Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số biện pháp hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.94 KB, 38 trang )

Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm, chính sách này ra đời,
thực hiện và phát triển rất tốt ở một số nước: Đức, Anh , Pháp, Nhật Bản, Mỹ…
góp phần không nhỏ vào hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, BHXH ra đời ngay sau khi nước ta giành được độc lập,
BHXH hướng tới đối tượng là người lao động, người tạo ra của cải vật chất cho xã
hội, chính vì thế BHXH của mỗi quốc gia được thực hiện ngày càng hoàn thiện
hơn qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung:
Nghị định số: 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ. Nội dung chủ
yếu: Điều lệ BHXH áp dụng đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và
mọi người lao động theo loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện thống
nhất trong cả nước.
Luật BHXH: Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 với nội dung chủ yếu
là: chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ
quan, của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH: tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục
thực hiện BHXH; và quản lý nhà nước về BHXH.
Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội từ chế độ phong kiến, mặc dù đã qua một
thời gian dài nhưng chế độ phong kiến còn lại vẫn nặng nề, thêm vào đó Đảng và
Chính phủ đã đưa ra luật bình đẳng giới:
- Luật số 73/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 Luật bình đẳng giới
ra đời.
- Ngày 1/07/2007 luật bình đẳng giới chính thức có hiệu lực
Nhưng hiện tại ở Việt Nam việc thực hiện luật bình đẳng giới đối với người lao
động nữ vẫn còn nhiều hạn chế, do đó nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao
động nữ.
Ngoài ra chế độ thai sản trong hệ thống các chế độ BHXH ra đời nhằm
góp phần thực hiện luật bình đẳng giới. Đây là một chế độ quan trọng của
nhà nước tuy nhiên, việc thực hiện chế độ thai sản ở nước ta vẫn còn nhiều
vướng mắc. Trước thực trạng trên em quyết định nghiên cứu đề tài :


SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
1
Đề án môn học
“Một số biện pháp hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện
nay” nhằm phân tích tình hình thực hiện chế độ thai sản ở Việt Nam hiện nay và
các điều kiện thực hiện nó ở Việt Nam có gì khó khăn, từ đó có những giải pháp
thích hợp kịp thời điều chỉnh nhằm hoàn thiện chế độ thai sản ở Việt Nam hiện
nay.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Lệ Huyền đã hướng dẫn em
thực hiện đề tài này.
Bài làm đã được nghiên cứu rất cẩn thận, tuy nhiên không tránh khỏi những
thiếu xót mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề án hoàn thiện hơn.
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
2
Đề án môn học
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH
1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH
Trong cuộc sống của con người cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
doanh thường gặp nhiều rủi ro và sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
con người(ốm, bệnh tật, mất việc…) và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình
sản xuất, tất cả những rủi ro này không ai tránh khỏi. Khi gặp những rủi ro đó nhu
cầu của con người không những không mất đi mà còn tăng lên rất nhiều, vì vậy
cuộc sống của con người trở lên khó khăn hơn, sản xuất bị đình đốn.
Sản xuất hàng hóa ra đời, xã hội xuất hiện sự phân công lao động ngày
càng rõ nét hơn và cụ thể, dần hình thành hai giới chủ và thợ. Hai giới này lúc đầu
dễ hòa hợp (cả hai giới đều có những nhu cầu riêng của mình và đều được đáp
ứng: chủ: xây xưởng, cần lao động, thợ: cần lao động, lương…), tuy nhiên trong

một thời gian ngắn( đầu thế kỷ XIX) phát sinh mâu thuẫn giữa hai giới: Tiền công,
tiền lương; Giờ, thời gian làm việc; Cường độ làm việc; Đối xử tệ bạt khi công
nhân gặp ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là đối với gia đình người lao động đông con
hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn; Nơi ăn ở không có; Ngoài ra còn một số mâu thuẫn
đồng loạt phát sinh: mâu thuẫn giai tầng xã hội, mâu thuẫn mầu da, mâu thuẫn
chủng tộc…
Khi tất cả các mâu thuẫn đó phát sinh cũng là lúc xuất hiện đấu tranh đòi
quyền lợi, nhưng những cuộc đấu tranh này chỉ lẻ tẻ, tự phát, mang tính tức thời.
Bên cạnh các cuộc đấu tranh lẻ tẻ thì thợ đã biết tập hợp nhau lại để giúp đỡ lẫn
nhau lúc khó khăn, hoạn nạn và đã bắt đầu hình thành hội” tương hỗ”. Những hội
này lúc đầu chỉ được hình thành một cách tự phát nhưng hiệu quả về xã hội lớn
cho nên từ năm 1950 đến những năm cuối của thế kỷ 19, hội tương hỗ đã được
thành lập phổ biến ở Châu Âu.
Mặc dù các hội tương hỗ ra đời đóng vai trò hiệu quả giúp thợ khắc phục
khó khăn, bản thân giới thợ lúc đó cũng nhận thức được ba vấn đề:
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
3
Đề án môn học
+ Việc tương hỗ chỉ mang tính chất tức thời, không giải quyết triệt để.
+ Tiền bạc, vật phẩm hỗ trợ nhau vẫn là của bản thân giới thợ
+ Trong thời gian nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, giới chủ không những không quan
tâm mà họ còn tìm cách sa thải để tuyên truyền những người khác.
Cuộc đấu tranh của công nhân trong thời gian này đã trở thành một
phong trào rộng lớn vì họ nhận thức được cần phải đấu tranh, khi phong trào lan
rộng hầu như ở những nước Châu Âu, buộc một số chính phủ một số nước phải
đứng ra thiệp và giải quyết mâu thuẫn này, chính phủ các nước can thiệp bằng
cách yêu cầu giới chủ: Tăng lương, giảm giờ làm, giảm cường độ lao động; Có
trách nhiệm đối với người lao động khi họ bị tai nạn, ốm đau; Yêu cầu giới thợ
không lãng công, biểu tình, đập phá máy móc để đảm bảo sản xuất ổn định; Yêu
cầu giới thợ phải làm việc theo nội quy của giới chủ và pháp luật của nhà nước.

Tất cả những can thiệp này không được giới chủ chấp nhận.
Khi thấy giới chủ không chấp nhận thì phong trào đấu tranh trở thành cao
trào lan ra toàn bộ Châu Âu và Bắc Mỹ, nhà nước các nước đứng ra can thiệp lần
hai bằng cách: Yêu cầu các giới chủ trích từ lợi nhuận của mình để đóng góp thành
một quỹ chung, đồng thời yêu cầu thợ trích từ tiền lương, công và nhà nước cũng
tham gia đóng góp quỹ khi không may bị tai nạn, ốm đau, gia cảnh thiếu thốn và
nhà nước là người tham gia quản lý quỹ, để đảm bảo tính khách quan, tính công
bằng, chính xác.Việc gợi ý này được cả hai bên chấp nhậ và cả hai bên cam kết.
Lý do khiến giới chủ đồng ý với cách giải quyết thứ hai này là:
+Làm mọi cuộc đấu tranh của công nhân giảm xuống
+ Tích cực tham gia lao động hơn, không đập phá nhà máy
+Chủ thấy mình có lợi: sản xuất diễn ra liên tục, sau khi chấp nhận người làm
thuê gắn bó với mình hơn và năng suất tăng, nhà nước tham gia đóng góp nên sử
dụng công bằng cho mọi ông chủ.
Bài học
+ Hạnh phúc là đấu tranh
+ Mọi cái phải diễn ra heo xu thế hòa bình mới phát triển
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
4
Đề án môn học
Từ những vấn đề nêu trên thế giới quan niệm, việc hình thành nguồn quỹ đó chính
là để Bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp ốm đau, gia cảnh
người lao động gặp khó khăn.
Như vậy, BHXH ra đời là cần thiết khách quan, đây là một loại hình bảo hiểm có
đối tượng tham gia rộng và không phải các nước ngày nay đều thực hiện chế độ
BHXH cho người lao động.
1.2. Vai trò của BHXH
BHXH ra đời và phát triển có vai trò lớn đối với mọi tầng lớp trong xã hội.
Thứ nhất, Đối với người lao động:
+ Trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, khi

người lao động gặp phải rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm.
+ Tạo ra một tâm lý ổn định, yên tâm làm việc để từ đó người lao động nâng cao
năng suất cá nhân của mình, nâng cao thu nhập của họ trong tương lai.
+ Thông qua BHXH góp phần đoàn kết những người lao động trong nội bộ các cơ
quan, doanh nghiệp, kích thích những người chưa tham gia BHXH hăng hái tham
gia.
Thứ hai, Đối với người sử dụng lao động, mặc dù phải dóng góp vào quỹ
BHXH một khoản tiền nhất định trích từ quỹ của mình nhưng xét về lâu dài quỹ
BHXH có vai trò rất lớn đối với người sử dụng lao động:
+Người lao động làm thuê cho mình sẽ phấn khởi hơn, gắn bó với cơ quan doanh
nghiệp mình hơn.
+ Nếu chính sách BHXH được thực hiện tốt sẽ góp phần thực hiện tốt đình công,
bãi công làm việc sản xuất diễn ra liên tục và ổn định.
+ Người sử dụng lao động không phải bỏ ra những khoản tiền lớn cùng một lúc
để giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn mang tính tập thể.
+ Thông qua chính sách BHXH người lao động thể hiện được nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình đối với người lao động và đối với xã hội, sự thể hiện này là công
khai, minh bạch và được pháp luật thừa nhận, làm cho người lao động tin tưởng
hơn vào giới chủ và đôi với nhà nước
Thứ ba, Đối với nền kinh tế:
+ Góp phần gắn bó giới chủ và giới thợ làm cho mối quan hệ trên thị trường lao
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
5
Đề án môn học
động phát triển bền vững và lành mạnh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa chủ và thợ
được giải quyết và đây là tiền đề rất quan trọng giúp người lao động nâng cai năng
suất lao động phát huy sáng tạo làm sản xuất ngày càng phát triển.
+Nhờ có chính sách BHXH được hình thành và tồn tích theo thời gian. Bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỷ XX, quỹ BHXH( đặc biệt là những nước phát triển đã
trở thành khâu tài chính trung gian cực kỳ quan trọng góp phần đầu tư, phát triển,

tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
Thứ tư, Đối với xã hội:
+Người tham gia BHXH nhằm mục đích mang lại quyền lợi trực tiếp cho mình và
gia đình mình. Nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của mình đối với toàn cộng
đồng xã hội.
+Người lao động tham gia BHXH trước hết là vì quyền lợi đối với người lao động
nhưng gián tiếp là bảo vệ quyền lợi cho chính mình và giúp mình phát triển ổn
định, bền vững.
+ Nhà nước tham gia BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho các thành viên trong
xã hội đảm bảo công bằng, nhưng cũng là trách nhiệm quản lý xã hội của nhà
nước.
2. Bản chất của BHXH
2.1. Khái niệm
Nếu xét về yếu tố lịch sử thì BHXH được hình thành từ những năm 50 của
thế kỉ 19 (giai đoạn đầu của nền công nghiệp), đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ
II, BHXH có quy mô hoạt động rất rộng và ngay lập tức được hơn 100 nước trên
thế giới tổ chức thực hiện. Mà sau chiến tranh thế giới thứ II được phê chuẩn
nhiều công ước liên quan đến BHXH và các chính sách an sinh xã hội.
Tuy nhiên, cho đến lúc này chưa có một khái niệm chuẩn mực về BHXH vì
các nhà khoa học và các nhà quản lý còn nhiều những quan điểm khác nhau khi
nghiên cứu vấn đề này, chính vì vậy người ta bắt đầu lần lại từ đó và liên hệ với
thực tế của thế giới tư bản lúc đó để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về BHXH,
cụ thể:
+ Để phản ánh nội hàm của BHXH người ta nghiên cứu luận điểm của C.Mac.
Mác cho rằng BHXH được ghép lại từ hai từ Bảo hiểm và xã hội. Theo Mac quá
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
6
Đề án môn học
trình tái sản xuất xã hộ là quá trình tái sản xuất vật chất và quá trình này diễn ra
trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất nhất định, quan hệ này là quan hệ giữa

người với người, người với tự nhiên. Toàn bộ quan hệ đó hợp thành xã hội. Bởi
vậy phạm trù xã hội nhìn nhận góc độ cơ cấu kinh tế rất rộng và rất cơ bản. Từ bảo
hiểm cũng xuất phát từ quan hệ sản xuất mà ra: Cụ thể: với tư cách là thu nhập,
với tư cách là thu nhập, với tư cách là những thành phần giá trị rơi vào tay những
nhà tư bản và công nhân nhưng không được dùng hết mà phải tích lũy lại để lấp
đầy những lỗ hổng của quá trình tái sản xuất, do những yếu tố ngẫu nhiên chi phối,
vấn đề này còn ngay cả khi CNTB không còn tồn tại loài người vẫn phải làm. Hiện
tượng này C.Mac gọi là bảo hiểm cho loài người trước sự biến động của dữ dội
của tự nhiên tác động đến quan hệ giữa người với người và giữa những tầng lớp
người trong xã hội. Với ý nghĩa đó BHXH có hai phần:
+ Phần 1: BHXH cho những lỗ hổng cho những quá trình tái sản xuất
+ Phần 2: Bảo hiểm cho những lỗ hổng trong đời sống của loài người
Phân rõ 2 ngành BHXH và BHTM.
Với luận điểm của C.Mac đã liên hệ với thực tiễn hơn 100 năm đặc biệt là trong
thời kỳ CNTB phát triển đi đến kết luận quan trọng:
+Phải chăng thực hiện BHXH phải lấy từ những nhà tư bản, công nhân để hình
thành quỹ, dùng những quỹ này để lấp những lỗ hổng trong đời sống xã hội.
+ Muốn lấy được nguồn thu nhập của hai giới nhất quyết phải có nhà nước can
thiệp bởi vì cứ để hai giới ngồi bàn bạc về vấn đề này thì không có hồi kết
+ Nguồn quỹ để lấp đầy lỗ hổng mà các bên đóng góp ngày càng lớn vì nó được
tồn tích lại qua nhiều năm, nhiều thế hệ, cho nên phải được tổ chức quản lý chặt
chẽ.
+ Việc lấp lỗ hổng trong đời sống kinh tế xã hội phải được thực hiện theo một cơ
chế thống nhất, nếu không làm được như vậy những người tham gia những người
tham gia hình thành quỹ sẽ không tin tưởng và dẫn tới vỡ quỹ.
+ Nguồn quỹ này phải được sử dụng rõ ràng, minh bạch, mục đích chung cũng là
mục đích cơ bản nhất là góp phần ổn định cuộc sống cho gia đình và họ, ổn định
kinh doanh cho giới chủ.
Mặc dù những kết luận đã được rút ra như vậy nhưng thế nào là BHXH lại có rất
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48

7
Đề án môn học
nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể:
+ Nếu đứng trên góc độ của tài chính công: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro, san sẻ
tài chính giữa các bên tham gia, theo một quy định thống nhất của pháp luật nhà
nước.
+ Nếu đứng trên góc độ pháp lý: Bảo hiểm là một chế độ pháp định bảo hộ người
lao động và gia đình họ thông qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao động
và người sử dụng lao động được nhà nước bảo trợ. Để trợ cấp vật chất cho người
lao động tham gia bảo hiểm và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro.
+ Mặc dù 2 khái niệm về BHXH đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến
BHXH, tuy nhiên với 5 kết luận ở trên đồng thời liên hệ với thực tế ngày nay là
chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện, ngày nay đưa ra khái niệm thứ 3.
* BHXH là tổng thể mối quan hệ kinh tế xã hội giữa những người lao động và
người sử dụng lao động trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung để trợ cấp cho
người lao động và gia đình họ. Khi người lao động tham gia BHXH gặp phải
những rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm dẫn đến bị giảm, mất thu nhập, hoặc mất việc
làm nhằm góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tất cả các vấn đề liên quan BHXH đã được nhiều nước đề cập và nhiều nhà kinh
tế xã hội lỗi lạc trên thế giới đề cập( Thủ tướng Đức).
2.2. Bản chất của BHXH
Có nhiều cách khác nhau về BHXH nhưng dù định nghĩa như thế nào đi chăng nữa
thì bản chất của BHXH cũng được thể hiện bời những nội dung sau:
Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH xuất phát trên cơ sở lao động và
quan hệ quản lý xã hội, bao gồm ba bên sau:
+ Bên tham gia BHXH( đóng góp BHXH) có thể bao gồm : cà người lao động,
người sử dụng lao động và nhà nước
+ Thu nhập của người lao động bị giảm hay mất đi khi gặp rủi ro bảo hiểm sẽ
được quỹ tài chính BHXH bù đắp hoặc thay thế, nhưng mức độ bù đắp, thay thế

luôn thấp hơn thu nhập của họ khi đang làm việc. Sở dĩ cơ chế này phải làm khi
phải được quán triệt khi làm chế độ chính sách BHXH vì kích người lao động
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
8
Đề án môn học
tham gia lao động sản xuất, tìm kiếm việc làm, khắc phục tình trạng ỷ lại hoặc
chuộc lợi BHXH.
Mục đích chính của BHXH là thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người lao
động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động bị giảm thu nhập, mất
việc làm mục đích này được tổ chức quốc tế cụ thể hóa như sau: Đền bù cho người
lao động một khoản thu nhập bị mất đi để đảm bảo nhu sinh sống thiết yếu của họ;
Chăm sóc sức khỏe, chống lại bệnh tật; Xây dựng điều kiện sống đáp ứng đúng
yêu cầu của dân cư, nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Tất cả
những mục đích nói trên thế giới ngày nay đều thừa nhận và góp phần đảm bảo an
sinh xã hội cho từng nước và toàn thế giới.
3. Quỹ BHXH_Hạt nhân của tài chính BHXH
3.1. Quỹ BHXH và sử dụng quỹ BHXH
Sau khi xác định được rủi ro cũng như tổn thất mà người lao động tham gia
BHXH gặp phải, cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra và lên kế hoạch chi trả cho
những trường hợp không may cũng như bị tổn hại về con người và kinh tế. Để làm
được điều này BHXH cần có một nguồn tài chính sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó
của người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH. Nguồn tài chính này không những
phải đủ để chi trả cho người lao động mà còn đủ để trang trải các chi phí quản lý
bộ máy từ trung ương đến địa phương. Không những thế còn phải luôn đảm bảo
một nguồn dự trự đủ lớn để có thể ứng phó và xử lý những trường hợp đột xuất
ngoài ý muốn. Vì vậy quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các
bên tham gia BHXH nhằm đảm bảo chi trả đầy đủ cho người lao động cũng như
duy trì hoạt động của cả bộ máy BH. Mục tiêu lâu dài của quỹ là đảm bảo chi trả
theo chính sách BHXH cho toàn bộ người lao động Việt Nam. Bảo toàn và phát
triển quỹ BHXH trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo cho sự tăng trưởng của quỹ

là góp phần làm yên lòng dân, ổn định đời sống xã hội, nâng cao chất lượng phục
vụ nhân dân của Đảng và nhà nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển.
Từ những năm 1987 trở vể trước, quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn:
Các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4.7% quỹ lương của xí nghiệp, phần còn
lại do NSNN tài trợ. Thực chất là không tồn tại quỹ BHXH độc lập. Từ năm 1988
đến nay quỹ BHXH được hình thành từ những nguồn sau:
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
9
Đề án môn học
-Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương của những
người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí,
tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
- Người lao động đóng 5% tiền lương tháng để chi cho các chế độ hưu trí
và tử tuất.
- Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo các chế độ BHXH đối với người lao
động.
- Các nguồn khác.
Quỹ BHXH được sử dụng với mục đích:
- Chi trả trợ cấp cho người lao động hưởng các chế độ BHXH.
- Chi trả cho sự nghiệp quản lý BHXH
Khái niệm Quỹ BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà
nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng để
chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặc rủi
ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp để hình thành
nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: Người lao động, người sử dụng lao động và
Nhà nước.
3.2. Đặc điểm quỹ BHXH
* Quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Quỹ ra đời và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm hoặc mất thu
nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy,
nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là cân bằng thu - chi.
- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất
không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ: người lao động là đối tượng
tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp ,
được chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của
mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào những biến cố hoặc rủi ro mà họ gặp phải,
cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ. Tính không hoàn
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
10
Đề án môn học
trả thể hiện ở chỗ: cùng tham gia và đóng góp BHXH nhưng có người được hưởng
trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng cũng có người được ít lần hơn,
thậm chí không được hưởng. Chính vì vậy, một số đối tượng được hưởng trợ cấp
nhiều hơn so với mức đóng góp của họ và ngược lại. Điều đó thể hiện tính chất xã
hội của toàn bộ hoạt động BHXH.
- Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với
quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc.
- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó là
khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp
hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên mỗi khâu tài chính được tạo
lập, sử dụng cho một mục đích riêng và gắn với một chủ thể nhất định, vì vậy
chúng luôn độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng. Nhưng tài chính BHXH,
Ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và
đều chịu sự chi phối của pháp luật.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định
của đất nước.

3.3. Nguồn hình thành
* Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp
- Người lao động đóng góp
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm
- Các nguồn khác (như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư
phần quỹ nhàn rỗi).
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các
nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên
tham gia BHXH có khác nhau.
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao
động hiện vẫn còn 2 quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào
mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai
lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
11
Đề án môn học
chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động
phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và
trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động
cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định,
Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH…
Bảng 1.2.1: Mức đóng BHXH ở một số nước trên thế giới
Tên
nước Chính phủ
Tỷ lệ đóng góp của
người lao động so với
tiền lương(%)
Tỷ lệ đóng góp của người

sử dụng lao động so với
quỹ lương
CHLB Đức Bù thiếu 14,8 –18,8 16,3 – 22,6
CH Pháp Bù thiếu 11,82 19,68
Inđônêxia Bù thiếu 3,0 6,5
Philipin Bù thiếu 2,85 – 9,25 6,85 – 8,05
Malaixia Chi toàn bộ chế độ ốm
đau, thai sản.
9,5 12,75
(Nguồn : BHXH ở một số nước trên thế giới)
Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết
định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy, quỹ này phải được tính toán một cách
khoa học. Khi xác định phí BHXH phải đảm bảo các nguyên tắc: Cân bằng thu
chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với
mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Phí BHXH xác định theo công thức:
P= f
1
+ f
2
+

f
3
Trong đó: P - Phí BHXH;
f
1
- Phí thuần túy trợ cấp BHXH;
f
2

- Phí dự phòng;
f
3
- Phí quản lý.
Phí thuần túy trợ cấp BHXH cho cả chế độ ngắn hạn và dài hạn. Đối với các
chế độ BHXH ngắn hạn, việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời gian ngắn
thường là 1 năm) như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ… Vì vậy, số đóng
góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với các chế độ BHXH
dài hạn như: Hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
12
Đề án môn học
nghề nghiệp nặng… quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lập
với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên, sự cân bằng giữa
đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài. Vì thế, ngoài
phí thuần túy phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn.
+ Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH, chi phí cho sự nghiệp BHXH và chi đầu tư
tăng trưởng quỹ BHXH. Trong cơ cấu chi BHXH thì chi trả trợ cấp BHXH theo
các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất vì đây là mục tiêu cơ bản nhất của
BHXH: đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đảm bảo
ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức.
+ Ngoài việc chi trả trợ cấp theo chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử
dụng cho chi phí quản lý như: tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống
BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm…
+Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi nhằm bảo toàn và tăng
trưởng nguồn quỹ. Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: An
toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế -xã hội.
II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH
1. Vai trò của chế độ thai sản trong hệ thống các chế độ BHXH
Trong hệ thống các chế độ BHXH có thể nói chế độ thai sản là một trong

những chế độ quan trọng và được thực hiện sớm nhất. Theo quy định của ILO một
quốc gia chỉ coi là có hệ thống BHXH chỉ khi có ít nhất một trong 3 chế độ là: Ốm
đau, thai sản, TNLĐ và BNN được thiết lập. Vai trò của nó thể hiện ở những điểm
sau:
Thứ nhất, Đối với người lao động:
+ Góp phần ổn định cuộc sống người lao động và gia đình khi họ trong thời gian
họ sinh đẻ, không thể tham gia lao động.
+ Góp phần ổn định tâm lý cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ khi họ có
nhu cầu có con, xin con nuôi, giúp họ có thời gian chăm sóc con cái bảo vệ sức
khỏe của cả mẹ và con, không lo lắng về chi phí sinh con khi không tham gia lao
động.
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
13
Đề án môn học
+ Thông qua chế độ thai sản, thể hiện sự quan tâm của những người lao động với
nhau, đặc biệt là lao động nam đối với lao động nữ vì thường chế độ này chỉ thể
hiện đối với lao động nữ.
Thứ hai, Đối với người sử dụng lao động:
+ Nếu chính sách thực hiện tốt góp phần thu hút lao động nữ vào các doanh
nghiệp, mà hiện nay lực lượng nữ tham gia lao động ngày càng lớn, có tay nghề và
trình độ ngày càng cao trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
+ Thông qua chính sách này người sử dụng lao động thể hiện trách nhiệm và nghĩa
vụ của mình đối với người lao động và đối với toàn xã hội, nếu thực hiện tốt chính
sách này sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động.
Thứ ba, Đối với nền kinh tế:
+ Nếu thực hiện tốt chế độ thai sản sẽ góp phần tái tạo lực lượng lao động lớn cho
nền kinh tế trong tương lai.
+ Góp phần dung hòa mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao động giúp
cho việc sản xuất diễn ra liên tục giúp tăng trưởng nền kinh tế.
Thứ tư, Đối với xã hội:

+ Thực hiện tốt chế độ thai sản góp phần ổn định cuộc sống cho xã hội, đảm bảo
thực hiện chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
2.Theo ILO( International Labour Oganiration)
2.1. Giới thiệu về tổ chức ILO
ILO( International Labor Organiration) thành lập ngày tháng 4 năm 1919
theo quy định của hội nghị hòa bình Paris họp tại Vecxay( cộng hòa Pháp).
Vai trò của ILO
+ ILO đã thiết lập, xây dựng được các chương trình và chính sách quốc tế về an
sinh xã hội nhằm mục đích lớn nhất là cải thiện đời sống và làm việc cho người
dân trên phạm vi toàn thế giới.
+ Tổ chức lao động quốc tế còn nghiên cứu và đào tạo các chuyên gia ASXH cho
nước nếu các nước yêu cầu.
+ Hỗ trợ rất nhiều mặt kỹ thuật cho các nước và thực hiện hợp tác quốc tế.
- ILO đã thiết lập, xây dựng các chương trình liên quan đến chế độ BHXH thai
sản:
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
14
Đề án môn học
1. Công ước 102 : Công ước về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội năm 1952
2. Công ước 118: Công ước bình đẳng trong cư xử, năm 1958
3. Công ước 183: Công ước sửa đổi công ước về bảo vệ thai sản , năm 2000
4. Khuyến nghị số 191: Khuyến nghị sửa đổi khuyến khích bảo vệ thai sản, năm
2000.
2.2. Mục đích
Trong tổng số lao động xã hội, lao động nữ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Ngoài xã hội,
họ tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong gia đình,
họ là người chăm sóc tế bào của xã hội, đó là gia đình và thực hiện thiên chức làm
mẹ. Hầu hết phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng đều phải qua thời kỳ mang
thai, sinh nở và nuôi con nhỏ. Việc này làm cho sức khỏe của lao động nữ bị suy
giảm, thu nhập từ lao động bị gián đoạn, tác động không nhỏ đến đời sống của họ

và gia đình họ. Nhằm góp phần bảo vệ các bà mẹ và trẻ sơ sinh, các quốc gia trên
thế giới rất quan tâm đến chế độ thai sản, coi đây là một chương trình an sinh xã
hội quan trọng.
Chế độ trợ cấp thai sản có mục đích là bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập bị
mất cho lao động nữ khi thai nghén, sinh đẻ và nuôi con nhỏ( kể cả trường hợp
sinh con nuôi là trẻ sơ sinh). Sự hỗ trợ về tài chính này giúp họ nhanh chóng khôi
phục sức khỏe để tái hòa nhập vào quá trình hoạt động xã hội và yên tâm hơn
trong cuộc sống. Hơn nữa, mục đích của chế độ trợ cấp thai sản nhằm góp phần
thực hiện bình đẳng đối với tất cả mọi phụ nữ trong lực lượng lao động và an toàn
sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, giúp lao động nữ thực hiện tốt quyền làm mẹ
của mình. Đồng thời, thực hiện công bằng về cơ hội và đối xử đối với lao động
nam và lao động nữ trong lao động. Điều 49, công ước số 102 nói về mục đích
của chế độ này là “nhằm bảo toàn, phục hồi hoặc cải thiện sức khỏe của phụ nữ
được bảo vệ, và khả năng làm việc, khả năng ứng phó với nhu cầu cá nhân của
họ”.
2.3. Đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai sản
Diện bảo vệ của chế độ trợ cấp thai sản bao gồm mọi phụ nữ là lao động làm
công ăn lương với số lượng tham gia tối thiểu là 50% hoặc toàn bộ phụ nữ hoạt
động kinh tế thường trú trong nước với số lượng tham gia tối thiểu là 20%; hoặc
SV: Vương Thị Thịnh Lớp: BHXH K48
15

×