BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
--- o0o ---
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT LÁ
CACAO (Theobroma cacao) IN VITRO VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ HẠN CHẾ SỰ
OXY HÓA LIPID TRÊN CƠ THỊT CÁ BỚP (Rachycentron canadum)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
GVHD: TS. NGUYỄN THẾ HÂN
KHÁNH HÒA -07/ 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đồ án này,
Trước hết em xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ
nhiệm khoa Cơng nghệ Thực phẩm, Phịng Đào tạo niềm kính trọng, sự tự hào được
học tập tại trường trong bốn năm qua.
Sự biết ơn sâu sắc nhất em xin được dành cho thầy: TS. Nguyễn Thế Hân đã
tài trợ kinh phí, tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ
án tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của: các thầy cô giáo
trong Khoa Công nghệ Thực phẩm và tập thể cán bộ trong các Phịng thí nghiệmTrung tâm Thực hành Thí nghiệm- Trường Đại học Nha Trang đã giúp đỡ nhiệt tình
và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian em thực hiện đồ án này.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã tạo điều kiện,
động viên khích lệ để em vượt qua mọi khó khăn trong q trình học tập vừa qua.
Khánh Hịa, ngày 28 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ........................................................................................... 5
1.1 Giới thiệu về cây ca cao Theobroma cacao .......................................................... 5
1.1.1 Cây ca cao ....................................................................................................... 5
1.1.2 Thành phần hóa học của lá ca cao.................................................................. 8
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của lá ca cao ..... 10
1.2.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 10
1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 10
1.3 Các phương pháp tách chiết................................................................................ 11
1.3.1 Cơ sở của quá trình tách chiết ...................................................................... 11
1.3.2. Các phương pháp tách chiết bằng dung môi ............................................... 11
1.3.3 Một số phương pháp tách chiết khác ........................................................... 13
1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết .............................................. 14
1.4 Giới thiệu về cá bớp Rachycentron canadum..................................................... 15
1.4.1 Cá bớp ........................................................................................................... 15
1.4.2 Thành phần hóa học và dinh dưỡng ............................................................. 17
1.5 Q trình oxy hóa lipid ....................................................................................... 18
1.5.1 Lipid và acid béo trong thủy sản .................................................................. 18
1.5.2 Cơ chế của q trình oxy hóa lipid .............................................................. 20
1.6.3 Tác hại của q trình oxy hóa lipid .............................................................. 23
1.6 Các phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa ......................................... 23
1.6.1 Phương pháp TEAC (Trolox equivalent antioxidant capacity) ................... 23
1.6.2 Phương pháp khử gốc tự do DPPH (Scavenging ability towards DPPH
radicals) ................................................................................................................... 24
1.6.3 Phương pháp ORAC (oxygen radical absorbance capacity) ....................... 24
iii
1.6.4 Phương pháp TRAP (total radical-trapping antioxidant potential) ............. 25
1.6.5 Phương pháp FRAP (ferric reducing-antioxidant power) ........................... 26
1.6.6 Lipid assay .................................................................................................... 26
1.6.7 Phương pháp FTC (ferric thiocyanat ) ......................................................... 27
1.6.8 Tổng năng lực khử (reducing power)........................................................... 27
1.7 Các chất chống oxy hóa ...................................................................................... 27
1.7.1 Một số chất chống oxy hóa tự nhiên ............................................................ 27
1.7.2 Một số chất chống oxy hóa nhân tạo .......................................................... 29
1.7.3 Cơ chế chống oxy hóa của hợp chất polyphenol ....................................... 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 34
2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 34
2.1.1 Nguyên liệu lá ca cao .................................................................................. 34
2.1.2 Nguyên liệu cá bớp ..................................................................................... 34
2.2 Hóa chất ............................................................................................................. 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 35
2.3.1 Quy trình bố trí thí nghiệm tổng quát .......................................................... 35
2.3.2 Thí nghiệm xác định độ ẩm của lá ca cao khơ ............................................. 37
2.3.3 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng
polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá ca cao ........ 37
2.3.4 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng
polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá ca cao ............ 38
2.3.5 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng
polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá ca cao ............ 39
2.3.6 Thí nghiệm ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol
tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá ca cao ........................... 40
....................................................................................................................................... 40
2.3.7 Thí nghiệm sử dụng dịch chiết từ lá ca cao để hạn chế sự oxy hóa
lipid trên thịt cá bớp trong quá trình bảo quản lạnh .............................................. 41
2.4 Phương pháp phân tích ...................................................................................... 43
2.4.1 Xác định hàm ẩm ........................................................................................ 43
2.4.2 Xác định hàm lượng polyphenol tổng số ..................................................... 43
iv
2.4.3 Xác định khả năng khử gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
(DPPH)................................................................................................................... 43
2.4.4 Xác định tổng năng lực khử ......................................................................... 44
2.4.5 Xác định chỉ số Peroxide (PV) ..................................................................... 44
2.4.6 Xác định chỉ số TBARS ............................................................................... 44
2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 46
3.1 Độ ẩm của lá ca cao khô .................................................................................... 46
3.2 Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol tổng số và
khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá ca cao ................................................ 46
3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả
năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá ca cao ....................................................... 51
3.4 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng polyphenol, khả năng
chống oxy hóa của dịch chiết từ lá ca cao ................................................................ 56
3.5 Mối tương quan giữa hàm lượng poylphenol tổng số với năng lực khử và
khả năng khử gốc tự do DPPH ................................................................................. 61
3.6 Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả
năng chống oxy hóa của dịch chiết từ lá ca cao ....................................................... 63
3.7 Khả năng hạn chế sự oxy hóa lipid trên cơ thịt cá bớp trong quá trình bảo
quản lạnh của dịch chiết từ lá ca cao ........................................................................ 66
3.7.1 Sự thay đổi chỉ số peroxide (PV) ............................................................... 66
3.7.2 Sự thay đổi chỉ số TBARS ......................................................................... 68
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 82
v
DANH MEF _Toc42327727
BHA:
Butylated hydroxyl anisole
BHT:
Butylated hydroxyl toluene
DHA:
Docosahexaenoic acid
DPPH:
2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
EDA:
Eicosapetanenoic acid
FAO:
Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
FRAP:
Ferric reducing- antioxidant power
ORAC:
Oxygen radical absorbance capacity
MAD:
Malonaldehyde
ORAC:
Oxygen radical absorbance capacity
PA:
Polyamide
PV:
Proxide value
TBARS:
Thiobarbituric acid-reactive substances
TBHQ:
Tert- butyl hydroquinon
TEAC:
Trolex equivalent antioxidant capacity
TRAP:
Total radical- trapping antioxidant potential
VCC:
Vietnam Cocoa Committee (Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam)
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây ca cao Theobroma cacao .................................................................... 5
Hình 1.2. Qủa ca cao thuộc nhóm Criollo ................................................................. 6
Hình 1.3. Qủa ca cao thuộc nhóm Forastero ............................................................. 7
Hình 1.4. Qủa ca cao thuộc nhóm Trinitario ............................................................. 7
Hình 1.5. Cá bớp Rachycentron canadum ............................................................... 16
Hình 1.6. Phản ứng giữa gốc tự do DPPH và một chất chống oxy hóa .................. 24
Hình 1.7. Đồ thị mơ tả độ giảm phát huỳnh quang theo thời gian .......................... 25
Hình 1.8. Cơng thức cấu tạo của BHA và BHT ...................................................... 30
Hình 1.9. Vơ hoạt các gốc tự do bởi flavonoid ....................................................... 31
Hình 1.10. Cơ chế tạo phức giữa các flavonoid và các ion kim loại ..................... 32
Hình 1.11. Các vùng cấu trúc đảm bảo khả năng chống oxy hóa của phenol ........ 33
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng qt ............................................................ 35
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm
lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá ca
cao .................................................................................................................... 37
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng
polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá ca cao ...... 38
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng
polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá ca cao ...... 39
Hình 2.5. Thí nghiệm ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol
tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá ca cao ......................... 40
Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm ứng dụng dịch chiết lá ca cao để hạn chế sự oxy
hóa lipid thịt cá bớp trong quá trình bảo quản lạnh ở 4C.............................. 42
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hàm lượng polyphenol tổng số. Các
chữ cái khác nhau trên các cột chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) ............................................................................................................................48
vii
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến khả năng chống oxy hóa của
dịch chiết từ lá ca cao xác định bằng tổng năng lực khử (A) và khả năng
khử gốc tự do DPPH (B). Tại cùng một nồng độ dịch chiết, các chữ cái
trên các điểm khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). .......................................................................................................... 51
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số. Các
chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ........53
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến khả năng chống oxy hóa của dịch
chiết lá ca cao xác định bằng tổng năng lực khử (A) và khả năng khử gốc
tự do DPPH (B). Tại cùng một nồng độ dịch chiết, các chữ cái trên các
điểm khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). .............. 56
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số.
Các chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). ...........................................................................................................................58
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng chống oxy hóa của dịch
chiết từ lá ca cao xác định bằng tổng năng lực khử (A) và khả năng khử
gốc tự do DPPH (B). Tại cùng một nồng độ dịch chiết, các chữ cái trên
các điểm khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05)......... 60
Hình 3.7. Tương quan giữa hàm lượng polyphenol với năng lực khử (A) và
khả năng khử gốc tự do DPPH (B). ................................................................ 63
Hình 3.8. Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng polyphenol tổng số. (Các
chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p<0,05). .........64
Hình 3.9. Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến khả năng chống oxy hóa của dịch
chiết trà giảo cổ lam xác định bằng tổng năng lực khử (A) và khả năng
khử gốc tự do DPPH (B). Tại cùng một nồng độ dịch chiết, các chữ cái
trên các điểm khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). .......................................................................................................... 66
viii
Hình 3.10. Sự thay đổi chỉ số peroxide (PV) của thịt cá bớp trong thời gian
bảo quản lạnh (t=40C). Tại cùng 1 ngày bảo quản, các chữ cái khác nhau
trên đồ thị thể hiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ..................... 67
Hình 3.11. Sự thay đổi chỉ số TBARS của thịt cá bớp trong thời gian bảo quản
lạnh (t=40C). Tại cùng 1 ngày bảo quản, các chữ cái khác nhau trên đồ
thị thể hiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ................................. 69
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học cơ bản của lá ca cao tươi .............................................. 8
Bảng 1.2. Thành phần hóa học cơ bản của thịt cá bớp ni (Rachycentron
canadum) ............................................................................................................ 18
Bảng 3.1. Độ ẩm của lá ca cao khô .............................................................................. 46
Bảng 3.2. Gía trị EC50 của dịch chiết lá ca cao ở các điều kiện chiết khác nhau ........ 61
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ca cao, tên khoa học Theobroma cacao, thuộc họ Malvaceae là cây thân
gỗ, có tán thuộc tầng trung bình và sống dưới tán những cây cổ thụ. Cây ca cao được
trồng ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam thì Tây Ngun vẫn đang là vùng có
sản lượng cây ca cao lớn nhất cả nước [1], [18]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
chỉ ra tác dụng của các sản phẩm từ cây ca cao đối với sức khỏe con người. Chiết
xuất phenolic từ hạt ca cao có khả năng ức chế sự oxy hóa lipid trên mơ hình ống
nghiệm [51]. Các hợp chất monome flavanol (epicatechin và catechin) và oligome
procyanidin trong hạt ca cao có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và một số tác
dụng khác [40]. Vỏ của quả ca cao cũng được nghiên cứu để chiết xuất ra
Theobromine có khả năng làm tăng sức chịu đựng của tim, điều hoà huyết áp, kiềm
chế hoạt động của dây thần kinh phế vị làm giảm các cơ ho kéo dài [15]. Ngoài ra
các bộ phận khác của cây ca cao như rễ, lá, vỏ cây đều là thành phần có mặt trong
đơn thuốc và ẩm thực Trung Mỹ. Ở Việt Nam, đánh giá một số dòng ca cao triển
vọng tại Cần Thơ đã được nghiên cứu [9]. Thành phần hóa học cơ bản và một số hợp
chất có hoạt tính sinh học trong lá ca cao cũng ban đầu được xác định [10]. Trong
quá trình sinh trưởng và phát triển, cây ca cao thường xuyên được cắt cành, tỉa tán để
đảm bảo độ râm cần thiết [1]. Lượng lá cây được tỉa đó thường bị thải loại lãng phí
mà khơng được tận dụng vào bất cứ việc gì [55]. Với quá trình cắt tỉa cành diễn ra
thường xun thì lá ca cao chính là một nguồn nguyên liệu dồi dào, việc nghiên cứu
chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học như polyphenol vừa tận dụng được nguồn
phế thải thực vật và áp dụng dịch chiết này khi đã được tinh sạch trong bảo quản thực
phẩm sẽ là xu hướng trong tương lai. Ossman và cộng sự (2003) đã nghiên cứu chiết
xuất hợp chất phenolic từ lá ca cao bằng dung môi methanol ở một điều kiện chiết cố
định và tiềm năng chống oxy hóa của hợp chất này [56]. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn
chưa có nghiên cứu nào được cơng bố về điều kiện chiết phù hợp để chiết hợp chất
giàu polyphenol từ lá ca cao; khả năng chống oxy hóa của dịch chiết giàu polyphenol
từ lá ca cao và ứng dụng dịch chiết từ lá ca cao để hạn chế sự oxy hóa lipid thịt cá.
2
Hiện nay, để chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật, theo
Spigno và cộng sự (2007), dung môi ethanol và methanol được sử dụng phổ biến
nhất [62]. Tuy nhiên, methanol là một dung môi độc tính, ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của người sử dụng nên việc áp dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học từ dịch
chiết thực vật vào thực phẩm là khơng an tồn. Do đó, việc nghiên cứu chiết xuất hợp
chất giàu polyphenol từ lá ca cao bằng dung mơi thân thiện là ethanol- một dung mơi
có tính chất hóa học tương tự với methanol mà lại ít độc hại là rất cần thiết.
Trong nhiều năm qua, thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta năm 2014 là
7,8 tỷ USD [69]. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 145 quốc gia và vùng lãnh
thổ, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn về chủng loại. Riêng tổng sản lượng
cá bớp ni tại Việt Nam trong năm 2009 ước tính đạt 1.600 tấn và là nước có sản
lượng cá bớp lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Đài Loan [17]. Đây là một
loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt có chứa nhiều acid béo không no omega 3
(eicosapetanenoic acid, EDA; docosahexaenoic acid, DHA) và omega 6, có tác dụng
rất tốt đối với sức khỏe con người. Cũng chính vì những đặc điểm này, mà chất lượng
của cá bớp bị giảm nhanh chóng sau khi đánh bắt. Một trong những nguyên nhân làm
giảm chất lượng của cá bớp trong quá trình vận chuyển và bảo quản là sự oxy hóa
lipid. Oxy hóa lipid làm giảm giá trị cảm quan và dinh dưỡng, dẫn đến giảm giá trị
kinh tế của nguyên liệu sau thu hoạch. Vì vậy, nhiều giải pháp đã được các nhà sản
xuất, nhà nghiên cứu đưa ra nhằm hạn chế tác hại tiêu cực của vấn đề trên. Biện pháp
được sử dụng phổ biến là dùng các chất chống oxy hóa tổng hợp như butylated
hydroxyl anisole (BHA), butylated hydroxyl toluene (BHT) để hạn chế q trình oxy
hóa lipid. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa
tổng hợp này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây lo ngại cho người tiêu dùng
(Kahl và Kappus, 1993) [42]. Chính vì thế mà việc nghiên cứu các hợp chất chống
oxy hóa lipid có nguồn gốc từ tự nhiên, không độc hại đối với con người, đang được
nhiều nhà khoa học và nhà sản xuất quan tâm.
3
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong nghiên cứu này tiến hành “Nghiên cứu
khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá cacao (Theobroma cacao) in vitro và
ứng dụng để hạn chế sự oxy hóa lipid trên cơ thịt cá bớp (Rachycentron
canadum)”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được điều kiện chiết thích hợp để thu dịch chiết giàu polyphenol
từ lá ca cao Theobroma cacao;
- Đánh giá khả năng sử dụng dịch chiết lá ca cao trong việc ngăn ngừa sự oxi
hóa lipid trên cơ thịt cá bớp Rachycentron canadum.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu ở trên, đề tài thực hiện các nội dung nghiên cứu sau đây:
Mục tiêu 1: Xác định được điều kiện chiết thích hợp để thu dịch chiết giàu
polyphenol từ lá ca cao Theobroma cacao:
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiết (loại dung môi, nhiệt độ, thời
gian chiết) đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch
chiết lá cacao;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chiết bằng sóng siêu âm đến hàm
lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết lá cacao.
Mục tiêu 2: Đánh giá khả năng sử dụng dịch chiết lá ca cao trong việc
ngăn ngừa sự oxi hóa lipid trên cơ thịt cá bớp Rachycentron canadum.
-
Nghiên cứu khả năng hạn chế sự oxy hóa lipid của dịch chiết lá cacao và
chất chống oxy hóa EGCG đến hàm lượng TBARS trên cơ thịt cá bớp bảo quản lạnh.
- Nghiên cứu khả năng hạn chế sự oxy hóa lipid của dịch chiết lá cacao và
chất chống oxy hóa EGCG đến hàm lượng peroxide trên cơ thịt cá bớp bảo quản lạnh.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Lá ca cao Theobroma cacao được hái từ tỉnh Gia Lai.
- Cá bớp Rachycentron canadum được mua tại cảng Hòn Rớ, Thành phố
Nha Trang – Khánh Hòa.
4
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dữ liệu khoa học về điều kiện chiết thích
hợp để chiết lá ca cao, nhằm thu được dịch chiết có hàm lượng các hợp chất
polyphenol và khả năng chống oxy hóa mạnh;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho nhà khoa học
và nhà sản xuất; là cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc tách
chiết các chất có khả năng chống oxy hóa từ lá ca cao.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Thành công của đề tài sẽ giúp các nhà chế biến thực phẩm có thêm những
lựa chọn về các chất chống oxy hóa từ tự nhiên, sử dụng để bảo quản nguyên liệu sau
thu hoạch;
- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là cơ sở để sản xuất một số sản phẩm mới như
thực phẩm chức năng và nước uống giàu chất chống oxy hóa từ lá ca cao.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về cây ca cao Theobroma cacao
1.1.1 Cây ca cao
Hình 1.1. Cây ca cao Theobroma cacao
Cây ca cao có tên khoa học: Theobroma ca cao, Giới: Plantae; Bộ: Malvales;
Họ: Malvaceae; Chi: Thebroma; Loài: Theobroma cacao. Cây ca cao là loại cây có
tán thuộc tầng trung bình, sống dưới tán những cây cổ thụ, chiều cao của cây có thể
cao tới 11m, rễ ca cao thuộc loại rễ chùm nên khơng ăn sâu vào lịng đất. Loại đất
thích hợp nhất cho cây ca cao là mùn xốp. Cây có thể sống tới 15- 20 năm, sau 3 năm
bắt đầu ra hoa, kết trái và cho trái quanh năm. Trái ca cao đâm ra trực tiếp từ thân
hoặc những cành lớn. Cây cho sản lượng cao nhất khi cây khoảng 9- 10 tuổi, cây
mang lại khoảng 20- 30 trái/năm, năm được màu có thể lên đến 50 trái/năm. Trái ca
cao khi chưa chín có màu xanh hoặc tím, khi trái chín có màu vàng hoặc màu cam
tùy loại giống; dáng bầu dục thn dài, có chiều dài khoảng 15 tới 25cm và đường
kính khoảng 7- 10cm. Trong mỗi trái có 5 dãy hạt, mỗi dãy khoảng 15 tới 50 hạt. Lá
ca cao có hình oval thon dài, khi non có màu xanh tím, xanh nhạt hay đỏ sáng tùy
theo giống cây [12], [18].
6
Hiện nay người ta chia ca cao làm 3 nhóm lớn: Criollo, Forastero và
Trinitario.
Nhóm Criollo
Gồm những đặc điểm sau:
- Nhị lép có màu hồng nhạt.
- Trái có màu đỏ hoặc xanh trước khi chín.
- Trái có dạng dài và đỉnh nhọn rất rõ ở cuối trái, 10 rãnh đều nhau.
- Vỏ thường sần sùi, mỏng, dễ cắt, lớp trong mỏng và ít mơ gỗ.
- Hạt có tiết diện gần trịn, tử diệp màu trắng, ít đắng.
Chiếm 5% sản lượng ca cao thế giới và là giống ca cao làm ra loại Chocolate ngon
nhất, tuy nhiên giống này có năng suất thấp và khả năng kháng bệnh kém nên ít trồng.
Hình 1.2. Qủa ca cao thuộc nhóm Criollo
Nhóm Forastero
- Nhị lép có màu tím.
- Trái màu xanh hay oliu, khi chín có màu vàng.
- Trái ít hoặc khơng có rãnh, bề mặt trơn, đỉnh trịn.
- Vỏ dày và khó cắt ra vì trong có nhiều chất gỗ.
- Hạt hơi lép, tứ diệp có màu tím đậm, lúc tươi có vị chat hay đắng.
Nhóm này chiếm phần lớn sản lượng ca cao của thế giới (khoảng 80%).
7
Hình 1.3. Qủa ca cao thuộc nhóm Forastero
Nhóm Trinitari
Là dạng lai giữa Criollo và Foraster, xuất xứ từ Trinidat. Đặc điểm của
Trinitario rất khó quy định vì nó mang những đặc điểm trung gian của hai giống kia
như: Phôi nhũ màu tím nhạt, quả dẹp, quả có rãnh sâu khơng có rõ nét, chứa nhiều
hơn 40 hạt/quả. Chúng chiếm khoảng 10- 15% sản lượng ca cao trên thế giới. Do
năng suất cao và kháng bệnh tốt nên giống này được trồng phổ biến.
Hình 1.4. Qủa ca cao thuộc nhóm Trinitario
Cây ca cao có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico, ngày nay thì hầu hết những
nước nhiệt đới đều có thể trồng cây này. Trên thế giới phổ biến ở Brazil, Venezuela,
các nước Tây Phi, Malaysia… Ở Việt Nam diện tích trồng ca cao ngày càng tăng.
Theo Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam (VCC), nước ta hiện có khoảng
20.500ha ca cao, trong đó gần 7000ha đã cho thu hoạch, sản lượng trên 4800
8
tấn/năm. Có 15 tỉnh trồng ca cao tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và 1 số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều; nhiệt độ thích hợp
250C, độ ẩm 85%, lượng mưa trung bình trên 1500 mm/năm. Cây ca cao thích hợp với
khí hậu có mùa khơ khơng kéo dài qúa 3 tháng, khơng có gió mạnh thường xun. Cây
ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp
trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng. Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất
khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần
cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8; tầng canh tác dày 1,0-1,5 m, dễ thốt nước,
có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ.
1.1.2 Thành phần hóa học của lá ca cao
1.1.2.1 Thành phần hóa học cơ bản
Thành phần hóa học cơ bản của lá ca cao tươi được trình bày trong Bảng 1.1.
Kết quả phân tích cho thấy nước là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất với 80,10%.
Những thành phần còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều. Hàm lượng tro, protein, glucid
và lipid lần lượt là 0,96%; 1,85%; 6,17 và 2,29% [10]. Các thành phần hóa học cơ
bản cịn lại thường ít được quan tâm chắc có lẽ bởi vì hàm lượng chúng thấp.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học cơ bản của lá ca cao tươi
Thành phần
Hàm lượng (%) so với khối lượng tươi
Ẩm
80.10 ± 0,90
Tro
0,96 ± 0,04
Protein
1,85 ± 0,03
Glucid
6,17 ± 0,07
Chất béo
2,29 ± 0,19
Theo Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2012), Xác định thành phần hóa học cơ bản và
phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ 1 số loài thực vật ở Việt Nam, Đồ án
tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh.
9
1.1.2.2 Một số hợp chất có hoạt tính sinh học
Các hợp chất flavonoid
Flavonoid là cũng là hợp chất có tính sinh học quan trọng được tìm thấy trong
lá ca cao. Flavonoid là hợp chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm sự béo phì, chống
đột biến, và các hoạt động chống lão hóa khác. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2012) đã
định lượng được hàm lượng một số flavonoid trong lá ca cao. Theo đó, hàm lượng
rutin khoảng 1,92-23,03 mg/g, quercetin khoảng 0,25-12,1 mg/g tùy thuộc vào dung
môi chiết [10].
Các hợp chất carotenoid
Carotenoid là một nhóm các hợp chất thứ sinh được tìm thấy phổ biến trong
thực vật. Chúng được biết đến là hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh và tác
dụng trong phòng ngừa một số bệnh bệnh như lão hóa, tim mạch và ung thư. Nguyễn
Thị Quỳnh Hoa (2012) đã xác định một số carotenoid trong lá ca cao trồng ở Cần
Thơ, bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Theo đó, trans-lutein có
hàm lượng cao nhất (72-376 g/g chất khô), tiếp theo là cis-lutein (0-72 g/g),
neochrome (13-65 g/g), neoxanthin (0-41 g/g), all-trans-α-caroten (0-27 g/g),
auroxanthin (7-23 g/g), violaxanthin (3-22 g/g), luteoxanthin (4-19 g/g), alltrans-β-carotene (0-7,6 g/g), β-cryptoxanthin (0-6,7 g/g), các đồng phân cis của
trans-β-caroten (0-1,9 g/g) [10].
Chlorophyll
Chlorophyll là sắc tố màu xanh lá cây được tìm thấy trong hầu hết các lồi
thực vật. Nó là thành phần quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật.
Chlorophyll cũng có một số tác dụng y dược như khả năng chống oxy hóa, kháng tế
bào ung thư và chống viêm [44]. Cấu trúc cơ bản của chlorophyll bao gồm một
porphyrine với một ion magie ở trung tâm và mạch bên là một nhóm phytol. Có hai
loại chlorophyll a và b tồn tại trong thực vật, với tỷ lệ của chlorophyll a và
chlorophyll b là 3:1.
Đã có 15 hợp chất chlorophyll và các dẫn xuất đã được phân lập trong lá ca
cao. Hàm lượng của 15 hợp chất này cũng đã được xác định. Theo đó, pheophytin a
10
có hàm lượng cao nhất (2508,3 g/g), tiếp theo là pheophytin a' (111,2 g/g),
chlorophyll a (113,8 µg/g), chlorophyll a' (11,0 µg/g), hydroxypheophytin a (88,6
µg/g), hydroxypheophytin a' (66,5 µg/g), pyropheophytin a (76,0 µg/g),
hydroxychlorophyll a (23,8 µg/g), pheophytin b (319,6 µg/g), pheophytin b' (13,2
µg/g), chlorophyll b (287,9 µg/g), chlorophyll b' (11,1 µg/g), hydroxychlorophyll b
(15,0 µg/g), hydroxypheophytin b (11,2 µg/g) và hydroxypheophytin b' (8,5 µg/g) [10].
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của lá ca cao
1.2.1 Nghiên cứu trong nước
Cho đến hiện nay, số lượng đề tài nghiên cứu về chiết xuất các hợp chất
polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa từ lá ca cao ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2012) đã nghiên cứu thành phần hóa học và
xác định một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ một số lồi thực vật ở Việt
Nam trong đó có cây ca cao. Trần Văn Hậu và cộng sự (2008) đã tiến hành
đánh giá một số dòng ca cao triển vọng tại Cần Thơ [9]. Hiện tại chưa có
nghiên cứu nào cơng bố về điều kiện chiết thích hợp để chiết xuất hợp chất
giàu polyphenol từ lá ca cao cũng như sử dụng dịch chiết này để bảo quản
thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng.
Do đó, việc nghiên cứu sử dụng dịch chiết giàu polyphenol từ lá ca cao
để bảo quản cá bớp là một vấn đề mới.
1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu khảo sát khả năng chống oxy hóa và tổng hàm lượng phenolic của
hạt ca cao từ các nước khác nhau, cụ thể là Malaysia, Ghana, Bờ Biển Ngà và
Sulawesi đã được Azizah và cộng sự nghiên cứu [22].
Cádiz Gurrea M. L (2014) đã tiến hành cô lập, mô tả và định lượng các hợp
chất phenolic của T. chiết xuất cacao bằng HPLC-MSESI-QTOF. Tổng cộng có 61
hợp chất đã được xác định và định lượng trong chiết xuất cacao T. và các thành phần
thuộc các lớp cấu trúc khác nhau như flavan3-ol và các dẫn xuất (bao gồm cả
procyanidins), flavonol, axit N-phenylpropenoyl-L-amino và các hợp chất khác [31].
11
Ismail và Yee (2006), nghiên cứu khả năng chống oxy hóa lipid của dịch chiết
vỏ và hạt ca cao trên thịt bò [40]. Osman và Fan (2004) đã nghiên cứu khả năng
chống oxy hóa của chiết xuất polyphenol từ ca cao lá trên thịt gà cho thấy ở nồng độ
thấp hơn 200 mg/kg, khả năng chống oxy hóa của chiết xuất polyphenol đạt khoảng
80% so với chất chống oxy hóa tổng hợp BHT [55]. Ossman và cộng sự (2003) đã
nghiên cứu tiềm năng chống oxy hóa của chiết xuất từ lá ca cao thử nghiệm trên dầu
cọ và kết quả cho thấy ở nồng độ 50 ppm hiệu quả hoạt động chống oxy hóa của chất
chiết xuất polyphenol là tốt hơn so với BHA [56]. Số lượng những nghiên cứu trong
và ngồi nước về polyphenol từ lá ca cao cịn rất ít và hạn chế. Những nghiên cứu
trên tập trung chiết xuất, phân tích thành phần polyphenol và đánh giá hoạt tính
chống oxy hóa của chúng nhưng chưa có nghiên cứu nào khảo sát các điều kiện chiết
phù hợp để chiết xuất hợp chất này. Mặc dù tất cả nghiên cứu đều đánh giá cao hoạt
tính của polyphenol từ lá ca cao nhưng chưa có nghiên cứu phát triển tiếp tục nhằm
ứng dụng nguồn polyphenol tự nhiên này để hạn chế q trình oxy hóa chất béo trên
thủy sản.
1.3 Các phương pháp tách chiết
1.3.1 Cơ sở của quá trình tách chiết
Chiết là phương pháp thu lấy một hay nhiều chất từ hỗn hợp đã tách biệt, cô
lập và tinh chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng.
Quá trình chiết gồm hai giai đoạn, giai đoạn 1: Dung môi thấm ướt lên bề mặt
nguyên liệu, sau đó thấm sâu vào bên trong do q trình thẩm thấu tạo ra dung dịch
chứa các hoạt chất. Sau đó dung mơi tiếp tục hịa tan các chất trên bề mặt bằng cách
đẩy các bọt khí chiếm đầy trong các khe vách trống của tế bào. Giai đoạn 2: giai đoạn
tiếp tục hòa tan các hợp chất trong các ống mao dẫn của nguyên liệu nhờ vào dung
môi đã thấm sâu vào các lớp bên trong 8.
1.3.2. Các phương pháp tách chiết bằng dung môi
Tách chiết bằng dung môi là quá trình tách và phân ly các chất dựa vào quá
trình chuyển một chất tan trong một pha lỏng vào trong một pha lỏng khác khơng hịa
tan với nó, nhằm chuyển một lượng nhỏ chất nghiên cứu trong một thể tích lớn dung
12
mơi này vào một thể tích nhỏ dung mơi khác, nhằm nâng cao nồng độ của chất cần
nghiên cứu và được gọi là chiết làm giàu. Bên cạnh đó việc chiết thành cao dịch thơ
là vơ cùng quan trọng vì khi đó giữ lại được hoạt chất tốt hơn và dễ dàng cho những
công đoạn sau 8.
1.3.2.1. Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt (Percolation)
Phương pháp ngấm kiệt là một trong những phương pháp trích ly được sử
dụng phổ biến nhất khơng địi hỏi nhiều thao tác cũng như thời gian 8.
Đây là q trình chiết liên tục, dung mơi đã bão hòa hoạt chất sẽ được liên tục
thay thế bằng dung môi mới. Tuy vậy, ta không thực hiện liên tục mà mẫu được
ngâm trong dung môi khoảng 12 giờ, cho dung mơi bão hịa chảy ra rồi thay thế bằng
dung mơi mới và tiếp tục q trình trích ly.
1.3.2.2. Chiết bằng phương pháp ngâm dầm (Maceration)
Phương pháp ngâm dầm khơng hiệu quả gì hơn so với phương pháp ngấm
kiệt. Ngâm ngun liệu vào trong bình chứa thủy tinh có nắp đậy. Rót dung mơi phủ
lớp mẫu, để ở điều kiện nhiệt độ theo yêu cầu, dung môi sẽ thấm vào nguyên liệu và
hòa tan các chất tự nhiên. Sau một thời gian dung mơi trong bình được đổ ra và rót
dung mơi mới vào [8.
1.3.2.3. Tách chiết bằng phương pháp chiết hồi lưu
Chiết hồi lưu là một trong những phương pháp chiết truyền thống. Sự đun hồi
lưu là sự chuyển chất trở lại môi trường phản ứng thông qua hệ thống ngưng tụ, cơ sở
của phương pháp này là sự tách các chất có nhiệt độ sơi khác nhau ra khỏi hỗn hợp
của chúng [8.
Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng một lượng ít dung mơi mà vẫn có thể
chiết kiệt được hoạt chất. Sự chiết suất tự động liên tục nên nhanh chóng. Tuy nhiên
nhược điểm của phương pháp này là không chiết xuất được một lượng lớn mẫu nên
chỉ thích hợp cho việc nghiên cứu trong phịng thí nghiệm.
1.3.2.4. Chiết bằng phương pháp lơi cuốn hơi nước
Đây là phương pháp đặc biệt để trích ly tinh dầu và những hợp chất dễ bay hơi
có trong nguyên liệu. Dụng cụ gồm một bình cầu lớn để cung cấp hơi nước, hơi nước
13
sẽ được dẫn sục vào bình chứa có mẫu, hơi nước xuyên thấm qua màng tế bào
nguyên liệu và lôi theo những cấu tử dễ bay hơi, hơi nước tiếp tục bay hơi và ngưng
tụ bởi một ống sinh hàn, ta thu được hợp chất tinh dầu. Dùng ete dầu hỏa hoặc ether
ethylic để trích ly tinh dầu ra khỏi hỗn hợp trên hoặc để yên một thời gian trong bình
sẽ có sự phân tách giữa hai pha tinh dầu và nước 8.
1.3.3 Một số phương pháp tách chiết khác
1.3.3.1 Chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn (Supercritical fluid extraction)
Chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn (SFE) được xem như là một phương pháp
chiết hữu hiệu để thay thế các phương pháp thông thường sử dụng dung môi hữu cơ
(King và cộng sự, 2002) 44 . Phương pháp SFE xảy ra nhanh chóng, tự động, có
chọn lọc, khơng gây cháy nổ và tránh việc sử dụng một số lượng lớn các dung môi
độc hại [50.
Siêu chất lỏng dễ dàng tách các chất cần thiết do dung môi thay đổi thuộc tính
nhanh chóng chỉ với các biến đổi áp lực nhẹ. Chất lỏng siêu tới hạn (SCF) đang ngày
càng thay thế dung môi hữu cơ như n-hexane, dichloromethane, chloroform và những
dung môi khác thường sử dụng trong chiết công nghiệp, lọc, vì quy định và sức ép
mơi trường về các hợp chất hữu cơ và khí thải.
1.3.3.2 Phương pháp chiết sử dụng sóng siêu âm
Đây là kỹ thuật chiết thay thế rẻ tiền, đơn giản và hiệu quả. Sóng siêu âm
thường được sử dụng để cải thiện việc chiết lipid, protein và các hợp chất phenolic từ
thực vật, quá trình chiết các hợp chất phenol từ Folium eucommiae có sử dụng sóng
siêu âm thu được hiệu quả cao hơn so với khi chiết bằng cách gia nhiệt hoặc bổ sung
enzyme hỗ trợ chiết tách. Sóng siêu âm có khả năng phá vỡ màng tế bào của nguyên
liệu, do đó giúp cho sự xâm nhập của dung môi vào bên trong tế bào dễ dàng hơn.
Ngồi ra siêu âm cịn có tác dụng khuấy trộn mạnh dung mơi làm tăng diện tích tiếp
xúc của dung môi và cải thiện đáng kể hiệu suất chiết 50.
1.3.3.3 Phương pháp chiết sử dụng năng lượng lị vi sóng
Đây là một mảng lớn chưa được khai thác, mặc dù bằng cách sử dụng lị vi
sóng để làm trung gian trong q trình chiết có thể duy trì các điều kiện nhẹ và đạt
14
được hiệu quả vượt trội khi chiết (Delazar và cộng sự, 2012). Dưới tác dụng của lị vi
sóng nước trong thực vật bị nóng lên nhanh chóng, áp suất bên trong tăng đột ngột
làm các mô chứa dịch chiết vỡ ra, dịch chiết thốt ra ngồi, lơi cuốn theo hơi nước
sang hệ ngưng tụ. Hiệu suất có thể bằng hoặc cao hơn những phương pháp khác
nhưng thời gian chiết rất ngắn. Dịch chiết thu được có mùi tự nhiên. Sản phẩm phân
hủy trong dịch chiết tự nhiên giảm đi, tiết kiệm thời gian, năng lượng, chi phí. Tuy
nhiên chỉ áp dụng được cho các nguyên liệu có tuyến dịch chiết nằm ngay sát bề mặt
lá. Năng lượng chiếu xạ lớn sẽ làm cho một số cấu phần trong dịch chiết phân hủy 32].
1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến q trình chiết
1.3.4.1 Dung mơi chiết
Qua nhiều nghiên cứu cho rằng với mỗi dung mơi khác nhau thì khả năng tách
chiết không giống nhau. Một số yếu tố của dung mơi có ảnh hưởng đến q trình
chiết xuất là độ phân cực, độ nhớt và sức căng bề mặt 3. Độ phân cực của dung
môi: dung môi kém phân cực thì dễ hịa tan những chất khơng phân cực, dung mơi
càng phân cực mạnh càng dễ hịa tan các chất phân cực. Độ nhớt và sức căng bề mặt:
độ nhớt càng thấp hoặc sức căng bề mặt càng nhỏ thì dung môi càng dễ thấm vào
nguyên liệu, không cản trở quá trình khuếch tán chất cần thiết. Độ nhớt cao sẽ cản trở
quá trình khuếch tán của chất chiết làm giảm hiệu quả chiết.
1.3.4.2 Nhiệt độ chiết
Theo cơng thức tính hệ số khuếch tán của Eintein, khi nhiệt độ tăng thì hệ số
khuếch tán tăng, do đó theo định luật Fick, lượng chất khuếch tán cũng tăng lên 62.
Hơn nữa, khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dung mơi giảm, do đó sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình chiết xuất [3. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng sẽ gây bất lợi cho
quá trình chiết xuất trong các trường hợp sau:
Đối với hợp chất kém bền nhiệt độ cao: nhiệt độ tăng cao sẽ gây phá hủy một
số hoạt chất như vitamine, glycoside, alkaloid.
Đối với tạp: Khi nhiệt dộ tăng, không chỉ độ tan của chất tăng, mà độ tăng của
tạp cũng tăng theo, khi đó dịch chiết sẽ lẫn nhiều tạp. Nhất là đối với một số tạp như
15
gôm, chất nhầy khi nhiệt độ tăng sẽ bị trương nở, tinh bột bị hồ hóa, độ nhớt của dịch
chiết sẽ bị tăng, gây khó khăn cho q trình chiết xuất, tinh chế.
Đối với dung mơi dễ bay có nhiệt độ sơi thấp: khi tăng nhiệt độ thì dung mơi
dễ bị hao hụt, khi đó thiết bị phải kín và phải có bộ phận hồi lưu dung mơi.
Đối với một số chất đặc biệt có q trình hịa tan tỏa nhiệt: khi nhiệt độ tăng,
độ tan của chúng lại giảm. Do đó để tăng độ tan thì cần phải làm giảm nhiệt độ.
Từ những phân tích trên thấy tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn nhiệt độ
chiết sao cho phù hợp (tùy thuộc vào các yếu tố như nguyên liệu chiết, dung môi,
phương pháp chiết).
1.3.4.3 Thời gian chiết xuất
Khi bắt đầu chiết, các chất có khối lượng phân tử nhỏ thường là hoạt chất sẽ
được hòa tan và khuếch tán vào dung mơi trước, sau đó mới đến các chất có phân tử
lượng lớn (thường là tạp, nhựa, keo) 62. Do đó nếu thời gian chiết ngắn sẽ không
chiết hết hoạt chất trong dược liệu; nếu thời gian chiết quá dài, dịch chiết sẽ lẫn nhiều
tạp, gây bất lợi cho q trình tinh chế và bảo quản. Tóm lại, cần lựa chọn thời gian
chiết, thành phần dược liệu dung môi, phương pháp chiết phù hợp.
1.4 Giới thiệu về cá bớp Rachycentron canadum
1.4.1 Cá bớp
Tên khoa học: Rachycentron canadum
Cá bớp biển thường được gọi ngắn gọn là cá bớp- là một loài cá thuộc:
Giới: Animalia ; ngành: Chordata; Lớp: Actinopteryg; Bộ: Carangiformes; Họ:
Rachycentridae; Chi: Rachicentron; Loài: Rachycentron canadum.