỏng phục cố:Ngày nay ta đang trên đường quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nhà nước tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc khoa học đại chúng, vừa kết hợp nét truyền thống tốt đẹp của dân
tộc vùa tiếp thu nhungx tinh hoa của nhân loại nhưng bên cạnh việc tiếp thu
những cái hay cái đẹp chúng ta cũng cần gạt bỏ những cái lạc hậu ,lỗi thời

không còn phù hợp với xã hội nước ta hiên nay mà môt trong những hạn chế
đó là tu tuởng “hiếu cổ”với ý nghĩa quá cao,cực đoan một chiều tư tưởng hiếu
cổ nếu không có điểm dừng đúng múc gieo vào lòng người “sự sùng cổ”, “lệ
cổ”không có cài nhìn đúng đắn và khái quát về truyền thống mà chỉ có cái nhìn
một chiều,xây dựng những nét cổ truyền thống của nước ta là một trong những
nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta nhưng trong quá trình đó chúng ta phải có
một cái nhìn đúng đắn phải khôi phục xây dựng nét truyền thống qua “cái sàng
lọc”của tầm nhìn chúng ta, biết gạt bỏ đi những yếu tố lạc hậu lỗi thời mà xét


trong xã hội ngày nay nó sẽ kìm hãm níu kéo cản trở rất lớn đối với xã hội, kìm
hãm sự phát triển sáng tạo của các lĩnh vực hoạt động của nước ta.
Tư tưởng thân tộc: HCM vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đă từng phê phán
nhứng quan điểm và hành vi lệch lạc trong quan hệ gia đình người đã nêu rõ
tình trạng kéo bè kéo cánh đua bà con bạn hữu không có tài năng vào chức này
chức nọ mà quên mất rằng việc là công việc chứ không phải việc riêng gì của
dòng họ ai .Người căn dặn: “ Phải cân nhắc lụa chọn giữa gia đình to và gia
đình nhỏ.người cách mạng bao giời cũng chọ gia đình to.Đến CNXH
hayCNCS gia đình chung đã có hạnh phúc vì vậy trong lúc cách mạng đang
còn gay go phải chọn cái lớn nếu phải chọn hi sinh gia đình nhỏ cho gia đình
lớn thì cũng phải làm.”
Do những ảnh hưởng của nho giáo hiện nay tư tưởng “ thân tộc”vẩn đang
tồn tại trong các tầng lớp xã hội Việt Nam mà đặc biệt la trong những người
cán bộ của đảng ta do nắm được quyền lãnh đạo đã sử dụng quyền đó để đưa
kéo họ hành thân tộc mình vào những chức vụ khác nhau trong cơ quan mình
làm hay dụa vào vị thế mà xin cho người thân vào những vị trí khác nhau cho
dù người đó có năng lực có bằng cấp hay không.Trên thực tế việc giải quyết
các vấn đề trong đời sống xã hội thường phụ thuộc vào tình cảm cha con, mẹ
con ,vợ chông,anh em.... thói chiếu cố rộng rãi đến bà con họ hàng như xin
việc đề bạt ....... nhìn ngoài mối quan hệ này có vẻ ấm cúng nhưng nó lại chứa

nhiều mầm mống thiếu dân chủ mất đoàn kết bè phái và nhiều hành vi tiêu cực
khác. Quan niêm “ nhà trước, cước sau”, “ nhất con nhì cháu thứ sáu mới đến
người dưng” hầu như đã thành đạo lý khống chế tư duy và hành động của bộ
phận xã hội .Mà việc khắc phục những tư tưởng hạn chế đó là một nhu cầu cấp
thiết hiên nay.
2.4. Tư tưởng thần bí tôn giáo.
Nói đến tư tưởng thần bí tôn giáo trong nho giáo chúng ta đề cập đến hai
vấn đề cơ bản đó là tin vào “ mệnh trời” và việc tin vào thần thánh mê tín dị
đoan.


Trong nho giáo cho rằng trời không phải chỉ là thiên nhiên, không phải là
vô hình, mà là trời có ý chí là thiên đế, có thể vô hình hay hữu hình nhưng trời
là một lực lượng siêu nhân quy định trật tự xã hội và tự nhiên. Mệnh trời là ý
trí của trời không cưỡng lại được chỉ có đợi mà thôi.
Các nhà nho có thể có hoặc không nói về trời, nhưng ai cũng tin vào
mệnh, đã có mệnh thì hãy đợi mệnh, tuy vậy họ vẫn khuyến khích sự cố gắng
của bản thân phải ra sức làm điều lành điều tốt phải tự cường chứ không để trôi
còn làm đến đâu thành hay bại là do mệnh trời định sẵn như vậy ta có thể nhận
thấy tính tích cực của nho giáo trong vấn đề này cho đến ngày nay tư tưởng đó
còn ăn sâu vào khà nhiều người dân chúng ta, đặc biệt là những người nông
dân it tiếp cận với nền văn minh nhân loại tư tưởng này có thể dẫn đến sự cam
chịu, chấp nhận nhẫn nhục trước hoàn cảnh từ bỏ đấu tranh dĩ hòa vị quý
không có tinh thần vươn lên khả năng bị kìm hãm không phát triển được tài
năng,
Trong xã hội Việt Nam hiên nay tư tưởng lạc hậu tin vào thần thánh tà
ma cũng là một hạn chế rất lớn đối với quá trình phát triển của đất nước mà
một nguyên nhân của quan niêm tư tưởng lạc hậu ấy xuất phát từ tưởng của
nho giáo .
Khi nho giáo bàn vê vũ trụ quan đã nói vê linh hồn và việc thờ thân thánh

trong lịch sử nhiều nha nho đã đưa tư tưởng duy tâm huyền bí của phật giáo
vào tư tưởng của nho giáo và từ đó làm cho người dân ta tìn vào một lực lượng
siêu nhiên nào đó có một sức mạnh huyền bí có thể làm thay đổi cuộc sống của
họ do đó đã dẫn đến việc thờ cúng thần thánh linh hồn tất nhiên khi nói đến
mê tín dị đoan chung ta nên phân biệt rõ mê tín và phong tục người Việt Nam
có phong tục thờ cúng tổ tiên đây là một phong tục truyền thống mang nét đẹp
văn hóa của người Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó việc sùng bái thần thánh ,tin
vào các linh hồn dẫn đến mù quáng làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội và phát
triển kinh tế của đất nước đang là một vấn đề khá là bức xúc của xã hội hiện
nay .


Như vậy trước những vân đề tiêu cực lạc hậu của tư tưởng nho giáo đang
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của đất nước , ảnh
hưởng đến mục tiên lý tưởng đi lên của CNXH của Đảng nhà nước và nhân
dân ta chugn ta cần sớm tìm ra những phương hướng giải pháp tích cực tủ thể
để nhanh chóng xóa bỏ những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của
nho giáo nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và đổi mới hiện nay ở nước ta.


Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM LOẠI BỎ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU
CỰC
CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÃ HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY

Từ những mặt hạn chế của nho giáo mà đã nêu trên chung ta nhận thấy
sự cần thiết của việc tìm và đưa ra một số giải pháp nhằm gạt bỏ những tư
tưởng tiêu cực đó song tư tưởng nho giáo khoảng chiều dài thời gian tồn tại ỏ
Việt Nam đã ăn sâu vào ý thức hệ của con người Việt Nam để giải quyết những
mặt tiêu cực này không fài là vấn đê một sớnm một chièu mà fải tiến hành tư tư

lâu dài tất nhiên việc loại bỏ những tiêu cực của nho giáo đảng và nhà nước ta
cũng cần quan tấm đến vấn đề fát huy những mặt tích cực của nó nhằm góp fần
thúc đẩy sự fát triển của đất nước .
3.1 Nắm vừng chủ nghĩa duy vật mác xít và tư tưởng HCM
Trước tiên chung ta muốn xóa bỏ những tiêu cực của nho giáo ta phải có
cái nhìn biện chứng khoa học với nho giáo khi nói đến hạn chế không có nghĩa
là nho giáo tất cả đều là tiêu cực mà chúng ta phải biết chọn lọc những mặt tích
cực của nho giáo.Biết đâu là tiêu cực là tích cực để giải quyết phù hợp.Nhiệm
vụ của cách mạng văn hóa là quét sạch những tàn dư của tư tưởng nhưng
chúng ta phải tỉnh táo tránh gạt bỏ những cái cũ một cách mù quáng điều đó
đòi hỏi tiếp thu những thành tựu tinh hoa văn hóa của nhân loại và những đỉnh
cao của văn hóa loài người để đấu tranh với cái cũ xây dựng xã hội mới trên cơ
sở biện chứng của maxcit
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã tiếp thu một cách sáng tạo
chọn lọc những tư tuởng của nho giáo một cách biện chứng.Người đã kế thừa
và cải tiến biến nhưng tư tưởng nho giáo trở thành vũ khí sắc bén để phục vụ
cho cách mạng người khẳng định “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” phải luôn là
tấm gương sáng của nhân dân “ người dân bầu ra cán bộ để phục cho nhân


dân” có như vậy mới có thể đưa đất nước theo đúng mục tiêu lý tưởng nguyện
vọng của nhân dân trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước HCM
vận dụng nhiều tư tưởng quan niệm của nho giáo, thường “ cách mạng văn
hóa” những lời răn dạy của nho giáo hướng vào mục tiêu phục vụ cách mạng
giải phóng dân tộc
3.2 Phát triển nền kinh tế nhiêu thành phần định hưởng theo XHCN
Phát triển nền kinh tế nhiêu thành phần định hưởng theo XHCN sẽ tạo ra
một nền sản xuất hàng hóa rộng lớn, đặt ra nhu cầu trao đổi trên phạm vị rộng
trên thế giới sẽ tạo ra điều kiện xóa bỏ những tư tuởng cục bộ hẹp hòi ,bảo thủ
trong cán bộ và trong nhân dân sự trao đổi tất yếu dẫn đến sự trao đổi qua lại

tạo ra sự linh hoạt chủ động xóa bỏ tư tưởng khép kín tự cung tự cấp của nhân
dân ta
Trươc đây khoảng cách giữa các địa phương thường khép kín không trao
đổi giao lưu trước sự Phát triển nền kinh tế nhiêu thành phần thúc đẩy các đia
phương phải hợp tác liên doanh để tạo ra sức mạnh trong sản xuất có như vậy
những tư tưởng cục bộ tách biệt giữa cac vùng địa phương sẽ không có nhiều
cơ hội để tồn tại và mất đi cùng sự phát triển của xã hội
Do vậy phat triển khinh tế hàng hóa nhiều thành phần dịnh hướng CNXH
lạ một trong những yếu tố quyết định để cải tạo xã hội , xóa bỏ những tư tưởng
lạc hậu của nước ta.Đó cũng là điều kiện khắc phục những tàn dư của nho giáo
xây dựng tư tưởng XHCN.
3.3 Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ hóa trong XH khi đất
nước giành độc lập
Bác Hồ khẳng định : “ nước ta là một nước dân chủ bao nhiêu lợi ích đêu
do dân vì dân bao nhiêu quyền hạn đêu là của dân....”.Xây dựng nhà nước
XHCN là xây dựng một nhà nước dân giàu nước mạnh một nhà nước của dân
do dân vi dân vì thế việc xây dựng nền dân chủ XHCN là đòi hỏi tất yếu khách
quan của quá trình cách mạng XHCN đồng thời việc xây dựng nền dân chủ


XHCN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu tranh chống lại những tư tưởng
tiêu cực của nho giáo trong xã hội .
Việc xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta trong thời gian qua bên
cạnh những kết quả tích cực rất tiến bộ vẫn còn một số hạn chế mà ở đó việc
thực hiện quyền dân chủ thực sự hiểu quả trong xã hội vẫn không ít hiện tượng
mất dân chủ , dân chủ hình thức bệnh quan lêu tư tưởng phong kiến , gia
trưởng còn nhiều ...
Điều đó cho ta thấy sự mất dân chủ sẽ rất dễ dẫn đến một số hiện tượng
tiêu cực của đời sống XH . việc thực hiện dân chủ hóa sẽ dẫn đến quyền lực
nhà nước thuộc về dân , do dân và vì dân mọi công việc của nhà nước đều do

dân biết dân bàn dân lam dân kiểm tra thông qua quốc hội quyền lực của nhân
dân sẽ được thực hiện một cách thống nhất và có quy tắc cơ chế này sẽ làm cho
tính tự giác , năng động , vươn lên của cá nhân , phát hiện và khắc phục kịp
thời những biểu hiện tiêu cực của cán bộ như giáo điều, quan liêu gia trưởng
thường khoa học kỹ thuật hay tư tưởng “ trong nông ước thương” sẽ không còn
khẳ năng tồn tại hơn nữa xây dựng nền văn hóacũng gắn với việc nâng cao dân
trí, áp dụng khoa học kỹ thuật như vậy sự phát triển của nền văn minh, sự phát
triển của dân trí sẽ làm cho người dân tự giác hiểu và có sự chọn lọc đúng đắn
với những tư tưởng tiến bộ như vậy những tư tưởng lạc hậu cũng sẽ tự mất đi
những giá trị tốt đẹp như lòng yêu thương con người, coi trọng tình nghĩa đạo
lý sẽ tiếp tục được phát huy mang cốt cách riêng của con người Việt Nam hiện
đại .
3.4 xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa thể hiện
niềm tự tin tinh thần yêu nước tiến bộ, tinh thần nhân văn cách mạng tinh thần
dân chủ mang tính hiện đại nó không chỉ mang những hệ tư tưởng thành tố
quan trọng của nền văn hóa tiên tiến mà còn là trình độ dân trí khoa học công
nghệ đồng thời mang nó cốt cách lối sống của dân tộc những tinh hoa của quá
khứ cũng như những giá trị tốt đẹp của thời đại.


Nho giáo là một bộ phận của truyền thống trong lịch sử của dân tộc ta trải
qua hàng ngàn năm những tư tưởng của nho giáo đã đựoc truyền từ thế hệ này
đến thế hệ khác những quan điểm tư tưởng của nho giáo đã là cơ sở để nhân
dân ta xây dựng và tổ chức xã hôị phát triển văn hóa đạo đức .....
Việc xây dựng của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc sẽ góp
phần vào việc chúng ta sẽ chắt lọc tiếp thu những giá trị tinh hoa của nho giáo
để xây dựng nền văn hóa mới đồng thời từ sự sàng lọc tinh hoa đó sé góp cho
chúng ta loại bỏ đi những ảnh hưởng không tích cực của nó trong đời sống xã
hội chúng ta.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc những giá trị của
nho giáo sẽ được nâng lên xây dưng thêm phù hợp với sự phát triển của xã hội
hòa nhập giữa truyền thống và hiện đại sẽ làm những tư tưởng lạc hậu không
phù hợp như khép kín, coi thường khoa học kỹ thuật hay tư tưởng “trọng mộng
ước thường” sẽ không cònkhả năng tồn tại hơn nữa xây dựng nền văn hóa mới.
3.5 Tiếp thu kinh nghiệm khai thác nho giáo ở một số nước châu á vào
quá trình đổi mới ở nước ta .
Trong những thế kỷ trước đây nhất là thời kỳ phong kiến nho giáo có
nhiều giai đoạn đã bị các triều đại phong kiến trù dập ghét bỏ phê phán nhưng
cũng có nhiều triều đại phong kiến coi nho giáo như quốc giáo của dân tộc
mình vì thế những ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo đã ăn sâu vào tâm trí tình
cảm của rất nhều người phươgn đông bì vậy khi bắt đầu bước vào xây dựng dất
nước tại nhiều nước châu á đã có những chính sách biện pháp để khai thác
những mặt tích cực của nho giáo vào quá trình xây dựng đátg nước mình tiêu
biểu là 4 nước có nền kinh tế phát triển mạnh ngày nay được mệnh danh là
“Con Rồng châu á” là Hàn quốc - Đài loan – Hồng công và Singapore.
Việt Nam là nước nằm ở khu vực đông nam á và cũng có rất nhiều điểm
tương đồng về các mặt như kinh tế chính trị văn hóa với các nước trên do đó
việc chủ động tiếp thu những kinh nghiệm tham khảo cách khai thác những giá
trị tích cực của nho giáovà laọi bỏ đi những giá trị cực hạn chế kìm hãm sự


phát triển của các nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là một yêu
cầu đồng thời cũng là thời cơ có điều kiện tốt của chúng ta .
3.6 Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người dân
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của đảng và nhân dân ta công cuộc đổi mới
đất nước do đảng khởi sướng và lãnh đạo trình độ của người dân được nâng
cao tính năng động hoạt bát tầm nhìn sâu rộng và nhạy bén với thời cuộc trước
sự biến động của thế giới .
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó hiện nay trong nhân dân ta

vẫn còn nhiều hạn chế thiếu ý thức rèn luyện non kém về ý thức chính trị chưa
sác định đựơc đúng đầu cách mạng thụ động thời cơ và không muốn tham gia
vào các hoạt động chính trị xã hội giúp họ nâng cao sự hiểu biết về lý luận cách
mạng.
Giáo duc chính trị tư tưởng cho người dân để giúp họ có nhận thức đầy
đủ về chính trị xã hội giúp họ nâng cao nhận thức kiến thưv\cs về lý luận cách
mạng nâng cao sự hiểu biết về con đường đi bên chủ nghĩa xã hội về truyền
thống quý báu của dân tộc ý trí chiến thắng đói nghèo lạc hậu, lối sống thực
dụng vị kỷ, coi đồng tiền là trên hết lấy hưởng thụ là chính phục vụ là bắt buộc,
thiếu trách nhiệm với gia đình xã hội cũng như các biểu hiện khác,thúc đẩy
người dân vươn lên nắm bắt lấy đường lối chính sách mục tiêu của đảng và nhà
nước thúc đẩy người dân chủ động tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa dất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác
Hồ đã chọn.


C. PHẦN KẾT LUẬN
Nho giáo đã từng là hệ tư tưởng của các triều đại phong kiến Trung quốc
trong suốt hơn 2000 năm lịch sử tư tưởng của nho giáo đã góp phần quan trọng
trong việc xây dựng và duy trùy các nhà nước phong kiến vững mạnh.
Đối với nước ta nho giáo nho giáo cũng đã từng giữ vị trí đặc biệt và có
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta qua các giai đoạn
lịch sử.
Ngày nay chúng ta đang trên con đường tiến lên CNXH với những thành
tựu rực rỡ mà Đảng và nhân dân ta đã từng đạt được đã đưa nước ta tiến nhanh
tiến mạnh và vững chắc trên con đường đã chọn nhưng bên cạnh những thành
tựu ấy vẫn còn nhiều mặt tiêu cực thách thức đặt ra cho Đảng và nhân dân ta và
một trong những thách thức ấy là những mặt hạn chế tiêu cực của nho giáo
trong tư tưởng của người dân và cán bộ nước ta đây là một yếu tố quan trọng
đã gây ra không ít khó khăn kìm hãm đối với sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã

hội công bằng dân chủ văn minh đến thành công chúng ta phải có những giải
pháp chính sách, đường lối đúng đắn để loại trừ những mặt tiêu cực đồng thời
điều quan trọng hơn nữa là biết tiếp thu những yếu tố tích cực trên các lĩnh vực
của nho giáo.
Ngày nay chúng ta cần phải xóa bỏ đi những tư tưởng của nho giáo đó là
tư tưởng địa vị đẳng cấp gia trưởng, tâm lý coi thường pháp luật sống khép kín,
lối làmviệc quan liêu của cán bộ công chức mang nặng tính giáo điều cửa
quyền, kinh nghiệm, tư tưởng bảo thủ trì trệ.....CN quan liêu ở giới cầm quyền,
CN bình quân ở nông dân và giáo điều ở tri thức đó là những tư tưởng hạn chế
đang còn tồn tại trong nhận thức và hành động của một số bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân gây ra những ảnh hưởng mất dân
chủ ở nhiều nơi cản trở quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và phát huy
dân chủ XHCN ở nước ta.


Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiên nay đòi hỏi đảng và nhà nước ta
phải kiên quyết tìm ra những giải pháp thích hợp để khắc phục và loại bỏ đi
nhữmg ảnh hưởng tiêu cực của nho giáo tất nhiên đây không phải là việc có thể
giải quyết ngay trong một sớm một chiều mà phải kiên định, dần dần từng
bước đi thích hợp điều quan trọng là làm cho nhân dân tự có được ý thức tự
giác xóa bỏ lạc hậu cổ hủ tư tưởng nho giáo để đến với những tinh hoa văn
minh của thời đại có như vậy con đường đi lên CNXH của nhà nước ta mới có
thể thực hiện mục tiêu trên lý tưởng của Đảng và nhà nước ta mới có thể thắng
lợi vẻ vang.


DANH MỤC TÀI LIỆU

1.


Đề cương bài giảng nghiên cứu quán triệt đại hội Đảng lần IX

2.

Giáo trình hệ tư tưởng ( 2002 )HVCT QG HCM

3.

Nho giáo xưa và nay( 1997 ) nhà xuất bản KHXH_ HN

4.

Nho giáo và phát triển ở Việt Nam (1997) nhà xuất bản KHXH_HN

5.

Hồ Chí Minh (1995) toàn tập 9 NXBCTQG_HN

6.

Hồ Chí Minh (1995) toàn tâp 9 NXBCTQG_HN

7.

Hồ Chí Minh (1987) toàn tập tập 7 NXB sự thật _ HN

8.

Tư tưởng Hồ Chí Minh (tập bài giảng) NXBCTQG


9.

Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh NXBCTQG

10. Văn kiên ĐHĐBTQ lần IX (2001) NXBCTQG



×