Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Chân dung con người văn hóa nguyễn văn siêu qua sáng tác thơ ca của ông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.4 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN VĂN ĐỨC

CHÂN DUNG CON NGƢỜI VĂN HÓA
NGUYỄN VĂN SIÊU
QUA SÁNG TÁC THƠ CA CỦA ÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tính. Cô
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu cũng
như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Đức



LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thị Tính. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác
giả khác. Tôi xin cam đoan rằng:
Khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Mọi tư liệu trích dẫn trong
khóa luận là hoàn toàn trung thực. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 6
6.1. Về lý luận ....................................................................................................... 6
6.2. Về thực tiễn .................................................................................................... 6
7. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 7
NỘI DUNG........................................................................................................... 8
Chƣơng 1: Những vấn đề chung ........................................................................ 8

1.1. Tác giả Nguyễn Văn Siêu .............................................................................. 8
1.1.1. Cuộc đời ...................................................................................................... 8
1.1.2. Sự nghiệp trước tác ................................................................................... 15
1.1.3. Quan điểm sáng tác ................................................................................... 17
1.2. Tác phẩm Phương Đình Thi tập ................................................................... 18
1.2.1. Phương Đình Vạn lý tập............................................................................ 18
1.2.2. Phương Đình Anh ngôn thi tập ................................................................. 19
1.2.3. Phương Đình Lưu lãm tập ......................................................................... 19
1.2.4. Phương Đình Mạn hứng tập ...................................................................... 20


Chƣơng 2: Nguyễn Văn Siêu - Nhà văn hóa lớn thế kỷ XIX ........................ 21
2.1. Nguyễn Văn Siêu - người có vốn hiểu biết uyên bác ................................. 21
2.1.1. Nguyễn Văn Siêu - nhà địa lý học ............................................................ 21
2.1.2. Nguyễn Văn Siêu - nhà sử học.................................................................. 25
2.1.3. Nguyễn Văn Siêu - nhà xã hội học ........................................................... 30
2.2. Nguyễn Văn Siêu - người khởi xướng phong trào chấn hưng văn hóa Thăng
Long..................................................................................................................... 36
2.2.1. Nguyễn Văn Siêu và sự nghiệp chấn hưng văn hóa giáo dục của Thăng
Long..................................................................................................................... 36
2.2.2. Nguyễn Văn siêu và khu quần thể di tích đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài
Nghiên.................................................................................................................40
2.3. Nguyễn Văn Siêu - nhà văn hóa có tâm với nhân dân, với đất nước........... 45
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến Nguyễn Văn Siêu, người ta lại nhớ đến hai câu thơ tương

truyền là của vua Tự Đức:
Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường
(Văn được như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thì không còn lưu danh
văn thời Tiền Hán/ Thơ mà đến như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì
thơ thời Thịnh Đường cũng mất tiếng).
Dẫu biết đây là lối nói “thậm xưng" của người đời ưu ái dành cho bốn
nhà thơ tài danh trên nhưng qua đó ta cũng thấy được tầm vóc nhất định của
họ trong lịch sử văn học dân tộc thế kỷ XIX.
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu không chỉ là “Thần Siêu” văn học, mà
còn là một thầy giáo, một nhà văn hóa có nhiều công lao thiết thực đối với
Thăng Long - Hà Nội. Công đức của Nguyễn Văn Siêu đối với các công trình
văn hóa - lịch sử của Thăng Long còn được nhân dân ghi nhớ:
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này…"
Ông là người có trách nhiệm với dân với nước, là người thầy uyên bác
đức độ, là nhà văn hóa luôn luôn giữ gìn truyền thống và là tác gia với sự
nghiệp trước tác khá đồ sộ. Cuộc đời phong phú, phức tạp, chứa đựng đầy
những biến cố, thăng trầm thăng chức rồi lại bị giáng chức của ông đã làm tốn
không ít giấy mực của các sử gia, các nhà nghiên cứu, các chính khách và rất
nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu về chân dung con người
văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua sáng tác thơ ca của ông sẽ góp phần giúp giải

1


mã được những bí ẩn trong cuộc đời và tâm hồn của nhân vật lịch sử đặc biệt
này.

Là một sinh viên khoa Ngữ Văn và là một giáo viên dạy Văn trong
tương lai thì việc hiểu biết sâu rộng về văn học Việt Nam nói chung và văn
học trung đại nói riêng là vô cùng cân thiết, đây sẽ là cơ sở để bổ trợ cho công
việc học tập và giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nói về Phương Đình Nguyễn Văn Siêu - một người tài năng, trí tuệ
được người đời đương thời tôn vinh như thần. Đương thời đều tôn trọng ông.
Tới tuổi già rút lui, ông thích bảo ban kẻ hậu học mà giảng giải ngay thẳng
chỗ giống chỗ khác, lấy nghĩa lí làm chủ. Đó là những nét lớn về hành trạng,
phẩm giá cũng như tài năng của “Thần Siêu”. Nguyễn Văn Siêu là một nhà
Nho tiêu biểu của thế kỉ XIX.
Lâu nay việc nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu công bố những tác phẩm
của Nguyễn Văn Siêu được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên với khối lượng
tác phẩm văn thơ đồ sộ của ông thì số tác phẩm đã dịch, giới thiệu còn khá ít
ỏi, tản mát. Việc dịch và công bố các tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu dường
như mới chỉ tập trung vào mảng văn mà chưa khai thác hết những tinh túy
trong thơ ông. Đây là sự thiếu hụt trong quá trình tìm hiểu về một trí thức lớn,
uyên bác, một nhà giáo gương mẫu, một nhà khảo cứu nghiêm túc, một nghệ
sĩ có tâm hồn nhạy cảm, đáng trân trọng của đất Kinh Kỳ.
Ở Việt Nam, PGS. Trần Lê Sáng - người có nhiều năm nghiên cứu về
danh nhân Nguyễn Văn Siêu, trong công trình nghiên cứu Danh nhân Nguyễn
Văn Siêu - Cuộc đời và văn nghiệp, Nxb Hà Nội, đã khẳng định Nguyễn Văn
Siêu là “một con người xuất chúng, một đại nhân đã để lại cho đất nước, trong
muôn đời một đại bút. Con người đó lúc còn trẻ đi học, học giỏi đến mức thần
đồng (…). Ông là nhà Nho, hành xử theo Đạo, song cũng tự tin và ngang

2


tàng, dám khen cái người khác không dám khen, dám chê cái người khác

không dám chê. Ông đích thực là một nhà văn lớn, một nhà thơ lớn của nước
ta. Với ông, viết chỉ vì trách nhiệm, vì hứng thú, không vì danh. Ông là một
bậc Danh Nho - nghệ sĩ. Ông sống là người nhân đức. Ông mất là Thành
Hoàng làng”. Điều này được tác giả Lê Sáng dẫn từ một đoạn trong bài văn
Bia Thần đạo ở lăng Tiên sinh Phương Đình của Đại học sĩ Nguyễn Trọng
Hợp viết cách ngày nay 105 năm về Phương Đình Nguyễn Văn Siêu: “Thiết
nghĩ, Tiên sinh là người mà tôi ngưỡng vọng, công đức của Tiên sinh phải
được truyền mãi cho đời sau; nhưng chúng tôi là người ngu tối, không thể biết
hết công đức ấy, dù chỉ trong muôn một…” [44; tr.67- 68].
Trong bài viết Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) - Một tài năng kiệt xuất,
một con người xuất chúng đăng vào ngày 20 tháng 8 năm 2014 trên trang
thông tin điện tử Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật, Phạm Khanh viết:
“Một cuộc đời dài cống hiến không mệt mỏi, Nguyễn Văn Siêu - một trong
những trí thức Nho học uyên bác, đạo đức trong sáng, một nhà giáo có tâm,
một nhà kiến trúc tinh tế, một thi sĩ có tâm hồn đồng cảm với người dân
nghèo lam lũ xứng đáng nhận được sự tôn vinh, nể trọng của người đương
thời và hậu thế. Ghi nhận công lao của ông, Đảng và Nhà nước đã lấy tên
Nguyễn Văn Siêu (hay Nguyễn Siêu) để đặt tên cho nhiều đường phố ở Hà
Nội, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn… và nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố
trong cả nước” [34; tr. 1- 2]. Từ đó tác giá đánh giá Nguyễn Văn Siêu là một
vị quan chính trực và thiên lương; một nhà văn hóa có tâm, có tầm; một nhà
kiến trúc tài năng.
Mai Thục trong bài Thần Siêu Thánh Quát đăng tải trên trang web:
newvietart.com ở hải ngoại cũng viết: “Lượng sức mình. Biết lòng mình yêu
văn hóa, trí tuệ, muốn dùng tri thức soi sáng muôn dân, xây nền hòa bình, bác
ái lòng dân tộc, Nguyễn Văn Siêu đứng ra sử sang ngôi đền Ngọc Sơn, bắc lại

3



nhịp cầu Thê Húc, đắp núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút năm tầng.
Ngòi bút nhọn vươn thẳng lên trời cao, thênh thang chamh tới mặt trời, trăng
sao, vũ trụ, với ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Ba chữ đó như
sự thách đố cung đình. Nó khẳng định học vấn và trí tuệ sẽ dẫn con người
vươn tới hạnh phúc, áo cơm, độc lập, tự cường, dân chủ, văn minh…” [53;
tr.405 - 406].
Như vậy chúng ta có thể thấy tất cả những công trình trên mới chỉ chủ
yếu đánh giá Nguyễn Văn Siêu từ chức vị đến cống hiến của ông. Ông là một
vị quan thanh liêm, chính trực, có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển
của đất nước. Còn qua thơ của ông, TS. Nguyễn Thị Thanh Chung - Trường
ĐHSP Hà Nội, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là những người có rất
nhiều công trình nghiên cứu không chỉ về cuộc đời, con người mà còn nghiên
cứu cả về tác phẩm thơ văn Nguyễn Văn Siêu. Tuy nhiên, ở TS. Nguyễn Thị
Thanh Chung thì chân dung nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu được làm sáng tỏ
chủ yếu qua tập thơ Vạn lí tập nhờ việc nghiên cứu, phân tích tứ thơ, hình ảnh
biểu tượng. Còn ở các tập thơ khác: Anh ngôn thi tập, Mạn hứng tập, Lưu lãm
tập,… thì chủ yếu tập trung nghiên cứu, khai thác trên phương diện: nội dung,
nghệ thuật, bút pháp, thể loại. Và cô đã rất thành công trong việc nghiên cứu,
khảo sát các thể loại thơ văn trong tập thơ Phương Đình Thi tập đồ sộ của
Nguyễn Văn Siêu.
Còn đối với Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Theo Danh nhân Hà
Nội, Vũ Khiêu (Cb), Nxb Hà Nội, 2004, tr.591- 600, Tạp chí Văn học cũng đã
nghiên cứu và bước đầu làm rõ chân dung con người văn học Nguyễn Văn
Siêu qua hai tập thơ: Anh ngôn thi tập, Mạn hứng tập. Thông qua hai tác
phẩm này tác giả Nguyễn Vinh Phúc cũng đã tìm hiểu, đúc kết cho ta thấy
những việc làm văn hóa mà Nguyễn Văn Siêu đã làm khi cáo quan về quê mở
trường dạy học. Từ đó ông đã có đánh giá về nhân vật lịch sử này như sau:

4



“Nguyễn Văn Siêu xứng đáng có một chỗ đứng nhất định trong nền văn học
và văn hoá Việt Nam thế kỷ XIX” [41; tr. 600].
Qua những bài viết về Nguyễn Văn Siêu đã giúp chúng ta hiểu thêm rất
nhiều về con người cũng như thơ ca của ông. Kế thừa những thành quả, thông
tin trong việc nghiên cứu con người và thơ văn Nguyễn Văn Siêu dưới nhiều
góc độ của các bậc tiền bối tôi tiếp tục phát triển chủ để thông qua việc đi sâu
tìm hiểu, khám phá chân dung con người văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua sáng
tác thơ ca của ông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Chuẩn bị các tư liệu cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu, giảng
dạy thơ văn Nguyễn Văn Siêu cũng như bộ môn Văn học trung đại Việt Nam
thế kỉ XIX.
- Góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng văn chương, những công lao
mà nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu đã để lại cho dân tộc Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài này cần thực hiện những nhiệm
vụ như sau:
- Tập hợp các tài liệu liên quan đến Nguyễn Văn Siêu
- Tìm hiểu chân dung con người văn hóa Nguyễn Văn Siêu qua bốn tập
thơ: Vạn lí tập, Anh ngôn thi tập, Lưu lãm tập, Mạn hứng tập.
- Nhận xét, đánh giá về con người Nguyễn Văn Siêu thông qua các hành
trạng, phẩm chất cũng như tài năng của ông.
- Phân tích ý thơ, tứ thơ của một bài thơ tiêu biểu nằm trong Vạn lí tập,
Anh ngôn tập, Lưu lãm tập, Mạn hứng tập.

5



4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chân dung con người văn hóa
Nguyễn Văn Siêu qua sáng tác thơ ca của ông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu qua bốn tập thơ nằm trong bộ Phương Đình Thi
tập:
- Phương Đình Vạn lí tập (Trần Lê Sáng biên dịch)
- Phương Đình Anh ngôn thi tập (Phạm Vân Dung biên dịch)
- Phương Đình Lưu lãm tập (Lê Như Duy - Phạm Kỳ Nam biên dịch)
- Phương Đình Mạn hứng tập (Phạm Đức Duật biên dịch)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài chúng
tôi đã sử dụng lí thuyết thi pháp học và các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê miêu tả
- Phương pháp so sánh văn học
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Về lý luận
Khóa luận là minh chứng cho thấy những công lao, những đóng góp văn
hóa vô cùng to lớn mà nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu đã để lại cho dân tộc
việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
- Khóa luận hướng tới giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về con người
Nguyễn Văn Siêu - một tác gia văn học lớn thế kỷ XIX và hiểu rõ hơn về khu
quần thể di tích đền Ngọc Sơn: Tháp Bút - Đài Nghiên - Cầu Thê Húc.

6



- Góp phần cho việc giảng dạy, học tập Nguyễn Văn Siêu ở các trường
Cao đẳng, Đại học.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nguyễn Văn Siêu - Nhà văn hóa lớn của thế kỷ XIX

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
1.1. Tác giả Nguyễn Văn Siêu
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Văn Siêu tên khác là Định, tự Tốn Ban, thụy Chí Đạo, hiệu
Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ. Ông là tác gia lớn trong thế kỉ XIX với
những trước tác về lịch sử , địa lí, lịch sử, tư tưởng, thơ văn…
1.1.1.1. Năm sinh và năm mất
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Chung - Trường ĐHSP Hà Nội trong
bài viết Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Văn Siêu đăng trên Tạp chí báo văn hóa
Nghệ An thì năm sinh của Nguyễn Văn Siêu được ghi chép chưa thống nhất.
Lược truyện các tác gia Việt Nam, Thơ đi sứ ghi năm 1795 (Ất Mão, năm
Cảnh Thịnh thứ 3 Tây Sơn). Quốc triều khoa bảng lục, Các nhà khoa bảng
Việt Nam, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam… ghi năm 1796
(Bính Thìn, năm Cảnh Thịnh thứ 4 triều Tây Sơn). Phương Đình Chí Đạo tiên
sinh thần đạo bi, Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Nét bút thần của
Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sử ghi năm 1799 (Kỉ Tị, năm Cảnh Thịnh thứ
7 triều Tây Sơn).
Năm sinh của Nguyễn Văn Siêu được ghi chép sớm nhất trong các tư

liệu chữ Hán nhưng Quốc triều khoa bảng lục ghi năm 1796 còn Phương
Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi ghi năm 1799. Theo tôi, năm sinh và mất
của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu được xác định trong bia thần đạo vì:
- Thời gian xuất hiện của tư liệu: Cả hai tư liệu này đều chính thức ra
đời năm Giáp Ngọ đời Thành Thái (1894) song Phương Đình Chí Đạo tiên
sinh thần đạo bi được công bố sớm hơn Quốc triều khoa bảng lục. Thời gian
khắc của bia là Thành Thái Giáp Ngọ chính nguyệt- tháng Giêng năm Giáp

8


Ngọ đời Thành Thái. Thời gian khắc in của Quốc triều khoa bảng lục là
Thành Thái Giáp Ngọ hạ- Mùa hạ năm Giáp Ngọ đời Thành Thái.
- Tác giả của tư liệu: Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902) soạn Phương
Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi, Cao Xuân Dục (1842 - 1923) soạn Quốc
triều khoa bảng lục. Nguyễn Trọng Hợp và Cao Xuân Dục đều là những nhà
Hán học nổi tiếng đương thời. Nguyễn Trọng Hợp từng làm Văn minh đại học
sĩ, Cơ mật viện đại thần… Cao Xuân Dục cũng giữ chức Thượng thư Bộ Học.
Tuy nhiên, người soạn văn bia có mối quan hệ gần hơn với Nguyễn Văn Siêu.
Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Văn Siêu đều thuộc họ Nguyễn tại Kim Lũ,
một người ngành trưởng, một người ngành thứ. Điều này được khẳng định
trong văn bia và các tư liệu khác như Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ…
- Nội dung viết về Nguyễn Văn Siêu trong từng tư liệu: Quốc triều khoa
bảng lục khắc in ngắn gọn về từng nhân vật đỗ Đại khoa triều Nguyễn đến
năm 1898, trong đó ghi: “Nguyễn Văn Siêu, Hà Nội, Thọ Xương, Dũng Thọ,
Bính Thìn, tứ thập tam. Ất Dậu Cử nhân, Hưng Yên Án sát, giáng Thị độc
công tịch. Cư Hàn các, dĩ văn học danh cập môn đa sở thành lập, hữu Phương
Đình thi văn tập hành thế”. (Nguyễn Văn Siêu người Dũng Thọ, Thọ Xương,
Hà Nội, sinh năm Bính Thìn 1796, bốn mươi ba tuổi. Năm Ất Dậu 1825 đậu
Cử nhân, làm Án sát Hưng Yên, giáng Thị độc công tịch, tại Viện Hàn lâm

nổi danh văn chương và nhiều lĩnh vực khác, có Phương Đình thi văn tập).
Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi đặt tại lăng mộ cho biết chi tiết
hơn về cá tính, gia tộc, hành trạng và thời gian sinh của Nguyễn Văn Siêu.
Như vậy, với những lí do trên chúng ta có thể kết luận thời gian sinh và
mất của Nguyễn Văn Siêu trong Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi
là chính xác: Nguyễn Văn Siêu sinh năm 1796, mất năm 1872.

9


1.1.1.2. Quê hương và gia tộc
Nguyễn Văn Siêu sinh ra ở một làng khoa bảng. Làng Lủ xưa gồm ba
xóm lớn Lủ Cầu, Lủ Trung, Lủ Văn, sau phát triển thành ba làng Kim Giang,
Kim Lũ, Kim Văn. Đến cuối thời Lê, Kim Lũ thành một xã thuộc tổng
Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay là phường Đại Kim,
quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dù không nổi tiếng bằng Mộ Trạch, Hoa Đường,
Hành Thiện… nhưng Kim Lũ cũng là một làng quê giàu truyền thống. Theo
cuốn Tiến sĩ Nho học Thăng Long Hà Nội, Kim Lũ tiêu biểu về khoa cử trong
14 làng khoa bảng của Hà Nội với năm vị đỗ đại khoa gồm Tiến sĩ Hồng Hạo
(1710), Tiến sĩ Nguyễn Công Thái (1715), Phó bảng Nguyễn Văn Siêu
(1838), Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp (1865), Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Cốc (1910).
Dòng họ của Nguyễn Văn Siêu cũng có nhiều người đỗ đạt. Họ Nguyễn
làng Lủ Trung chia thành hai ngành. Ngành trưởng (Đại tông), đến đời thứ
sáu có Nguyễn Văn Siêu đỗ Phó bảng. Theo Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ có
ghi: Thôn Trung, xã Kim Lũ, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ
Thường Tín, Hà Nội. Thủy tổ họ Nguyễn của Nguyễn Văn Siêu là ông Phúc
Tâm. Ông Phúc Tâm lại sinh ra được hai ngành. Ngành trưởng là ông Phúc
Canh. Từ Phúc Canh trải năm đời thì sinh ông Hoằng Nghị, một người học
rộng, hiếu cổ, lấy đạo Nho khởi nghiệp nhà. Ông Hoằng Nghị sinh được năm
người con, con trưởng là Phương Đình, đỗ Phó bảng, từng làm quan ở Nội

các, phụng mệnh đi sứ Yên Kinh, làm Án sát sứ, sau thăng Thị độc tại Hàn
lâm viện, rồi trí sĩ. Văn chương của Phương Đình bề thế được người đời
ngưỡng mộ. Còn ngành thứ (Tiểu tông) đến đời thứ tư có Nguyễn Công Thái
đỗ Tiến sĩ, sau là Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn Sĩ Cốc. Theo Tiến sĩ Nho
học Thăng Long Hà Nội, họ Nguyễn làng Lủ thuộc 11 dòng họ khoa bảng ở
Hà Nội cùng họ Phạm (Đông Ngạc), họ Nguyễn (Vân Điềm), họ Nguyễn
(Nguyệt Áng)…

10


Theo Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ, Nguyễn Văn Siêu thuộc ngành
trưởng họ Nguyễn làng Lủ. Ngành trưởng, trước Nguyễn Văn Siêu trải sáu
đời không có người đỗ đạt nhưng cha ông học rộng, hiếu cổ, chuộng đạo Nho.
Là con trưởng, Nguyễn Văn Siêu đã được cha giáo dục bằng sự hiểu biết sâu
rộng về tư tưởng Nho gia ngay từ khi còn nhỏ. Bia thần đạo cho biết Hoằng
Nghị công thường lấy điều tiết tháo khích lệ Nguyễn Văn Siêu.
Mặt khác, Nguyễn Văn Siêu sinh tại làng Lủ nhưng lại theo gia đình
chuyển đến thôn Cổ Lương, giáp Giang Nguyên, phường Dũng Thọ, huyện
Thọ Xương, Hà Nội. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và là một trung tâm
quy tụ nhân tài, nơi đây đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm và giàu
khát vọng cho Phương Đình. Quê hương, dòng họ, gia đình đã hội tụ đủ điều
kiện cho sự phát triển tài năng và nhân cách của Nguyễn Văn Siêu.
Về gia đình riêng của Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình binh nhật trị
mệnh đã ghi rõ ông không lấy chính thất mà có hai thứ thất. Bà họ Hoàng sinh
được hai gái (Thị Giản và Thị Ý), một trai (Tập Hinh). Bà họ Bùi cũng sinh
được hai gái (Thị Sử, Thị Đoan), một trai (Văn Dĩnh). Ngoài ra, Nguyễn Văn
Siêu còn có một thiếp do bà họ Bùi mua về, bà này sinh được một trai (Văn
Xiển). Nguyễn Văn Siêu trân trọng tình cảm gia đình. Hình ảnh con thơ, ngôi
nhà, mảnh vườn, cây cầu… biểu hiện trong thơ ông một cách xúc động, thân

thương. Khi gặp con trai Tập Hinh trên đường đi sứ, ông ngậm ngùi thương
con còn quá nhỏ, khả năng ứng biến lại non nớt mà sớm chậm chạp như cha;
rồi khi ghé thăm ngôi nhà thân thuộc, ông bồi hồi thấy cây quế trước sân gầy
đón cổng, cây mai trong vườn xòa xuống người:
Tiếp môn đình quế như nhân sấu,
Phúc ốc viên mai quá ngã kiều.
(Bán dạ đáo gia - Vạn lí tập)

11


Dịch nghĩa:
Cây quế ở đình bên cửa gầy như người,
Mai trong vườn che rợp mái nhà cao hơn ta.
(Nửa đêm về đến nhà)
Nguyễn Văn Siêu rất yêu quê hương và gia đình của mình. Chính quê
hương và gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp sáng tác thơ ca của
Nguyễn Văn Siêu. Hình ảnh quê hương đi vào trong thơ ca của ông thật dung
dị, gần gũi song với tài văn chương của mình, Nguyễn Văn Siêu đã phô bày
cho chúng ta thấy được những vẻ đẹp đặc trưng nhất của đất Hà Thành. Từ
đây cũng toát lên cái hồn khí của truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa
của đất Thăng Long (Kim Lũ - Hà Nội).
1.1.1.3. Đời tư
Nguyễn Văn Siêu sinh tại thôn Trung, xã Kim Lũ, tổng Khương Đình,
huyện Thanh Trì nhưng ngay từ nhỏ ông theo gia đình định cư tại Dũng Thọ,
Thọ Xương, Hà Nội. Năm 13 - 14 tuổi, khi được cha dạy học ở nhà, cậu bé
Định tự đề hoành biển hai chữ Lạc Thiên (Vui với mệnh trời) và treo ở phòng
học câu đối: Đạo tại cổ kim vô khúc kính, thiên đa bồng tất sản cao nhân
(nghĩa là: Đạo từ xưa đến nay không phải đường tắt, trời thường sinh bậc anh
tài trong chốn nhà tranh lều cỏ). Hoành biển và câu đối bộc lộ ý chí muốn

thành người tài đức đã nảy nở trong tâm hồn người con đất Kinh Kỳ ngay từ
lúc ấu thơ.
Khi thành niên, con người giàu khát vọng theo học Tiến sĩ Phạm Quý
Thích ở làng Hoa Đường, huyện Đường An, trấn Hải Dương, Nguyễn Văn
Siêu nổi tiếng học giỏi, tung hoành văn từ cổ, không chịu gò bó theo kiểu học
thời tục, tiếng tăm bắt đầu vang dậy khắp nơi, vượt qua nhiều bậc danh Nho
đương thời.

12


Năm 1825, Nguyễn Văn Siêu đỗ Cử nhân. Quốc triều khoa bảng lục
ghi: “Khoa Ất Dậu, Minh Mạng thứ 6 (1825), gồm 6 trường thi, lấy 117
người, trong đó trường Thăng Long lấy 28 người, Nguyễn Văn Siêu đậu Á
nguyên”.
Bia thần đạo tại lăng Phương Đình còn cho biết năm Ất Dậu (1825),
Nguyễn Văn Siêu nhiều lần nhận được giấy chiêu hiền nhưng chưa dự tuyển
vì muốn ở nhà phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc các em. Lệ thường, những
người đỗ thi Hương sẽ dự thi Hội vào năm kế tiếp còn Phương Đình thì mười
ba năm sau mới đi thi Hội (1838).
Cuốn Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sử giải thích
nguyên nhân đỗ đạt chậm của Nguyễn Văn Siêu là từ khi mới học thường đọc
nhanh viết thảo nên chữ xấu, dẫn đến kết quả thi không như mong muốn.
Khoa Ất Dậu, ông phải dùng mẹo đau bụng để kéo dài thời gian, may nhờ tấm
lòng liên tài của Nguyễn Hàm Ninh mới đỗ Á nguyên. Tuy nhiên, theo Quốc
triều hương khoa lục, chức vụ tại trường Thăng Long năm Ất Dậu gồm Hữu
tham tri Bộ Lễ Nguyên Đăng Tuân làm Đề điệu, Hiệu trấn Sơn Nam Ngô Huy
Viên làm Giám thị, Thiêm sự bộ Hộ Thân Văn Duy, Thự Thiêm sự Bộ Lại Lê
Quang làm Giám khảo. Như vậy, không có nhân vật Nguyễn Hàm Ninh tại
trường thi này. Có lẽ, những chi tiết trên được tác giả cuốn Nét bút thần của

Nguyễn Văn Siêu thi ca và lịch sử hư cấu.
Năm 1838, khoa Mậu Tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, Nguyễn Văn Siêu
đậu Phó bảng chỉ có ở đời Nguyễn từ khoa thi Hội năm Kỉ Sửu (1829), không
được trọng vọng so với học vị Tiến sĩ. Thông lệ, người đỗ Phó bảng không
được thi lại Tiến sĩ khi nhà Nguyễn mở Chế khoa vào năm 1851.
Sau khi đỗ Phó bảng, Nguyễn Văn Siêu được nhận chức Hàn lâm viện
kiểm thảo (hàm tòng thất phẩm) ở Viện Hàn lâm, cơ quan có nhiệm vụ khởi
thảo công văn triều đình ban hành gồm chế, chiếu, biểu… Triều Nguyễn có

13


nhiều ân điển ban cho người đỗ đạt như Tiến sĩ cập đệ được nhận chức ngay
còn Tiến sĩ xuất thân, Đồng Tiến sĩ xuất thân, Phó bảng vào Viện Hàn lâm ăn
lương đọc sách ba mươi năm mới sát hạch, thăng bổ.
Năm 1841, Nguyễn Văn Siêu được thăng Viên ngoại lang Bộ Lễ (hàm
chính ngũ phẩm). Sau ba năm làm việc tại Hàn lâm viện, Phương Đình được
thăng bốn bậc từ tòng thất phẩm lên chính ngũ phẩm. Nhưng cũng vào năm
này, khi làm Phó chủ khảo trường Thừa Thiên, ông bị hệ lụy vì liên quan tới
Cao Bá Quát và việc xảy ra tại trường thi. Hai viên sơ khảo Cao Bá Quát,
Phan Nhạ ngầm lấy muội đèn chữa văn cho bài thi gồm hai tư quyển, đỗ được
năm người. Giám sát trường vụ thấy phép tắc không nghiêm, yêu cầu Bộ Lễ
và Viện Đô sát điều tra. Án quyết Cao Bá Quát và Phan Nhạ bị xử tử, Nguyễn
Văn Siêu bị phạt trượng đồ. Sau khi nghị tội, Nguyễn Văn Siêu bị cách chức
nhưng vẫn được làm Bộ Lễ. Và cũng chính vào cuối năm này, ông còn bị
khiển trách do liên quan đến Ngọc điệp nhầm năm Minh Mệnh thứ 21 tháng
12 ngày 28 từ giờ Ất Hợi sang giờ Giáp Tuất.
Thời gian sau, ông nhận chức Nội các Thừa chỉ (hàm tòng nghũ phẩm).
Nội các là nơi cơ yếu tham mưu cho triều đình, theo vua tuần du, giữ ấn,
truyền lưu chỉ dụ cho nha môn, ghi chép chương sớ… Nội các chia làm bốn

Tào, thuộc viên khoảng ba mươi người. Thừa chỉ là chức quan phụ trách Tào
Biều bộ, chuyên trách lưu giữ châu bản, sổ sách, giấy tờ.
Năm 1848, Phương Đình được thăng chức Thị giảng học sĩ (hàm tòng tứ
phẩm), phụ trách việc giảng dạy cho hoàng tử.
Năm 1849, Nguyễn Văn Siêu được cử làm Ất sứ sang nhà Thanh. Trên
hành trình, ông sáng tác Phương Đình vạn lí tập. Đi sứ về, Nguyễn Văn Siêu
làm việc tại Tập hiền viện, Khai kinh diên (hai cơ quan tập hợp nhân tài để
bàn luận chính trị, sách vở, thơ phú…). Khi làm việc ở đây, ông giữ chức
Khởi cư chú, phục vụ các buổi giảng tập ở Kinh diên.

14


Sau đó, năm 1851 Nguyễn Văn Siêu được bổ chức Án sát Hà Tĩnh, một
thời gian ngắn chuyển về Hưng Yên. Hưng Yên hay bị vỡ đê. Nguyễn Văn
Siêu gửi về Kinh đô Huế một số điều trần, song không hợp ý vua. Ít lâu sau,
Nguyễn Văn Siêu bị giáng chức.
Lúc này tư tưởng của ông đã thay đổi vì nẻo thanh vân cũng trải hơn
chục năm, vì tâm huyết đổ ra mà dân chẳng yên còn bề trên lại không thấu
hiểu. Ông đành thoái lui về con đường phù hợp hơn với mình, không thể làm
chính trị thì trở thành người dạy học.
Năm 1854, Nguyễn Văn Siêu trí sĩ. Từ khi trí sĩ đến lúc mất, ông góp
sức chống thực dân Pháp xâm lược, khởi xướng phong trào chấn hưng văn
hóa Thăng Long, mở trường đào tạo nhân tài…
Có thể nói cả một cuộc đời cống hiến cho đất nước cho nhân dân không
hề mệt mỏi, một lòng tận trung với vua. Con đường làm quan của Nguyễn
Văn Siêu gặp rất nhiều những biến cố thăng trầm, nhiều lần thăng rồi lại
giáng chức. Suốt chiều dài của lịch sử đương thời, ông đã những đóng góp vô
cùng to lớn cho sự phát triển của đất nước, được nhân dân yêu mến, kính nể.
Nhưng tạo hóa xoay vần, đứng trước cái thời cuộc rối ren, Nguyễn Văn Siêu

cũng như nhiều nhà trí thức đương thời đành chọn cho mình giải pháp về quê
ở ẩn, mở trường dạy học để đào tạo nhân tài cho đất nước và cũng là để giữ
gìn thiên lương, nhân cách cao đẹp của một nhà Nho.
1.1.2. Sự nghiệp trước tác
Nguyễn Văn Siêu sáng tác rất mạnh, tính đến lúc qua đời (1872) ông đã
có hơn nửa thế kỉ cầm bút và đã để lại cho đất nước, cho muôn đời sau một sự
nghiệp văn chương đồ sộ, được dư luận đương thời và hậu thế suy tôn lên bậc
thần: Thần Siêu bên cạnh Thánh Quát (Cao Bá Quát).

15


Văn nghiệp của Nguyễn Văn Siêu trải qua ba thời kì: thời còn đi học kể
cả đi thi, thời làm quan, thời thôi quan về mở trường dạy học với tư cách một
bậc sư biểu ở tầm cỡ quốc gia.
Văn nghiệp của Thần Siêu cũng trải qua nhiều tình huống trong nhiều
quan hệ: quan hệ giao du với bạn bè, với thầy học, trong tư cách một ông
quan có quan hệ gắn bó thân tình và viết theo lệnh của nhà vua, trong tư cách
một vị phó chánh sứ đi sứ nhà Thanh (Trung Hoa), trên cương vị một thành
viên toàn tu quốc sứ quan của triều Nguyễn, trong hoàn cảnh làm ông thầy
dạy học, trong các chuyến du ngoạn nơi danh lam này thắng cảnh nọ… Và
chính hoàn cảnh sáng tác của Thần Siêu da dạng như thế cho nên loại hình
văn chương đó cũng đa dạng. Có văn học hành chức, chức năng; có văn học
kí sự, tùy bút; có văn học khảo cứu, bác học; có văn học du hí, thù tạc; và dĩ
nhiên còn có văn học trữ tình mà chủ yếu là thơ. Những thể tài văn học đã có
trong văn nghiệp của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu là: Chiếu, biểu, sắc,
cáo, sơ, gián, bi kí, minh, chí, châm, trướng, khánh hạ, di chức,… thuộc loại
hình văn học chức năng; có văn sách, biện thuyết… thuộc loại hình văn học
chính luận; có dư địa chí thuộc loại hình văn học phê bình; có kí sự, tùy bút
thuộc loại hình gần với văn học mỹ học.

Riêng trong thơ thì chủ yếu là các thể thơ: Đường luật, thất ngôn bát cú,
thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, cổ phong, cổ phong
trường thiên.
Nguyễn Văn Siêu đã để lại các tác phẩm: Phương Đình văn loại (gồm 5
quyển: Giáp tập, Ất tập, Bính tập, Đinh tập và Tục tập), Phương Đình Tùy bút
lục (gồm 6 quyển), Phương Đình Địa chí loại (hay còn được gọi là Phương
Đình Dư địa chí), Chư sử khảo thích, Chư kinh khảo ước, Tứ thư bị giảng,…
Ngoài các tập văn vừa kể trên thì ở lĩnh vực thơ ca, Phương Đình
Nguyễn Văn Siêu còn có bộ Phương Đình Thi tập đồ sộ (gồm 4 tập thơ:

16


Phương Đình Vạn lí tập, Phương Đình Anh ngôn thi tập, Phương Đình Lưu
lãm tập, Phương Đình Mạn hứng tập).
Chúng ta có thể đánh giá sự nghiệp trước tác của tác gia Phương Đình
Nguyễn Văn Siêu như sau: số lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng, phong phú về
thể loại.
1.1.3. Quan điểm sáng tác
Mỗi người nghệ sĩ, tùy theo phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo và
tư tưởng thẩm mĩ mà có những quan niệm riêng về văn chương. Có người cho
rằng văn chương là sự thoát ly hay quên lãng, lại có nghệ sĩ muốn văn chương
phải là "sự thực ở đời", phải là "những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những
kiếp lầm than" (Nam Cao). Với Nguyễn Văn Siêu trong một bức thư bàn luận
về văn chương, ông có viết: "Văn chương (...) có loại đáng thờ. Có loại không
đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại
đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.
Nguyễn Văn Siêu đã bày tỏ quan niệm của mình về văn chương chân
chính. Văn chương được ông chia làm hai loại. Loại văn chương "đáng thờ" là
văn chương "chuyên chú ở con người", là văn chương "nghệ thuật vị nhân

sinh" hướng đến phục vụ cuộc sống con người. Loại văn chương "không đáng
thờ" là loại văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương", lo rèn câu đúc chữ, ở
hình thức nghệ thuật, đó là "nghệ thuật vị nghệ thuật".
Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn
chương chân chính,đó phải là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống đời thường,
đưa ra nhiệm vụ phản ánh hiện thực cho văn chương. Yêu cầu này đòi hỏi ở
nhà văn một sự tinh tế, nhạy cảm, thức nhọn các giác quan rất cao để có thể
quân sự cuộc sống, nhập thân vào cuộc sống để khám phá, tìm tòi. Một tác
phẩm ưu tú "không đem đến một cách cho người đọc sự thoát ly hay sự
quên", nó đem đến cho người đọc hơi thở, nhịp đập của chính cuộc đời cho

17


người đọc những "bài học trông nhìn và thưởng thức" (Theo dòng). "Tác
phẩm văn nghệ phải thể hiến sự sống thật hơn là sự sống bình thường, cô
đọng hơn, khái quát hơn, cao hơn cuộc sống mà văn là cuộc sống" (Trường
Chinh). Người nghệ sĩ phải nhận thức, phản ánh cuộc sống có lý tưởng, chứ
không phải mình họa lý tưởng cuộc sống. Lý tưởng nằm ngay trong cuộc
sống chứ không tách ra khỏi cuộc sống, không khiến người ta toát y hay quên
lãng. Văn chương chân chính không phải là công thức sao chép, nô lệ hiện
thực mà phải thể hiện sự sáng tạo độc đáo, nghiêm túc của ngời nghệ sĩ.
Quá trình sáng tạo ấy là quá tình nhà văn gom góp, nhặt nhạnh chắt chiu
những mảnh đời, những số phận, thu nhận vào mình muôn vẻ của cuộc sống
ngoài kia để trải nghiệm, chúng đúc. Công việc phản ánh hiện thực cũng
giống như cuộc đời gạn lọc những vẻ đẹp tinh túy của một đời trai thầm lặng
đớn đau. Chỉ có công phu và sáng tạo như vậy, tác phẩm văn chương mới chở
đi được linh hồn của cuộc sống, bắt người đọc phải hướng về cuộc đời mà tìm
kiếm, khám phá, say mê. Văn chương chân chính nhất định không phải là thư
văn dễ dãi, người đọc không hiểu gì.

1.2. Tác phẩm Phương Đình Thi tập
1.2.1. Phương Đình Vạn lý tập
Đây là tập thơ đầu bộ Phương Đình Thi loại. Tập thơ Vạn lý có 170 bài.
Vạn lí có nghĩa là muôn dặm.
Đây là tập thơ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu viết trên đường đi Sứ nhà
Thanh năm Tự Đức thứ 2 (1849). Đầu tập thơ có bài Tựa của Cần chính điện
Đại học sĩ Đoan Trai Diên Phương Tẩu Trương Đăng Quế, viết vào mùa Thu
năm Tự Đức thứ 4 (1851). Bài Tựa cho biết, Nguyễn Văn Siêu đi sứ có đến
chào, Trương cũng có thơ tiễn, trong thơ tiễn có câu “Tự cổ văn chương vô
định bình, tài hoa tín thị bất hư sinh” (Từ xưa văn chương không định bình

18


được, tài hoa đúng là không phải từ hư không mà sinh ra). Nay đi sứ về,
Nguyễn lại đưa tập thơ Vạn lý xin viết Tựa.
Đại học sĩ Trương khen Nguyễn Văn Siêu là người “phú học công thi”,
lại đi sứ qua nhiều núi sông, danh thắng, linh tích xưa nay, vì vậy tập thơ Vạn
lý có nhiều bài hay…
1.2.2. Phương Đình Anh ngôn thi tập
Là tập thơ xếp thứ hai trong bộ Phương Đình Thi tập. Anh nghĩa đen là
tiếng chim gọi nhau; ở đây Anh ngôn có nghĩa là lời nói bạn bè.
Tập thơ Anh ngôn phần nhiều là thơ được Nguyễn Văn Siêu làm lúc còn
trẻ; thường là tác giả “phong hồ Vũ Vu, dục hồ Nghi” ngao du với thầy, bạn
rồi vịnh sông núi như Nhị Hà, Tô Giang, Tây Hồ, đền thờ Chu Văn An. Ngoài
ra còn có thơ vịnh sử, vịnh vật, thù tạc,… Toàn tập có 283 bài thơ.
1.2.3. Phương Đình Lưu lãm tập
Là tập thơ thứ ba trong bộ Phương Đình Thi loại, có 305 bài; chủ yếu là
thơ làm trong chuyến chu du quan lãm, vịnh danh lam thắng cảnh, tiễn tặng ở
Kinh đô Huế.

Thơ trong tập Lưu lãm của Phương Đình, phần lớn làm về bạn bè,
nhưng chủ yếu là bạn bè đang làm quan, khung cảnh là ở Kinh đô Huế. Bởi
vậy, tìm hiểu về không khí quan trường và phong cảnh cố đô Huế đương thời,
tập Lưu lãm có thể tính là tư liệu tham khảo sinh động. Mặt khác, tập thơ
cũng cho chúng ta biết sâu hơn về tư tưởng tình cảm của Phương Đình thời kỳ
ở Kinh đô. Có thể nói là ông không vui. Trước đây, khi đọc một số bài ký của
ông, chúng ta đã cảm thấy ông không thuần Nho, dù có lúc ông tự nhận là
Nho, tranh biện kịch liệt với Trang Tử, bảo vệ Nho đến cùng. Nhưng trong
Lưu lãm, ở không ít bài thơ, ông cho biết vào những ngày ở Kinh đô, ông lại
muốn được như Trang Tử, như Đào Tiềm. Có điều dễ thấy là thơ trong tập
Lưu lãm tập phần nhiều là thơ trữ tình, ý thơ phóng khoáng.

19


1.2.4. Phương Đình Mạn hứng tập
Cuối bộ Phương Đình Thi loại là tập thơ Mạn hứng. Đây là tập thơ tùy
hứng mà Phương Đình làm chủ yếu với bạn bè, đồng nghiệp ở Hà Nội. Toàn
tập có 325 bài, trong đó có một số bài giúp chúng ta hiểu thêm chuyến đi sứ
và thơ Vạn lý của Phương Đình.
Như vậy Phương Đình Thi loại với 4 tập thơ, có 1083 bài thơ. Đúng là
một thế giới thơ mênh mông thăm thẳm, đương thời đã được các bậc danh sĩ,
kể cả vua chúa, có thể kể như: Vua Tự Đức, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm,
Cao Bá Quát, Ngô Thế Vinh, Chu Doãn Tri,… đã ca ngợi, tôn vinh rất mực.
Trong bài Ký Nguyễn Phương Đình, Miên Thẩm- một trong bốn đại danh:
Siêu, Quát, Tùng, Tuy thì đã viết về thơ Phương Đình là:
…Lãng vân lão bút khí phiêu phiêu
Thi thảo do ưng nhiến mãn biều…
Nghĩa là:
Khi bút già dặn cao trên tầng mây vời vợi

Bài thơ mới làm nên kèm theo bầu rượu đầy
Lời khen này cũng gần với lời khen của Phan Bội Châu về thơ Cao Bá
Quát trong lời thơ Độc Cao Chu Thần hậu đề (Đề sau khi đọc thơ Cao Chu
Thần):
Mây gió xoay tròn đầu ngọn bút
Càn khôn chép lóng nửa tròng người.
Tóm lại, công trình thơ ca Phương Đình Thi tập (Vạn lí tập, Anh ngôn
thi tập, Mạn hứng tập, Lưu lãm tập) bao gồm hai phần “Văn” và “Thơ”. Công
trình đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về danh nhân văn hóa này, những cống
hiến đóng góp của ông, cũng như bước đầu có những đánh giá về văn thơ
Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu cả về giá trị nội dung và nghệ thuật. Qua
sáng tác thơ văn của ông, người đọc có thể hiểu được tư tưởng của một nhà
văn hóa lớn của Thăng Long - Hà Nội, cũng từ đó có thể hiểu được những giá
trị văn hóa của mảnh đất kinh đô nghìn năm.

20


×