Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

tập hợp chi phí và biến động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng (stapimex)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.85 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH THỊ KIM ĐỒNG

TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC
TRĂNG (STAPIMEX)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 12-Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH THỊ KIM ĐỒNG
MSSV: LT11191

TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC
TRĂNG (STAPIMEX)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Ths. HỒ HỒNG LIÊN

Tháng 12-Năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thuỷ Sản Sóc Trăng, được
sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị phòng kế toán đặc biệt là chị Châu Âu Phượng –
Kế toán trưởng tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn chu đáo về cách thức thực hiện
luận văn tốt nghiệp của cô Hồ Hồng Liên đã giúp em hoàn thành tốt bài luận của
mình.
Giờ đây thì thời gian thực tập đã kết thúc, cũng là lúc em đã hoàn thành xong
đề tài tốt nghiệp của mình, vì vậy em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường
Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý thầy cô Khoa kinh tế và QTKD đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Hồng Liên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
em hoàn thành tốt bài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy Sản Sóc
Trăng, các anh chị phòng kế toán, phòng kinh doanh đã tại điều kiện và hướng dẫn
nhiệt tình cho em hoàn thành xong bài luận của mình.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, dù rất cẩn thận nhưng không tránh khỏi
những sai sót, mong Cô và các giảng viên bộ môn của Khoa thông cảm và sửa chửa
những lỗi sai và thiếu sót để em rút kinh nghiệm. Em rất mong nhận được sự góp ý
chân thành của Quý thầy cô giúp bài luận văn của em được hoàn chỉnh tốt hơn.
Kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và công tác tốt.
Kính chúc ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty cổ phần Thủy Sản Sóc Trăng dồi
dào sưc khỏe, công tác tốt và chúc Công ty ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày………., tháng………., năm 2013
Người thực hiện


Trịnh Thị Kim Đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.
Sóc Trăng, ngày.........., tháng.........., năm..........
Người thực hiện

Trịnh Thị Kim Đồng


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
_______________________________________________________
................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Sóc Trăng, ngày.........., tháng.........., năm...........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
_______________________________________________________
................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.........., tháng.........., năm...........
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ...................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian .......................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 3
2.1 Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 3
2.1.1 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ................................................. 3
2.1.2 Phân tích biến động chi phí ........................................................................ 10
2.1.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành .......................... 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 11
2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn ................................................................. 13

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
SÓC TRĂNG (STAPIMEX) ............................................................................... 15
3.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 15
3.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng ................ 17
3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ..................................................................... 17
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán ................................................ 17
3.2.3 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty .......................................... 18
3.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 20
3.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty ................................................................................. 20
3.3.2 Các phòng ban và chức năng ...................................................................... 20
3.4 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................. 22
3.4.1 Chức năng của công ty................................................................................ 22
3.4.2 Nhiệm vụ của công ty ................................................................................. 22
3.5 Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................... 23
3.6 Giới thiệu sản phẩm và qui trình công nghệ .................................................. 24
3.6.1 Đặc điểm sản phẩm ..................................................................................... 24
3.6.2 Qui trình công nghệ .................................................................................... 24
3.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ......................................... 25


3.7.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 25
3.7.2 Khó khăn ..................................................................................................... 25
3.7.3 Phương hướng phát triển ............................................................................ 26
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG (STAPIMEX) ..................... 27
4.1 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thủy sản Sóc
Trăng .................................................................................................................... 27
4.1.1 Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng 2 năm 2013 tại xí nghiệp đông lạnh An
Phú của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng ...................................................... 27
4.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 2 năm

2013 tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng ...................................................... 32
4.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng
trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 34
4.2.1 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng
trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ............................................................................ 34
4.2.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng
trong 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................... 43
4.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành ............................. 50
4.3.1 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi nguyên vật liệu trực tiếp
.............................................................................................................................. 50
4.3.2 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nhân công trực tiếp ......... 58
4.3.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành .......................... 66
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN SÓC TRĂNG .................................................................................. 73
5.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và biến
động chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng .......................................... 73
5.1.1 Một số giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................ 73
5.1.2 Một số giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp......................................... 73
5.1.3 Một số giải pháp về chi phí sản xuất chung................................................ 73
5.2 Phương hướng cho công tác kế toán tại công ty............................................ 74
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 75
6.1 Kết luận .......................................................................................................... 75
6.2 Kiến nghị........................................................................................................ 75
6.2.1 Đối với công ty ........................................................................................... 75
6.2.2 Đối với cơ quan chức năng địa phương ...................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 76


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 .................... 23
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp giá và khối lượng tôm thu mua trong tháng 2/2013 .... 28
Bảng 4.2 Bảng khối lượng tôm xuất dùng cho sản xuất trong tháng 02/2013 .... 29
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 02/2013 tại xí
nghiệp An Phú ...................................................................................................... 30
Bảng 4.4 Bảng chi phí nhân công trong tháng 02/2013 ...................................... 31
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 02/2013 ......................... 32
Bảng 4.6 Bảng phân bổ chi phí và chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp đông lạnh
An Phú tháng 02/2013 ......................................................................................... 32
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng 02/2013 tại xí nghiệp An Phú
.............................................................................................................................. 33
Bảng 4.8 Bảng tính giá thành sản phẩm tôm đông lạnh đóng gói tháng 02/2013 tại
xí nghiệp An Phú.................................................................................................. 33
Bảng 4.9 Bảng số liệu tổng hợp các khoản chi phí sản xuất trong 3 năm 2010 –
2012 ..................................................................................................................... 34
Bảng 4.10 Bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong giai đoạn
2010 – 2012 ........................................................................................................ 35
Bảng 4.11 Bảng chi tiết chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong giai đoạn 2010
– 2012 ................................................................................................................. 38
Bảng 4.12 Bảng chi phí sản xuất chung trong 3 năm 2010 – 2012 ..................... 41
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp số liệu các khoản chi phí 6 tháng đầu năm từ 2010 –
2013 .................................................................................................................... 43
Bảng 4.14 Bảng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013
.............................................................................................................................. 44
Bảng 4.15 Bảng chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013 ....
.............................................................................................................................. 46
Bảng 4.16 Bảng chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm của 2010 – 2013 ...... 48
Bảng 4.17 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong
giai đoạn 2010 – 2011 .......................................................................................... 52

Bảng 4.18 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu trong
giai đoạn 2011 – 2012 .......................................................................................... 54
Bảng 4.19 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu của 6
tháng đầu năm 2011 và 2012 .............................................................................. 56
Bảng 4.20 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tôm nguyên liệu của 6
tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................................................................. 58


Bảng 4.21 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp
trong giai đoạn 2010 và 2011 ............................................................................. 57
Bảng 4.22 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp
trong giai đoạn 2011 và 2012 .............................................................................. 62
Bảng 4.23 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp
trong 6 tháng đầu năm 2011 và 2012.................................................................. 64
Bảng 4.24 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp
trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.................................................................. 66
Bảng 4.25 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong giai đoạn
2010 – 2012 ......................................................................................................... 68
Bảng 4.26 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong giai đoạn 6
tháng đầu năm 2011 – 2013 ................................................................................. 70


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................... 4
Hình 2.2 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ................................. 6
Hình 2.3 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ........................................ 8
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Stapimex ......................................... 17
Hình 3.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của Stapimex
.............................................................................................................................. 19

Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty Stapimex .................................... 20
Hình 3.4 Qui trình thu mua chế biến sản phẩm tôm sú của công ty Stapimex.... 25
Hình 4.1 Biểu đồ tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2010 – 2012......... 37
Hình 4.2 Biểu đồ chi phí nhân công trực tiếp trong 3 năm 2010 – 2012 ............ 40
Hình 4.3 Biểu đồ chi phí sản xuất chung trong 3 năm 2010 – 2012 ................... 42
Hình 4.4 Biểu đồ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010
– 2013 .................................................................................................................. 45
Hình 4.5 Biểu đồ chi phí nhân công trực tiếp 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 –
2013 ..................................................................................................................... 47
Hình 4.6 Biểu đồ chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu năm của 4 năm 2010 – 2013
.............................................................................................................................. 49


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
BHTN
:
Bảo hiểm tai nạn
LĐTL
:
Lao động tiền lương
TK

:
Tài khoản
CPSXDD
:
Chi phí sản xuất dở dang
CPSXPS
:
Chi phí sản xuất phát sinh
UBND
:
Ủy ban nhân dân
QĐ.BTC
:
Qui định của Bộ tài chính
TP.HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh
HACCP
:
Hazard Analysis and Critical Control Points (Hệ thống quản
lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua
việ phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tới hạn)
BRC
:
British Retail Consortium (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
của Tập đoàn bán lẻ Anh Quốc)
ISO
:
The Tnternational Organization for Standardization (Tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế)

USD
:
United State Dolar (Đô la Mỹ)
CCDC
:
Công cụ dụng cụ
TSCĐ
:
Tài sản cố định
SSOP
:
Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ
sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh)
CPNVLTT :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
:
Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC
:
Chi phí sản xuất chung
NVLTT
:
Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT
:
Nhân công trực tiếp
SXC
:
Sản xuất chung

* Ghi chú: Quy ước dấu chấm ”.” dùng để phân cách phần nghìn; dấu phẩy ”,”
dùng để phân cách thập phân.


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng
thị trường tiêu thụ. Các công ty đều có xu hướng mở rộng qui mô sản xuất, giá
nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh
hưởng hoạt động sản xuất của nhiều công ty và tất nhiên ảnh hưởng đến lợi nhuận là
điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, để có lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp phải làm sao cho chi phí
xuống thấp nhất đến mức có thể, khi mà hiện nay giá cả thị trường đang lên xuống
bất thường nên nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy,
doanh nghiệp phải có các biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác định
nguyên nhân và thực thi các biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát chi phí.
Để biết được các doanh nghiệp phải ứng phó thế nào trước thực trạng giá cả
thay đổi thất thường như vậy, nên em đã chọn đề tài “ Tập hợp chi phí và biến
động chi chí tại xí nghiệp đông lạnh An Phú trực thuộc Công Ty Cổ Phần
Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex) “ để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài “ Tập hợp chi phí và biến động chi phí tại xí nghiệp đông lạnh An
Phú trực thuộc Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng “ với mục tiêu tìm hiểu
công tác hạch toán tập hợp chi phí, xác định giá thành tại công ty, theo dõi chi phí
phát sinh, so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch, tìm hiểu nguyên nhân và
đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng nguồn chi phí được tối ưu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tập hợp chi phí, phân loại chi phí theo từng khoản mục: Nguyên vật liệu trực

tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính giá thành sản phẩm tại xí
nghiệp An Phú của Stapimex trong kỳ tháng 2 năm 2013.
- Phân tích biến động chi phí của từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 tại Stapimex. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân biến động rồi nhận xét,
đánh giá.
- Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành trong 3 năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex, đưa ra nhận xét và một số kết

1


luận chung nhằm định hướng đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công
tác kế toán chi phí tại công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng, viết tắt là
Stapimex.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng trong bài lấy tại công ty trong 3 năm là 2010, 2011, 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các khoản chi phí sản xuất liên quan đến tôm
đông lạnh đóng gói tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất thực tế
Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách
quan, đa dạng theo từng loại hình sản xuất.
Chi phí sản xuất thực tế chính là những chi phí sản xuất đã phát sinh có
những chứng từ nhất định và thường được thu thập sau khi quá trình quá trình sản
xuất đã xảy ra ở một thời kỳ sản xuất nhất định.
2.1.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
- Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên liệu chính, nguyên
liệu phụ, nhiên liệu…
Chi phí nguyên liệu trực tiếp phát sinh có thể liên quan trực tiếp đến
từng đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nguyên liệu chính, hoặc có liên quan đến
nhiều đối tượng tập hợp chi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ…
- Các chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp”
Tài khoản 621 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc
phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất. Không có số
dư cuối kỳ.
- Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí
và quá trình tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp như sau:
+ Nếu liên hệ trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào
chứng từ ghi vào từng sổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được mở cho từng
đối tượng.


3


+ Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào
chứng từ tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu chung theo từng loại hoặc từng nhóm
sau đó chọn tiêu thức phân bổ để tính toán và ghi mức phân bổ vào từng sổ chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được mở cho từng đối tượng.

TK 152

TK 621
(1)

TK 11*, 331,…

(2)
TK 1331

Hình 2.1: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)
(1) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp từ kho.
(2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp mua ngoài xuất dùng
trực tiếp không nhập kho.
- Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản tính theo
lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN của công nhân
trực tiếp chế tạo ra sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp có thể liên quan trực tiếp từng đối tượng tập
hợp chi phí hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Không có số

dư cuối kỳ.
- Chứng từ sử dụng:
+ Bảng chấm công ( 01a-LĐTL)

4


+ Bảng chấm công làm thêm giờ ( 01-LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền thưởng (03-LĐTL)
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (05-LĐTL)
+ Bảng thanh toán làm thêm giờ (06-LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài giờ (07-LĐTL)
+ Hợp đồng giao khoán (08-LĐTL)
+ Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán (09-LĐTL)
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10-LĐTL)
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (11-LĐTL)
- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
- Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
+ Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ
vào chứng từ ghi vào từng sổ chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng đối
tượng.
+ Nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào
chứng từ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chung theo từng loại hoặc từng nhóm
sản phẩm, sau đó chọn tiêu thức phân bổ để tính toán và ghi mức phân bổ vào từng
sổ chi phí nhân công trực tiếp được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

5


TK 334


TK 622

(1)

TK 338

(2)

TK 335
(3)

TK 142

(4)

Hình 2.2: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
(1) Tập hợp chi phí tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất
(2) Trích các khoản KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN tính vào chi phí
(3) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất
(4) Nếu doanh nghiệp phân bổ khoản trích trước tiền lương nghỉ phép
công nhân trực tiếp sản xuất, khi phát sinh ghi Nợ TK 142/ Có TK 334 và sau đó
định kỳ phân bổ Nợ TK 622/ Có TK 142
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2
khoản mục chi phí nói trên. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung
như:
- Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại
phân xưởng.


6


- Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị.
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất.
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong
sản xuất.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa
chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất…
Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo đối tượng tập hợp
chi phí là từng phân xưởng. Không có số dư cuối kỳ.
-

Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Bảng phân bổ tiền lương
+ Bảng phân bổ khấu hao
+ Hóa đơn dịch vụ…

-

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”

Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
(phân xưởng)

7



TK 334

TK 627
(1)

TK 152

(2)

TK 153, 142

(3)
TK 214
(4)

TK 331
(5)

TK 111, 112
(6)

TK 335

(7)

TK 142, 242
(8)

Hình 2.3: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung


8


(1) Tập hợp chi phí tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN,… của bộ
phận quản lý, phục vụ sản xuất.
(2) Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu liên quan đến quản lý, phuc vụ
sản xuất.
(3) Tập hợp chi phí công vụ, dụng cụ dùng trực tiếp sản xuất, quản lý,
phục vụ sản xuất.
(4) Tập hợp chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định dùng sản
xuất, phục vụ sản xuất.
(5) Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan phục vụ sản xuất.
(6) Tập hợp chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ sản xuất.
(7) Trích trước chi phí liên quan đến quản lý phục vụ sản xuất.
(8) Phân bổ chi phí sản xuất liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất.
2.1.1.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Giá thành:
+ Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã
hao phí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
+ Giá thành đơn vị sản phẩm là số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp
đã hao phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
+ Giá thành thực tế là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất
thực tế phát sinh tập hợp trong kỳ cùng với sản lượng sản xuất thực tế sản xuất
trong kỳ. Giá thành thực tế được xác định sau khi hoàn thành sản xuất trong kỳ tính
giá thành.
- Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế
Gồm hai bước:
+ Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực
tế.
+ Tổng hợp chi phí thực tế theo từng đối tượng tính giá thành sản

phẩm.
- Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành
Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất thực tế phát
sinh nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí sản xuất thực
tế phát sinh nhưng không tạo ra giá trị.

9


- Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp giản đơn
Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với những qui trình công nghệ sản xuất
giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng là đối tượng tính giá thành.
Tổng giá

CPSXDD

thành thực =

đầu kỳ

CPSXPS
+

trong kỳ

CPSXDD
-

tế sản phẩm


cuối kỳ -

Giá trị
khoản điều
chỉnh giảm
giá thành

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm / Số lượng
sản phẩm hoàn thành
- Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp
chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm
kinh tế, kỹ thuật, sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể
được xác định khác nhau. Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo chi phí thực tế, kỳ tính giá thành được chon trùng với kỳ kế toán như tháng,
quý, năm. Trong bài này kỳ tính giá thành là tháng.
2.1.2 Phân tích biến động chi phí
2.1.2.1 Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động
Xác lập chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và
biểu diễn chi phí bằng một biểu thức toán học chịu sự tác động của nhiều nhân tố,
các nhân tố có mối quan hệ với nhau.
Các chỉ tiêu được sử dụng phân tích là chi phí kế hoạch và chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung.
2.1.2.2 Xác định đối tượng phân tích biến động
Đối tượng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu cần phân tích giữa kỳ thực tế
so với kỳ kế hoạch.
Mức độ chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí kế hoạch
2.1.2.3 Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi
phí sản xuất

Sử dụng bằng các phương pháp như: phương pháp so sánh cùng kì, theo kì
kế hoạch, phương pháp thay thế liên hoàn, v.v… xác định mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến sự biến động sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể thiết lập các

10


bảng biểu phân tích thích hợp để hệ thống thông tin về sự tác động của các nhân tố,
thuận lợi hơn cho quá trình đánh giá.
2.1.2.4 Xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp
Quá trình tính toán, phân tích cần phải chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh theo chiều hướng thuận
lợi hay bất lợi, các nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến chi phí, các
nguyên nhân làm tiết kiệm hay lãng phí. Thông qua đó, đề ra các giải pháp thích
hợp để quản lý và khai thác các khả năng tiềm tàng phát hiện được trong quá trình
phân tích.
2.1.3 Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành
Giá thành là tập hợp các chi phí liên quan đến việc sản xuất ra một sản phẩm
như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung. Vì vậy, sự biến động của các nhân tố này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến giá
thành sản phẩm.
Phân tích tổng hợp các nhân tố là phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung ảnh hưởng đến
giá thành.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài trình bày các số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán của Công
ty trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 gồm:
- Bảng tổng hợp các tài khoản chi phí sản xuất: 621, 622, 627
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Ngoài ra còn thu thập số liệu từ internet, báo, thư viện, v.v…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu là phương pháp so sánh số
tương đối và tuyệt đối để thực hiện.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tương đối
Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả
so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
F = F1 – F0
Trong đó:
F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích

11


F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp này sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu 2: Phân tích biến động chi phí của từng khoản mục chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân
biến động rồi nhận xét, đánh giá. Ở mục tiêu này, nhờ sử dụng phương pháp so sánh
số tương đối cho thấy được sự chênh lệch giá trị số của chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung giữa các năm để thấy được giá trị tăng
giảm giữa các năm là bao nhiêu, giúp cho việc phân tích được rõ hơn.
- Mục tiêu nghiên cứu 3: Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex, đưa ra
nhận xét và một số kết luận chung nhằm định hướng đưa ra một số giải pháp để
hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí tại công ty. Ở mục tiêu này, phương
pháp so sánh số tương đối cho ta thấy sự chênh lệch giá trị giá thành giữa các năm
để biết được sự tăng giảm giá trị là bao nhiêu.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so
với kỳ gốc để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so
với chỉ tiêu kỳ gốc.

% F=

F1

x 100 – 100

F0

Trong đó:
% F: tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp này sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu 2: Phân tích biến động chi phí của từng khoản mục chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung trong giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Stapimex. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân
biến động rồi nhận xét, đánh giá. Nhờ sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối

12


cho ta thấy được tỷ trọng giá trị chênh lệch giữa các năm chiếm la bao nhiêu phần
trăm để thấy được mức độ tăng giảm cao thấp như thế nào.
2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.
Gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu phân tích
so với kỳ gốc.
Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích.
Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc.
- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và
sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ với chỉ tiêu Q, nhân tố a là
nhân tố phản ánh về lượng và tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất.
∆Q = Q1 – Q0
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1
Kỳ gốc:

Q 0 = a 0 x b0 x c 0 x d0

- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình
tự sắp xếp ở bước 2.
+ Thế lần 1: a1x b0 x c0 x d0
+ Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0
+ Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0
+ Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ
nhân tố kỳ gốc.
- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân
tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước. Tổng
đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích.
* Xác định mức ảnh hưởng
- Ảnh hưởng bởi nhân tố a:
∆a = a1 x b0 x c0 x d0 – a0 x b0 x c0 x d0


13


×