Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÌNH LUẬN DIỄN BIẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN SÀN HOSE NĂM 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 38 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
BÌNH LUẬN DIỄN BIẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN SÀN HOSE NĂM 2009
BÌNH LUẬN DIỄN BIẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN SÀN HOSE NĂM 2009
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Giới thiệu về Sàn HOSE và chỉ số VN Index 3
Tổng quan về kinh tế Thế giới năm 2009 5
Kinh tế Việt Nam năm 2009 8
Thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2009 9
Diễn biến giá Chứng khoán trên sàn HOSE năm 2009 11
Giai đoạn 1: 02/01 đến 24/02 13
Giai đoạn 2: 25/02 đến 23/10 20
- Từ 25/2 đến 09/6 20
- Từ 10/6 đến 20/7 25
- Từ 21/7 đến 23/10 29
Giai đoạn 3: 24/10 đến 31/12 38

GIỚI THIỆU VỀ SÀN HOSE
GIỚI THIỆU VỀ SÀN HOSE
VÀ CHỈ SỐ VN INDEX
VÀ CHỈ SỐ VN INDEX
I. Giới thiệu về HOSE
Tính đến cuối năm 2009, trên Sàn giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
(HOSE) có 196 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết và 101 công ty chứng khoán thành viên. Các
công ty niêm yết trên HOSE phải đảm bảo điều kiện vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ (HNX là 10 tỷ). 10 mã cổ
phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường bao gồm: VCB, CTG, VNM, HAG, EIB, VIC, BVH, MSN,
STB, PVF. Năm 2009 cũng là năm đánh dấu sự chào sàn của các mã cổ phiếu hàng đầu như: VCB, CTG,
BVH, EIB và MSN. Nhóm các cổ phiếu có vốn hóa lớn (VCB, BVH, HAG, MSN …) có tác động khá lớn
đến chỉ số VN Index.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Chỉ số VN Index
- VN-Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại SGDCK TP. HCM
- Công thức tính chỉ số VN-Index áp dụng với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể
hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.
Giá trị cơ sở: 100
Ngày cơ sở: 28/07/2000
VN-Index = Tổng giá trị thị trường hiện tại của các cổ phiếu niêm yết / Tổng giá trị thị
trường cơ sở của các cổ phiếu niêm yết

Vn-Index =
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
i : 1,..., n
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THẾ GIỚI
NĂM 2009
Nếu như năm 2008, cả thế giới chao đảo trước cơn bão của cuộc khủng hoảng tài chính được bắt
nguồn từ Mỹ, thì một năm sau, năm 2009, nền kinh tế toàn cầu bước đầu đã cho thấy những bước hồi phục
nhất định với các quốc gia Châu Á đóng vai trò là đầu tàu trong quá trình vực dậy nền kinh tế khu vực. Các
nỗ lực ngăn chặn mức độ suy thoái đã giúp nền kinh tế thế giới phục hồi.
I. Những tín hiệu tích cực
Sau những gói kích cầu mạnh tay của Chính phủ các nước để chống chọi với khủng hoảng và suy
thoái kinh tế, tín hiệu tích cực về sự phục hồi của các nền kinh tế liên tục được phát ra:
- Singapore trở thành quốc gia đầu tiên công bố thoát suy thoái vào tháng 7;

- Kinh tế Mỹ thoát suy thoái vào Quý III/20009 khi Mỹ đã bắt đầu tăng trưởng trở lại với tốc độ
2,8% sau 4 quý liền liên tục suy giảm;
- Châu Âu: Suy thoái cũng đã rời khu vực từ quý 2;
- Châu Á: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt trên 8% nhờ hoạt động tín dụng mở rộng với
tốc độ kỷ lục và gói kích cầu trị giá gần 600 tỷ USD mà Chính phủ Trung Quốc đưa ra vào cuối năm 2008.
Trong năm 2009, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới, trở thành đầu tàu trong sự
phục hồi của kinh tế toàn cầu.
- Dấu hiệu phục hồi kinh tế có thể cảm nhận được qua sự cải thiện của hàng loạt các chỉ số kinh tế
như PMI, chỉ số lòng tin người tiêu dùng, số lượng đơn đặt hàng mới…Năm 2009 cũng được coi là năm
của các nền kinh tế mới nổi tại châu Á và Mỹ Latinh khi các quốc gia này có tốc độ hồi phục kinh tế ấn
tượng hơn hẳn các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và EU.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Rủi ro tiềm ẩn
Bên cạnh những tín hiệu tích cực, kinh tế Thế giới năm qua cũng bộc lộ không ít những rủi ro tiềm
ẩn của một kịch bản hồi phục kém bền vững.
- Thoát suy thoái nhưng tăng trưởng yếu: Với nỗ lực của các chính phủ, các nền kinh tế hàng đầu thế
giới đã dần thoát khỏi suy thoái, tuy tốc độ tăng trưởng còn rất yếu ớt. Tốc độ tăng trưởng GDP của cả thế
giới năm 2009 là -0,7%.
- Thất nghiệp leo thang: Năm 2009 là năm mà tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng tại những nền kinh tế
hàng đầu. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 lên tới 10,2%, cao nhất trong 26 năm, trước khi giảm
xuống 10% vào tháng 11.
- Sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng Mỹ: Các vụ vỡ nợ và đóng cửa ngân hàng vẫn diễn ra đều
đặn ở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Số ngân hàng bị giải thể từ đầu năm tới nay lên tới con số 140. Đây là
con số kỷ lục về số vụ giải thể ngân hàng tại Mỹ kể từ năm 1992. Năm 2008, chỉ có 25 ngân hàng Mỹ đổ
vỡ.
- Nợ công gia tăng và rủi ro khủng hoảng nợ: Đi đôi với tác động tích cực của các gói kích thích kinh
tế trong việc đẩy lùi bước tiến của suy thoái là một trong những “tác dụng phụ” có thể xảy ra chính là sự
gia tăng của thâm hụt ngân sách, nợ công, và rủi ro về một cuộc khủng hoảng nợ.
- Giá hàng hoá tăng mạnh nhất trong 40 năm, giá dầu tăng 78% trong năm 2009 trong khi giá vàng

cũng lập đỉnh cao chưa từng có ở mức 1.220,40 USD/ ounce trước sự yếu thế của đồng dollar Mỹ, đa dạng
hóa dự trữ quốc gia và chính sách nới lỏng tiền tệ ở nhiều nước, cũng như những lo ngại về tiến độ phục
hồi kinh tế Thế giới, đang cảnh báo nguy cơ lạm phát diện rộng trong năm 2010. Các ngân hàng Trung
ương và quỹ quốc gia đẩy mạnh việc đa dạng hóa dự trữ theo hướng tăng mua vàng, góp phần lôi cuốn sự
quan tâm của nhà đầu tư.
III. Thị trường Chứng khoán thế giới 2009
Cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán toàn cầu 2009 cũng đầy khởi
sắc. Các chỉ số của thị trường chứng khoán thế giới có mức tăng điểm mạnh trong năm 2009, dẫn đầu bởi
các thị trường mới nổi, nhờ vào việc lãi suất được duy trì ở mức thấp cũng như các biện pháp kích thích
kinh tế của các chính phủ đã bước đầu mang lại những tác dụng tích cực.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thị trường chứng khoán thế giới có một năm 2009 giao dịch rất thành công, với việc tăng điểm
mạnh trên tất cả các thị trường chính (riêng thị trường Mỹ có mức tăng điểm cao nhất kể từ năm 2003).
Các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, có mức tăng điểm mạnh nhất, tiếp sau là các nền kinh tế
phát triển. Đà giảm điểm của năm 2008 kéo dài trong những tháng đầu năm, và sau khi chạm đáy vào trung
tuần tháng Ba, các chỉ số đều tăng điểm liên tục trở lại cho đến cuối năm với khá ít các giai đoạn điều
chỉnh. Điều này có được là nhờ việc lãi suất được duy trì ở mức thấp và các chương trình hỗ trợ kinh tế của
các chính phủ đã bắt đầu mang lại những dấu hiệu khả quan đối với kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng như bước đầu khôi phục được niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin của nhà đầu tư đã dần
dần được phục hồi.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
KINH TẾ VIỆT NAM 2009
KINH TẾ VIỆT NAM 2009
Năm 2009,Kinh tế Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng và là một trong 10 nền kinh tế tăng
trưởng dương.
Chính sách kích thích kinh tế cùng gói hỗ trợ lãi suất và mức tăng trưởng tín dụng 37,7% đã có
những tác dụng tích cực đến nền kinh tế. Chính phủ cũng thực hiện một loạt các biện pháp nới lỏng chính
sách tiền tệ chưa từng thấy trong nhiều năm: Duy trì các loại lãi suất ở mức thấp, lãi suất cơ bản là 7%,

giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ mức 10% xuống 5%, tăng nguồn cung tiền, các ngân hàng đẩy mạnh tăng
trưởng tín dụng. Nhờ một loạt biện pháp trên, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng khá trong năm 2009. Cụ
thể: GDP tăng 5,32%, lạm phát được kiềm chế dưới 7%, đạt mục tiêu chính phủ đề ra. Mức tăng tiêu dùng
vẫn khá ổn định khi tổng mức tiêu thụ hàng hóa bán lẻ tăng khoảng 11% về khối lượng so với cùng kỳ năm
trước sau khi chỉ tăng khoảng 7% trong năm 2008. Các chỉ số về tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ là
những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế đều cho thấy mức tăng khá trong bối cảnh khủng hoảng kinh
tế toàn cầu. Sản lượng công nghiệp tăng 7,6%, dịch vụ tăng khoảng 6,6%. Thâm hụt thương mại 12 tỷ
USD, được cải thiện đáng kể, giảm 32,1% so với năm 2008.
Tuy đã đạt những thành tựu đáng kể nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. ICOR trong
năm 2009 đã tăng lên 8 so với mức 6,6 trong năm 2008 cho thấy chất lượng của tăng trưởng vẫn chưa có
nhiều cải thiện. Thâm hụt ngân sách gia tăng. Thâm hụt thương mại ở mức cao trong khi dự trữ ngoại hối
của Việt Nam rất mỏng. Giá vàng và tỷ giá USD trên thị trường tự do liên tục biến động khó lường gây tâm
lý không tốt đối với người dân. Giá vàng lập kỷ lục 29,3 triệu đồng/lượng, tỷ giá USD/VND cũng leo lên
mốc cao chưa từng có 20.000USD/VND. Tăng trưởng tín dụng cao, tỷ giá được điều chỉnh tăng gây ra áp
lực lạm phát cao trong năm 2010.
Những vấn đề trên đòi hỏi Chính phủ phải nhanh chóng có biện pháp hiệu quả để ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2009: PHỤC HỒI ĐẦY ẤN TƯỢNG
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2009: PHỤC HỒI ĐẦY ẤN TƯỢNG
1. Nhận định chung
Trong bối cảnh nền kinh tế đã thoát ra khỏi khủng hoảng, tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng vẫn còn
nhiều khó khăn, thách thức, Thị trường Chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2009 cũng không ngừng biến
động. Mặc dù về cuối năm, TTCK Việt Nam có sự điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt
tiền tệ, nhưng nhìn chung, với một chu kỳ tăng điểm kéo dài hơn 8 tháng thì TTCK Việt Nam đã có mức
tăng trưởng đầy ấn tượng. VN-Index đã trở thành chỉ số chứng khoán có mức tăng điểm mạnh nhất
châu Á trong quý 3/2009.
Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN Index đã tăng 171,96 điểm, từ 312,49 điểm lên
494,77 điểm, tương đương 58%. Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN Index rơi xuống mốc 235,5

điểm vào ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 624.10 vào ngày 23/10/2009 thì VN Index đã tăng 2,69 lần.
Tương tự, sàn HNX cũng đã tăng trưởng 60% trong năm 2009, so với đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh
cao nhất trong năm 218,38 điểm thì HNX đã tăng 2,79 lần.
Thị trường hình thành 2 đợt sóng tăng lớn là từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 6 và từ đầu tháng 8 đến
cuối tháng 10. Sóng giảm là từ đầu năm đến cuối tháng 2, trong tháng 7 và từ cuối tháng 10 đến tháng 12.
2. Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam 2009
 VN-Index tăng 60%, giá trị giao dịch cả 2 sàn đạt kỷ lục 9.000 tỷ đồng.
 Quy mô toàn thị trường tăng kỷ lục trong năm 2009.
 CTCK "xé rào" cho nhà đầu tư bán sớm chứng khoán.
 12/1: HOSE thực hiện giao dịch trực tuyến.
 Miễn thuế TNCN từ đầu tư chứng khoán.
 24/6: HNX chính thức ra mắt hoạt động theo mô hình Sở Giao dịch chứng khoán, đồng thời
HNX khai trương vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết UPCoM.
 3/9: ICV thoái vốn: Quỹ Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) do Indochina
Capital quản lý tuyên bố sẽ thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam.
 24/9: HNX Khai trương hệ thống giao dịch Trái phiếu chính phủ chuyên biệt.
 Năm 2009 - năm đầu tiên DN phải soát xét báo cáo tài chính quý.
 Vốn hóa thị trường đạt 48% GDP.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 2009 - Dấu ấn của “đòn bẩy tài chính”.
DIỄN BIẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN
DIỄN BIẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TRÊN
SÀN HOSE 2009
SÀN HOSE 2009
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các giai đoạn trên TTCK Việt Nam 2009

Nếu như 2008 được coi là một năm rất đáng quên khi các chỉ số liên tục sụt giảm thì bước sang 2009, thị
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự phục hồi tương đối ấn tượng, không ít thời điểm đã để lại
những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển với những kỷ lục mới. Nhìn lại diện mạo TTCK
Việt Nam 2009, có thể điểm lại một số cột mốc đáng ghi nhớ.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Giai đoạn 1: Từ 02/01 đến 24/02/2009: VN Index tiếp tục đà giảm điểm của
năm 2008 và lập đáy 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009
1. Diễn biến thị trường
- Từ ngày 02/01/2009 đến ngày 24/02/2009 chỉ số Vnindex đã giảm 77,84 điểm tương đương giảm
24,84%.
- Phiên giao dịch có KLGD thấp nhất: Phiên giao dịch ngày 23/01, thời điểm chuẩn bị cho việc chạm
đáy của VN-Index, đã chứng kiến một không khí giao dịch ảm đạm nhất trong năm. Chỉ có 4.618.561 cổ
phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng cùng 109 tỷ đồng giá trị giao dịch, bằng 2,85% so với kỷ lục
về KLGD của năm.
- Phiên giao dịch có GTGD thấp nhất: Chỉ có 99,18 tỷ đồng giá trị chuyển nhượng trong một phiên,
phiên giao dịch ngày 13/02 được coi là phiên ảm đạm nhất trong năm. Tính ra mức tiền được giải ngân
trong phiên này chỉ đạt 6,36% so với kỷ lục của năm 2009.
- Phiên giao dịch đưa VN-Index xuống đáy thấp nhất: Sau nhiều phiên dò đáy, cuối cùng đáy của thị
trường được xác định ở mức 235,50 điểm trong phiên giao dịch ngày 24/02.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Mốc 235 điểm cũng đủ lực chặn đứng đà lao dốc không phanh của VN-Index. Tuy nhiên, đây cũng
là mức đáy sâu nhất trong vòng 4 năm trước đó của chỉ số này.
- Những tháng đầu năm 2009, những phiên giao dịch u ám vẫn tiếp tục bị bao phủ thị trường chứng
khoán Việt Nam. Hàng chục mã cổ phiếu niêm yết trên thị trường bị đưa vào diện bị kiểm soát do kết quả
kinh doanh năm 2008 phát sinh âm.
- Cổ phiếu ngân hàng đã lập đáy vào cuối tháng 2/2009 (tương tự như VN-Index).
- Cổ phiếu các ngành như công nghiệp, dầu khí, nguyên vật liệu, công nghệ cũng chạm đáy vào giai
đoạn Vn- Index sụt giảm mạnh.


13
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Diễn biến TTCK trong Ngày 24/2/2009
- Trước ảnh hưởng chung của chứng khoán toàn cầu cũng như những khó khăn và các vấn đề tiêu
cực của các ngân hàng trên thế giới, STB đã giảm về mức thấp nhất trong lịch sử giao dịch của mã này khi
chỉ còn 13,000 đồng/CP.
- Hướng vận động chung là sự xuống giá mạnh của loạt cổ phiếu lớn nhỏ, trong đó nhiều blue-chip
giảm hết khả năng.
- Về chiều giảm giá, có tới 8 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là DMC, GMD, HAG, ITA,
PAC, PGC, SGH và VIC.
Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 9
mã giảm sàn trừ VNM.
Cụ thể, VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,68%), còn 73.000 đồng. PVF giảm 700
đồng/cổ phiếu (tương đương 4,93%), còn 13.500 đồng. HPG giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương
4,71%), còn 24.300 đồng. DPM giảm 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), còn 26.800 đồng. FPT
giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,80%), còn 37.700 đồng. VPL giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (tương
đương 4,91%), còn 36.800 đồng. PVD giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%), còn 52.500 đồng.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
HAG giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), còn 47.500 đồng. VIC giảm 2.600 đồng/cổ phiếu
(tương đương 5,00%), còn 49.400 đồng.
2. Nguyên nhân suy giảm
2.1. Thế giới
Suy thoái kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu chấm dứt, những hoài nghi về khả năng vực dậy nền
kinh tế của chính phủ các nước chưa được giải tỏa, TTCK thế giới liên tục sụt giảm mạnh khiến TTCK VN
tiếp tục đổ dốc trong suốt 2 tháng đầu năm 2009.
Sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ và các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, đặc
biệt là những thị trường chứng khoán của những khu vực kinh tế xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

Mọi diễn biến của các chỉ số chứng khoán VN luôn đi cùng chiều với những biến động của chỉ số
chứng khoán thế giới. Trong xu hướng đó các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới liên tục phá vỡ các
mốc điểm quan trọng ( Dow Jones chạm mốc đáy 6547,05 điểm, Nikkei 225 chạm mốc đáy 7054,98 điểm).
15

×