Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN cứu về một số BIỆN PHÁP KỸTHUẬT CHĂM sóc mía gốc BAN đầu CHO cây mía ở ĐÔNG NAM bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.26 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC MÍA
GỐC BAN ĐẦU CHO CÂY MÍA Ở ĐÔNG NAM BỘ
TS. Đỗ Ngọc Diệp, ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng
Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mía được trồng trên những vùng đất
bán khô hạn Việt Nam nói chung và miền Đông Nam bộ nói riêng, trong nhiều năm
qua cho năng suất thu hoạch khá thấp, chưa khai thác hết tiềm năng năng suất của các
giống mía. Một trong những nguyên nhân hạn chế chủ yếu là trong các tháng mùa khô,
cây mía bị thiếu hụt nước trầm trọng.
Mía vụ gốc chiếm hơn 70% diện tích canh tác mía. Trong khi đó, nguồn ngọn,
lá mía hầu như không được sử dụng lại mà hoàn toàn bị đốt bỏ sau khi thu hoạch mía
vụ trước. Biện pháp này không những làm mất đi một lượng hữu cơ đáng kể bồi dưỡng
độ phì đất, mà còn góp phần làm cho canh tác mía ở những vùng khô hạn trở nên thiếu
tính bền vững.
Vùi, tủ ngọn, lá mía là biện pháp kỹ thuật được áp dụng rộng rãi ở các vùng
trồng mía trên thế giới. So với đốt lá, tủ lá làm tăng năng suất mía trung bình 5 - 10
tấn/ha. Đối với những vùng có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước tưới
khan hiếm, ruộng mía được tủ lá, chu kỳ tưới có thể được kéo dài đến 15 - 20 ngày so
với 8 - 10 ngày ở ruộng không tủ lá (Mohan Naidu và Arulraj, 1987). Ngoài ra, ngọn
lá mía khô có chứa 1,0 - 1,5% N; 0,005 - 0,02% P2O5 và 1,5 - 1,8% K2O cũng là
nguồn cung cấp dinh dưỡng cho mía (Singh, 1987). Vùi lá kết hợp với các biện pháp
canh tác tối thiểu, giá thành sản xuất mía thấp hơn so với hệ thống canh tác thông
thường (Smith và cộng sự, 1985). Điều này đã mở ra một hướng chiến lược mới trong
việc quản lý và sử dụng nguồn ngọn, lá mía sau thu hoạch vụ mía trước. Việc sử dụng
hợp lý nguồn ngọn, lá mía sau thu hoạch vụ mía trước đang trở nên hết sức cấp thiết,
nhất là những vùng mía canh tác hoàn toàn nhờ nước trời. Tuy nhiên, diện tích mía
hàng năm ở nước ta phân bố chủ yếu ở những vùng bán khô hạn (trên 75% diện tích
trồng mía cả nước) hiện thời đang được canh tác manh mún, diện tích lô thửa nhỏ lẻ,
địa hình phức tạp, dốc nhiều chiều, nguy cơ cháy lan trong mùa khô là rất lớn. Giải


pháp nào có thể giúp người trồng mía sử dụng hợp lý nguồn ngọn, lá mía sau khi thu
hoạch vụ mía trước ?
Trước những yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất mía trong vùng, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mía gốc ban đầu
cho cây mía ở Đông Nam bộ”.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Vùng đất xám bạc màu ở Bến Cát, Bình Dương.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2003 đến tháng 12/2004.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Khảo nghiệm áp dụng cho vụ mía gốc 1 trên giống mía VN85-1427. Khảo
nghiệm gồm 3 nghiệm thức và được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
(RCBD), lặp lại 4 lần, diện tích ô khảo nghiệm:100 m2.
189


Nội dung các nghiệm thức:
1) Đốt ngọn, lá mía hoàn toàn sau thu hoạch, xới xáo ngay sau khi đốt lá.
2) Che phủ ngọn, lá mía hoàn toàn sau thu hoạch.
3) Vén ngọn, lá mía xen kẻ hàng cách hàng, xới xáo ngay sau khi vén hàng.
Thời gian thúc phân lần 1 ở các nghiệm thức là vào đầu mùa mưa (đầu tháng 5),
bón thúc lần 2 sau lần bón thúc 1: 40 - 45 ngày.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác tuân thủ theo qui trình thâm canh cây mía
cho khu vực Đông nam bộ (Viện Nghiên Cứu Mía Đường, 2001).
3. Phương pháp theo dõi
Phân tích đất: Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành lấy mẫu đất trên ruộng để
phân tích. Sau mỗi vụ thu hoạch mía, lấy mẫu đất ở các nghiệm thức để phân tích. Các
chỉ tiêu phân tích đất gồm: Thành phần cơ giới; pH; chất hữu cơ tổng số; các chỉ tiêu
N, P, K tổng số; P, K dễ tiêu; CEC.
Đánh giá các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng mía thu hoạch; tính toán hiệu quả

kinh tế. Số liệu phân tích bằng phần mền thống kê chuyên dụng: Excel, Stagraphics
7.0.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả phân tích đất
Kết quả phân tích đất trước và sau khi bố trí khảo nghiệm cho thấy, không có sự
khác biệt đáng kể. Nhìn chung, đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ Haplic Acrisols là
loại đất chua đến rất chua, nghèo hữu cơ, dung tích hấp thu thấp, các chất tổng số
nghèo, các chất dễ tiêu từ trung bình đến khá; hậu quả của kết cấu đất kém (tỷ lệ cát
chiếm đa số) dẫn đến hiện tượng trực di nước, sét và dinh dưỡng xuống tầng đất dưới
(tầng đất 20 - 40cm) diễn ra mạnh mẽ nhất ở mùa mưa: thời điểm tập trung chăm sóc,
bón phân cho cây mía.
Bảng 1. Kết quả phân tích đất trước và sau khi thí nghiệm
Trước khi bố trí thí nghiệm (tầng canh tác 0 - 25cm)
Địa điểm

Tỷ lệ cấp hạt (%)

pH
(H2O)

Chất tổng số (%)

CEC
cmol/
kg

Chất dễ tiêu
(ppm
/1000g đất)
P

K

Cát limon sét
Chc N P2O5 K2O
Bến Cát 70,4
8,6
21,0 4,69 1,60 0,07 0,041 0,032 12
37,6
58,3
Bình Dương
Sau khi thu hoạch mía thí nghiệm (tầng canh tác 0 - 25cm)
CEC Chất dễ tiêu
Phương thức canh tác
Chất tổng số (%)
cmol/
(ppm
pH (H2O)
sau thu hoạch
kg
/1000g đất)
P
K
Chc N P2O5 K2O
1) Đốt lá hoàn toàn
4,65
1,55 0,10 0,031 0,030 15
29,1
64,2
2) Phủ lá hoàn toàn


4,71

1,76 0,10 0,040 0,036

15

30,7

64,2

3) Phủ lá hàng cách hàng

4,54

1,62 0,12 0,035 0,036

14

31,7

49,2

Nguồn: Phòng phân tích tổng hợp - Viện Nghiên Cứu Mía Đường.
190


Giữa các hình thức che phủ mặt đất sau thu hoạch mía vụ trước (che phủ ngọn,
lá mía hoàn toàn và che phủ ngọn, lá mía hàng cách hàng) không khác biệt về kết quả
phân tích đất so với ở hình thức đốt ngọn, lá mía hoàn toàn. Điều này cho thấy mặc dù
lượng ngọn, lá mía để lại sau khi thu hoạch là khá lớn, khoảng 5 - 15 tấn (chất khô)/ha;

đây không những là nguồn hữu cơ đáng kể bổ sung cho đất trồng mía, giúp mía duy trì
độ ẩm tốt trong khoảng thời gian khoảng 3 tháng sau thu hoạch (Lê Văn Dũ, 2003),
nâng cao nhiệt độ đất, góp phần cải thiện dung tích hấp thu,… Tuy nhiên, để đạt được
những tiêu chí trên đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, liên tục. Cho nên, thời
gian áp dụng trong 1 vụ mía chưa đủ tạo nên một sự biến đổi rõ ràng về tính chất hóa
học của đất.
2. Năng suất, chất lượng mía thu hoạch
Năng suất thu hoạch (tấn/ha) dao động từ 61,4 - 75,8 tấn/ha. Cao nhất ở nghiệm
thức che phủ đất bằng nguồn ngọn, lá mía hàng cách hàng đạt 75,8 tấn/ha; kế tiếp là
nghiệm thức che phủ đất hoàn toàn (năng suất đạt 72,2 tấn/ha); và đều cao hơn khác
biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng - đốt ngọn, lá mía hoàn toàn (năng
suất chỉ đạt 61,4 tấn/ha).
Trong sản xuất chế biến đường, người ta quan tâm đến chất lượng mía thu
hoạch nhất là ở chỉ tiêu chữ đường (CCS%): chữ đường của mía thu hoạch (CCS%)
không cho thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa các nghiệm thức phủ ngọn lá mía so với ở
nghiệm thức đối chứng - đốt lá hoàn toàn ở mức xác suất P0,05.
Tỷ lệ cây bị sâu hại thời kỳ thu hoạch (%) dao động từ 26,9 - 34,2%. Hai
nghiệm thức phủ lá có tỷ lệ cây bị sâu hại (tương ứng 28,6%: phủ lá hoàn toàn và
26,9%: phủ lá hàng cách hàng) thấp hơn không nhiều so với ở nghiệm thức đối chứng
- đốt lá hoàn toàn ( tỷ lệ cây bị sâu hại đạt 34,2%) ở mức xác suất P0,05. Nhìn chung, tỷ
lệ cây bị sâu hại ở các nghiệm thức ở mức độ trung bình.
Bảng 2. Năng suất, chất lượng và tỷ lệ sâu hại thời kỳ thu hoạch
TT

Biện pháp canh tác
sau thu hoạch

Năng suất, chất lượng và tỷ lệ cây bị sâu hại
Năng suất
(tấn/ha)


CCS (%)

Tỷ lệ cây bị
sâu hại (%)

1.

Đốt ngọn, lá hoàn toàn (Đ/C)

61,4 b

12,55

34,2

2.

Phủ ngọn, lá hoàn toàn

72,2 a

12,85

28,6

3.

Phủ ngọn, lá hàng cách hàng


75,8 a

12,86

26,9

3,29
3,97

5,86
-

14,66
-

CV%
LSD0.05

Kết quả phân tích cho thấy giữa các hình thức phủ đất sau thu hoạch vụ trước
và năng suất vụ mía gốc kế tiếp có tương quan chặt theo hàm hồi qui tuyến tính: y =
7,2x + 55,417; R = 0,9124; P < 0,000.
191


90

Năng suất thu hoạch

80
70

60
50
40
30
y = 7,2x + 55,417
R = 0,9124; P<0,000

20
10
0
0

0,5

1
Đốt lá HT

1,5

2
Phủ lá HT

2,5

3

3,5

Phủ lá XK


Hình 1. Tương quan giữa 3 hình thức phủ đất sau thu hoạch
và năng suất vụ mía gốc kế tiếp
* Ghi chú: Với việc mã hố x = 1: đốt hồn tồn ngọn, lá hồn tồn; x = 2: che
phủ ngọn, lá mía hồn tồn; x = 3: che phủ ngọn, lá mía hàng cách hàng.
3. Hiệu quả kinh tế
Hình thức che phủ đất bằng nguồn ngọn, lá mía hàng cách hàng sau thu hoạch
cho lợi nhuận cao nhất (tỉ suất lợi nhuận đạt 1,92); kế đến là hình thức che phủ hồn
tồn sau thu hoạch (tỉ suất lợi nhuận đạt 1,82); và đều cao hơn vượt trội so với hình
thức đối chứng - đốt ngọn, lá mía hồn tồn sau thu hoạch (tỉ suất lợi nhuận chỉ đạt
1,50).
Kết quả thực nghiệm trên diện rộng ở Bình Dương (vùng ngun liệu của Cơng
ty đường Bình Dương) từ năm 1997 đến năm 2000 cho thấy: khi sử dụng hình thức che
phủ đất sau thu hoạch vụ mía trước bằng nguồn ngọn, lá mía kết hợp với xới băm lá
bằng cơ giới sớm (sau thu hoạch vụ mía trước khoảng 1 tháng) ở những diện tích mía
thu hoạch đầu và cuối vụ ép đã cho kết quả là chi phí trừ cỏ giảm từ 40 - 50% và năng
suất thu hoạch tăng từ 12,5 - 20,7% so với đối chứng - đốt hồn tồn ngọn, lá mía sau
thu hoạch.
Trên vùng mía đất đồi, địa hình phức tạp, dốc nhiều chiều, canh tác hồn tồn
dựa vào nước trời ở Bình Định (vùng ngun liệu của Cơng ty TNHH Mía Đường Bình
Định). Việc áp dụng trên diện rộng hình thức che phủ đất hồn tồn bằng nguồn ngọn,
lá mía sau khi thu hoạch vụ mía trước trong 2 niên vụ mía 2001-2002 và 2002-2003 đã
cho kết quả rất tốt, chi phí trừ cỏ giảm 35 - 45%, mía chịu hạn tốt hơn, khả năng hồi
xanh nhanh hơn (thời điểm đầu mùa mưa), độ đồng đều của ruộng mía tốt hơn, hạn
chế đáng kể xói mòn đất và dưỡng chất đất; năng suất mía thu hoạch tăng từ 10 - 20%
so với hình thức đốt hồn tồn ngọn, lá mía sau khi thu hoạch vụ mía trước.
192


Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các hình thức che phủ đất sau thu hoạch
bằng nguồn ngọn, lá mía

Hình thức
Năng suất qui
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Tỉ suất
canh tác
Loại
chuẩn (tấn
(1.000đ) (1.000đ) (1.000đ/ha) lợi nhuận
sau thu
mía
10CCS/ha)
hoạch
Đốt ngọn,
Mía
77,1
29.298 11.741,4
17.556,6
1,50
lá hoàn
gốc 1
toàn
Phủ ngọn,
Mía
92,8
35.264 12.238,0
23.026
1,88
lá hoàn
gốc 1
toàn

Phủ ngọn,
Mía
97,5
37.050 12.706,8
24.343,2
1,92
lá hàng
gốc 1
cách hàng
Tại Nông trường Lê Minh Xuân (Quận 12 - TP.HCM), mía được trồng thành
liếp trên nền đất nhiễm phèn. Người ta đã sử dụng ngọn, lá mía sau thu hoạch vụ mía
trước bằng biện pháp: gom toàn bộ ngọn, lá mía ngay sau khi thu hoạch vụ mía trước
bỏ dọc theo mương tưới - tiêu nước sát rìa liếp (mương tưới, tiêu nước giữa các liếp
mía). Sau đó, tiến hành bạt gốc - cuốc xả gốc cho liếp mía lưu gốc. Khoảng 1 tháng
sau khi thu hoạch mía vụ trước, tiến hành gom toàn bộ ngọn, lá mía và đất mùn dưới
mương, đắp phủ lên xung quanh rìa liếp tạo thành bờ gờ cao hơn mặt liếp từ 25 - 35
cm. Biện pháp này thực hiện trong nhiều năm đã làm cho hệ số sử dụng đất trồng mía
tăng lên đáng kể. Mặt khác, hạn chế được nhiều lượng cỏ dại xung quanh rìa liếp phát
triển và giảm xói mòn bề mặt (phân bón và dưỡng chất đất) trong và sau những trận
mưa lớn, nhất là khi mía chưa khép tán. Chính tác động của biện pháp này, cùng với
các biện pháp chăm sóc đồng bộ khác mà năng suất mía vụ gốc 1 cao hơn hoặc xắp xỉ
với năng suất mía tơ, năng suất mía gốc 2 thấp hơn không nhiều so với vụ mía tơ,…
Tóm lại, hai hình thức phủ đất (hoàn toàn và hàng cách hàng) bằng ngọn, lá mía
đã biểu hiện năng suất thu hoạch cao hơn khác biệt ở mức xác suất P0.05 so với ở hình
thức đốt ngọn, lá mía hoàn toàn sau thu hoạch vụ mía trước.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Hình thức che phủ đất hoàn toàn hoặc không hoàn toàn (hàng cách hàng) bằng
nguồn ngọn lá mía sau thu hoạch vụ mía trước đã cho năng suất cao hơn, lợi nhuận
nhiều hơn so với hình thức đốt ngọn, lá mía hoàn toàn.
Do tính chất đặc thù về canh tác mía ở Đông Nam bộ nói riêng, vùng bán khô

hạn nói chung chủ yếu là đốt lá hoàn toàn ngay sau khi thu hoạch vụ mía trước. Như
vậy biện pháp kỹ thuật chăm sóc mía để gốc ngay sau khi thu hoạch mía vụ trước được
đề xuất như sau:
- Vén lá xen kẻ hàng cách hàng kết hợp xới xáo (có thể bón thúc sớm ngay
trước khi xới xáo bằng các loại phân chậm tan như DAP, NPK, …) đối với các trà mía
thu hoạch đầu vụ (tháng 10, 11) và cuối vụ (tháng 4, 5) khi đất đủ ẩm, thuận lợi cho
mía hấp thu dưỡng chất từ phân bón.
193


- Để lá hoàn toàn kết hợp vệ sinh xung quanh ruộng để phòng chống cháy đối
với các ruộng mía thu hoạch vào các tháng mùa khô (tháng 12; 1; 2; 3 và đầu tháng 4)
khi độ ẩm trong đất không đảm bảo, kết hợp xới xáo chăm sóc bằng dàn xới băm lá
giữa hàng từ thời điểm sau thu hoạch khoảng 1 tháng trở đi (có thể xới 2 lần/vụ mía
gốc).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đình Dinh (1995). Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng và chiến lược quản
lý dinh dưỡng để phát triển nền nông nghiệp bền vững, Đề tài KN-01-01, Viện Thổ
nhưỡng - Nông hoá, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội, trang 5-32.
2. Lê Văn Dũ (2002). Một số kinh nghiệm canh tác mía không tưới ở Úc, Bộ môn Nông hóa
Thổ nhưỡng - Khoa Nông học - Đại học Nông Lâm - TP. HCM.
3. Trần Công Hạnh (1999). Nghiên cứu chế độ phân bón cho mía đồi vùng Lam Sơn Thanh
Hóa, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội.
4. Phan Gia Tân (1983). Cây mía và kỹ thuật trồng mía ở miền Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Huy Ước (1999). Cây mía và kỹ thuật trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp - TP. Hồ
Chí Minh.
6. De Gues J.G (1983). Hướng dẫn bón phân cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tập II.
Cây công nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội, trang 3-50.
7. Mohan N., Arulraj S. (1987). Sugarcane technology, Sugarcane Breeding Institute,

Coimbatore- 641 007.

STUDIES ON SOME TECHNIQUES OF EARLY CULTIVATION
FOR RATOON CANE IN SOUTHEAST REGION
(Summary)
Dr. Do Ngoc Diep, MSc. Le Van Su, MSc. Pham Van Tung
Ben Cat Institute of Sugarcane Research

Experiment with first ratoon sugarcane was placed on Haplic Acrisols soil in
Ben Cat district, Binh Duong province from November 2003 to December 2004.
Experiment includes 3 treatments, correspondence with 3 forms: complete
cover; alternate cover and leaf burning after harvest. Experiment was set according to
type of random complete block design (RCBD) with 4 replications.
As the result show that form of complete cover or alternate cover after harvest
gain higher yield and more profit than leaf burning.

194



×