TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN DIỂM KIỀU
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
TRUNG QUANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN DIỂM KIỀU
MSSV: LT11208
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ –
KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
TRUNG QUANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TH.S. NGUYỄN THÚY AN
Cần Thơ - 2013
LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại
học Cần Thơ và sự chấp thuận của Công ty TNHH MTV Đầu Tư và Xây
Dựng Trung Quang, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập
tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn của Cô Nguyễn Thúy An và sự giúp đỡ
của quý Công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gởi
lời cảm ơn chân thành đến:
Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho
em những tri thức quý báo làm hành trang bước vào đời.
Th.S Nguyễn Thúy An, Cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp
đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện
bài viết tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đầu Tư và Xây Dựng Trung
Quang, cùng với toàn thể các cán bộ, nhân viên đang công tác tại Công ty đã
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình
thực tập tại Công ty.
Xin chúc quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Công ty
cùng toàn thể công nhân viên của Công ty được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều
thắng lợi mới trong công việc.
Cần Thơ, Ngày…...Tháng…...Năm……
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Diểm Kiều
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, Ngày…...Tháng…...Năm……
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Diểm Kiều
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
·····················································································
Cần Thơ, Ngày……Tháng……Năm……
Thủ Trưởng Đơn Vị
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................ 1
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................... 2
1.3.1. Phạm vi về không gian .............................................................. 2
1.3.2. Phạm vi về thời gian .................................................................. 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 4
2.1.1. Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận............................................................................................................. 4
2.1.2. Mục tiêu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận............................................................................................................. 4
2.1.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử............................................ 4
2.1.4. Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp .............................. 8
2.1.5. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí........................................ 10
2.1.6. Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí
– khối lượng – lợi nhuận............................................................................... 11
2.1.7. Phân tích điểm hòa vốn.............................................................. 17
2.1.8. Phương trình lợi nhuận .............................................................. 24
2.1.9. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán và kết cấu
mặt hàng........................................................................................................ 25
iv
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 25
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 25
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.................................................... 25
CHƯƠNG 3: GIỚi THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH MTV
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRUNG QUANG ................................. 26
3.1. GIỚ THIỆU VỀ CÔNG TY................................................................ 26
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................ 26
3.1.2. Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ.............................................. 27
3.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty .................................... 27
3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty ................................................ 28
3.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán cuả Công ty ............................. 29
3.1.6. Công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty ...... 30
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ..................................................................... 32
3.2.1. Chỉ tiêu doanh thu...................................................................... 34
3.2.2. Chỉ tiêu chi phí........................................................................... 34
3.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận ...................................................................... 35
3.3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT
ĐỘNG .......................................................................................................... 35
3.3.1. Thuận lợi.................................................................................... 35
3.3.2. Khó khăn.................................................................................... 36
3.3.3. Phương hướng hoạt động........................................................... 36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI
LƯỢNG – LỢI NHUẬN.................................................................... 37
4.1. PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ
CHI PHÍ....................................................................................................... 37
4.1.1. Chi phí khả biến......................................................................... 38
4.1.2. Chi phí bất biến.......................................................................... 46
v
4.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY.50
4.2.1. Sản lượng tiêu thụ ...................................................................... 50
4.2.2. Doanh thu ................................................................................... 51
4.3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI
NHUẬN........................................................................................................ 53
4.3.1. Báo cáo thu nhập dạng đảm phí................................................. 53
4.3.2. Các chỉ tiêu trong phân tích CVP .............................................. 57
4.3.3. Phân tích điểm hòa vốn.............................................................. 71
4.3.4. Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.......... 81
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ TIẾT KIỆM
CHI PHÍ NHẰM NÂNG CAO LỢ NHUẬN CHO CÔNG TY ..... 86
5.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SẢN PHẨM
TRONG CÔNG TY .................................................................................... 86
5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CHO CÔNG TY.......................................................................................... 87
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 90
6.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 90
6.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 92
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng các giá trị trong phương pháp bình phương bé nhất…….....9
Bảng 2.2 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí............................................11
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012 ... 33
Bảng 4.1 Căn cứ ứng xử của 3 sản phẩm ..................................................... 37
Bảng 4.2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2010......... 39
Bảng 4.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2011......... 39
Bảng 4.4 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 3 mặt hàng năm 2012......... 40
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 .................. 42
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 .................. 43
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 .................. 43
Bảng 4.8 Phân bổ số giờ máy hoạt động của từng mặt hàng qua 3 năm...... 44
Bảng 4.9 Biến phí sản xuất chung ................................................................ 45
Bảng 4.10 Định phí sản xuất chung.............................................................. 46
Bảng 4.11 Định phí quản lý doanh nghiệp ................................................... 48
Bảng 4.12 Biến phí quản lý doanh nghiệp.................................................... 49
Bảng 4.13 Tổng hợp chi phí khả biến qua 3 năm ......................................... 50
Bảng 4.14 Tổng hợp chi phí bất biến qua 3 năm.......................................... 50
Bảng 4.15 Tổng hợp tình hình tiêu thụ của các mặt hàng qua 3 năm .......... 51
Bảng 4.16 Giá bán của từng mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012.................... 52
Bảng 4.17 Doanh thu của các mặt hàng qua 3 năm 2010 - 2012 ................. 52
Bảng 4.18 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2010.54
Bảng 4.19 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2011.55
Bảng 4.20 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của 3 mặt hàng năm 2010.56
Bảng 4.21 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong
năm 2010....................................................................................................... 58
vii
Bảng 4.22 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong
năm 2011....................................................................................................... 58
Bảng 4.23 Quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của 3 sản phẩm trong
năm 2010....................................................................................................... 59
Bảng 4.24 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2010 ....................... 61
Bảng 4.25 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2011 ....................... 61
Bảng 4.26 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2012 ....................... 62
Bảng 4.27 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2010 .................................. 63
Bảng 4.28 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2011 .................................. 65
Bảng 4.29 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2012 .................................. 67
Bảng 4.30 Bảng thể hiện độ lớn đòn bẩy hoạt động của 3 mặt hàng qua 3
năm................................................................................................................ 70
Bảng 4.31 Lợi nhuận tăng thêm khi doanh thu tăng 10% của 3 mặt hàng năm
2012 .............................................................................................................. 70
Bảng 4.32 Sản lượng hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm............................ 71
Bảng 4.33 Doanh thu hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm ........................... 73
Bảng 4.34 Thời gian hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm ............................ 74
Bảng 4.35 Tỷ lệ hòa vốn của 3 mặt hàng qua 3 năm.................................... 75
Bảng 4.36 Doanh thu an toàn của 3 mặt hàng qua 3 năm ............................ 76
Bảng 4.37 Tỷ lệ doanh thu an toàn của 3 mặt hàng qua 3 năm.................... 77
Bảng 4.38 Tập hợp doanh thu khi doanh thu tăng 20% ............................... 81
Bảng 4.39 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí dự báo của các sản phẩm
trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí không đổi... 81
Bảng 4.40 Tập hợp doanh thu và chi phí ...................................................... 82
Bảng 4.41 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí dự báo của các sản phẩm
trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí tăng 10% và định phí không
đổi ................................................................................................................. 82
Bảng 4.42 Tập hợp doanh thu và chi phí ...................................................... 83
Bảng 4.43 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí dự báo của các sản phẩm
trong năm 2012 khi doanh thu tăng 20%, biến phí và định phí tăng 10% ... 83
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đường biểu diễn của chi phí.......................................................... 5
Hình 2.2 Đường biểu diễn của biến phí bật thang ........................................ 6
Hình 2.3 Đường biểu diễn của định phí........................................................ 7
Hình 2.4 Đường biểu diễn chi phí hỗn hợp .................................................. 7
Hình 2.5 Sơ Đồ thị phân tán thể hiện mức hoạt động và chi phí.................. 10
Hình 2.6 Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát....................................................... 21
Hình 2.7 Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt ....................................................... 22
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty ...................................................... 28
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phàng kế toán của Công ty ..................................... 29
Hình 4.1 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2010..................................... 64
Hình 4.2 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% ................................ 64
Hình 4.3 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2011..................................... 66
Hình 4.4 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% ................................ 67
Hình 4.5 Kết cấu chi phí của 3 mặt hàng năm 2012..................................... 68
Hình 4.6 Lợi nhuận tăng thêm khi biến phí giảm 10% ................................ 68
Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2010 ..................................... 78
Hình 4.8 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2011 ..................................... 79
Hình 4.9 Đồ thị hòa vốn của 3 mặt hàng năm 2012 ..................................... 80
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BP:
Biến phí
BP SXC:
Biến phí sản xuất chung
BP QLDN:
Biến phí quản lý doanh nghiệp
CPBB:
Chi phí bất biến
CPKB:
Chi phí khả biến
CPNVLTT:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT:
Chi phí nhân công trực tiếp
DT:
Doanh thu
DTAT:
Doanh thu an toàn
DTTH:
Doanh thu thực hiện
ĐBHĐ:
Đòn bẩy hoạt động
ĐP:
Định phí
ĐP SXC:
Định phí sản xuất chung
ĐV:
Đơn vị
HH:
Hỗn hợp
HV:
Hòa vốn
LN:
Lợi nhuận
NK:
Nhôm kính
QLDN:
Quản lý doanh nghiệp
SDĐP:
Số dư đảm phí
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đứng trước sự khủng hoảng của
nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp
đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và
phát triển. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại họ phải tìm mọi cách để phấn đấu
đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường
trước sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà
còn phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài. Muốn đứng vững doanh
nghiệp phải nâng cao tính cạnh tranh, một trong những biện pháp giúp doanh
nghiệp cạnh tranh có hiệu quả là phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng và
giá cả hợp lý nhất.
Để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng, kip thời thì nhà quản lý cần
phải hiểu rõ tình hình kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp, của từng mặt
hàng. Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quyết định
của người quản trị. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là
một công cụ quản lý hiệu quả. Qua việc phân tích này các nhà quản trị sẽ biết
ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc
biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang
và sẽ làm tăng lợi nhuận ra sao. Ngoài ra thông qua việc phân tích trên những
số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều
hành hiện tại và hoạch định kế hoạch trong tương lai với những điểm trên việc
ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi doanh nghiệp
là vô cùng cần thiết nhưng vận dụng nó là một vấn đề rất khó xử lý. Xuất phát
từ vấn đề này nên tôi chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH MTV Đầu Tư – Xây Dựng Trung
Quang”’ nhằm củng cố kiến thức được học ở trường và mở rộng sự hiểu biết
về các vấn đề kế toán.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các sản
phẩm trong công ty để thấy được sự ảnh hưởng của chi phí và khối lượng đến
lợi nhuận từng mặt hàng. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát và
tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận công ty.
-1-
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung đã đề ra, ta có những mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của
sản phẩm nhôm kính gồm các mặt hàng: cửa di nhôm kính, cửa nhôm kính và
cửa sổ nhôm kính của công ty nhằm hiểu rõ hoạt động kinh doanh của mặt
hàng thông qua phân tích các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết
cấu chi chí,…tại Công ty để thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố chi phí,
khối lượng đến lợi nhuận.
- Mục tiêu 2: Ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
vào phân tích điểm hòa vốn các sản phẩm trong công ty.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chi phí nhằm
nâng cao lợi nhuận công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng
Trung Quang.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/8/2013 đến
12/11/1013.
- Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy trong 3 năm 2010 – 2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH
MTV Đầu Tư - Xây Dựng Trung Quang.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, tôi đã có tham khảo qua một
số luận văn. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu
đó vận dụng vào thực tiễn vào Công ty TNHH MTV Đầu Tư - Xây Dựng
Trung Quang.
- Trần Thị Hải Giang (2009). “Phân tích mối quan hệ chi phi – khối
lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex”’. Luận văn đi sâu vào phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các xí nghiệp trong công ty, phân
tích mối quan hệ giữa các yếu tố: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến,
chi phí bất biến, kết cấu chi phí để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như
-2-
hiệu quả hoạt động của từng xí nghiệp, đồng thời luận văn còn đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp.
- Nguyễn Minh Hùng (2009). “Phân tích mối quan hệ chi phi – khối
lượng – lợi nhuận tại hợp tác xã Quang Minh”. Luận văn đi sâu vào phân tích
mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của hợp tác xã, phân tích mối
quan hệ giữa các yếu tố: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí
bất biến, kết cấu chi phí để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như hiệu quả
hoạt động của từng xí nghiệp, đồng thời luận văn còn đề ra một số giải pháp
nhằm nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp.
- Phạm Duy Phương (2008). “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang”. Luận văn đi
sâu vào phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công
ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí và đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu
thụ của công ty.
- Đoàn Thị Phương Trang (2007). “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên”. Luận văn đi
sâu vào phân tích tình hình quản lý chi phí và kiểm soát lợi nhuận của doanh
nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu yếu tố chi phí nguyên vật liệu làm ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ trong
tương lai.
-3-
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận
Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ
giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, biến phí, định phí
và lợi nhuận nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở
để đưa ra các quyết định như lựa chọn kết cấu mặt hàng, định giá sản phẩm,
hoạch định chiến lược kinh doanh tương lai.
Phân tích quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một biện pháp hữu
ích nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết
định, như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược
khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có,…
2.1.2 Mục tiêu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận
Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích mục
đích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt
động doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao
nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần
thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp
thành chi phí khả biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí,
đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Phân loại chi phí theo cách ứng xử là khi mức độ hoạt động biến động
thì chi phí sẽ biến động như thế nào.
- Chi phí khả biến
- Chi phí bất biến
- Chi phí hỗn hợp
-4-
Chi phí khả biến
Biến phí là những khoản mục chi phí mà tổng của nó có quan hệ tỷ lệ
thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động (hay yếu tố dẫn dắt chi
phí). Biến phí cho từng đơn vị hoạt động không đổi. Biến phí là các khoản chi
phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp như chi phí nguyên
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất hay thực hiện dịch vụ, giá
vốn hàng bán mua vào để bán lại, chi phí bao bì đóng gói ban đầu, hoa hồng
bán hàng,…
Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không có hoạt động biến phí
bằng 0. Phương trình biểu diễn biến phí:
Y = bx
Với:
Y: Biến phí
x: Mức hoạt động
b: Biến phí tính cho 1 đơn vị hoạt động
Y
Y = bx
0
X
Hình 2.1. Đường biểu diễn của biến phí
Xét về tính chất tác động, biến phí được chia làm 2 loại: biến phí tỷ lệ và
biến phí cấp bậc.
- Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng của nó biến động theo tỷ lệ
thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động căn cứ.
Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chi phí như chi phí nguyên liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giống cây trồng, hoa hồng bán hàng,…
- Biến phí bậc thang: là loại biến phí mà tổng của nó chỉ biến động khi
mức độ hoạt động biến động nhiều và rõ ràng. Biến phí bậc thang không đổi
khi mức hoạt động căn cứ thay đổi ít. Nói cách khác, tổng của biến phí bậc
thang cũng biến động theo quan hệ tỷ lệ thuận với biến động của mức hoạt
động, nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp. Đường biểu diễn của biến phí
-5-
bậc thang không có dạng đường thẳng như biến phí tỷ lệ, mà có dạng bậc
thang với những bậc rất ngắn.
Chi phí
0
Mức hoạt động
Hình 2.2. Đường biểu diễn của biến phí bậc thang
Biến phí bậc thang gồm những chi phí như chi phí nhân công gián tiếp,
chi phí bảo trì máy móc,…
Chiến lược của nhà quản trị khi ứng phó với biến phí bậc thang là phải
nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc, để tránh khuynh hướng
huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây lãng phí khi nhu cầu
sau đó lại giảm đi.
Chi phí bất biến (định phí)
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở thì định phí thay đổi.
Khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở giảm,
và ngược lại. Phương trình biểu diễn định phí:
Chi phí thuê tài sản, khấu hao, quảng cáo, lãi vay nợ dài hạn (trả cố định
từng kì), lương trả theo thời gian,… là những chi phí bất biến.
Y = F (hằng số)
Với:
Y: Định phí
F: Giá trị của định phí (là một hằng số)
-6-
Y
Y=F
F
0
X
Hình 2.3. Đường biểu diễn của định phí
Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm các yếu tố biến phí và định
phí pha trộn lẫn nhau. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện
các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí.
Phần định phí phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì sự phục
vụ và để cho dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ.
Phần biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần vượt quá mức
căn bản (định mức) do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức sử dụng
trên mức căn bản. Công thức của chi phí hỗn hợp:
Y = bx + F
Với:
bx: phần biến phí trong chi phí hỗn hợp
F:
phần định phí trong chi phí hỗn hợp
Y: là chi phí hỗn hợp
Chi phí Y
Y = F + bx
Biến phí
F
b
Định phí
0
Mức hoạt động X
Hình 2.4. Đường biểu diễn chi phí hỗn hợp
-7-
2.1.4 Các phương pháp xác định chi phí hỗn hợp
Phương pháp cực đại – cực tiểu
Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp hồi quy bội
Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp cực đại – cực tiểu
Khi sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xác định phương trình
chi phí hỗn hợp, thì trước hết phải xác định số liệu của chi phí tương ứng với
mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất trong kì hạch toán, sau đó tính chênh
lệch của chi phí và chênh lệch của mức hoạt động, giữa mức cao nhất so với
mức thấp nhất đó.
- Yếu tố chi phí khả biến trong chi phí hỗn hợp được xác định theo công
thức:
Biến phí đơn vị
hoạt động (b)
Chênh lệch của chi phí
=
Chênh lệch mức độ hoạt động
- Khi đó, yếu tố chi phí bất biến được xác định theo công thức:
Tổng chi phí
Định phí (F) = ở mức cao nhất hoặc
thấp nhất
-
(Mức hoạt động cao nhất / thấp
nhất) x Biến phí đơn vị (b)
Từ kết quả tính được ta viết phương trình chi phí theo dạng tổng quát
như sau:
Y = F + bX
Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất còn gọi là phương pháp hồi quy đơn
giản. Đây là phương pháp tinh vi hơn phương pháp cực đại, cực tiểu và có độ
chính xác cao hơn. Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác định phương
trình biến thiên của chi phí, dựa trên tính toán của hệ phương trình hai ẩn
trong phân tích thống kê, sử dụng số liệu chi phí phát sinh tương ứng với các
mức độ hoạt động từ các kì trước (quan sát đã qua). Phương trình dự tính chi
phí cũng có dạng tổng quát là Y = F + bX như phương pháp cực đại, cực tiểu.
Từ phương trình Y = F + bX, với tập hợp n lần quan sát, ta được phương
pháp 2 phương trình hai ẩn như sau:
-8-
Σ XY = F.ΣX + bΣX 2 (1)
(2.1)
Σ Y = n.F + bΣX
(2)
Trong đó:
X:
là biến số độc lập (mức hoạt động cơ sở)
Y:
là biến số phụ thuộc (chi phí hỗn hợp)
F và b: là thông số cần xác định (với b là biến phí và F là định phí)
n:
là số quan sát cần thực hiện (thường là tháng)
Σ:
là kí hiệu tổng
Bảng 2.1 Bảng các giá trị trong phương pháp bình phương bé nhất
Tháng
Mức độ hoạt động Tổng chi phí
Giá trị của
Giá trị của
(n)
(X)
(Y)
(XY)
(X 2 )
1
2
3
…
Tổng
Sau khi đã xác định được các thông số F và b, ta có thể thực hiện chi phí
hỗn hợp theo phương trình tổng quát:
Y = F + bX
Phương pháp hồi quy bội
Phân tích hồi quy bội là một kỹ thuật nhằm khai triển một phương trình
ước tính sử dụng nhiều biến số độc lập. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều
loại chi phí phụ thuộc và nhiều hoạt động khác nhau. Thí dụ, chi phí vận
chuyển hàng hóa phụ thuộc cả vào trọng lượng của hàng hóa và vào quãng
đường vận chuyển. Hoặc chi phí sản xuất chung phụ thuộc vào nhiều hoạt
động khác nhau của doanh nghiệp. Hoặc chi phí sưởi ấm (ở các nước lạnh)
phụ thuộc vào cả số giờ máy hoạt động và vào nhiệt độ bên ngoài….
Phương trình hồi quy bội có dạng tổng quát:
Y = F + b 1 X 1 + b 2 X 2 +…+ b n X n
Trong đó:
Y:
là biến số phụ thuộc càn dự toán
X 1 …X n ;
là giá trị các biến số độc lập có ảnh hưởng đến giá trị của Y
-9-
b 1 …b n :
là hệ số của các biến số độc lập
F:
là phần cố định
Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán, đòi hỏi các tài liệu lịch sử đã thu thập được
giữa hoạt động sinh ra chi phí ở các mức độ khác nhau trong kì kinh doanh,
sau đó biểu diễn chúng trên đồ thị, mục tiêu là tìm coông thức dự toán chi phí
có dạng Y = F + bX.
Quá trình thực hiện phương pháp này gồm 2 bước:
Bước 1: Vẽ trục tung biểu hiện giá trị và trục hoành biểu hiện mức hoạt
động cơ sở, với số lần quan sát thực nghiệm thống kê, chấm các điểm biểu
diễn mức hoạt động tương ứng với chi phí phát sinh trên đồ thị.
Bước 2: Kẻ một đường thẳng nằm trung bình giữa các điểm đã vẽ ở bước
1. Đường này cắt trục tung tại điểm bằng định phí F. Biến phí đơn vị được tính
Y-F
theo công thức b =
. Đường thẳng này chính là đường biểu diễn
x
phương trình hồi quy có dạng:
Y = F + bX
Đồ thị biểu diễn tổng quát sau:
Giá trị
Y
Y2
x x x x
x x
x x
x
x
x
x
x
Y1
x
Y = F + bX
X
0
X2
X1
Hoạt động
Hình 2.5. Đồ thị phân tán thể hiện mức độ hoạt động và chi phí
2.1.5 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và
bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo
- 10 -
cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi
như một kế hoạch nội bộ và là một công cụ để ra quyết định.
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng:
Bảng 2.2 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Doanh thu
Chi phí khả biến
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
xxxxx
xxxx
xxx
xx
x
So sánh các thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị) và báo
cáo thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính).
Kế toán tài chính
Doanh thu
xxxxx
Giá vốn hàng bán
xxxx
Lãi gộp
xxx
Chi phí kinh doanh
xx
Lợi nhuận
x
Kế toán quản trị
Doanh thu
xxxxx
Chi phí khả biến
xxxx
Số dư đảm phí
xxx
Chi phí bất biến
xx
Lợi nhuận
x
Khi nhìn vào báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được
điểm hòa vốn và không thể phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi
nhuận, vì hình thức báo cáo của kế toán tài chính nhằm cung cấp kết quả hoạt
động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về
cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị nên ta có thể
hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận.
2.1.6 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận
2.1.6.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là chênh lệch của doanh thu và tổng chi phí khả biến. Số
dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và chi phí khả biến đơn vị số dư
đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một
đơn vị sản phẩm. Thông qua số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản
lượng và lợi nhuận: nếu sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng lên một
lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị (khi tổ chức đã
vượt qua điểm hòa vốn).
- 11 -
Số dư đảm phí sau khi bù đắp chi phí bất biến (định phí) số còn lại là lợi
nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản
phẩm hay một đơn vị sản phẩm.
SDĐP = Σ Doanh thu bán hàng – Σ Biến phí
Số dư đảm phí tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp,
vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí
đơn vị
SDĐP đv = Đơn giá bán – Chi phí khả biến
Dựa vào số dư đảm phí ta có thể lập báo cáo thu nhập theo hình thức số
dư đảm phí nhanh chóng và tiện lợi.
Nếu gọi x:
là số lượng sản phẩm tiêu thụ
g:
là giá bán
a:
là chi phí khả biến đơn vị
b:
là tổng chi phí bất biến
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:
Tổng số
gx
ax
(g - a)x
b
(g - a)x - b
Doanh thu
Chi phí khả biến
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến
Lợi nhuận
Tính cho một sản phẩm
g
a
g-a
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
Khi doanh nghiêp không hoạt động, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ x
= 0 thì lợi nhuận p = (-b), nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoảng đúng bằng
với định phí.
Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ x = x h (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại
điểm hòa vốn) thì số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận p
= 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.
(g - a)x h = b
xh =
b
(g - a)
Chi phí bất biến
Sản lượng hòa vốn
=
Số dư khả biến đơn vị
- 12 -
Vậy:
Khi x = x 1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1 ), x 1 > x h , thì lợi
nhuận P 1 = (g - a)x 1 - b
Khi x = x 2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 2 , x 2 > x 1 thì lợi
nhuận ở mức tiêu thụ x 2 là P 2 = (g - a) x 2 - b
Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng
P = P 2 - P1
Lợi nhuận tăng một lượng
P = (g - a)
x = x 2 - x1
x
Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được sản
lượng tiêu thụ và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu sản
lượng tiêu thụ tăng (hoặc giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm
xuống) một lượng đúng bằng sản lượng tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống)
nhân với số dư đảm phí đơn vị.
Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay
giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt).
Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số
lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi
nhuận tăng lên hay giảm xuống một lượng bao nhiêu.
2.1.6.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh
thu, chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm
(cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết cứ trong
một đồng doanh thu, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng số dư đảm phí. Như vậy,
nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản
phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn thì sẽ tạo nhiều số dư đảm phí hơn
và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.
Ta có công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí như sau:
SDĐP
Tỷ lệ SDĐP
=
Doanh thu
SDĐP đơn vị
=
Đơn giá
- 13 -