Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân tích mối liên hệ chi phí khối lượng lợi nhuận tại công ty tnhh một thành viên thiên châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.37 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ THÀNH TRUNG

PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ - KHỐI
LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 11 - Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ THÀNH TRUNG
MSSV: LT11266

PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ CHI PHÍ – KHỐI
LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


LÊ PHƯỚC HƯƠNG

Tháng 11 - Năm 2013


LỜI CẢM TẠ
-----Được sự phân công của các thầy cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh
Doanh trường Đại học Cần Thơ, sau thời gian thực tập tại phòng Kế toán của
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thiên Châu, em đã hoàn
thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng
– lợi nhuận tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thiên Châu ”. Đạt được
kết quả này em vô cùng biết ơn và em xin gởi lời cảm ơn chân thành, lời tri
ân sâu sắc nhất đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế &
Quản Trị Kinh Doanh, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền
đạt nhiều kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình học tập.
- Cô: Lê Phước Hương, đã giành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ,
đóng góp ý kiến, sữa chữa những sơ sót để giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp .
- Ban lãnh đạo Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Thiên
Châu, cùng toàn thể lãnh đạo, nhân viên của các phòng ban đã tạo điều kiện
cho em được thực tập tại cơ quan. Đặc biệt là Chị kế toán công tác tại phòng
Kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho em
được hiểu biết các quy trình nghiệp vụ. Đối với em, được thực tập tại đây là cơ
hội lớn giúp em có được nhiều kinh nghiệm quý trong công việc sau này.
Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế &
Quản Trị Kinh Doanh và Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể các cán bộ và
nhân viên đang làm việc tại các phòng, ban của Công Ty Trách Nhiệm Hữu
Hạn Một Thành Viên Thiên Châu được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành
công trong công tác.

Xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Tạ Thành Trung

i


TRANG CAM KẾT
-----Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Tạ Thành Trung

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………....
Cần Thơ, Ngày

tháng

GIÁM ĐỐC.

iii

năm 2013


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI
QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUÂN ................................. 3
2.1. Cơ sở lý luận trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi

nhuận ............................................................................................................. 3
2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận....... 3
2.1.2. Mục tiêu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ......... 3
2.1.3. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí ............................................................ 3
2.1.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận ................................................................................... 4
2.1.5. Phân tích điểm hòa vốn......................................................................... 8
2.1.6. Phân tích lợi nhuận mục tiêu............................................................... 11
2.1.7. Kết cấu chi phí.................................................................................... 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận ......................................................................................... 13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 13
2.2.2. Phương pháp phân loại chi phí............................................................ 13
2.2.3. Phương pháp phân tích chi phí............................................................ 14
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN THIÊN CHÂU ................................................................................... 15
3.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................... 15
3.2. Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên
Châu............................................................................................................. 15
3.2.1. Mục tiêu ............................................................................................. 15
3.2.2. Lĩnh vực hoạt động............................................................................. 15

iv


3.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Một Thành Viên Thiên
Châu............................................................................................................. 16
3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................... 17
3.2.5. Hình thức và chế độ kế toán công ty đang áp dụng ............................. 17
3.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một Thành

Viên Thiên Châu từ năm 2010 – 2012 .......................................................... 18
3.4. Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ........................................... 20
3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 20
3.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 20
3.4.3. Định hướng phát triển......................................................................... 20
Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN CHÂU ....... 21
4.1. Phân tích chi phí của công ty theo cách ứng xử của chi phí.................... 21
4.1.1. Chi phí khả biến ................................................................................. 21
4.1.2. Chi phí bất biến .................................................................................. 24
4.1.3. Tổng hợp chi phí 6 tháng đầu năm 2013 ............................................. 26
4.2. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của công ty.................................. 29
4.2.1. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí.................................................. 29
4.2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí ............................................................................ 33
4.2.3. Kết cấu chi phí.................................................................................... 35
4.2.4. Đòn cân hoạt động.............................................................................. 36
4.3. Phân tích điểm hòa vốn.......................................................................... 37
4.3.1. Xác định điểm hòa vốn của công ty .................................................... 37
4.3.2. Đồ thị hòa vốn, đồ thị lợi nhuận.......................................................... 39
4.3.3. Doanh thu an toàn............................................................................... 44
4.4. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận......................... 44
4.4.1. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.............................................. 44
4.4.2. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán......................................... 54
Chương 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY........................................................................................... 56
5.1. Kiểm soát và sử dụng chi phí có hiệu quả .............................................. 56
5.1.1. Sử dụng chi phí mua hàng có hiệu quả................................................ 56
5.1.2. Kiểm soát chi phí bán hàng ................................................................ 56
5.2. Giảm sản lượng và doanh thu hòa vốn ................................................... 56


v


5.2.1. Giảm chi phí bất biến.......................................................................... 57
5.2.2. Tăng tỷ lệ số dư đảm phí..................................................................... 57
5.3 Tăng doanh thu....................................................................................... 57
5.3.1. Tăng giá bán ....................................................................................... 57
5.3.2. Tăng sản lượng hàng hóa bán ra ......................................................... 57
5.4. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý......................................................... 57
Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................ 58
6.1. Kết luận................................................................................................. 58
6.2. Kiến nghị............................................................................................... 58

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1.Chi phí mua hàng khả biến của công ty ......................................... 22
Bảng 4.2. Chi phí bán hàng khả biến của công ty ......................................... 24
Bảng 4.3. Chi phí bán hàng bất biến của công ty .......................................... 25
Bảng 4.4. Phân bổ chi phí quản lý bất biến của công ty ................................ 26
Bảng 4.5. Tập hợp chi phí theo lượng mua vào trong 6 tháng đầu năm 2013.27
Bảng 4.6. Tập hợp chi phí theo lượng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2013.. 27
Bảng 4.7. Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng mặt hàng trong 6 tháng đầu
năm 2013. .................................................................................................... 29
Bảng 4.8. Báo cáo KQKD theo SDĐP của từng mặt hàng. ........................... 30
Bảng 4.9. Chi tiết báo cáo thu nhập của từng đơn vị hàng hóa. ..................... 31
Bảng 4.10. Ví dụ về quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận.................................. 32
Bảng 4.11. Tỷ lệ SDĐP của từng loại mặt hàng............................................ 33

Bảng 4.12. Tỷ lệ SDĐP trung bình. .............................................................. 34
Bảng 4.13. Kết cấu chi phí các mặt hàng trong công ty................................. 35
Bảng 4.14. Độ lớn ĐCHĐ của từng mặt hàng............................................... 36
Bảng 4.15. Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 15% ở 6 tháng cuối năm 2013.
..................................................................................................................... 35
Bảng 4.16. Sản lượng hòa vốn của từng mạt hàng. ....................................... 37
Bảng 4.17. Doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng. ....................................... 37
Bảng 4.18. Thời gian hòa vốn của từng mặt hàng. ........................................ 38
Bảng 4.19. Tỷ lệ hòa vốn của từng mặt hàng. ............................................... 39
Bảng 4.20. Doanh thu an toàn của từng mặt hàng. ........................................ 44
Bảng 4.21. Tỷ lệ doanh thu an toàn của từng mặt hàng................................. 44
Bảng 4.22. Chi phí bán hàng bất biến tăng 20%, doanh thu tăng 10%........... 45
Bảng 4.23. Giảm 5% chi phí mua hàng, sản lượng tiêu thụ giảm 10%. ......... 46
Bảng 4.24. Chỉ tiêu lợi nhuận các mặt hàng trong 6 tháng cuối năm 2013. ... 47
Bảng 4.25. Tổng hợp chi phí đơn vị theo phương án 1.................................. 48
Bảng 4.26. Sản lượng, doanh thu để đạt mức lợi nhuận mong muốn theo
phương án 1. ................................................................................................ 48
Bảng 4.27. Tập hợp chi phí theo phương án 2............................................... 49
Bảng 4.28. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo
phương án 2. ................................................................................................ 50

vii


Bảng 4.29. Bảng tập hợp chi phí theo phương án 3....................................... 51
Bảng 4.30. Sản lượng, doanh thu để đạt được mức lợi nhuân mong muốn theo
phương án 3. ................................................................................................ 52
Bảng 4.31. Tổng hợp sản lượng, doanh thu từng mặt hàng qua 3 phương án. 53
Bảng 4.32. Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn với gía bán. .............................. 55


viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty. ............................................................ 16
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH MTV Thiên Châu. . 16
Hình 3.3. Sơ đồ thể hiện trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung........ 18
Hình 4.1. Đồ thị số dư đảm phí đơn vị từng mặt hàng................................... 31
Hình 4.2. Đồ thị tỷ lệ SDĐP của từng mặt hàng. .......................................... 33
Hình 4.3. Đồ thị kết cấu chi phí các mặt hàng của công ty............................ 35

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP

:

Chi phí

CPBB

:

Chi phí bất biến.

CPBHKB :


Chi phí bán hàng khả biến.

CPKB

:

Chi phí khả biến.

CPMH

:

Chi phí mua hàng.

CPQL

:

Chi phí quản lý.

CVP

:

Cost – Volume – Profit (chi phí – khối lương – lợi nhuận).

DT

:


Doanh thu.

ĐCHĐ

:

Đòn cân hoạt động.

LN

:

Lợi nhuận.

PA1

:

Phương án 1.

PA2

:

Phương án 2.

PA3

:


Phương án 3.

SDĐP

:

Số dư đảm phí.

SP

:

Sản phẩm.

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạng.

VP

:

Văn phòng.

WTO

:


World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới).

x


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập
WTO vào ngày 11/1/2007, từ đó đã đem đến nhiều thách thức cũng như rất
nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các doanh
nghiệp chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường chứ không phải nền
kinh tế kế hoạch tập trung nơi được kế hoạch hóa và cân đối toàn bộ nền kinh
tế quốc dân chịu sự tác động bởi các qui luật rất sòng phẳng, nghiệt ngã của thị
trường, bất cứ một quyết định say lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và
đôi khi làm cho doanh nghiệp phá sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,
vấn đề “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trãi
được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?”
luôn làm cho các doanh nghiệp phải lo lắng. Do đó, việc đưa ra các chiến lược
kinh doanh, các quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết. Qua việc
phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, các nhà quản trị sẽ biết
được sự ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng
và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã,
đang và sẽ làm tăng giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra, thông qua việc phân tích
trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh
vực điều hành hiện tại và hoạch định ra những kế hoạch trong tương lai.
Với những điểm trên, việc áp dụng phân tích mối liên hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận vào hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết, nhận thấy
được sự cần thiết đó em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích mối liên hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thiên

Châu” làm nội dung cho luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
- Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của công ty
TNHH Một Thành Viên Thiên Châu từ đó đề ra các phương án kinh doanh
mang lại hiệu quả cho công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nhận ra các thay đổi trong chi phí lên lợi nhuận để sử dụng các nguồn
lực hiện có của công ty hiệu quả hơn.
- Phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty.
- Phân tích bộ phận trong công ty.
- Đề ra các phương án kinh doanh trong điều kiện biến động sản lượng
hoặc chi phí.
- Đưa ra các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty.

1


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chi phí, khối lượng, lợi nhuận của các dòng sản phẩm trong công ty.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Một Thành
Viên Thiên Châu.
- Về thời gian: Số liệu được lấy trong 3 năm 2010 – 2012 và số liệu 6
tháng đầu năm 2013.
- Đề tài phân tích chủ yếu số liệu 6 tháng đầu năm 2013.

2



CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI
QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN.
2.1. Cơ sở lý luận trong phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận.
2.1.1. Khái niệm phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận.
Phân tích CVP nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi mức hoạt động của
doanh nghiệp lên chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Phân tích này còn xem xét sự
thay đổi của giá bán, chi phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ cấu sản phẩm lên
lợi nhuận của doanh nghiệp (Hilton, 1991). Phân tích CVP là một trong các
công cụ phân tích cơ bản nhất của các nhà quản lý sử dụng trong việc lập kế
hoạch và các tình huống ra quyết định (Horngren at al., 1999).
Phân tích CVP là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán,
sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời
xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1.2. Mục tiêu phân tích mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận.
Mục tiêu của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói
cách khác là nhằm mục đích phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên
những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí
phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Phân tích CVP cung cấp nhiều thông tin cần thiết làm cơ sở tin cậy cho
những quyết định của người quản lý, giúp cho người quản lý nhận dạng được
ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhân tố chi phí và khối lượng khi thay đổi
sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo những cách nào. Do tính hữu dụng lớn như
vậy, việc phân tích CVP đúng là một công cụ tốt nhất của người quản lý để
khai thác các tiềm năng trong công ty.
2.1.3. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí.

Báo cáo thu nhập dạng đảm phí là báo cáo thu nhập trong đó tách tổng
chi phí ra thành chi phí khả biến và bất biến đồng thời tính chi tiêu số dư đảm
phí. Báo cáo này trình bày lại của bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo ba
loại chỉ tiêu: tổng số, tính cho một sản phẩm và tỷ lệ.
Mẫu báo cáo thu nhập dạng đảm phí khác báo cáo thu nhập truyền thống
ở chổ báo cáo này phân biệt rõ các chi phí trong kỳ thành chi phí khả biến và
chi phí bất biến. Các nhà quản lý thích sử dụng báo cáo thu nhập dạng đảm phí
hơn báo cáo thu nhập truyền thống vì dạng báo cáo này hữu ích cho việc lập
kế hoạch, nó thể hiện rỏ mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Dựa vào
báo cáo này, nhà quản lý dễ dàng dự báo sự thay đổi của lợi nhuận khi doanh
số biến động.

3


Nếu gọi:
x : sản lượng tiêu thụ
a : giá bán
b: chi phí khả biến đơn vị
c: chi phí bất biến
Ta có được bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí như sau:
BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP DẠNG ĐẢM PHÍ.

Tổng số

Tỷ lệ

Tính cho 1 SP

Doanh thu


ax

100%

a

Chi phí khả biến

bx

b

Số dư đảm phí

(a – b)x

a–b

Chi phí bất biến

c

Lợi nhuận

(a – b)x – c

2.1.4. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối liên hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận.
2.1.4.1. Số dư đảm phí.

* Số dư đảm phí.
Số dư đảm phí hay còn gọi là giá trị đóng góp (contribution margin –
CM) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí khả biến. Nó là một chỉ
tiêu đo lường khả năng trang trải các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp (Edmonds at al., 2002).
Nếu số dư đảm phí không trang trải đủ các chi phí bất biến công ty sẽ bị
lỗ, nếu trang trải vừa đủ các chi phí bất biến thì công ty sẽ hòa vốn. Khi số dư
đảm phí lớn hơn tổng các chi phí bất biến, có nghĩa rằng công ty hoạt động có
lợi nhuận. Lợi nhuận được tính bằng cách lấy số dư đảm phí trừ cho các chi
phí bất biến.

Tổng số dư đảm phí = Doanh số bán – Tổng chi phí khả biến.

4


Số dư đảm phí đơn vị (unit contribution margin) là số dư đảm phí tính
cho một đơn vị.Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả
biến đơn vị hoặc tổng số dư đảm phí chia cho số lượng đơn vị sản phẩm. Số
dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn
vị sản phẩm.

Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán – chi phí khả biến dơn vị.

Tuy nhiên, số dư đảm phí cũng có nhược điểm là chưa cung cấp cho
người quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ tổ chức khi kinh doanh
nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ, bởi v́ sản lượng của từng sản phẩm hay dịch
vụ không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp. Vì thế đôi khi làm cho người quản lý
dễ nhầm lẫn cho việc ra quyết định, bởi tưởng rằng tăng doanh thu của những
sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi

hoàn toàn ngược lại.
Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp với sử
dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.
* Tỷ lệ số dư đảm phí (contribution margin ratio).
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ số giữa số dư đảm phí và doanh thu hoặc tỷ số
giữa số dư đảm phí đơn vị và giá bán, chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các
loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
Tỷ lệ số dư đảm phí =

Tổng số dư đảm phí Số dư đảm phí đơn vị
=
Doanh số
Giá bán

- Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận: nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một
lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Từ đó ta rút ra
được: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những
lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp… thì những xí nghiệp, những bộ
phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tỷ
lệ số dư đảm phí để nghiên cứu và xác định lãi thuần thuận lợi hơn chỉ tiêu
tổng số dư đảm phí nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh
hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau.
- Để hiểu rỏ hơn các chỉ tiêu trên ta làm 1 ví dụ đơn giản như sau:
Ví dụ: Công ty A có:
Tổng chi phí khả biến: 140.000.000đ
Sản lượng tiêu thụ: 14.000 sp
Giá bán: 20.000đ / sp

5



Khi đó, ta tính được:
Tổng doanh thu = 20.000 x 14.000 = 280.000.000đ
Tổng số dư đảm phí = 280.000.000 – 140.000.000 = 140.000.000đ
Chi phí khả biến đơn vị = 140.000.000 / 14.000 = 10.000đ
Số dư đảm phí đơn vị = 20.000 – 10.000 = 10.000đ
Tỷ lệ số dư đảm phí = 140.000.000 / 280.000.000 = 0.5 = 50%
2.1.4.2. Đòn cân hoạt động.
Đòn cân hoạt động là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tốc độ
thay đổi của lợi nhuận và tốc độ thay đổi của doanh thu (hoặc sản lượng tiêu
thụ). Đòn cân hoạt động cho biết lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu % khi
doanh số bán tăng (giảm) 1%. Đòn cân hoạt động cung cấp cho người quản lý
một công cụ hữu hiệu cho thấy ảnh hưởng của biến động trong doanh số đến
lợi nhuận.

Đòn cân hoạt động =

Tổng số dư đảm phí
Lợi nhuận ròng

Ta cũng có thể tính độ lớn đòn cân hoạt động theo công thức sau:

Đòn cân hoạt động =

Tốc độ tăng của lợi nhuận
Tốc độ tăng doanh thu

Độ lớn đòn cân hoạt động luôn luôn lớn hơn 1: ĐCHĐ > 1
Khái niệm đòn cân hoạt động kinh doanh cung cấp cho nhà quản trị

doanh nghiệp một công cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng lên và
doanh thu đã vượt quá điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỉ lệ nhỏ về doanh
thu có thể dự kiến tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận.
Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì sẽ
có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn và ngược lại. Giả sử có 2 doanh nghiệp có cùng
một mức doanh thu và lợi nhuận, nếu cả 2 doanh nghiệp cùng tăng một lượng
doanh thu như nhau, khi đó doanh nghiệp nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn
thì lợi nhuận của doanh nghiệp đó tăng nhiều hơn dẫn đến tốc độ tăng lợi
nhuận lớn hơn nên doanh nghiệp đó có đòn cân hoạt động lớn hơn. Qua đó
cho ta thấy, đòn cân hoạt động cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng
chi phí bất biến trong tổ chức doanh nghiệp.

6


Để hiểu rỏ hơn, ta áp dụng như sau:
Gọi:
q: sản lượng tiêu thụ
p: giá bán
a: chi phí khả biến đơn vị
b: chi phí bất biến
tại sản lượng q1 → Doanh thu: pq1 → Lợi nhuận: P1 = (p – a)q1 – b.
tại sản lượng q2 → Doanh thu: pq2 → Lợi nhuận: P2 = (p – a)q2 – b.
→ Tốc độ tăng lợi nhuận =

P2  P1
( p  a )( q 2  q1 )
x 100% =
P1
( p  a) q1  b


→ Tốc độ tăng doanh thu =



ĐCHĐ =

pq 2  pq1
x 100%
pq1

pq 2  pq1
( p  a )( q 2  q1 )
( p  a ) q1
÷
=
pq 1
( p  a) q1  b
( p  a) q1  b

⇒ Ta có công thức độ lớn đòn cân hoạt động:

Độ lớn của ĐCHĐ =

Tổng SDĐP
Tổng SDĐP
=
Lợi nhuận
Tổng SDĐP - Định phí


Độ lớn của ĐCHĐ là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định
khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận.
Hay nói cách khác, khi doanh thu thay đổi 1% thì mức lợi nhuận thay đổi bằng
độ lớn của ĐCHĐ nhân với 1%.
Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được
ĐCHĐ, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng
lợi nhuận và ngược lại.
Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên thì độ lớn ĐCHĐ
càng giảm đi. ĐCHĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn.
2.1.4.3. Số dư an toàn.
Số dư an toàn của một tổ chức là chênh lệch giữa doanh thu và doanh thu
hòa vốn. Số dư an toàn của các tổ chức khác nhau do kết cấu chi phí của các tổ
chức khác nhau.Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ
trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lổ phát
sinh nhanh hơn do đó có số dư an toàn thấp hơn.

7


Số dư an toàn = Doanh số thực hiện (Kế hoạch) – doanh số hòa vốn.

Số dư an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh
thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính
an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh
doanh càng thấp và ngược lại. Nhiệm vụ của nhà quản trị là duy trì một số dư
an toàn thích hợp.
Để đánh giá mức độ an toàn, ngoài việc sử dụng số dư an toàn ta cần kết
hợp với một chỉ tiêu khác là chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.

Tỷ lệ số dư an toàn =


Số dư an toàn
Doanh số (Thực hiện, kế hoạch)

Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng công thức sau:

Tỷ lệ số dư an toàn =

Mức doanh thu an toàn
x 100%
Mức doanh thu đạt được

2.1.5. Phân tích điểm hòa vốn.
Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối liên
hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Nó giúp cho nhà quản lý xác định được
doanh thu, sản lượng hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ của doanh
nghiệp. Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản lý xem xét quá trình kinh doanh
một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh
doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có
biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao.
2.1.5.1. Điểm hòa vốn.
* Khái niệm điểm hòa vốn.
Điểm khởi đầu trong phân tích CVP là xác định điểm hòa vốn cho doanh
nghiệp. Điểm hòa vốn (break – even point ) là khối lượng hoạt động (đo lường
bằng sản lượng hoặc doanh thu ) tại đó doanh thu và chi phí của doanh nghiệp
cân bằng nhau. Tại điểm hòa vốn doanh nghiệp không lãi, cũng không lỗ hay
nói cách ngắn gọn là doanh nghiệp hòa vốn.
* Xác định điểm hòa vốn.

8



Việc xác định điểm hòa vốn là rất quan trọng đối với nhà quản trị. Hai
phương pháp có thể sử dụng để xác định điểm hòa vốn là phương pháp số dư
đảm phí (contribution margin approach) và phương pháp sử dụng phương
trình lợi nhuận (equation approach ).

- Phương pháp số dư đảm phí (contribution margin approach).
Để xác định điểm hòa vốn, trước hết cần dựa vào các thẻ và sổ hạch toán
chi tiết chi phí, tiến hành phân loại chi phí thành chi phí bất biến và chi phí
khả biến. Chi phí khả biến là những chi phí thay đổi theo khối lượng công
việc, sản phẩm thực hiện, chi phí khả biến có thể thay đổi cùng chiều hoặc trái
chiều với khối lượng công việc và thường bao gồm các bộ phận sau: nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…dùng vào kinh doanh, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí hoa hồng, môi
giới…Ngược lại, chi phí bất biến là những chi phí mà trong một giới hạn đầu
tư nào đó thường không thay đổi theo tổng khối lượng công việc hoàn thành
nhưng nếu tính trên một đơn vị công việc thì chi phí bất biến lại thay đổi.
Để tính được khối lượng sản phẩm tại đó tổ chức kinh doanh không thu
được lãi hay gánh chịu lỗ, doanh nghiệp hòa vốn khi doanh thu bằng tổng chi
phí. Khi đó:
Doanh thu = Tổng chi phí = Chi phí khả biến + Chi phí bất biến.

Sản lượng bán ra
CPBB.


x Giá bán = Sản lượng bán ra x CPKB đơn vị +

Sản lượng bán ra x (giá bán – CPKB đơn vị) = CPBB.

Từ đó, ta tính được khối lượng hòa vốn như sau:

Khối lượng hòa vốn = Chi phí bất biến / Số dư đảm phí đơn vị
Đôi khi các nhà quản trị muốn xác định doanh thu để doanh nghiệp đạt
hòa vốn. Ta có thể tính doanh thu hòa vốn bằng cách lấy sản lượng hòa vốn
nhân với giá bán. Bên cạnh đó, ta có thể tính được doanh thu hòa vốn mà
không cần phải xác định sản lượng hòa vốn bằng cách sử dụng tỷ lệ số dư đảm
phí theo công thức sau:

Doanh số hòa vốn = Chi phí bất biến / Tỷ lệ số dư đảm phí

9


Để đánh giá được chất lượng hoạt động kinh doanh và đo lường mức độ
rủi ro, ngoài sản lượng và doanh thu hòa vốn còn phải chú ý đến thời gian hòa
vốn và tỷ lệ hòa vốn. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt
thì tỷ lệ hòa vốn càng thấp càng an toàn hơn.
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn
trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm.

Thời gian hòa vốn =

360 ngày
x Doanh số hòa vốn.
Doanh số dự kiến

Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối
lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được
trong kỳ kinh doanh (giá bán không đổi).


Tỷ lệ hòa vốn =

Doanh thu hòa vốn
x 100%
Doanh thu thực hiện

- Phương pháp phương trình (equation approach).
Một phương pháp khác để xác định sản lượng hòa vốn là dựa theo
phương trình lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm với giá P và chi phí
biến đổi đơn vị là UVC, mỗi sản phẩm bán ra doanh nghiệp sẽ thu được số dư
đảm phí đơn vị là “P – UVC” nghĩa là doanh nghiệp sẽ có được “P – UVC”
đồng để trang trải được một phần chi phí bất biến FC. Lợi nhuận bằng chênh
lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Lợi nhuận (NP) = Tổng doanh thu (TR) – Tổng chi phí (TC).


NP

= P x Q – VC – FC



NP

= P x Q – UVC – FC



NP


= Q (P – UVC) – FC

Tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bằng 0. Khi đó, ta
có:
0 = Q (P – UVC) - FC


Q = FC / (P – UVC)
2.1.5.2. Đồ thị hòa vốn.

10


Việc xác định điểm hòa vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà quản
trị. Tuy nhiên, nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào theo mức
hoạt động. Để thấy được điều này, các nhà quản trị thường sử dụng đồ thị biểu
diễn mối liên hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận (CVP graph), còn gọi là
đồ thị hòa vốn. Cách vẽ đồ thị hòa vốn như sau:
- Vẽ trục tọa độ (mức độ hoạt động, số tiền hay chi phí).
- Vẽ đường chi phí bất biến song song Ox: y= a.
- Vẽ đường tổng chi phí: y = a + bx.
- Vẽ đường doanh thu: y = px.
- Tìm điểm hòa vốn là giao điểm của đường tổng chi phí và đường doanh
thu.
2.1.5.3. Phân tích điểm hòa vốn.
Trong kinh doanh, không phải với mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ
nào cũng đem lại lợi nhuận cho doanh ghiệp. Phân tích điểm hòa vốn sẽ cho
thấy được mức lãi lỗ thực sự của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quyết định
được mức sản xuất, tiêu thụ, mức giá bán… để đạt được mức lợi nhuận mong

muốn. Trình tự phân tích điểm hòa vốn như sau:
- Đánh giá chung tình hình hòa vốn: Để đánh giá chung tình hình hòa
vốn của doanh nghiệp, cần phải tính ra các chỉ tiêu phản ánh điểm hòa vốn ở
kỳ gốc và kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ gốc và kỳ
phân tích. Doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả cao hơn kỳ trước
nếu ở kỳ phân tích doanh nghiệp chỉ cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít
hơn, doanh thu thuần thấp hơn và thời gian kinh doanh ngắn hơn mà đã hòa
vốn.
- Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau,
việc xác định các nhân tố này cho phép doanh nghiệp lập các dự án đầu tư
đúng đắn, đề ra các quyết định kinh doanh tối ưu.
- Xác định mức công suất cần huy động để đạt sản lượng hòa vốn: Ngoài
việc xác định sản xuất và tiêu thụ để đạt được mức lãi mong muốn, các nhà
quản trị còn muốn biết được cần phải huy động bao nhiêu công suất của doanh
nghiệp để đạt hòa vốn, phần công suất còn lại là cơ sở tạo ra lợi nhuận.
Tóm lại, các nhân tố làm thay đổi điểm hòa vốn như sau: giá bán tăng,
chi phí khả biến không đổi sẽ làm số dư đảm phí tăng thêm và vì vậy khối
lượng sản phẩm hòa vốn sẽ giảm xuống. Trong doanh nghiệp kinh doanh
nhiều loại hàng, thay đổi cơ cấu hàng bán sẽ làm điểm hòa vốn thay đổi vì mỗi
loại hàng hóa có tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau. Trong quá trình hoạt động,
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm là công
việc cần thiết, gia tăng đầu tư có thể hạ thấp được chi phí khả biến cho sản
phẩm, tuy nhiên chi phí bất biến trong kỳ sẽ tăng lên vì chi phí khấu hao tăng.
Vì vậy sự đầu tư luôn phải dựa trên cơ sở dự báo thị trường và phải cân nhắc
thận trọng, đó là một trong các quyết định khó khăn của nhà quản trị.

11



2.1.6. Phân tích lợi nhuận mục tiêu.
Lợi nhuận mục tiêu là mức lợi nhuận người quản trị mong muốn. Một
trong những quyết định quan trọng và thường xuyên của các nhà quản trị là
“cần phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận
mong muốn (target net profit – NTP)”.
Trong giới hạn chi phí kinh doanh không đổi, trên mức sản lượng và
doanh số hòa vốn, doanh nghiệp cần biết phải sản xuất và bán ra với mức sản
lượng nào để đạt được mức lợi nhuận mong muốn ngay cả khi phải giảm giá
bán để cạnh tranh tốt hơn.
Sau khi đạt hòa vốn, mỗi sản phẩm bán thêm sẽ đưa về cho doanh nghiệp
thêm một phần lãi ròng mà sản phẩm đem lại. Có nghĩa là, cứ sản xuất và tiêu
thụ 1 đơn vị sản phẩm trên sản lượng hòa vốn thì doanh nghiệp thu được 1
mức lãi thuần đúng bằng số dư đảm phí.
Để tính được mức sản lượng bán ra nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu, ta
có công thức sau:

Sản lượng bán ra =

Chi phí bất biến + Mức lợi nhuận mong muốn
Số dư đảm phí đơn vị

Doanh thu mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được mức lợi nhuận
mục tiêu được xác định bằng cách lấy sản lượng để đạt được lợi nhuận mục
tiêu nhân cho giá bán. Chúng ta có thể xác định mức doanh thu này một cách
trực tiếp bằng việc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí và công thức sau:

Doanh số =

Chi phí bất biến + Mức lợi nhuận mong muốn
Tỷ lệ số dư đảm phí


Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các doanh nghiệp luôn luôn phải
cạnh tranh nếu muốn tồn tại và phát triển. Chính vì thế giá bán sản phẩm luôn
có sự biến động để phù hợp với từng thời điểm kinh tế, giá bán thay đổi làm
cho doanh nghiệp phải thay đổi chi phí sản xuất kinh doanh để đạt được lợi
nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Mọi sự biến động về chi phí và giá bán
đều ảnh hưởng đến điểm hòa vốn và do đó ảnh hưởng đến sản lượng và doanh
thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Sự biến động về chi phí và giá
bán buộc các nhà kinh doanh khi xây dựng chiến lược phải dự tính đến sao
cho đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong mọi tình huống.
2.1.7. Kết cấu chi phí.
Kết cấu chi phí của một tổ chức là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối
quan hệ tỷ lệ giữa các chi phí khả biến và chi phí biến trong một tổ chức,

12


doanh nghiệp. Kết cấu chi phí giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp
là khác nhau.
Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động
kinh doanh vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ
hoạt động thay đổi.
Hiện nay, thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng kết cấu
chi phí sau:
- Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn (mức đầu tư lớn),
chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ, tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng giảm
doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm nhiều hơn. Chính vì thế, nếu gặp thuận lợi
thì tốc độ phát triển của doanh nghiệp sẽ rất nhanh, nếu gặp rủi ro làm cho
doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hoặc sản phẩm không tiêu thụ được
thì phá sản diễn ra nhanh chóng.

- Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ (mức đầu tư thấp),
chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, doanh thu tăng
giảm thi lợi nhuận tăng giảm ít hơn. Trong sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp có kết cấu chi phí này thường có tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu
gặp rủi ro lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt
hại sẽ thấp hơn.
Tóm lại, mỗi loại hình kết cấu chi phí ðều có những ýu, nhýợc ðiểm của
nó, mỗi doanh nghiệp cần xác lập cho mình một kết cấu chi phí riêng thích
hợp với đặc điểm và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Không có một
mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp áp dụng, cũng không
có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi kết cấu chi phí như thế nào là tốt nhất.
Trong nền kinh tế thị trường, không có bất cứ điều gì đảm bảo rằng qui
mô hoạt động sẽ không thay đổi. Chính vì thế, khi dự định xác lập một kết cấu
chi phí các doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố tác động như: kế hoạch phát
triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số
hàng năm, quan niệm của nhà quản trị đối với rủi ro.
2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phân tích mối liên hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán tại công ty TNHH Một
Thành Viên Thiên Châu.
Thu thập các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài qua sách, báo, tạp
chí, tài liệu, từ internet.
2.2.2. Phương pháp phân loại chi phí.
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận, tài sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với kế toán
quản trị, không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như trong kế toán tài chính mà

13



×